Đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại từ mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất
18/12/2023 2.115 lượt xem
Tóm tắt: Nghiên cứu này với mục đích cung cấp phương pháp đo lường về khả năng thanh toán dựa trên trạng thái vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua mô hình kì tới hạn (The Maturity Model) trong quản lí rủi ro lãi suất. Bằng phương pháp này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lẫn NHTM có thể định lượng khả năng thanh toán của các NHTM trên phạm vi danh mục tài sản và nợ phải trả hiện hành khi lãi suất thị trường biến đổi. 
 
Từ khóa: Lãi suất, khả năng thanh toán, tài sản có, tài sản nợ, trái phiếu Coupon, NHTM, mô hình kì tới hạn.
 
MEASURING THE SOLVENCY OF COMMERCIAL BANKS BASED ON THE MATURITY MODEL
IN MANAGEMENT OF INTEREST RATE RISK

Abstract: This study aims to provide a measurement method for solvency based on the equity status of commercial banks and informed by the maturity model in interest rate risk management. Using the method, the Banking Supervision and Inspection Agency of the State Bank of Vietnam and commercial banks can determine their own solvency within their portfolio of total assets and liabilities when market interest rates change. 
 
Keywords: Interest rate, solvency, assets, liabilities, coupon bond, commercial bank, the maturity model.
 
1. Giới thiệu
 
Trong quản lí danh mục tài sản tại NHTM, quản lí rủi ro lãi suất và quản lí rủi ro thanh khoản là hai nghiệp vụ song hành mang tính trọng yếu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập lãi thuần (NII), thu nhập lãi cận biên (NIM) và khả năng thanh toán1. Nếu khe hở nhạy cảm với lãi suất (GAP) dương, danh mục đang ở trạng thái nhạy cảm với tài sản có (TSC). Ngược lại, nếu khe hở nhạy cảm với lãi suất âm thì danh mục lại có trạng thái nhạy cảm với tài sản nợ (TSN). Hành động tương ứng của Hội đồng quản lí tài sản và nợ phải trả (ALCO) với trạng thái nhạy cảm của danh mục thông thường như sau: (i) ALCO sẽ không cần phải làm gì nếu lãi suất tăng mà GAP dương và lãi suất giảm mà GAP âm do trạng thái danh mục lúc này vẫn có lời; (ii) Tuy nhiên, ALCO buộc phải phản ứng điều chỉnh khối lượng và/hoặc kì tới hạn của TSC và/hoặc TSN để tránh lỗ. Bảng 1 mô tả tóm tắt các hành động ALCO có thể thực hiện đối với các trạng thái của GAP trên danh mục tài sản của NHTM. (Bảng 1)

Bảng 1: Tóm tắt phản ứng ALCO có thể xảy ra đối với trạng thái GAP 
với lãi suất trên danh mục tài sản của NHTM

Nguồn: Rose và Hudgins (2012) 
 
Như vậy, ta có thể thấy rằng, khi GAP = 0, danh mục tài sản của NHTM không phản ứng với sự biến thiên của lãi suất; hay nói cách khác, rủi ro lãi suất trong trường hợp này đã được loại trừ. Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa trên phương diện lí thuyết, nhưng không khả dụng trên thực tế bởi lãi suất và kì hạn của TSC và lãi suất của TSN không có mối tương quan “hoàn hảo” với mức GAP = 0. Rose và Hudgins (2012), cho rằng “lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi trễ hơn so với lãi suất của nhiều khoản huy động vốn trên thị trường tiền tệ. Vì vậy, doanh thu lãi thuần có xu hướng tăng chậm hơn chi phí lãi trong thời kì kinh tế phát triển và chi phí lãi có xu hướng giảm nhanh hơn doanh thu lãi trong thời kì kinh tế suy thoái”. Do đó, nghiên cứu của Greenbaum và cộng sự (2019) chỉ ra rằng, các NHTM thường cố tình tạo ra các khoảng chênh lệch về thời hạn của danh mục TSC và TSN của chính mình nhằm thu được lợi nhuận từ phần bù kì hạn hoặc từ những kì vọng của chính họ về xu hướng lãi suất. Cụ thể, các NHTM thường tài trợ cho khoản mục của TSC với kì hạn trung và dài hạn bằng TSN có kì hạn ngắn hạn. Điều này dẫn đến rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản mà NHTM phải gánh chịu, trong lịch sử đã xảy ra đối với NCNB Corporation2 và gần đây là ngân hàng Silicon Valley3.
 
