Kinh nghiệm quốc tế về quy trình thực thi các công cụ chính sách an toàn vĩ mô và gợi ý cho Việt Nam
28/02/2022 2.815 lượt xem
1. Khái niệm chính sách an toàn vĩ mô
 
Thuật ngữ “An toàn vĩ mô” lần đầu tiên được thảo luận tại cuộc họp của Ủy ban Cooke, nay là Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng (BCBS) năm 1979, sau đó, được sử dụng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trước câu hỏi làm thế nào để có thể kiềm chế và giảm thiểu các rủi ro bắt nguồn từ hệ thống tài chính, các nhà hoạch định chính sách bắt đầu tìm kiếm các công cụ, chính sách nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của rủi ro hệ thống và theo đó, khái niệm “Chính sách an toàn vĩ mô” được nghiên cứu, luận giải.
 
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2001a), chính sách an toàn vĩ mô là chính sách sử dụng các công cụ an toàn để hạn chế rủi ro hệ thống và/hoặc rủi ro đối với tổng thể hệ thống tài chính nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính thông qua việc ngăn ngừa các dịch vụ tài chính có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế. Theo Hội đồng Ổn định tài chính (FSB), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) và IMF (2011), chính sách an toàn vĩ mô được hiểu là chính sách sử dụng các công cụ an toàn để hạn chế các rủi ro đối với tổng thể hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thực. Chính sách an toàn vĩ mô là một chính sách điều hành thận trọng nhằm đạt được sự ổn định tài chính của cả một hệ thống tài chính chứ không phải sự lành mạnh của từng tổ chức tài chính riêng lẻ, nó tập trung vào sự tương tác giữa các tổ chức tài chính, các thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính và toàn bộ nền kinh tế. Longworth (2011) quan niệm rằng, khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô bao hàm các yếu tố nhằm tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống tài chính và ngăn ngừa rủi ro hệ thống. Khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô bao gồm: 
 
(i) Các yếu tố pháp lý; (ii) Các hoạt động phục vụ việc giám sát an toàn vĩ mô như thu thập số liệu, giám sát an toàn, kiểm định sức chịu đựng, đánh giá rủi ro; (iii) Các công cụ chính sách an toàn vĩ mô, các khuyến nghị chính sách, cảnh báo sớm; (iv) Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, các chính sách liên quan… nhằm đạt được mục tiêu ổn định tài chính. Theo báo cáo của nhóm 30 quốc gia (2010), chính sách an toàn vĩ mô là hệ thống các khuôn khổ và quy định được thiết kế nhằm giám sát (supervision) và điều tiết (regulation) các phản ứng chính sách phù hợp với hệ thống tài chính nhìn ở giác độ tổng thể thay vì chỉ tập trung vào từng định chế tài chính riêng lẻ hay các biện pháp kinh tế nhất định một cách biệt lập.
 
Tựu chung các quan điểm trên cho thấy, có một số điểm nổi bật về khái niệm chính sách an toàn vĩ mô như sau: Chính sách an toàn vĩ mô là chính sách sử dụng các công cụ chính sách an toàn để hạn chế các rủi ro đối với tổng thể hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính mà có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thực. Chính sách này là một hệ thống các khuôn khổ và quy định được thiết kế, áp dụng (bao gồm các yếu tố pháp lý, các công cụ chính sách an toàn vĩ mô, các khuyến nghị chính sách, cảnh báo sớm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan…) nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định tài chính.
 
2. Các công cụ chính sách an toàn vĩ mô
 
Các công cụ chính sách an toàn vĩ mô là khá đa dạng và được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trung gian hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tài chính. Các quốc gia sẽ áp dụng các công cụ chính sách an toàn vĩ mô khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống tài chính, độ mở của thị trường tài chính cũng như hiệu quả của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ mà quốc gia đó đang thực hiện.
 
