Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12/07/2024 08:35 5.182 lượt xem
Tóm tắt: Quản lý tài chính cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng để xác định phúc lợi tài chính của mỗi cá nhân (Xiao và cộng sự, 2009). Theo đó, quản lý tài chính cá nhân liên quan đến việc áp dụng các hoạt động khác nhau để lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát chi tiêu của một người. Về mặt lý thuyết, hành vi quản lý tài chính đề cập đến việc sử dụng, phân bổ các nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu tài chính theo kế hoạch (Weston và Brigham, 1981). Nhìn chung, sinh viên đại học học cách quản lý tài chính từ bạn bè và các thành viên trong gia đình từ thời ấu thơ của họ đến tuổi thiếu niên. Do đó, việc chuyển đổi từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành đòi hỏi thanh niên phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ tài chính phù hợp với quản lý tài chính cá nhân. Hành vi tài chính của một người có thể bị ảnh hưởng bởi kiến thức tài chính của họ. Ngoài việc chuyển đổi lứa tuổi từ thiếu niên sang thanh niên thì việc thay đổi môi trường sống và môi trường học tập cũng sẽ có những tác động nhất định đến hành vi của sinh viên. Do đó, nghiên cứu tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên.
 
Từ khóa: Quản lý tài chính sinh viên, kiến thức tài chính, thái độ tài chính.
 
FACTORS INFLUENCING STUDENTS’ PERSONAL FINANCIAL MANAGEMENT BEHAVIOR
IN BAC NINH PROVINCE

 
Abstract: Personal financial management is one of the important factors to determine the financial well-being of each individual (Xiao et al., 2009). Accordingly, personal financial management involves applying various activities to plan, manage and control one’s spending. Theoretically, financial management behavior refers to the use and allocation of financial resources to achieve planned financial goals (Weston &Brigham, 1981). In general, students learn financial management from friends and family members, from their childhood through adolescence. Therefore, the transition from adolescence to adulthood requires young people to be equipped with financial knowledge, skills, and attitudes appropriate to personal financial management. A person’s financial behavior can be influenced by their financial knowledge. In addition to the age transition from teenagers to young adults, changing the living environment and learning environment will also have certain impacts on student behavior. Therefore, the study focuses on evaluating factors that affect students’ financial management behavior in Bac Ninh province in order to provide recommendations to improve students’ financial management skills. 
 
Keywords: Student financial management, financial knowledge, financial attitude.
 
1. Giới thiệu

Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đại học, khả năng và hành vi quản lý tài chính của họ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới với lý do sinh viên đại học được coi là một nhóm rủi ro cao liên quan đến sự bất ổn tài chính. Sinh viên thường phải chịu trách nhiệm về những khả năng tài chính của mình khi sống xa gia đình và có xu hướng vay để trang trải cho nhu cầu học tập. Thực tế cho thấy, sinh viên Việt Nam trong việc quản lý tài chính, đặc biệt là khi nói đến ngân sách và lập kế hoạch tiết kiệm dài hạn còn nhiều hạn chế. Khi còn học phổ thông thì được ở cùng gia đình nên có sự kiểm soát từ người thân, nhưng khi là sinh viên đại học có thể phải học xa nhà, thuê trọ hay ở ký túc xá của trường thì sinh viên sẽ độc lập hơn và có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến những quyết định của sinh viên hơn. Tại Bắc Ninh, một trong những địa bàn có số lượng sinh viên khá lớn, mức sống có xu hướng tăng lên. Sinh viên ngoài việc có kiến thức tài chính thì thái độ tài chính, khả năng tài chính (năng lực tài chính) và sự kiểm soát của bản thân có khả năng ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân. 
 
Nghiên cứu này nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
 
2. Tổng quan nghiên cứu 
 
Các nghiên cứu nước ngoài về hành vi quản lý tài chính
 
Nghiên cứu của Neha Garg và Shveta Singh (2017) đã tập trung vào cách các yếu tố kinh tế - xã hội và nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập... ảnh hưởng đến trình độ hiểu biết tài chính của thanh niên và liệu có mối tương quan nào giữa kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ đối với tiền, kiến thức tài chính, tự tin tài chính có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính.
 
Nghiên cứu của MRD Prihartono và N Asandimitra (2018) đã đưa ra các nhân tố tác động đến hành vi quản lý tài chính bao gồm thu nhập, học tập giáo dục đại học, kiến thức tài chính, hiểu biết tài chính, thái độ tài chính và khả năng kiểm soát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, thu nhập, hiểu biết tài chính, thái độ tài chính có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính. Còn các nhân tố như giáo dục, kiến thức tài chính và khả năng kiểm soát không ảnh hưởng đến hành vi tài chính.
 