Nghiên cứu này với mục đích cung cấp phương pháp đo lường về khả năng thanh toán dựa trên trạng thái vốn chủ sở hữu của NHTM thông qua mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất. Bằng phương pháp nêu ra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lẫn NHTM có thể định lượng khả năng thanh toán của các NHTM trên phạm vi danh mục tài sản và nợ phải trả hiện hành khi lãi suất thị trường thay đổi. 
 
2. Phương pháp đo lường mô hình kì tới hạn
 
2.1. Đối với một tài sản
 
Giả sử một NHTM đang nắm giữ một trái phiếu Coupon có thông tin như sau:


 
Suy ra thị giá của trái phiếu Coupon 

 
Giả sử lãi suất thị trường tăng từ 12% lên 13%, lúc này thị giá P1’ của trái phiếu Coupon này sẽ là: 
 
 
Như vậy, từ đây có thể thấy, lãi suất thị trường tăng 1% thì thị giá trái phiếu Coupon giảm 884.955,75 đồng. Tuy nhiên, giá trị sổ sách của trái phiếu Coupon vẫn là 100.000.000 đồng, nhưng thực tế, nếu ngân hàng bán trái phiếu Coupon này ngay lập tức (giả sử loại trái phiếu Coupon này có tính thanh khoản tốt) thì ngân hàng lỗ 884.955,75 đồng. 
 
Ta có thể công thức hóa về thay đổi của thị giá trái phiếu Coupon trên như sau: 
 
Khi lãi suất tăng 1%  
 
 
Như vậy, khi lãi suất tăng 1% thì thị giá của trái phiếu Coupon giảm -1% hay khi lãi suất thay đổi thì thị giá của trái phiếu Coupon thay đổi. Sử dụng quy tắc tam suất, ta có thể có công thức gần đúng như sau:
 
∆P = -∆r
 
Từ đây, ta có thể xác định được % thay đổi của thị giá trái phiếu Coupon khi có sự thay đổi lãi suất bằng ví dụ minh họa. (Bảng 2)
 
Bảng 2: Thay đổi của thị giá trái phiếu Coupon khi có sự thay đổi lãi suất

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán
 
Từ những tính toán trên ta có thể thấy rằng, khi lãi suất thị trường tăng:

(i) TSC kì hạn càng dài thì thị giá giảm càng nhiều;

(ii) Tốc độ giảm của các trái phiếu có kì hạn khác nhau là khác nhau;

(iii) Đối với các khoản mục có kì hạn càng dài, giá trị tuyệt đối của sự thay đổi về thị giá càng lớn, tức thiệt hại càng lớn, nhưng tốc độ thiệt hại giảm dần khi kì hạn tăng dần.
 
2.2. Đối với danh mục TSN và TSC
 
Giả sử NHTM có danh mục TSC và TSN hay nợ phải trả như Bảng 3.

Bảng 3: Danh mục TSC và TSN

                                                                                                                                             Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Nhóm tác giả tự giả định
 
Ta tiến hành tính giá trị kì hạn trung bình và tỉ trọng của từng loại TSC và TSN của danh mục theo công thức sau: 
 



 
Để tính kì hạn bình quân của TSC và TSN của danh mục ta cần có các thông số sau:
 
+ Tỉ trọng của từng kì hạn đối với TSC và TSN →  Gọi WAi là tỉ trọng TSC; WLi là tỉ trọng TSN thứ i.
 
+ Kì hạn của từng nhóm TSN và TSC → Gọi MAi là kì hạn TSC; MLi là kì hạn TSN.
 
