Kinh nghiệm về công nghệ tài chính thông qua ngân hàng mở trên thế giới và giải pháp cho Việt Nam
02/04/2021 09:38 2.367 lượt xem
1. Giới thiệu về ngân hàng mở
 
Ngân hàng mở (Open banking) gần đây đã nổi lên như một xu hướng toàn cầu, được thúc đẩy bởi sự đổi mới, các quy định pháp lý và tốc độ phát triển của công nghệ tài chính (Fintech). Đồng thời, ngân hàng mở phát triển cũng vì lý do người tiêu dùng có nhu cầu được kiểm soát nhiều hơn cách thức sử dụng dữ liệu của họ. Ngân hàng mở cho phép truyền tải một cách an toàn, bảo mật những dữ liệu tài khoản đã được khách hàng ủy quyền cho ngân hàng cung cấp cho bên đối tác thứ ba (third-party service provider - TPP) (Brodsky & Oakes, 2017). Đồng thời, ngân hàng cũng cho phép bên thứ ba truy cập vào dữ liệu mở hay truy cập bảo mật đến các dữ liệu đóng để viết ứng dụng và cung cấp dịch vụ từ chính dữ liệu đó, trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
 
Trong khi một số quốc gia đưa ra những quy định pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng mở, thì động lực chính để ngân hàng mở phát triển ở nhiều quốc gia là sự xuất hiện của Fintech và các sáng kiến ​​đổi mới về công nghệ tài chính (ví dụ: công ty Fintech cung cấp các công cụ quản lý tài chính để người tiêu dùng có thể theo dõi chi tiêu và vay nợ một cách hợp lý). Các tổ chức tài chính, ngân hàng sử dụng “Ứng dụng giao diện lập trình” (Application programming interfaces - API) để kết nối với các bên đối tác thứ ba như nhà cung cấp, các doanh nghiệp, các công ty Fintech để tạo thêm nhiều ứng dụng mới, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng. API là giao diện kết nối giữa phần mềm với phần mềm. Thực chất, AIP là một tập hợp các tính năng và quy trình cho phép tạo các ứng dụng truy cập vào dữ liệu của hệ điều hành hoặc ứng dụng khác. (Hình 1)
 
Hình 1: Mô hình ngân hàng mở
 

 
Nguồn: IPSI 2020

Lợi ích của ngân hàng mở so với hệ thống ngân hàng truyền thống là khả năng các tổ chức tài chính, ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ tài chính nâng cao, chia sẻ dữ liệu và cung cấp cho người tiêu dùng quyền kiểm soát tốt hơn về dữ liệu tài chính của họ. Khách hàng cũng giảm được chi phí giao dịch tài chính khi tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, gia tăng sự lựa chọn sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch tài chính, nâng cao trải nghiệm khách hàng (Pandy, 2020). Về phía ngân hàng, lợi ích của ngân hàng mở là giúp hệ thống ngân hàng thích ứng với mô hình kinh doanh mới bên cạnh mô hình kinh doanh truyền thống. Ngân hàng sẽ tận dụng được nguồn lực bên ngoài để nâng cao năng lực gia tăng sản phẩm dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, cũng như cơ hội tiếp cận những khách hàng mới và bán chéo sản phẩm dịch vụ (Phạm Loan, 2020).
 
2. Hệ thống pháp lý về quản lý ngân hàng mở
 
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng hoặc đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho ngân hàng mở với nhiều cách tiếp nhận khác nhau như yêu cầu, thúc đẩy hoặc cho phép thực hiện. Nhìn chung, khung pháp lý của các nước đều hướng đến cơ chế hỗ trợ các ngân hàng chia sẻ dữ liệu khách hàng được phép cho các bên đối tác thứ ba. 
 
Liên minh châu Âu (EU) đang dẫn đầu về các sáng kiến ngân hàng mở sau khi ra mắt khuôn khổ quy định vào tháng 01/2018 về “Chỉ thị dịch vụ thanh toán sửa đổi” (PSD2) và Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) điều chỉnh việc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho tất cả các cư dân EU. PSD2 yêu cầu rằng: (i) Các tổ chức tài chính, ngân hàng (Financial Institution-FIs) cung cấp cho bên đối tác thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng thông qua mở các API; và (ii) Các tổ chức tài chính, ngân hàng và các bên thứ ba thực hiện các biện pháp kiểm soát bảo mật dữ liệu liên quan (EU-Led, 2018). PSD2 đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý về cách thức chia sẻ dữ liệu của các tổ chức dịch vụ tài chính như thế nào, cũng như quy định về việc các bên thứ ba nên bảo vệ dữ liệu người tiêu dùng và sử dụng như thế nào những dữ liệu mà họ thu thập được. 
 