Một nghiên cứu khác mở rộng hơn là nghiên cứu của Nadia Asandimitra (2019), nghiên cứu đã đưa ra năm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tài chính đó là thái độ, kiến thức, hiểu biết, năng lực tài chính và khả năng kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng của kiến thức tài chính, năng lực tài chính và trí tuệ cảm xúc đối với hành vi quản lý tài chính của các giảng viên nữ tại các trường đại học do Nhà nước thành lập, trong khi không có ảnh hưởng của thái độ tài chính, kiến thức tài chính và trí tuệ cảm xúc đối với quản lý tài chính của nữ giảng viên đại học trong các trường đại học tư nhân. 
 
Ngoài ra, còn rất nhiều các nghiên cứu khác như: Mousumi (2019) cũng đưa ra các nhân tố như thái độ, tiền bạc, kiến thức tài chính, tự tin tài chính, khả năng kiểm soát ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính. Hay nghiên cứu của Soo-Cheng Chuah (2020) cho rằng, thái độ tài chính, kiến thức tài chính, khả năng kiểm soát có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính. Và trong một nghiên cứu điển hình về hành vi quản lý tài chính của sinh viên, Dewiana và cộng sự (2021) đã xem xét các yếu tố như kiến thức/hiểu biết tài chính, lối sống của sinh viên và đời sống kinh tế - xã hội của bố mẹ có tác động đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên hay không? Và kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba yếu tố này đều tác động đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên. 
 
Các nghiên cứu trong nước về hành vi quản lý tài chính
 
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Miên (2015) đã tập trung vào cách các yếu tố kinh tế - xã hội và nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập... ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính của thanh niên và đặt giả thuyết liệu có bất kỳ mối quan hệ nào giữa kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả ba yếu tố chính đều có tác động trực tiếp đến hành vi quản lý tài chính. 
 
Tiếp đến là nghiên cứu của Lê Long Hậu và cộng sự (2019), ngoài việc xem xét các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên hay không, nghiên cứu còn bổ sung thêm các nhân tố như có đi làm thêm không, hay có ở cùng bố mẹ không để đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố gồm giới tính, khóa học, có đi làm thêm, nhận được sự hướng dẫn tài chính từ cha mẹ và kiến thức tài chính có tác động tích cực đến cả hai kỹ năng này. Trạng thái chung sống cùng gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng quản lý chi tiêu nhưng lại không ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tiết kiệm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tham gia các lớp về quản lý tài chính đến hai kỹ năng này lại ngược lại. Cuối cùng, kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên ở các khoa và các ngành học khác nhau đối với kỹ năng quản lý tiết kiệm nhưng không có sự khác biệt đối với kỹ năng quản lý chi tiêu.
 
Khác với nghiên cứu trên, nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn (2020) chỉ xem xét nhân tố nhận thức và hai nhân tố phi nhận thức là sự lạc quan và khả năng tự kiểm soát ảnh hưởng đến hành vi tài chính cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố độc lập có ảnh hưởng 50% tới sự tích cực trong hành vi tài chính của mỗi cá nhân. Trong đó, nhân tố nhận thức và nhân tố phi nhận thức (lạc quan) có tầm ảnh hưởng lớn tới sự tích cực trong hành vi tài chính. Nhân tố phi nhận thức - khả năng tự kiểm soát không thể hiện được sự ảnh hưởng rõ ràng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi có kiến thức, hiểu biết tài chính, hành vi tài chính của mỗi cá nhân trở nên tích cực hơn.
 
Nghiên cứu của Vũ Thị Mai và cộng sự (2021) đã xem xét tác động của hiểu biết tài chính đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên. Và kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố thuộc hiểu biết tài chính có tác động thuận chiều đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên. 
 
3. Phương pháp nghiên cứu
 
3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 
 
Kiến thức về tài chính ảnh hưởng đáng kể đến hành vi quản lý tài chính vì nó liên quan đến cái nhìn sâu sắc và chuyên môn trong việc quản lý tài chính của một người (Sari, 2021). Những cá nhân có hiểu biết sâu hơn về tài chính và trình độ hiểu biết về tài chính cao hơn sẽ thể hiện các phương pháp quản lý tài chính vượt trội (Arifa và Setiyani, 2020; Asandimitra và Kautsar, 2019; Azizah, 2020; Ritakumalasari N và Susanti A, 2021; Sari, 2021; Ulumudiniati và Asandimitra, 2022). Kiến thức về tài chính cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, có nghĩa là hiểu biết về tài chính tốt hơn sẽ làm giảm hành vi tiêu dùng (Martono và Sudarma, 2019). Kiến thức tài chính có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bắt đầu từ giáo dục chính quy ở trường học hoặc đại học hoặc giáo dục không chính quy như đào tạo, hội thảo và các nguồn trên Internet (Felantika, 2022). Khi hiểu biết về tài chính của một cá nhân tăng lên, điều này sẽ dễ dàng làm phát sinh hoặc cải thiện hành vi quản lý tài chính của ai đó (Waspada và Mulyani, 2020). Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
 
H1.1: Kiến thức tài chính có ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát.
 