Hiện nay, việc phân loại các công cụ an toàn vĩ mô còn chưa được các nhà nghiên cứu thống nhất. Theo Hội đồng rủi ro hệ thống châu Âu - ESRB (2014) trong nghiên cứu “The ESRB Handbook on Operationalising Macro-prudential Policy in the Banking Sector” đã chỉ ra một số công cụ an toàn vĩ mô được lựa chọn để giải quyết bốn mục tiêu trung gian, hướng đến mục tiêu cuối cùng là ổn định tài chính như Bảng 1.
 
Nguồn: ESRB (2014)
 
Cũng về các công cụ, IMF (2011) đã tổng hợp các công cụ chính sách an toàn vĩ mô tại một số quốc gia mới nổi, quốc gia đang phát triển và chia thành 3 nhóm liên quan đến tín dụng, thanh khoản và vốn. Chi tiết tại Bảng 2.
 
Nguồn: IMF (2011)
Bên cạnh đó, IMF (2014) cũng đưa ra thêm 5 nhóm công cụ an toàn vĩ mô liên quan đến vốn; khu vực hộ gia đình; khu vực doanh nghiệp; thanh khoản và các công cụ liên quan đến cấu trúc hay còn gọi là liên kết chéo khu vực. (Bảng 3)
 
Nguồn: IMF (2014)
 
3. Kinh nghiệm quốc tế về quy trình thực thi công cụ chính sách an toàn vĩ mô
 
3.1. Kinh nghiệm của Malaysia
 
Luật Ngân hàng Trung ương (NHTW) Malaysia 2009 tạo khuôn khổ pháp lý giúp NHTW Malaysia (BNM) thiết lập cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp đảm bảo việc thảo luận chính sách thẳng thắn, phối hợp hiệu quả, độc lập trong việc ra quyết định, tăng cường khả năng tiếp cận, giám sát, đối chiếu những thông tin quan trọng hỗ trợ việc giám sát toàn diện các định chế tài chính và thị trường tài chính. Luật BNM 2009 quy định thành lập Ủy ban Điều hành ổn định tài chính (Financial Stability Executive Committee -  FSEC) do Thống đốc NHTW làm Chủ tịch và các thành viên gồm: Phó Thống đốc NHTW, Tổng Thư ký Kho bạc, Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và đại diện của các cơ quan giám sát, các chuyên gia. Nguyên tắc hoạt động của FSEC là đảm bảo thảo luận chính sách thẳng thắn, phối hợp hiệu quả và độc lập trong việc ra quyết định.
 
Trong BNM, vấn đề an toàn vĩ mô và khuyến nghị chính sách có thể bắt nguồn từ bất kỳ đơn vị quản lý hoặc giám sát nào trong khối ổn định tài chính, tùy thuộc vào nguồn gốc và đặc điểm của vấn đề. Những vấn đề này trước hết được thảo luận ở nhóm kỹ thuật giữa các Vụ thuộc BNM. Nếu cần thiết, sẽ tiếp tục trình lên Ủy ban Ổn định tài chính (FSC), là Ủy ban chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro tác động đến ổn định tài chính và đưa ra quyết định chính sách.  FSC do Thống đốc là Chủ tịch và thành viên gồm Phó Thống đốc và một số trợ lý Thống đốc/Lãnh đạo bộ phận liên quan. Để đưa ra quyết định chính sách và các biện pháp chính sách cụ thể, FSC xem xét các hiệu ứng và đánh đổi có thể xảy ra đối với nền kinh tế và hậu quả dài hạn đối với hệ thống tài chính. Các vấn đề thảo luận về an toàn vĩ mô cũng có thể được đưa ra thảo luận tại Ủy ban Liên kết chính sách (JPC) gồm các thành viên từ FSC và Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) để xem xét những tác động đối với kinh tế vĩ mô.
 