Tại châu Á, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đi đầu trong phong trào ngân hàng mở với bộ khung tiêu chuẩn về hoạt động ngân hàng mở ban hành năm 2016, thông qua việc đóng góp ý kiến của các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước (ndgit, 2019). Ngân hàng Trung ương Hồng Kông (HKMA) cũng đã ban hành khung pháp lý về API mở (Open API) vào tháng 01/2018, nhằm xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật tiền đề, hướng tới các quy định pháp lý về ngân hàng mở trong thời gian tới. Tại Nhật Bản, Luật Ngân hàng sửa đổi yêu cầu các ngân hàng phải phát triển API để các doanh nghiệp bên ngoài có thể tích hợp sử dụng được. Chính phủ Úc hiện đang thúc đẩy một cơ chế ngân hàng mở, ban hành “Quyền truy cập dữ liệu” (CDR) vào tháng 8/2019 cho phép khách hàng kiểm soát dữ liệu của họ và chia sẻ dữ liệu với các bên thứ ba (tương tự như GDPR). Chính phủ Úc cũng yêu cầu bốn ngân hàng lớn nhất của Úc (Commonwealth Bank, Westpac, ANZ và NAB) chính thức cung cấp dữ liệu tài chính cho người tiêu dùng vào tháng 7/2020; đồng thời, thiết lập Cơ quan Tiêu chuẩn dữ liệu, nhằm đặt nền móng cho việc chia sẻ dữ liệu xuyên ngành. Tại New Zealand, Chính phủ đã đưa ra chương trình thử nghiệm API năm 2018. Chương trình thử nghiệm tại New Zealand mang tên “Payments NZ” do nhà nước quản lý với sự tham gia của 6 thành viên bao gồm các ngân hàng và bên đối tác thứ ba: ASB, BNZ, Datacom, Paymark, Trade Me và Westpac (Price Waterhouse Coopers, 2018).
 
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Tiếp đến là Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ số để đảm bảo an toàn, an ninh, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bước đầu xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện các khung pháp lý để quản lý hoạt động ngân hàng mở. Cụ thể, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của NHNN. Tháng 6/2018, Cục Công nghệ thông tin (CNTT) thuộc NHNN đã tiến hành khảo sát Open API trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tháng 10/2018, Cục CNTT ký biên bản hợp tác chung với Cơ quan Xúc tiến CNTT Hàn Quốc và Viện Tài chính viễn thông - Thanh toán bù trừ Hàn Quốc (KFTC) về giao diện Open API trong lĩnh vực ngân hàng (Nguyễn Nhâm, 2020). Kết quả khảo sát là cơ sở để NHNN ban hành chuẩn dữ liệu về ngân hàng mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng và các công ty Fintech phát triển hoạt động ngân hàng mở theo đúng định hướng, nhằm nắm bắt các xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới và vẫn đảm bảo được mục tiêu ổn định tài chính quốc gia. 
 
3. Phát triển ngân hàng mở trên thế giới 
 
Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đang thúc đẩy các ngân hàng ngoài việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ trực tuyến và di động truyền thống, cần phải chuyển sang các lựa chọn thay thế có thể tăng mức độ tương tác của khách hàng với dữ liệu của ngân hàng. Theo một cuộc khảo sát ngân hàng bán lẻ toàn cầu năm 2018 của Tổ chức tài chính Oracle, khách hàng đang đòi hỏi trải nghiệm ngân hàng kỹ thuật số thông minh hơn và phù hợp hơn. Khoảng 69% khách hàng muốn toàn bộ lịch sử tài chính của họ trên các kênh kỹ thuật số và 30% muốn thử nghiệm dịch vụ tài chính của các công ty Fintech hoặc đối thủ cạnh tranh của ngân hàng (Oracle Financial Services, 2018). Vì vậy, nhiều ngân hàng đang xem xét việc phát triển ngân hàng mở theo hướng cộng tác với các công ty Fintech thông qua API, nhằm tận dụng thế mạnh của cả hai bên và cải thiện trải nghiệm khách hàng được tốt hơn theo cách của từng bên tham gia.
 