H1.2: Kiến thức tài chính có ảnh hưởng đến thái độ tài chính. 
 
H1.3: Kiến thức tài chính có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính.

Thái độ tài chính có thể được coi là xu hướng tâm lý được thể hiện khi đánh giá các hoạt động quản lý tài chính được khuyến nghị với một mức độ đồng ý hoặc bất đồng nào đó (Parrotta và Johnson, 1998). Một số nghiên cứu đã kết luận rằng, thái độ tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi tài chính của một người như Phạm, A. T. (2020), Tasman, A., Efendi, D. A., và Masdupi, E. (2018), Yolanda, Y., Kurjono, K., Arief, M., và Mulyadi, H. (2021), Ida, I. D. A., và Dwinta, C. Y. (2010). Thái độ tài chính định hình cách mọi người chi tiêu, tiết kiệm, tích trữ và lãng phí tiền bạc (Furnham, 1984). Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau: 
 
H2: Thái độ tài chính có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính.
 
Theo Hellrigel và cộng sự (2010), khả năng tự kiểm soát đề cập đến mức độ mà các cá nhân tin rằng họ có thể kiểm soát sự kiện ảnh hưởng đến họ. Khả năng tự kiểm soát có hai chiều: Kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Những người có điểm kiểm soát nội bộ có xu hướng hướng đến mục tiêu và thường xuyên hơn. Kiểm soát bên ngoài đề cập đến các sự kiện như may mắn, cơ hội và số phận nằm dưới sự kiểm soát của những người khác quyền lực (Hoffman và cộng sự, 2000). 
 
Nghiên cứu của Lukesi và cộng sự (2021), Afriani và Kartika (2021) cho thấy rằng, khả năng tự kiểm soát có tác động tích cực và đáng kể đến hành vi quản lý tài chính. Điều này có nghĩa là nếu khả năng tự kiểm soát cá nhân tốt hơn thì hành vi quản lý tài chính cũng sẽ tốt hơn. Ngược lại, nếu khả năng tự kiểm soát kém thì hành vi quản lý tài chính cũng sẽ tệ hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng khả năng tự kiểm soát có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính như Miên, N. T. N., và Thảo, T. P. (2015), Tasman, A., Efendi, D. A., và Masdupi, E. (2018), Rizkiawati, N. L., và Asandimitra, N. (2018). Từ đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
 
H3: Khả năng tự kiểm soát có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính.
 
Lối sống là mô hình cuộc sống của một người nào đó được thể hiện trong hoạt động, sở thích và quan điểm. Ảnh hưởng của những tiến bộ trong khoa học, công nghệ, cuộc sống ngày càng hiện đại hóa đã đòi hỏi ai đó phải sống theo xu hướng. Xu hướng có thể thay đổi lối sống của một người và có tác động đến sự hình thành thái độ và hành vi của họ. Ai đó quản lý lối sống của họ càng tốt, hành vi quản lý tài chính của họ sẽ được cải thiện (Azizah, 2020). Một người có lối sống tốt, chẳng hạn như tiết kiệm và đầu tư có hiệu quả, sẽ có hành vi tài chính tốt. Theo nghiên cứu của Sari (2021) và Dewi và Darma (2021), có mối tương quan tích cực đáng kể tồn tại giữa lối sống và hành vi quản lý tài chính. Từ đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: 
 
H4: Lối sống có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên.
 
Dựa vào lý thuyết hành vi dự định, kết quả từ tổng quan các công trình nghiên cứu trước ở trên và các giả thuyết nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất một số biến độc lập dựa vào lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) đó là các nhân tố: (1) Kiến thức tài chính; (2) Thái độ tài chính; (3) Lối sống; (4) Khả năng tự kiểm soát. Biến phụ thuộc là hành vi quản lý tài chính của sinh viên. Biến điều tiết là sinh viên có đi làm thêm hay không, sinh viên có ở cùng bố mẹ (gia đình) hay không. Mô hình cụ thể được mô tả trong Hình 1.
 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

3.2. Phương pháp nghiên cứu
 
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước một: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua lập luận, phân tích các khái niệm dựa trên nền tảng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo. Khi đã có mô hình đề xuất và thang đo sơ bộ, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thử 50 người và tiến hành kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời, xem xét và hiệu chỉnh các câu hỏi để mức độ phù hợp của các biến quan sát được thể hiện ở các câu hỏi cụ thể sao cho phiếu khảo sát trở nên dễ hiểu. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo Likert với 5 mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường, trung lập; 4 = Đồng ý; và 5 = Hoàn toàn đồng ý.
 