Quy trình giám sát an toàn vĩ mô của Malaysia gồm 3 bước: Bước 1 là thực hiện giám sát, bước 2 là đánh giá và khuyến nghị chính sách, bước 3 là quyết định và thực thi chính sách. Trong đó, BNM là cơ quan xây dựng chiến lược thực thi chính sách hiệu quả và bộ công cụ áp dụng theo định hướng chủ động, linh hoạt, phương pháp tiếp cận theo mục tiêu và theo diễn biến tình hình nhằm giảm thiểu rủi ro quá mức hoặc lan truyền ngoài tầm kiểm soát; xem xét hiệu chỉnh công cụ nhằm ứng phó với những thay đổi; cân nhắc những cải cách kịp thời. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ổn định tài chính, có sự phối hợp thống nhất trong quy trình giám sát, đánh giá, khuyến nghị chính sách và quyết định, thực thi chính sách giữa các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn vĩ mô, an toàn vi mô và quản lý, xử lý khủng hoảng, thể hiện theo Hình 1.
 
Nguồn: BNM
 Các công cụ điều hành chính sách giám sát an toàn vĩ mô đã được áp dụng
 
- Công cụ LTV: Tháng 11/2010 áp dụng trần LTV 70% đối với vay mua nhà thứ 3 trở lên; tháng 12/2011 áp dụng LTV 60% đối với khoản vay mua nhà không phải là cá nhân. 
 
- Công cụ thuế: Tháng 01/2010 áp dụng thuế 5% đối với lợi nhuận chuyển nhượng bất động sản có thời gian nắm giữ dưới 5 năm; tháng 12/2012 áp dụng thuế 10% đối với bất động sản chuyển nhượng trong 1 - 2 năm, 5% đối với bất động sản chuyển nhượng trong 3 - 5 năm; tỷ lệ thuế tiếp tục điều chỉnh trong các năm sau đó. 
 
3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
 
NHTW Hàn Quốc (BOK) thực hiện giám sát an toàn vĩ mô theo quy trình được mô tả dưới đây gồm: (1) Xác định nguồn gốc rủi ro; (2) Nhận diện rủi ro; (3) Đánh giá rủi ro; (4) Cảnh báo rủi ro; và (5) Hành động chính sách. (Hình 2)
 
Nguồn: BOK

BOK sử dụng các chỉ số cảnh báo sớm để hỗ trợ công tác nhận diện rủi ro. Bộ chỉ số cảnh báo sớm được tập hợp thành hai nhóm gồm nhóm các chỉ số dùng để nhận diện rủi ro đối với các định chế tài chính và nhóm các chỉ số nợ phân theo nợ nước ngoài và nợ của hộ gia đình. Cụ thể một số chỉ số cảnh báo sớm thường được sử dụng:
 
- Nhóm các chỉ số nhận dạng rủi ro đối với định chế tài chính: (i) Đòn bẩy tài chính: chỉ số đòn bẩy (tài sản/vốn chủ sỡ hữu); chỉ số vốn (vốn pháp định/tài sản); tăng trưởng đòn bẩy (tăng trưởng tài sản - tăng trưởng vốn chủ sở hữu); (ii) Đòn bẩy hệ thống: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng/tăng trưởng GDP; (iii) Rủi ro thanh khoản: Tỷ lệ cho vay/tiền gửi; tỷ lệ đảm bảo thanh khoản; chỉ số chênh lệch kỳ hạn; (iv) Lợi nhuận thuận chu kỳ: dựa vào chỉ số biên độ lợi nhuận ròng (NIM - net interest margins), lợi nhuận theo giá thị trường (MTM - mark to market); (v) Rủi ro tín dụng: xác suất vỡ nợ (PD); (vi) Tổ chức tài chính phi ngân hàng: Thị phần của tín dụng không qua ngân hàng (ngân hàng ngầm).
 
- Nhóm các chỉ số nợ: (i) Đối với hộ gia đình: Chỉ số DTI, chỉ số LTV; (ii) Nợ nước ngoài: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại hối; chỉ số nợ nước ngoài trên GDP; chỉ số thanh khoản ngoại tệ.
 