Tại Anh: Năm 2019, Cơ quan Quản lý cạnh tranh và điều hành thị trường Anh (CMA) đã yêu cầu 9 ngân hàng lớn (HSBC, Barclays, RBS, Santander, Bank of Ireland, Allied Irish Bank, Danske, Lloyds và Nationwide) phải công bố chuẩn dữ liệu và cấp quyền truy cập dữ liệu bảo mật cho các bên thứ ba được ủy quyền (Nguyễn Nhâm, 2020).
 
Tại Mỹ: Các tổ chức tài chính và ngân hàng coi ngân hàng mở là chất xúc tác cho chuyển đổi kỹ thuật số. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với những thách thức bắt nguồn từ việc các ngân hàng có hệ thống máy tính lớn, cũ và phức tạp nên khó tích hợp với các công ty Fintech khi tiến hành tự động hóa, số hóa và mở rộng quy mô. Trong khi nhiều ngân hàng lớn đang chuyển sang hạ tầng dữ liệu đám mây (cloud-based infrastructure), chi phí cho việc mở rộng và mức độ co giãn phạm vi tiếp cận ngân hàng kỹ thuật số đang là một trở ngại cho việc thực hiện tích hợp. Hiện tại, con đường phát triển của ngân hàng mở ở Hoa Kỳ vẫn chưa chắc chắn, bao gồm cả nghi ngờ về một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng và công ty Fintech, cũng như tiêu chuẩn hóa các công nghệ chia sẻ dữ liệu cho phép các ngân hàng chia sẻ dữ liệu với đối tác chiến lược và tăng tốc đổi mới (Pandy, 2020). Hơn nữa, sở thích và mức độ hiểu biết của người tiêu dùng vẫn chưa rõ ràng về ngân hàng mở. Đến nay, Mỹ cũng là quốc gia mà Chính phủ ban hành ít quy định nhất về ngân hàng mở (Capgemini Research Institute, 2019). 
 
Tại Singapore: Năm 2017, Ngân hàng DSB đã ra mắt cổng phát triển API lớn nhất với hơn 155 API có sẵn, mở đầu cho hệ sinh thái ngân hàng mở tại nước này. MAS hoan nghênh và tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện ngân hàng mở trên tinh thần tự nguyện (ndgit, 2019).
 
Tại Úc: Tiến trình thực hiện ngân hàng mở là bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Trung ương, với bốn ngân hàng hàng đầu phải tuân theo tiến trình này vào tháng 2/2020, các ngân hàng và công ty tài chính nhỏ hơn phải tuân thủ vào tháng 2/2021 (Pandy, 2020)
 
Tại Nhật Bản: Tương tự như Úc, Ngân hàng Trung ương ban hành chỉ thị yêu cầu 80% các ngân hàng và công ty tài chính phải có API vào năm 2020. Đi đầu là Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ cung cấp cho các bên đối tác thứ ba quyền truy cập bảo mật vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng trong một phần tiến trình dự án ngân hàng mở của họ (Pandy, 2020).
 
Tại New Zealand: Chưa có luật cụ thể cho ngân hàng mở và thị trường đang phát triển và thử nghiệm thông số kỹ thuật API mới trong một quá trình gồm năm giai đoạn. Trong đó, ứng dụng “Jude” cho phép người dùng liên kết tất cả các tài khoản ngân hàng của họ trên một nền tảng công nghệ và quản lý tài khoản thông qua một cổng kỹ thuật số duy nhất (Wells & Anderson, 2018).
 
Tại Hồng Kông: HKMA đã đưa ra Open API trên trang thông tin điện tử chính thức của mình vào tháng 7/2018. Trong đó, có khoảng 130 bộ thông tin bao trùm dữ liệu tài chính - ngân hàng và thông tin khác đã được cung cấp cho tiến trình API mở theo các giai đoạn, bao gồm số liệu thống kê về tỉ giá, lãi suất của đô la Hồng Kông, thông tin ngân hàng và thị trường tài chính, các quỹ đầu tư... Các bên liên quan và người tiêu dùng có thể sử dụng nguồn thông tin trên để nghiên cứu hoặc để phát triển các ứng dụng mới (Pandy, 2020).
 