Sau khi hoàn thành nghiên cứu sơ bộ, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức. Số lượng mẫu được lựa chọn cần đủ lớn để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Để thực hiện EFA cần kích cỡ mẫu tối thiểu n=5*m (Hair và cộng sự, 1998). Trong đó n là kích cỡ mẫu, m là tổng số biến quan sát. Đồng thời, kích cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện hồi quy đa biến được xác định bằng công thức: n>=8*p+50 với n là cỡ mẫu cần thiết, p là số biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 2007). Trong mô hình nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất 4 biến độc lập với 21 biến quan sát, 1 biến phụ thuộc với 7 biến quan sát. Do vậy, để thực hiện EFA cần kích thước mẫu tối thiểu 140 và phân tích hồi quy đa biến thì kích thước mẫu tối thiểu là 82. Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 140.
 
Dữ liệu thu thập cho nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở khảo sát trực tuyến trên nền tảng Google form đối với sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023. Tổng số phiếu thu về là 776 phiếu, trong đó có 750 phiếu hợp lệ được sử dụng cho nghiên cứu. Kích cỡ mẫu đã thỏa mãn cỡ mẫu tối thiểu theo lý thuyết. Phiếu khảo sát chia thành 2 phần, bao gồm các câu hỏi về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên và các câu hỏi về nhân khẩu học. Để đảm bảo tính đại diện trong lấy mẫu, nhóm tác giả đề xuất mục tiêu lấy mẫu đại diện tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo số lượng như Bảng 1.

Bảng 1: Danh sách các trường cao đẳng, đại học lấy mẫu

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhóm tác giả xử lý phân tích thông qua phần mềm SPSS 22 và AMOS 20 với kết quả được thể hiện ở phần 4. 
 
4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thống kê mô tả
 
Kết quả thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2: Thống kê thông tin chung của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Cơ cấu theo giới tính: Trong số 800 phiếu phát ra, thu về 769 phiếu, trong đó có 750 phiếu hợp lệ, có 31,9% người trả lời là nam, tương đương 293 người; 60,9% người trả lời là nữ, tương đương 457 người. 
 
Cơ cấu theo chuyên ngành học: 176 sinh viên trả lời là theo học chuyên ngành khoa học - kỹ thuật, tương đương 23,5%; sinh viên theo học nhóm ngành kinh tế chiếm 49,9%; nhóm sinh viên theo học ngành văn hóa, thể thao, nghệ thuật, du lịch là 10,4%; và y - dược là 12,8%. 
 
Cơ cấu theo năm học: Nhóm sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 có tỉ lệ bằng nhau là 26,3%, sau đó đến nhóm sinh viên năm thứ 2 là 26%, năm thứ nhất là 18%.
 
Cơ cấu theo điều kiện sinh hoạt: Có 408 sinh viên tham gia trả lời là ở cùng bố mẹ hoặc người thân, tương đương 54,4%; còn nhóm sinh viên không ở cùng bố mẹ hoặc người thân chiếm 45,6%.
 
Cơ cấu theo sinh viên có đi làm thêm hay không: Có 429 sinh viên tham gia trả lời là không đi làm thêm, tương đương 57,2%; và có 42,8% sinh viên tham gia trả lời là có đi làm thêm.
 
4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo
 
Các tiêu chí để xác định một thang đo tốt bao gồm: Hệ số Cronbach's Alpha của yếu tố đạt giá trị từ 0,6 đến 1; hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát đạt giá trị từ 0,3 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2013). (Bảng 3)

Bảng 3: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 22
 
4.3. Phân tích nhân tố khám phá

Thực hiện EFA cho 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với hệ số tải nhân tố là 0,5 nhận được kết quả bảng ma trận xoay nhân tố cho thấy các biến đều có hệ số KMO lớn hơn 0,5 nên phân tích nhân tố là phù hợp, có ý nghĩa thực tiễn, Sig. (Bartletts Test) = 0,000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể Eigenvalues = 1,025 (>1) đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố khẳng định nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Tổng phương sai trích = 75,06% > 50% chứng tỏ 5 nhân tố trích ra giải thích được sự biến thiên của dữ liệu. (Bảng 4)

Bảng 4: Kết quả xoay nhân tố

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22 
 
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định
 
Sau khi thực hiện EFA, tác giả thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA). (Hình 2)

