Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia E-learning của cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước
04/11/2022 6.787 lượt xem
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia E-learning của cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Dữ liệu cho nghiên cứu này là kết quả khảo sát bảng hỏi và thu được 885 trả lời từ người học là cán bộ, công chức, viên chức NHNN. Nghiên cứu sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) và thực hiện phân tính nhân tố khám phá (EFA) chỉ ra 04 nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia E-learning qua hệ thống E-learning của NHNN. Phân tích ANOVA và kiểm định Dunnett T3 chỉ ra hành vi tham gia E-learning giữa cán bộ, công chức, viên chức NHNN có sự khác biệt trong một số nhóm theo nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu định lượng này sẽ là gợi ý cho việc xây dựng hệ thống E-learning của NHNN hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức NHNN.  
 
Từ khóa: Công chức, E-learning, hệ thống E-learning.
 
DETERMINANTS OF PARTICIPATING INTENTION THE E-LEARNING OF PUBLIC SERVANTS OF THE STATE BANK OF VIETNAM 
 
Abstract: The study aims to explore the factors affecting the intention to participate in E-learning of the State Banks' public servants. Research data is from a questionnaire survey with 885 responses from learners who are officials and employees of the State Bank. Research is using the TAM model and performing Exploratory Factor Analysis (EFA). Regression results show that 4 factors have a statistically significant impact on the intention to participate in E-learning through the E-learning system of the State Bank. In addition, ANOVA and Dunnett T3 analysis indicated that E-learning participating behavior was different among several demographic groups. The results of this empirical study will be suggestions for continuing to improve the State Bank E-learning system effectively in training public servants of the State Bank.
 
Keywords: Public servants, E-learning, E-learning system.
 
1. Đặt vấn đề
 
E-learning được coi là một phần của sự năng động mới trong thế kỷ 21 (Sangrà, Vlachopoulos  và Cabrera, 2012) và được hiểu là cách sử dụng phương tiện điện tử, viễn thông cho nhiều mục đích học tập khác nhau, từ các chức năng bổ trợ trong các lớp học thông thường đến thay thế hoàn toàn cho các hình thức mặt đối mặt (face-to-face meetings) bằng các cuộc gặp gỡ trực tuyến (online) giữa các bên (Guri-Rosenblit, 2005). Do đó, việc sẵn sàng cho học tập qua kênh E-learning được các nghiên cứu nhìn nhận theo các mô hình về hành vi chấp nhận công nghệ mới (Ajab Al-Furaydi, 2013). Tại Việt Nam, từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, số lượng người tham gia E-learning đã có sự gia tăng nhanh chóng tại hầu hết các cấp học và NHNN cũng là một trong những tổ chức đi đầu áp dụng E-learning trong ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, vì E-learning là công nghệ mới lần đầu tiên đưa vào thực hiện, do đó, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia E-learning vẫn chưa có điều kiện thực hiện. Trong bối cảnh này, nhóm tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia E-learning của cán bộ, công chức, viên chức NHNN, trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu nêu một số đề xuất, khuyến nghị cho việc nâng cao hiệu quả E-learning trong ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức NHNN.
 
2. Lý luận về ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức và E-learning 
 
2.1. ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức
 
Ngày nay, người ta đã phân biệt khá rõ ĐTBD cho đối tượng người trưởng thành khác biệt so với các đối tượng người học khác. Hệ thống lý luận về học tập đã được phát triển riêng cho đối tượng người lớn và liên tục được các nhà nghiên cứu bổ sung (Knowles, Holton và Swanson, 2005; Tennant, 1997). 
 
Công chức được hiểu là người làm trong khu vực công. Sản phẩm công việc của họ là phúc lợi xã hội hơn là phúc lợi cá nhân. Do đó, nỗ lực ĐTBD công chức là một trong số các biến số được cho là có liên quan đến việc xây dựng năng lực khu vực công (WB, 2016a).
 
ĐTBD công chức luôn được các Chính phủ quan tâm; ĐTBD công chức cũng đã được các nhà khoa học coi là đầu tư vào tài sản công, là vốn con người (David J. Basarab và Root, 1992; WB, 2016a, b). Như vậy, hiệu quả ĐTBD công chức nên tiếp cận trên phương diện đầu tư vào tài sản vốn con người của khu vực nhà nước. Theo cách tiếp cận trên, khi đánh giá về ĐTBD công chức có thể nhận định rằng sự hài lòng của người học và họ sẽ tiếp tục học (học tập suốt đời) là biểu hiện về sự hiệu quả của đào tạo. 
 