Tại Trung Quốc: Ngân hàng mở được đi đầu bởi các công ty công nghệ lớn như Tencent và Ant Financial. Cụ thể là, khi người tiêu dùng hay doanh nghiệp nhỏ đăng ký một khoản vay trên Ant Financial’s Mybank, API sẽ tự động cung cấp thông tin cho vay của một hoặc nhiều ngân hàng để người tiêu dùng dễ dàng so sánh, lựa chọn (Pandy, 2020).
 
4. Phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam
 
Nhận thức tầm quan trọng và xu thế tất yếu của việc sử dụng API mở trong việc phát triển mô hình kinh doanh mới, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng đang nghiên cứu, triển khai từng bước ứng dụng Open API với các đối tác/nhà cung cấp dịch vụ. Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng đến thị trường cung cấp dịch vụ tài chính Việt Nam. Tại Diễn đàn dịch vụ tài chính và Hội thảo Future Banking diễn ra ngày 28/5/2020, với chủ đề “Phát triển các dịch vụ bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán trên nền tảng số và hiện thực hóa mô hình ngân hàng mở - giải pháp giúp các tổ chức tài chính vượt qua khó khăn do dịch Covid-19” tại Việt Nam do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế Việt Nam và Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam đồng tổ chức, các chuyên gia nhận định: Ngoài các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động cung ứng dịch vụ của mình để thoát khỏi suy thoái. Trong đó, việc ứng dụng API được cho là xu thế phù hợp và được nhiều ngân hàng triển khai thực hiện. 
 
Đi đầu là Vietcombank đã hợp tác triển khai với các công ty Fintech ở đa dạng các lĩnh vực thông qua chia sẻ API mở bao gồm: triển khai y tế thông minh  với gần 80 đơn vị, trong đó phát hành thẻ Vietcombank tích hợp với thẻ khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ thanh toán viện phí trên thiết bị di động thông minh; hợp tác với 232 đơn vị trường học, trường đại học cung ứng dịch vụ thanh toán học phí đa dạng như Internet banking, Mobile banking, Autodebit, Quầy giao dịch, E-commerce; hợp tác với 5 tổng công ty điện lực và hơn 30 công ty nước trên toàn quốc để được ủy quyền trích nợ tự động tiền điện, nước theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Vietcombank còn triển khai giao thông thông minh tích hợp với hệ thống soát vé trong giao thông công cộng; thu thuế, phí, lệ phí tự động; kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ để tối ưu hóa nhu cầu mua sắm, giải trí của khách hàng.
 
Với yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, một số ngân hàng như VietinBank, BIDV, Techcombank cũng hướng đến việc phát triển ngân hàng mở qua mở rộng kết nối với các đối tác, công ty Fintech và các doanh nghiệp ở ngành nghề khác nhau. Qua đó, ngân hàng sẽ cung cấp API dịch vụ tài chính, ngân hàng lồng ghép vào dịch vụ của các đối tác trên thị trường, từ đó tạo hệ sinh thái phục vụ tốt nhất cho khách hàng. 
 
Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu ngân hàng với người tiêu dùng nói chung để đạt đến mức độ tích hợp lịch sử giao dịch tài chính trên một giao diện vẫn đang là lĩnh vực được nghiên cứu để triển khai. Thực hiện được điều này sẽ giúp khách hàng quản lý tài chính tốt hơn cũng như truy cập thông tin của các nhà cung cấp trên cùng một giao diện để dễ dàng so sánh, lựa chọn.
 
5. Một số thách thức và giải pháp phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam
 
Tình hình thực tế phát triển ngân hàng mở ở Việt Nam hiện nay cho thấy, về cơ bản, việc xây dựng API mở vẫn đang thực hiện một cách riêng lẻ (point-to-point) và chưa được chuẩn hóa, phần lớn do ngân hàng và đối tác tự xây dựng dựa trên nhu cầu của nhau. Đồng thời, chi phí xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong dịch vụ tài chính khá lớn. Hiện nay, các công nghệ tài chính chỉ xử lý các ứng dụng chung, để áp dụng trong các trường hợp liên kết cụ thể sẽ đòi hỏi cấu hình mạnh hơn nhiều. Điều này có thể là một thách thức đối với các ngân hàng vừa và nhỏ. Mặt khác, vấn đề bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng cũng là một thách thức khi phải chia sẻ với bên thứ ba, trong khi đảm bảo an toàn thông tin tài chính của khách hàng vẫn là tiêu chí hàng đầu của các ngân hàng từ trước đến nay.
 