Hình 2: Kết quả CFA của mô hình

Nguồn: Kết quả từ phần mềm AMOS 20 

Kết quả CFA cho thấy các chỉ tiêu đo lường là phù hợp: Giá trị Chisquare/df = 2,015 < 3, TLI = 0,959, CFI = 0,963, hệ số RMSEA= 0,037 < 0,08, vì thế mô hình có sự phù hợp với thị trường. Kết quả các giá trị P-value của các biến quan sát biểu diễn các nhân tố đều có giá trị sig. = 0,000, do đó, các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố trong mô hình CFA. Hệ số phương sai trích và độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều đạt giá trị > 0,5. Như vậy, có thể khẳng định, các thang đo nghiên cứu đảm bảo các yêu cầu phân tích. 
 
4.5. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) (Hình 3)
 
Hình 3: Kết quả phân tích SEM

Nguồn: Kết quả từ phần mềm AMOS 20 

Kết quả SEM cho thấy giá trị Chi-square/df = 2,234 < 3, TLI = 0,950, CFI = 0,955, đều lớn hơn 0,9, hệ số RMSEA = 0,041 < 0,08, vì thế mô hình có sự phù hợp với thị trường. Kết quả các giá trị P-value của biến độc lập đều có ý nghĩa ở mức 5%, do đó, các biến độc lập đều thể hiện sự ảnh hưởng tới biến phụ thuộc là hành vi quản lý tài chính. (Bảng 5)

Bảng 5: Kết quả phân tích trọng số khi chưa chuẩn hóa


                                         Ghi chú: ***: P-value=0,000 
Nguồn: Kết quả từ phần mềm AMOS 20 

P-value của các biến đều nhỏ hơn 0,05. Trọng số chưa chuẩn hóa của các biến FA, FK, LS, LC đều mang dấu dương thể hiện có ảnh hưởng thuận chiều đến biến FMB. 
 
Phân tích các chỉ số sau khi đã chuẩn hóa tại Bảng 6 cho thấy: 
 
- Các trọng số chuẩn hóa mang dấu không đổi so với trọng số khi chưa chuẩn hóa.
 
Tác động của các yếu tố: Nhân tố thái độ tài chính có tác động mạnh nhất đến hành vi quản lý tài chính, tiếp đến là nhân tố khả năng tự kiểm soát, lối sống và kiến thức tài chính, do trọng số có giá trị tuyệt đối sau khi chuẩn hóa thứ tự là 0,411; 0,274; 0,18; 0,12. Và kiến thức tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ tài chính và khả năng tự kiểm soát. (Bảng 6)

Bảng 6: Kết quả phân tích trọng số khi đã chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả từ phần mềm AMOS 20 
 
Kết quả kiểm định cho thấy, các trọng số chuẩn hóa đều dương, nên các mối quan hệ trong mô hình đều ảnh hưởng thuận chiều. Các giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05 nên có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với mô hình lý thuyết đề ra.
 
Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên:
 
Nhân tố thái độ tài chính có tác động mạnh nhất với giá trị tuyệt đối sau khi chuẩn hóa là 0,441 và thái độ tài chính còn chịu ảnh hưởng từ kiến thức tài chính. Điều này hàm ý rằng, những người có kiến thức tài chính tốt thì cũng sẽ có thái độ tài chính tốt. Điều này giải thích rằng, những sinh viên có thái độ tích cực với tài chính thường có xu hướng có hành vi tài chính lành mạnh cũng như thực hành tiết kiệm và đầu tư tốt, tránh được nợ nần. Ngoài ra, thái độ tài chính tốt còn giúp họ duy trì tài chính ổn định và phát triển tài chính bền vững. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra cũng như phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Phạm, A. T. (2020), Tasman, A., Efendi, D. A., và Masdupi, E. (2018), Yolanda, Y., Kurjono, K., Arief, M., và Mulyadi, H. (2021).
 
Một nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên đó là khả năng tự kiểm soát với giá trị tuyệt đối sau khi chuẩn hóa là 0,274. Sở dĩ có kết quả như vậy là do sinh viên khi sống xa gia đình nếu không có khả năng tự kiểm soát tốt thì sẽ bị rơi vào các hành vi tiêu xài quá mức, mua sắm bất chấp khả năng tài chính, hoặc đầu tư vào các cơ hội rủi ro mà sinh viên không hiểu rõ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, mất kiểm soát về tài chính và căng thẳng trong cuộc sống. Ngược lại, khi có khả năng kiểm soát tốt, sinh viên có thể đưa ra các quyết định thông minh, cân nhắc và có trách nhiệm. Sinh viên có khả năng tiết kiệm, đầu tư một cách có chủ đích và duy trì được tình hình tài chính ổn định. Điều này giúp sinh viên đạt được các mục tiêu tài chính. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây như các nghiên cứu của Miên, N. T. N., và Thảo, T. P. (2015), Oseifuah, E. K. (2010), Syaliha, A., Sutieman, E., Pasolo, M. R., và Pattiasina, V. (2022), Tasman, A., Efendi, D. A., và Masdupi, E. (2018).
 