Khi đó, kì hạn bình quân của TSC và TSN của danh mục được tính theo công thức sau:
 


Để ước tính khả năng thanh toán của NHTM ta sử dụng hàm Goal Seek của Excel để thực hiện tính toán thông qua nguyên lí tài chính và các bước thực hiện sau:
 
+ Khi lãi suất biến thiên sao cho vốn tự có ≤ 0 thì lúc này NHTM mất khả năng thanh toán.
 
+ Các bước ước tính lãi suất biến thiên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NHTM theo Hình 1.

Hình 1:  Quy trình ước tính lãi suất biến thiên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NHTM

Nguồn: Tính toán dự kiến của nhóm tác giả.

Theo số liệu tại Bảng 3 ta có tỉ trọng của từng loại TSC/TSN như Bảng 4.

Bảng 4: Tỉ trọng của từng loại TSC/TSN trên danh mục

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán

Giả thiết danh mục TSN và TSC có các thông tin sau:


 
Lúc này bằng công cụ Excel ta có thể tính toán được các thông số sau:

Kì hạn bình quân của danh mục:

 
Giá trị danh mục TSN và TSC trước và sau khi lãi suất tăng như sau: 
 
 
Do đó, mức thay đổi trị giá của danh mục sau khi lãi suất thị trường tăng 1%:

 
∆ Vốn tự có = ∆ Giá danh mục TSC - ∆ Giá danh mục TSN 
 
                           = -1,84% - (- 0,64%) = - 1,2%
 
Như vậy, nếu lãi suất thị trường tăng lên 1% thì đối với cơ cấu danh mục trên 100 triệu đồng vốn tự có sẽ giảm 0,12 triệu đồng.   
 
Vốn tự có ban đầu = 572.605.331 triệu đồng - 527.462.024 triệu đồng =  45.143.307 triệu đồng 
 
Khi lãi suất biến thiên sao cho vốn tự có ≤ 0 thì lúc này NHTM mất khả năng thanh toán. Do đó, ta xây dựng hàm mục tiêu cho hàm Goal Seek như sau:
 
∆ Vốn tự có = ∆ Giá danh mục TSC - ∆ Giá danh mục TSN  ≤ - 45.143.30710
 
Dùng chức năng hàm Goal Seek ta tìm được tại mức lãi luất r = 1,53%/tháng (hay 18,36%/năm) thì NHTM mất khả năng thanh toán. Kết quả này hợp lí đối với danh mục TSN và TSC theo giả thiết đã cho, bởi vì đây cũng chính là xu hướng sử dụng TSC ở kì hạn dài hơn được tài trợ bởi TSN ở kì hạn ngắn hơn nhằm tạo ra phần bù lợi nhuận từ việc chênh lệch kì hạn. 
 
Tiếp theo, nếu như danh mục có kì hạn bình quân của TSN lớn hơn kì hạn bình quân TSC thì do tính chất số liệu mang tính “tĩnh”11, nên dòng tiền vào (thu nhập) dùng để chi trả cho dòng tiền ra (chi phí) trong trung, dài hạn sẽ không đảm bảo và nguy cơ “ăn mòn” vốn tự có dẫn đến mất khả năng thanh toán là điều hiển nhiên. 
 
Đến đây, ta có thể thấy rằng, sự biến thiên của lãi suất thị trường sẽ dẫn đến sự biến thiên của giá trị danh mục TSN và TSC nhạy cảm với lãi suất (nghịch biến lãi suất). Và khi lãi suất thị trường biến thiên thì danh mục TSN và TSC có kì hạn càng dài sẽ biến thiên càng lớn (nghịch biến với lãi suất). 
 
3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo lường kì đến hạn 
 
Phương pháp kì đến hạn dùng để đo lường khả năng thanh toán của NHTM có một số uu điểm và hạn chế theo Bảng 5.