Vì vậy, một số giải pháp phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam được đề xuất:
 
Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước: Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về ngân hàng mở như các nước trên thế giới và trong khu vực. Cụ thể, Chính phủ cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn trao đổi thông tin, các hàm API bắt buộc, các chuẩn mã hóa dữ liệu, hay tiêu chuẩn thiết kế các API. Bên cạnh đó, Chính phủ nên xem xét thành lập một trung tâm trung gian làm nhiệm vụ thẩm định, chứng nhận, cấp phép và kiểm tra các bên thứ ba được phép sử dụng Open API của ngân hàng.
 
Đối với các ngân hàng thương mại và công ty tài chính: Nên có định hướng và lộ trình để mở rộng triển khai ngân hàng mở, đồng thời đảm bảo an toàn, tối ưu hóa về chi phí. Cụ thể: Từng bước chuẩn hóa API; xây dựng mô hình chuẩn để kết nối thông tin giữa ngân hàng và công ty Fintech; xây dựng bộ quy định tiêu chuẩn Fintech; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, xây dựng và triển khai các hệ thống đảm bảo an ninh CNTT, nghiên cứu và xây dựng, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
 
Đối với các bên đối tác thứ ba: Các bên đối tác thứ ba thường có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với ngân hàng, tiếp cận công nghệ tiên tiến dễ dàng và linh hoạt nhưng cần có chiến lược đầu tư lâu dài trong việc hợp tác với ngân hàng, trên cơ sở phát huy lợi thế của ngân hàng mở và phải đảm bảo sử dụng đúng quyền truy cập thông tin của ngân hàng, bảo mật thông tin cho khách hàng.
 
Đối với người tiêu dùng: Trước khi triển khai chính thức ngân hàng mở, cần đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng bằng cách cung cấp các dịch vụ an toàn, giáo dục đầy đủ về ngân hàng mở và các dịch vụ mới.
 
Tóm lại, việc áp dụng API mở vào trong ngân hàng sẽ giúp hiện đại hóa và đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, giúp các bên thứ ba phát huy khả năng sáng tạo, viết ứng dụng và cung cấp dịch vụ mới, khách hàng kiểm soát thông tin tài chính và trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, thách thức của việc triển khai ngân hàng mở là đảm bảo cân bằng giữa an toàn và phát triển, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ dữ liệu khách hàng. Để triển khai ngân hàng mở hiệu quả, cần có hành lang pháp lý để giúp cho các ngân hàng, tổ chức tài chính có định hướng đầu tư công nghệ và hợp tác với nhau trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Brodsky, Laura; Oakes, Liz (2017). “Data sharing and open banking”. McKinsey & Company. Archived from the original on 8 November 2017. 
 
2. Capgemini Research Institute. (2019). World payments report 2019. Truy cập tại https://worldpaymentsreport.com/resources/world-payments-report-2019/.
 
3. Chính phủ (2017). Chỉ thị 16/CT-TTg “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
 
4. Competition and Marketing Authority (2017) "The Retail Banking Market Investigation Order 2017 - Gov.uk.” 6/11/2014. Truy cập tại https://assets.publishing.service.gov.uk/media/5893063bed915d06e1000000/retail-banking-market-investigation-order-2017.pdf.
 
5. EUR- Led “Directive (EU) 2015/2366 of the European Parliament and of the Council of 25 November 2015 on payment services in the internal market, amending Directives 2002/65/EC, 2009/110/ EC and 2013/36/EU and Regulation (EU) No 1093/2010, and repealing Directive 2007/64/ EC. Truy cập tại https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A32015L2366.
 
6. Mai Ca (2020). Ngân hàng mở - giúp ngành tài chính vượt bão Covid-19. Công thương 5/2020. Truy cập tại https://congthuong.vn/ngan-hang-mo-giup-nganh-tai-chinh-vuot-bao-covid-19-138085.html.
 
7. ndgit (2019) Open banking: The global evolution in banking. Truy cập tại https://nextdigitalbanking.com/open-banking-whitepaper-article?lang=en. 
 