Ngoài ra, lối sống và kiến thức tài chính cũng có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên. Khi sinh viên có lối sống lành mạnh, thực hiện tốt các kế hoạch tài chính thì sẽ dễ dàng quản lý tài chính hơn. Đặc biệt, đối với nhóm sinh viên có kiến thức tài chính tốt thì cũng sẽ thực hiện quản lý tài chính tốt hơn. 
 
5. Kết luận 
 
Căn cứ vào các kết quả mô hình ở trên, nhóm tác giả đưa ra một số kết luận như sau:
 
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bằng mô hình cấu trúc tuyến tính, nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của các nhân tố như thái độ tài chính, khả năng tự kiểm soát, lối sống, kiến thức tài chính. Trong các nhân tố này thì nhân tố thái độ tài chính và khả năng tự kiểm soát là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên với trọng số lần lượt là 0,441 và 0,274. Ngoài ra, hai nhân tố là lối sống và kiến thức tài chính cũng có ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu ban đầu của nhóm tác giả.
 
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên như sau:
 
Thứ nhất, đối với các trường đại học, cao đẳng. Các trường đại học, cao đẳng có thể tích hợp các môn học về tài chính vào chương trình đào tạo để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tài chính và cách quản lý tài chính cá nhân. Đi kèm là các học bổng khuyến khích sinh viên hào hứng hơn trong quá trình học. Ngoài ra, các trường cũng cần khuyến khích sinh viên tham gia các khóa học trực tuyến về tài chính. Các trường đại học, cao đẳng cũng cần tổ chức các khóa học và hội thảo về tài chính cho sinh viên để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quản lý tài chính cá nhân. Tạo ra các hoạt động thực tế để thực hành quản lý tài chính bằng cách tổ chức các hoạt động thực tế như thiết kế ngân sách, đầu tư ảo để giúp sinh viên thực hành quản lý tài chính trong môi trường. 
 
Thứ hai, đối với cha mẹ sinh viên. Cha mẹ cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện với sinh viên về tài chính hằng tuần hoặc hằng ngày; thông qua buổi trao đổi đó, cha mẹ sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đối với sinh viên. Ngoài ra, cha mẹ có thể hướng dẫn sinh viên cách lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư thông minh để tạo ra một tương lai tài chính ổn định. Khi hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch tài chính, cha mẹ giúp sinh viên đưa ra các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và theo dõi tiến độ để đạt được mục tiêu đó. Song hành với đó, cha mẹ cũng cần tạo điều kiện để con trẻ thực hành quản lý tài chính. Cha mẹ có thể cho sinh viên trách nhiệm quản lý phần tiền tiêu vặt hằng tháng hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhỏ để rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính. 
 
Thứ ba, đối với bản thân sinh viên. Sinh viên cần học cách quản lý ngân sách để nâng cao kỹ năng quản lý tài chính, qua đó, biết lập và duy trì ngân sách cá nhân. Từ đó, sinh viên sẽ biết được cách xác định các khoản thu nhập và chi phí hằng tháng của mình, sau đó thiết lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý để đảm bảo không vượt quá ngân sách. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần đầu tư vào học tài chính cá nhân. Có thể thông qua đọc sách, tham gia các khóa học và tìm kiếm thông tin trực tuyến để cải thiện kiến thức về tài chính. Từ việc có kiến thức về tài chính, sinh viên sẽ có thái độ tài chính đúng đắn cũng như có cách kiểm soát chi tiêu tốt hơn. Cuối cùng, để nâng cao kỹ năng quản lý tài chính, sinh viên cần thực hành kiểm soát ngân sách hằng ngày; thực hiện theo dõi và đánh giá chi tiêu của mình thường xuyên để đảm bảo rằng bạn đang duy trì được kế hoạch tài chính theo đúng kế hoạch.
 