Để tăng cường giám sát an toàn vĩ mô, BOK xây dựng mô hình đánh giá rủi ro hệ thống cho chính sách an toàn vĩ mô (SAMP). Mô hình SAMP xây dựng nhằm mục tiêu đánh giá các nhân tố rủi ro của hệ thống tài chính trong nước một cách toàn diện và có hệ thống. SAMP sử dụng để đo lường các loại rủi ro khác nhau (rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản, lan truyền) gây ra bởi các mối liên kết tài chính theo chiều liên kết chéo khu vực và yếu tố thuận chu kỳ theo chiều thời gian. Mô hình SAMP là nền tảng để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng vĩ mô nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro của hệ thống tài chính dựa trên kịch bản khủng hoảng cụ thể; là mô hình mô phỏng chính sách, hỗ trợ thực thi hiệu quả chính sách an toàn vĩ mô. Mô hình được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của chính sách an toàn vĩ mô thông qua các công cụ chính sách thiết lập trong mô hình. SAMP hỗ trợ phân tích định lượng để xác định tình trạng ổn định tài chính dựa trên đánh giá rủi ro hệ thống, đồng thời, hỗ trợ phân tích các ngân hàng trong nước có tầm quan trọng hệ thống (D-SIB) để đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đối với rủi ro hệ thống. (Hình 3)
 
Nguồn: BOK
Các công cụ điều hành chính sách an toàn vĩ mô
 
Các công cụ chính sách an toàn vĩ mô cần được thiết kế và áp dụng một cách đầy đủ và kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia, các loại rủi ro hệ thống và mức độ của nó. Các nguồn rủi ro trong nền kinh tế Hàn Quốc có thể được xem xét từ trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước khủng hoảng, tính chu kỳ của việc cho vay hộ gia đình và doanh nghiệp chiếm ưu thế và thu hút sự chú ý lớn. Kể từ cuộc khủng hoảng, sự biến động của các dòng chảy về vốn đã tăng lên rất nhiều do việc áp dụng lãi suất bằng không và chính sách nới lỏng định lượng (QE) của các NHTW ở các nền kinh tế phát triển. Để đối phó với những điều kiện này, Hàn Quốc đã phát triển và áp dụng các công cụ chính sách an toàn vĩ mô như tỷ lệ LTV và tỷ lệ DTI, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (loan-to-deposit ratio) và các công cụ liên quan đến ngoại hối. (Bảng 4)
 
Nguồn: BOK

3.3. Kinh nghiệm của New Zealand
 
Quy trình ban hành quyết định chính sách an toàn vĩ mô được thực hiện qua bốn bước: (Hình 4)
 

Nguồn: Báo cáo tư vấn: Khuôn khổ và Công cụ chính sách an toàn vĩ mô cho New Zealand, 10/4/2013

 
Chỉ số an toàn vĩ mô
 
NHTW theo dõi một loạt các chỉ số nhằm thông báo những đánh giá về rủi ro hệ thống tài chính và giúp đánh giá liệu phản hồi chính sách có thích hợp không. NHTW lập các biểu đồ và cập nhật hàng quý trình bày về một số chỉ số an toàn vĩ mô chủ chốt.
 
Quy trình đánh giá rủi ro tập trung vào xem mức nợ và mất cân đối giá tài sản thế nào hoặc có khả năng trở thành quá mức và làm cho tiêu chuẩn cho vay bị sụt giảm. Đánh giá nghiêm khắc xem các chỉ số đang bị sụt giảm hay cải thiện. Những đánh giá về các vấn đề theo định lượng (thống kê) và thông tin định tính sẽ được tham vấn.
 
Bộ chỉ số có thể thay đổi theo thời gian, với việc đánh giá rủi ro được bổ sung bởi thông tin tình báo thị trường và giám sát, kiểm tra những căng thẳng về khả năng phục hồi của ngành Ngân hàng. Ngân hàng Dự trữ sẽ công bố hướng dẫn về các chỉ số và các phán đoán dựa trên các quyết định chính sách an toàn vĩ mô thận trọng trong Báo cáo ổn định tài chính định kỳ. 
 