Bảng 5: Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo lường kì đến hạn trong đo lường khả năng thanh toán của NHTM


Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
 
4. Kết luận
 
Mặc dù có một số hạn chế cũng như chưa xét đến tính động của số liệu nhưng phương pháp kì đến hạn có thể  dùng để đo lường khả năng thanh toán của NHTM tại một thời điểm cụ thể nhằm đưa ra các ngưỡng dự báo về mức lãi suất thị trường mà tại đó NHTM đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán. Đây cũng chính là ưu điểm nổi trội, khoa học hỗ trợ cho việc ra quyết định trong chỉ đạo, điều hành của quản lí cấp cao tại NHTM cũng như kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan quản lí, giám sát NHTM theo dõi, hành động nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
 
Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chưa tính đến yếu tố thời lượng của từng loại tài sản, cũng như xem xét đến “tính động” của dữ liệu. Hướng nghiên cứu đề xuất sắp tới đối với vấn đề này là sử dụng mô hình thời lượng (Duration Model) kết hợp với ứng dụng Goal Seek trong Excel để đo lường khả năng thanh toán của NHTM sẽ giải quyết triệt để vấn đề còn tồn tại.
 
 
1 Có thể đo lường bằng phương pháp quản lí rủi ro khe hở nhạy cảm về lãi suất (Interest-Sensitivity Analysis - GAP Management). 
2 NCNB Corporation, một công ty ngân hàng có trụ sở tại Bắc Carolina, sau này trở thành Nations Bank và rồi sáp nhập với Bank of America. Ngân hàng này dự đoán rằng sẽ có một đợt suy giảm lãi suất vào năm 1990. Do đó, ngân hàng đã kéo dài kì hạn của danh mục đầu tư đến năm 1989. Vào cuối năm đó, bảng cân đối kế toán của ngân hàng này nhạy cảm với nợ phải trả. Nguyên do phần lớn là vì họ nắm giữ 6 tỉ USD trái phiếu dài hạn, được đảm bảo bằng thế chấp tài sản tại Hiệp hội thế chấp quốc gia của Chính phủ (GNMA). Tính đến ngày 31/12/1989, khoản nợ phải trả của NCNB nhiều hơn khoảng 1,5 tỉ USD so với tài sản của nó sẽ được định giá lại trong 12 tháng sau đó. Nếu lãi suất giảm, NCNB sẽ có được khoản lãi khổng lồ. Thay vào đó, lãi suất tăng lên nếu tính đến cuối năm 1989, lợi suất của GNMA 30 năm là 9,49%. Đến ngày 16/3/1990, lợi suất GNMA kì hạn 30 năm là 9,95%. Do đó, NCNB phải chịu khoản lỗ chưa thực hiện 180 triệu USD trong danh mục trái phiếu của mình. Tin tức tiêu cực này cộng với những tiết lộ vào tháng 3/1990 rằng các khoản vay có vấn đề có thể tăng 25% trong quý đầu tiên của năm 1990 đã khiến giá cổ phiếu của NCNB lao dốc từ 46 USD/cổ phiếu trong tuần đầu tiên của tháng 3/1990 xuống còn 40 USD/cổ phiếu vào ngày 19/3/1990, giảm 12%. 
3 Xem sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley ở đây https://tapchinganhang.gov.vn/su-sup-do-cua-ngan-hang-silicon-valley-nhung-van-de-dat-ra.htm 
4 Thị giá của trái phiếu Coupon được tính bằng     với C là dòng tiền được trả mỗi kì, n là kì hạn. 
5 Mức độ biến động của thị giá 
6 = PV(10%/12 kì hạn bình quân TSC - 10%/12 * Giá trị tổng TSC - Giá trị 
tổng TSC)
7 = PV(7%/12 kì hạn bình quân TSC - 7%/12 * Giá trị tổng TSN - Giá trị tổng TSC) 
8 = PV(11%/12 kì hạn bình quân TSC - 10%/12 * Giá trị tổng TSC - Giá trị tổng TSC)
9 = PV(8%/12 kì hạn bình quân TSC - 7%/12 * Giá trị tổng TSN - Giá trị tổng TSN)
10 = (PV(Lãi suất cần tìm, kì hạn bình quân TSC - Mức sinh lời trung bình TSC/12
*Tổng giá trị TSC - Tổng giá trị TSC)- Hiện giá tổng giá trị TSC trước khi lãi suất tăng) - (PV(Lãi suất cần tìm, kì hạn bình quân TSN - Mức huy động trung bình TSN/12* Tổng giá trị TSN - Tổng giá trị TSC) - Hiện giá tổng giá trị TSN trước khi lãi suất tăng) 
11 Số liệu mang tính chất thời điểm và không có tính chất tuần hoàn và chưa xét đến yếu tố hành vi của khách hàng. Chẳng hạn, đối với TSC, dữ liệu kì tới hạn chưa xem xét khả năng tiếp tục nhu cầu vay vốn khi đến hạn, khả năng thu hồi, trả nợ sớm của khách hàng, khả năng giải ngân mới. Đối với TSN, dữ liệu kì tới hạn sẽ không tính đến đặc tính tái tục, khả năng tăng trưởng hoặc sụt giảm huy động.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Greenbaum, S. I., Thakor, A. V, & Boot, A. W. A. B. T.-C. F. I. (Fourth E. (Eds.). (2019). Chapter 5 - Interest Rate Risk (pp. 101-119). Academic Press. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/B978-0-12-405208-6.00005-X
2. Rose, P. S., & Hudgins, S. C. (2012). Bank Management & Financial Services. McGraw-Hill Education.