8. Nguyễn Nhâm (2020). Ngân hàng mở: Xu thế của thời đại 4.0. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 8/2020.
 
9. Pandy, Susan (2020). “Developments in Open Banking and APIs: Where Does the US Stand”.  Payment Strategies.  Federal Reserve, Bank of Boston 3/2020.
 
10. PriceWaterhouseCoopers (2018, April). Open banking; US is next. Financial Crimes Observer. Truy cập tại https://www.pwc.com/il/he/bankim/assets/2018/Open%20banking-US%20is%20next.pdf
 
11. Phạm Châu Loan (2020). Cơ chế chia sẻ dữ liệu trong hợp tác ngân hàng với fintech nhằm phát triển ngân hàng mở. Future Banking Conference. IDG 2020.
 
12. Wells, R. and Anderson, K. (2018). Open banking - what it means for New Zealand’s financial services sector. Truy cập tại https://minterellison.co.nz/our-view/open-banking-what-it-means-for-new-zealandsfinancial-services-sector.
 
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, TS. Hoàng Hải Yến
Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, hỗ trợ vốn tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, hỗ trợ vốn tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh
25/10/2024 09:25 643 lượt xem
Ở Việt Nam, đầu tư vốn, hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp, nông dân được triển khai theo nhiều hình thức và có sự chuyển đổi theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường.
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, viên chức và người lao động tại các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, viên chức và người lao động tại các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước
03/10/2024 09:34 1.323 lượt xem
Nguồn nhân lực xã hội là tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia, quyết định sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khẳng định vị thế dân tộc trên trường quốc tế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam
02/10/2024 08:46 1.706 lượt xem
Các ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và có nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, chi trả đối với khách hàng, ảnh hưởng đến danh tiếng và lợi nhuận của ngân hàng...
Đào tạo cá nhân hóa tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo cá nhân hóa tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
14/08/2024 15:59 766 lượt xem
Phát triển nguồn nhân lực luôn là một trong các nhiệm vụ hàng đầu của NHTM; trong đó, đào tạo cá nhân hóa được xem là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các NHTM trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Mối quan hệ giữa quy định vốn theo Basel III với một số giải pháp chính và khuyến nghị
Mối quan hệ giữa quy định vốn theo Basel III với một số giải pháp chính và khuyến nghị
06/08/2024 08:47 985 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu khảo sát định lượng 115 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, phân tích hồi quy đa biến mối quan hệ giữa mức độ thực hiện các quy định vốn Basel III với một số giải pháp chính (liên quan đến tăng vốn và hệ thống) bằng phần mềm SPSS, AMOS
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12/07/2024 08:35 5.186 lượt xem
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng để xác định phúc lợi tài chính của mỗi cá nhân (Xiao và cộng sự, 2009). Theo đó, quản lý tài chính cá nhân liên quan đến việc áp dụng các hoạt động khác nhau để lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát chi tiêu của một người.
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
05/07/2024 19:37 1.708 lượt xem
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều biến động, việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng không kém phần rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
26/06/2024 10:21 2.787 lượt xem
Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương trong tương lai cho các tỉnh, thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
14/06/2024 08:30 1.553 lượt xem
Thị trường vốn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực nghiệm tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2013 - 2023.
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
04/06/2024 08:54 2.321 lượt xem
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích luật viết và phương pháp so sánh trong luật học để làm rõ một số bất cập của quy định về chuyển nhóm nợ, tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế trong đánh giá mức đủ vốn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
15/05/2024 07:56 5.240 lượt xem
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số đang bùng nổ trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được xem là chiến lược quan trọng với doanh nghiệp (trong đó có ngân hàng) để duy trì tính cạnh tranh, R&D cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà đối thủ khó có thể sao chép được, bên cạnh đó, quy trình tạo ra sản phẩm mới, cũng như công năng của sản phẩm mang lại đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững.
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
07/05/2024 08:10 1.841 lượt xem
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thực thi bộ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social và Governance - ESG) trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
02/05/2024 09:10 1.789 lượt xem
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro.
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
26/04/2024 08:20 9.909 lượt xem
Việc quản lý và phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả, an toàn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
01/04/2024 11:21 1.781 lượt xem
Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?