4. Một số đề xuất
 
Từ kinh nghiệm của một số quốc gia về quy trình thực thi công cụ chính sách an toàn vĩ mô cho thấy quy trình thiết kế và ban hành một công cụ an toàn vĩ mô sẽ nằm trong tổng thể khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô gồm bốn bước cơ bản: (i) Xác định và đánh giá rủi ro hệ thống; (ii) Lựa chọn công cụ, xác định hướng điều hành và ngưỡng công cụ; (iii) Tổ chức thực thi chính sách; và (iv) Đánh giá chính sách. Đối với Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất cụ thể hóa các bước cơ bản trên đối với một công cụ chính sách an toàn vĩ mô có ưu điểm là vừa nhằm nâng cao vốn nhằm chống chịu rủi ro của các tổ chức tín dụng, vừa có tác dụng làm mượt chu kỳ tài chính, giảm thiểu rủi ro tín dụng quá mức, có thể điều chỉnh linh hoạt. Đó là công cụ CCyB.  
 
Bước 1: Phân tích đánh giá rủi ro liên quan đến tổng tín dụng và giá các lớp tài sản (chủ yếu là chứng khoán, bất động sản).
 
Việc phân tích đánh giá rủi ro liên quan đến tổng tín dụng nên bắt đầu từ chỉ tiêu “độ lệch tín dụng/GDP” hay đây nên là “neo tham chiếu” cho công cụ CCyB vì nhiều nghiên cứu đã so sánh và kết luận rằng chỉ tiêu độ lệch tín dụng/GDP là chỉ số cảnh báo khủng hoảng tốt hơn các chỉ số khác (BIS, 2010; IMF, 2013; ESRB, 2014). Ủy ban Basel (2010) hướng dẫn việc tính độ lệch tín dụng/GDP bằng cách so sánh giữa tỷ lệ tín dụng/GDP tại thời điểm quan sát và xu hướng dài hạn của nó. Việc ước lượng xu hướng dài hạn thông thường có thể sử dụng bộ lọc HP với hệ số lamda tương ứng là 400.000. 
 
Ngoài chỉ số lõi (chỉ số neo) là độ lệch tín dụng/GDP, các chỉ tiêu bổ sung phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá rủi ro đối với hệ thống ngân hàng do tăng trưởng tín dụng và giá tài sản (được các tổ chức quốc tế khuyến nghị) là độ lệch giữa giá nhà hoặc giá bất động sản thương mại so với mức trung bình; các chỉ tiêu về tín dụng, trừ tỷ lệ độ lệch tín dụng/GDP (ví dụ: tỷ lệ tăng trưởng tín dụng,…); các cân đối vĩ mô (cán cân vãng lai, nợ nước ngoài…); tình trạng bảng cân đối ngân hàng (ví dụ: tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ huy động/cho vay); rủi ro về nợ của khu vực tư nhân (ví dụ: tỷ lệ trả nợ của hộ gia đình); khả năng định giá sai rủi ro (ví dụ: giá cổ phiếu tăng)...
 
Bước 2: Quyết định kích hoạt (đối với lần đầu ban hành) hoặc điều chỉnh CCyB (nếu đã kích hoạt).
 
Các phân tích, đánh giá về rủi ro liên quan đến tổng tín dụng và giá các lớp tài sản cần được đưa ra thảo luận sâu rộng và cuối cùng, kết quả về việc quyết định kích hoạt hoặc điều chỉnh công cụ CCyB cần được đưa ra chính thức. 
 