Điểm hạn chế của nghiên cứu là chưa đánh giá một số nhân tố khác như trí tuệ cảm xúc, đời sống kinh tế, xã hội, thu nhập của bố mẹ cũng như nghiên cứu chưa xem xét được sự khác biệt của những nhóm sinh viên khác nhau như nhóm sinh viên có đi làm thêm hay không đi làm thêm thì hành vi quản lý tài chính có khác nhau hay không. Để khắc phục những hạn chế này, hướng nghiên cứu tiếp theo nhóm cần khám phá và đưa thêm các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính, đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Adiputra, I. G., & Patricia, E. (2020, May). The effect of financial attitude, financial knowledge, and income on financial management behavior. In Tarumanagara International Conference on the Applications of Social Sciences and Humanities (TICASH 2019), pages 107-112. Atlantis Press.
2. Alexandro, R. (2019). Factors affecting student financial behavior in Indonesia. American Journal of Social Sciences and Humanities, 4(2), pages 380-391.
3. Ameliawati, M., & Setiyani, R. (2018). The influence of financial attitude, financial socialization, and financial experience to financial management behavior with financial literacy as the mediation variable. KnE Social Sciences, pages 811-832.
4. Andana, R. R., & Yuniningsih, Y. (2023). Financial Management Behavior in Using Fintech (Study on Management Students of UPN” Veteran” East Java). Journal of Accounting, Finance and Auditing Studies, 9(3), pages 67-84.
5. Anh, N. L. T. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 55(Cao đẳng Kinh tế), trang 127-134.
6. Asandimitra, N., & Kautsar, A. (2019). The influence of financial information, financial self efficacy, and emotional intelligence to financial management behavior of female lecturer. Humanities & Social Sciences Reviews, 7(6), pages 1112-1124.
7. Bamforth, J., Jebarajakirthy, C., & Geursen, G. (2018). Understanding undergraduates’ money management behaviour: a study beyond financial literacy. International Journal of Bank Marketing, 36(7), pages 1285-1310.
8. Bin Rosli, M. H. (2019). Students’ Attitude and Financial Behaviour among Malaysian Youth: Preliminary Insight. International Journal of Business and Management, 3(2), pages 26-29.
9. Brahmana, R., & Memarista, G. (2017). Financial Planning Behaviour Among the Young Evidence From Malaysian University Students. Financial Planning Behaviour Among the Young Evidence From Malaysian University Students, 21(2), pages 29-54.
10. Budiono, E. (2020). Analisis financial knowledge, financial attitude, income, locus of control, financial management behavior masyarakat Kota Kediri. Journal Ilmu Manajemen (JIM), 8(1), pages 284-295.
11. Chuah, S. C., Kamaruddin, J. N., & Singh, J. K. (2020). Factors affecting financial management behaviour among university students. Malaysian Journal of Consumer and Family Economics, 25, pages 154-174.
12. Chuah, S. C., Kamaruddin, J. N., & Singh, J. K. (2020). Factors affecting financial management behaviour among university students. Malaysian Journal of Consumer and Family Economics, 25, pages 154-174.
13. Dew, J., & Xiao, J. J. (2011). The financial management behavior scale: Development and validation. Journal of Financial Counseling and Planning, 22(1), page 43.
14. Garg, N., & Singh, S. (2018). Financial literacy among youth. International JournaL of sociaL economics, 45(1), pages 173-186.
15. Hằng, T. T., Thủy, N. T. T., Thảo, H. T. P., Thu, T. H., Trang, H. N. Q., và Việt, B. T. Các nhân tố tác động đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
16. Herawati, N. T., Candiasa, I. M., Yadnyana, I. K., & Suharsono, N. (2018). Factors that influence financial behavior among accounting students in Bali. International Journal of Business Administration, 9(3), pages 30-38.
17. Herdjiono, M. V. I., & Damanik, L. A. (2016). Pengaruh financial attitude, financial knowledge, parental income terhadap financial management behavior. Jurnal Manajemen Teori dan Terapan, 9(3), pages 226-241.
18. Ida, I. D. A., & Dwinta, C. Y. (2010). Pengaruh Locus Of Control, financial knowledge, income terhadap financial management behavior. Journal Bisnis dan Akuntansi, 12(3), pages 131-144.
19. Mahapatra, M. S., Raveendran, J., & De, A. (2019). Building a model on influence of behavioural and cognitive factors on personal financial planning: A study among Indian households. Global Business Review, 20(4), pages 996-1009.
20. Mai, V. T., Hạnh, N. T. H., Thắm, T. T. H., và Linh, T. N. B. Tác động của hiểu biết tài chính đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên.
21. Mashud, M., Mediaty, M., & Pontoh, G. T. (2021, December). The effect of financial literature, lifestyle and income of parents on student financial management behavior. In Journal of International Conference Proceedings (Vol. 4, No. 3, pages 256-264).
22. Mien, N. T. N., & Thao, T. P. (2015, July). Factors affecting personal financial management behaviors: Evidence from Vietnam. In Proceedings of the Second Asia-Pacific Conference on Global Business, Economics, Finance and Social Sciences (AP15Vietnam Conference), Vol. 10, No. 5, pages 1-16.
23. Novitasari, D., Juliana, J., Asbari, M., & Purwanto, A. (2021). The Effect of Financial Literacy, Parents’ Social Economic and Student Lifestyle on Students Personal Financial Management. Economic Education Analysis Journal, 10(3), pages 522-531.
24. Oseifuah, E. K. (2010). Financial literacy and youth entrepreneurship in South Africa. African journal of Economic and management studies, 1(2), pages 164-182.
25. Prihartono, M. R. D., & Asandimitra, N. (2018). Analysis factors influencing financial management behaviour. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 8(8), pages 308-326.
26. Putra, P. D., Harahap, K., & Rahmah, S. S. (2020). The Hedonism Lifestyle, Financial Literacy and Financial Management Among Business Education Students to Financial Management. Journal of Community Research and Service, 4(1), pages 32-38.
27. Qamar, M. A. J., Khemta, M. A. N., & Jamil, H. (2016). How knowledge and financial 
self-efficacy moderate the relationship between money attitudes and personal financial management behavior. European Online Journal of Natural and Social Sciences, 5(2), page 296.
28. Rai, K., Dua, S., & Yadav, M. (2019). Association of financial attitude, financial behaviour and financial knowledge towards financial literacy: A structural equation modeling approach. FIIB Business Review, 8(1), pages 51-60.
29. Ramadhan, A. Y., & Asandimitra, N. (2019). Determinants of financial management behavior of millennial generation in surabaya. Jurnal Minds: Manajemen Ide Dan Inspirasi, 6(2), pages 129-144.