Lê Hữu Nghĩa (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)
Trương Văn Tuấn, Vũ Văn Đạt, Nguyễn Trí Thức (NHTM cổ phần Việt Nam Thương Tín)
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12/07/2024 257 lượt xem
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng để xác định phúc lợi tài chính của mỗi cá nhân (Xiao và cộng sự, 2009). Theo đó, quản lý tài chính cá nhân liên quan đến việc áp dụng các hoạt động khác nhau để lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát chi tiêu của một người.
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
05/07/2024 275 lượt xem
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều biến động, việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng không kém phần rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
26/06/2024 192 lượt xem
Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương trong tương lai cho các tỉnh, thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
14/06/2024 402 lượt xem
Thị trường vốn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực nghiệm tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2013 - 2023.
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
04/06/2024 572 lượt xem
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích luật viết và phương pháp so sánh trong luật học để làm rõ một số bất cập của quy định về chuyển nhóm nợ, tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế trong đánh giá mức đủ vốn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
15/05/2024 2.012 lượt xem
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số đang bùng nổ trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được xem là chiến lược quan trọng với doanh nghiệp (trong đó có ngân hàng) để duy trì tính cạnh tranh, R&D cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà đối thủ khó có thể sao chép được, bên cạnh đó, quy trình tạo ra sản phẩm mới, cũng như công năng của sản phẩm mang lại đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững.
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
07/05/2024 701 lượt xem
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thực thi bộ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social và Governance - ESG) trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
02/05/2024 810 lượt xem
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro.
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
26/04/2024 2.451 lượt xem
Việc quản lý và phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả, an toàn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
01/04/2024 908 lượt xem
Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động.
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
21/03/2024 1.781 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
18/03/2024 985 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) (2010) đã thiết kế Bộ đệm vốn nghịch chu kì (CCyB) với mục tiêu an toàn vĩ mô ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng vượt mức có tính chu kì (được phản ánh qua sự tăng, giảm của chu kì tài chính) tiềm ẩn rủi ro hệ thống đối với khu vực ngân hàng.
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
29/02/2024 4.649 lượt xem
Bài viết đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
19/01/2024 940 lượt xem
Hành vi tiêu dùng của khách hàng trong nghiên cứu này được tiếp cận theo hướng sự ủng hộ của khách hàng, được đo lường bằng 3 chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận và tỉ lệ giữ chân khách hàng. Trên cơ sở kết quả khảo sát từ 238 nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
29/12/2023 1.300 lượt xem
Tín dụng đầu tư là một hình thức hỗ trợ vốn của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?