Đánh giá hiệu quả E-learning thông qua đánh giá hành vi tập trung tham gia của người học với hệ thống E-learning (Ajab Al-Furaydi, 2013; Aydın và Tasci, 2005; Contreras và Hilles, 2015; Docula, 2014; Guragain, 2016; Kathawala và Wilgen, 2004; Mercado, 2008; Okonkwo, 2012; Saekow và Samson, 2011; Schreurs, Gelan và Sammour, 2009). 
 
2.2. E-learning và hệ thống E-learning
 
2.2.1. Định nghĩa về E-learning và hệ thống E-learning
 
E-learning là một phần của sự năng động mới đặc trưng cho các hệ thống giáo dục, đào tạo của thế kỷ 21. Do đó, các cách hiểu khác nhau về E-learning được dung hòa bởi các phương pháp tiếp cận và đặc tính chuyên nghiệp riêng (Sangrà et al., 2012). 
 
Cũng theo nguyên tắc trên, với đặc điểm ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức NHNN, cách tiếp cận trên phương diện công nghệ thông tin là phù hợp. Cụ thể: “E-learning là cách sử dụng phương tiện điện tử, viễn thông cho nhiều mục đích học tập khác nhau, từ các chức năng bổ trợ trong các lớp học thông thường đến thay thế hoàn toàn cho các hình thức mặt đối mặt bằng các cuộc gặp gỡ trực tuyến giữa các bên” (Guri-Rosenblit, 2005).
 
Kế thừa các nghiên cứu trước đây (Alshaher, 2013; Guragain, 2016), có thể khái quát rằng hệ thống E-learning là sự kết hợp của các hệ thống học tập, liên kết hỗ trợ lẫn nhau gồm: Học tập truyền thống, tổng hợp các hình thức học tập và  học tập từ xa để chúng hỗ trợ lẫn nhau đem đến lợi ích cho các bên (nhất là người học). Ngay cả theo thời gian thực, hệ thống E-learning có thể cho phép người học từ xa với các hỗ trợ và tương tác cùng những người học khác đang tham gia cùng khóa học.
 
Hệ thống E-learning có liên quan đến nhiều bên tham gia. Do đó, đánh giá hiệu quả hệ thống E-learning cần quan tâm đến một đối tượng nhất định như: Người học, giảng viên, người quản lý, hạ tầng liên quan... Tiếp cận các đối tượng này cần theo giác độ liên quan như: Năng lực, thái độ tham gia; các vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật là hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng pháp lý…) (Al-Shagran và Sahraoui, 2017).
 
2.2.2. Lý thuyết về tham gia E-learning
 
Nghiên cứu dựa trên “Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ” (Unified theory of acceptance and use of technology - UTAUT) làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu về hành vi tham gia E-learning. UTAUT là mở rộng của TAM đối với người sử dụng (Venkatesh, Morris và Davis, 2003). UTAUT là sự tổng hợp, cải tiến từ 08 lý thuyết trước đây được sử dụng trong phân tích tâm lý xã hội. UTAUT cũng là công cụ đánh giá khả năng thành công của một công nghệ mới đưa vào áp dụng (Venkatesh et al., 2003). Các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng UTAUT để đánh giá các động cơ của sự chấp nhận công nghệ mới làm cơ sở cho các can thiệp nhắm mục tiêu đến nhóm người bảo thủ trước công nghệ mới. 
 
Mô hình UTAUT được mô phỏng là khung phân tích trong đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi tham gia E-learning. Mô hình lý thuyết này gồm 04 thành phần chính: “Kỳ vọng hiệu quả sử dụng mong đợi” (Performance Expectancy); “Mức độ nỗ lực mong đợi” (Effort Expectancy); “Ảnh hưởng xã hội” (Social Influence) và “Các điều kiện hỗ trợ” (Facilitating Conditions). Đây là các yếu tố quyết định trực tiếp đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng E-learning. Giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và tính tự nguyện của việc sử dụng là trung gian tác động của 04 cấu phần quan trọng về mục đích sử dụng và hành vi sử dụng (Venkatesh và cộng sự, 2003).
 
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cố gắng tích hợp mô hình về chất lượng dịch vụ E-learning do một số tác giả đã phát triển mô hình TAM và  tham chiếu mô hình SERVQUA (Parasuraman, Zeithaml và Berry, 1985) để có  mô hình SERVQUAL, một mô hình khái niệm về chất lượng dịch vụ từ công việc (Ibrahim et al., 2017; Lee, Yoon, 2009).
 
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia E-learning của cán bộ, công chức, viên chức NHNN
 
3.1. Giả thuyết nghiên cứu
 
Dựa trên tổng quan nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: 
 
H1: Đặc điểm của giảng viên (người hướng dẫn) (CH) tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia E-learning của người học.
 