Phạm Thị Huyền, Nguyễn Thị Hưng, Nguyễn Minh Loan
Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, hỗ trợ vốn tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, hỗ trợ vốn tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh
25/10/2024 09:25 643 lượt xem
Ở Việt Nam, đầu tư vốn, hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp, nông dân được triển khai theo nhiều hình thức và có sự chuyển đổi theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường.
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, viên chức và người lao động tại các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, viên chức và người lao động tại các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước
03/10/2024 09:34 1.322 lượt xem
Nguồn nhân lực xã hội là tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia, quyết định sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khẳng định vị thế dân tộc trên trường quốc tế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam
02/10/2024 08:46 1.704 lượt xem
Các ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và có nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, chi trả đối với khách hàng, ảnh hưởng đến danh tiếng và lợi nhuận của ngân hàng...
Đào tạo cá nhân hóa tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo cá nhân hóa tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
14/08/2024 15:59 766 lượt xem
Phát triển nguồn nhân lực luôn là một trong các nhiệm vụ hàng đầu của NHTM; trong đó, đào tạo cá nhân hóa được xem là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các NHTM trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Mối quan hệ giữa quy định vốn theo Basel III với một số giải pháp chính và khuyến nghị
Mối quan hệ giữa quy định vốn theo Basel III với một số giải pháp chính và khuyến nghị
06/08/2024 08:47 984 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu khảo sát định lượng 115 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, phân tích hồi quy đa biến mối quan hệ giữa mức độ thực hiện các quy định vốn Basel III với một số giải pháp chính (liên quan đến tăng vốn và hệ thống) bằng phần mềm SPSS, AMOS
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
05/07/2024 19:37 1.707 lượt xem
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều biến động, việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng không kém phần rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
26/06/2024 10:21 2.785 lượt xem
Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương trong tương lai cho các tỉnh, thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
14/06/2024 08:30 1.553 lượt xem
Thị trường vốn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực nghiệm tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2013 - 2023.
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
04/06/2024 08:54 2.319 lượt xem
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích luật viết và phương pháp so sánh trong luật học để làm rõ một số bất cập của quy định về chuyển nhóm nợ, tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế trong đánh giá mức đủ vốn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
15/05/2024 07:56 5.240 lượt xem
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số đang bùng nổ trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được xem là chiến lược quan trọng với doanh nghiệp (trong đó có ngân hàng) để duy trì tính cạnh tranh, R&D cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà đối thủ khó có thể sao chép được, bên cạnh đó, quy trình tạo ra sản phẩm mới, cũng như công năng của sản phẩm mang lại đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững.
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
07/05/2024 08:10 1.840 lượt xem
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thực thi bộ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social và Governance - ESG) trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
02/05/2024 09:10 1.789 lượt xem
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro.
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
26/04/2024 08:20 9.909 lượt xem
Việc quản lý và phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả, an toàn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
01/04/2024 11:21 1.780 lượt xem
Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động.
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
21/03/2024 08:50 2.973 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?