Quá trình thảo luận về kết quả phân tích ở bước 1 cần đánh giá sâu hơn trong đánh giá tổng thể về toàn bộ các rủi ro hệ thống tài chính, bối cảnh không gian và tương tác chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống (chính sách an toàn vĩ mô là công cụ chủ đạo nhưng không phải là duy nhất để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro hệ thống) và hệ thống pháp lý hiện tại liên quan đến quy định an toàn vi mô, an toàn vĩ mô để quyết định kích hoạt hoặc điều chỉnh CCyB và ngưỡng/giá trị của công cụ khi dự kiến áp dụng (thông thường, ngưỡng CCyB là tỷ lệ % tính theo vốn rủi ro trong các quy định tính vốn an toàn).
 
Theo hướng dẫn của Ủy ban Basel, tỷ lệ CCyB được xác định trong khoảng giới hạn từ 0 - 2,5%; tương ứng với độ lệch tín dụng/GDP trong khoảng từ 2 - 10%. Các tình huống xảy ra như sau:
 
(1) Nếu độ lệch tín dụng/GDP ≤ mức cận dưới (2%), CCyB = 0%
 
(2) Nếu  độ lệch tín dụng/GDP ≥ mức cận trên (10%), CCyB = 2,5% 
 
(3) Nếu mức cận dưới ≤ độ lệch tín dụng/GDP ≤ mức cận trên, CCyB được xác định theo công thức sau:
𝐶𝐶𝑦𝐵 = 0.3125 𝑥 (độ lệch tín dụng/𝐺𝐷𝑃−2%).
 
Tuy nhiên, cần lưu ý ngưỡng công cụ CCyB nêu trên là ngưỡng xác định ban đầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tỷ lệ CCyB áp dụng có thể thay đổi trên cơ sở xem xét mức độ tích tụ rủi ro hệ thống, đặc điểm phát triển tín dụng của hệ thống ngân hàng - tài chính.
 
Bước 3: Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực thi công cụ.
 
Căn cứ kết quả thảo luận và quyết định về CCyB ở bước 2, một đơn vị Vụ, Cục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ được giao trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định CCyB tại các tổ chức tín dụng trong từng giai đoạn. Văn bản này quy định cụ thể thời gian áp dụng, mức đệm vốn yêu cầu và tần suất báo cáo cho NHNN về hiện trạng CCyB của tổ chức tín dụng. 
 
Bước 4: Theo dõi, giám sát CCyB trong hệ thống tổ chức tín dụng để đánh giá hiệu quả công cụ và đề xuất hiệu chỉnh liên quan tới công cụ này khi cần thiết.
 
Đơn vị ban hành văn bản về CCyB tổ chức lưu trữ thông tin liên quan về CCyB, định kỳ đánh giá hiệu quả công cụ và có trách nhiệm chia sẻ thông tin với các đơn vị liên quan (nhất là với các đơn vị tham gia ở bước 1 và 2). 
 
Báo cáo đánh giá về tác động, hiệu quả công cụ cần làm rõ việc đạt được mục tiêu về giảm thiểu rủi ro hệ thống đặc biệt là rủi ro liên quan đến tăng trưởng tín dụng và giá tài sản, đánh giá các tác động phụ, lan truyền của việc thực thi công cụ CCyB. Đánh giá tác động chính sách rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích (bước 1), quyết định điều chỉnh công cụ hoặc chấm dứt việc sử dụng công cụ (bước 2), vì vậy, cần được chia sẻ và đưa ra thảo luận trong phạm vi những đơn vị liên quan.
 
Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị trong quy trình thực thi CCyB
 
Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị liên quan của NHNN trong quá trình thực thi CCyB tổng hợp trong bảng dưới đây:
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
1. Allen, F. &  Carletti, E (2011), Systemic risk and macroprudential regulation.
 
2. Agresti (2008), The ECB and IMF Indicators of The Macroprudential Analysis of The Banking Sector- A comparison of The Two Approaches, ECB Occasional Paper Series N099
 
3. Agur, I. &  Sharma,S (2013), Rules, Discretion, and Macro-Prudential Policy,IMF Working Paper, IMF - Singapore Regional Training Institute 2013
 
4. Dietrich Domanski and Tim Ng. (2012). Getting effective macroprudential policy on the road: eight propositions. BIS paper No60.
 
5. Bank of Malaysia. 2014,  http://www.bnm.gov.my/ 
 
6. 13. BIS (2010). Macroprudential Instruments and frameworks: a stocktaking of issues and experiences.SGFS Papers No38.
 
7. BIS. (2012), CGFS (2012b). Operationalising the seclection and application of macroprudential instrument. Committee on the Global Financial System.
 
8. Borio, C (2003), “Towards a macroprudential framework for financial supervision and regulation?”, CESifo Economic Studies, vol 49(2), pp 181-216. Also available as BIS Working Papers, no 128, February.
 
9. Borio (2009). Implementing the macroprudential approach to financial regulation and supervision. Financial Stability Review 13.
 
10. Longworth. (2011), Remarks on macroprudentail policy frameworks. BIS paper No 60.
 
11. Financial  Stability  Board,  and  Bank  for  International  Settlements  (2009), “Guidance   to   Assess   the   Systemic   Importance   of   Financial   Institutions,   Markets   and Instruments: Initial Considerations”.


ThS. Nguyễn Vĩnh Hưng (Phó Vụ trưởng Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính (Vụ ODTTTC) - NHNN)

Nhóm nghiên cứu (Nhóm nghiên cứu: TS. Nguyễn Khương, ThS. Nguyễn Vũ Phương, ThS. Phan Minh Anh, ThS. Hà Tú Anh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hường, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Nguyễn Thị Minh Hằng - Vụ ODTTTC; ThS. Trần Thị Thúy Hường, ThS. Trần Thị Thùy Dương, Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN)
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12/07/2024 257 lượt xem
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng để xác định phúc lợi tài chính của mỗi cá nhân (Xiao và cộng sự, 2009). Theo đó, quản lý tài chính cá nhân liên quan đến việc áp dụng các hoạt động khác nhau để lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát chi tiêu của một người.
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
05/07/2024 275 lượt xem
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều biến động, việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng không kém phần rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
26/06/2024 192 lượt xem
Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương trong tương lai cho các tỉnh, thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
14/06/2024 402 lượt xem
Thị trường vốn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực nghiệm tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2013 - 2023.
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
04/06/2024 571 lượt xem
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích luật viết và phương pháp so sánh trong luật học để làm rõ một số bất cập của quy định về chuyển nhóm nợ, tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế trong đánh giá mức đủ vốn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
15/05/2024 2.010 lượt xem
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số đang bùng nổ trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được xem là chiến lược quan trọng với doanh nghiệp (trong đó có ngân hàng) để duy trì tính cạnh tranh, R&D cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà đối thủ khó có thể sao chép được, bên cạnh đó, quy trình tạo ra sản phẩm mới, cũng như công năng của sản phẩm mang lại đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững.
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
07/05/2024 701 lượt xem
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thực thi bộ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social và Governance - ESG) trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
02/05/2024 808 lượt xem
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro.
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
26/04/2024 2.449 lượt xem
Việc quản lý và phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả, an toàn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
01/04/2024 906 lượt xem
Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động.
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
21/03/2024 1.781 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
18/03/2024 985 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) (2010) đã thiết kế Bộ đệm vốn nghịch chu kì (CCyB) với mục tiêu an toàn vĩ mô ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng vượt mức có tính chu kì (được phản ánh qua sự tăng, giảm của chu kì tài chính) tiềm ẩn rủi ro hệ thống đối với khu vực ngân hàng.
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
29/02/2024 4.649 lượt xem
Bài viết đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
19/01/2024 940 lượt xem
Hành vi tiêu dùng của khách hàng trong nghiên cứu này được tiếp cận theo hướng sự ủng hộ của khách hàng, được đo lường bằng 3 chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận và tỉ lệ giữ chân khách hàng. Trên cơ sở kết quả khảo sát từ 238 nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
29/12/2023 1.300 lượt xem
Tín dụng đầu tư là một hình thức hỗ trợ vốn của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?