H2: Sự tự tin trong sử dụng máy tính (CSE1) tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia E-learning của người học.
 
H3: Thiết kế khóa học (CD) tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia E-learning của người học.
 
H4: Kỳ vọng về sự hữu ích (USE) tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia E-learning của người học.
 
H5: Kỳ vọng về dễ sử dụng (PEU) tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia E-learning của người học.
 
H6: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định tham gia E-learning giữa nhóm/và trong các nhóm về nhân khẩu học, sự khác biệt này tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia E-learning của người học. 
 
3.2. Khung lý thuyết cho phân tích  

Hình 1: Mô hình lý thuyết đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định 
tham gia/sử dụng E-learning của cán bộ, công chức, viên chức NHNN


Nguồn: Nhóm tác giả điều chỉnh, kế thừa từ các nghiên cứu trước (Lee et al., 2009)

Hình 1 mô phỏng khung lý thuyết cho đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia E-learning của cán bộ, công chức, viên chức NHNN.
 
3.3. Kết quả kiểm định giả thuyết và thảo luận
 
3.3.1. Kết quả kiểm định giả thuyết 
 
Nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin qua khảo sát (gửi bảng hỏi qua thư điện tử đến cán bộ, công chức, viên chức NHNN). Kết quả thông tin thu được từ 885 người trả lời. Mô tả chi tiết mẫu theo Bảng 1. 

Bảng 1: Mô tả về mẫu khảo sát

 
Trên cơ sở dữ liệu thu được, nghiên cứu đã kiểm định các giả thuyết đưa ra theo các mô hình đã lựa chọn. Các thủ tục và trình tự kiểm định mô hình kinh tế lượng EFA: Các chỉ số theo ANOVA tương ứng được tuân thủ (gồm chất lượng thang đo, kiểm định EFA, hồi quy đa biến theo các tiêu chuẩn…).
 
(i) Chất lượng thang đo
 
Kiểm định độ tin cậy các thang đo (trong đó, có 11 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc); Các hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các biến quan sát đều có giá trị từ 0,751 - 0,928; được giữ lại cho phân tích EFA.
 
(ii) Phân tích nhân tố khám phá - EFA
 
Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau, điều kiện phân tích nhân tố khám phá - EFA được thỏa mãn (kiểm định KMO và Bartlett’s: Sig. = 0,000 < 0,05; 0,5 < hệ số KMO là 0,928 < 1).  
 
Với phương pháp trích nhân tố (Principal Component), phương pháp xoay nhân tố (Varimax) cho phép trích được 04 nhân tố từ 27 biến quan sát đạt yêu cầu hệ số tải > 0,55 và phương sai trích tích lũy là 68,135 (đạt yêu cầu > 50%), tương ứng với Initial Eigenvalues từ 1,122 đến 9,703 (đạt yêu cầu > 1). Kết quả EFA được mô tả tại Bảng 2.

Bảng 2: Kết quả phân tích EFA: Các nhân tố ảnh hưởng 
đến hành vi tham gia/sử dụng E-learning
 

Nguồn: Kết quả chạy kiểm định của nhóm tác giả
 
Trên Bảng 2, ta có thể nhận thấy rằng, nhân tố “Thiết kế khóa học” (CD: gồm các biến đặc trưng CD1, CD2, CD3, CD4) đã bị gộp với nhân tố “Nhận thức về dễ sử dụng” (PEU: Gồm các biến đặc trưng PEU1, PEU2, PEU3, PEU4). Điều này khác với kỳ vọng (mô tả tại Hình 1). Tuy nhiên, kết quả này cho thấy, người học đang đồng nhất vấn đề thiết kế khóa học với hình thức hay giao diện cho kỳ vọng dễ sử dụng E-learning với người học. Hiện tượng này có thể phản ánh rằng E-learning hiện vẫn là mới với người học.
 
(iii) Hồi quy đa biến
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia E-Learning được  kiểm định sự phù hợp giữa các nhân tố (biến độc lập: xi) và biến phụ thuộc là ý định tham gia E-learning (E_learning), qua hồi quy tuyến tính bội (hồi quy đa biến) theo phương trình cụ thể là phương trình (1) và cho kết quả hồi quy theo Bảng 3.

Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy đa biến

 
Phương trình thể hiện mối quan hệ giữa E_learning và các xi theo phương trình cụ thể như sau: 
 
 

Trong đó, E_learning là biến phụ thuộc; và các biến độc lập gồm có các biến: x1, x2, x3, x4. Việc xem xét các yếu tố từ x1, x2, x3, x4 tác động đến ý định tham gia E_learning sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính. 
 
* Kiểm định sự phù hợp của mô hình
 
Từ kết quả hồi quy trên ta có kết quả kiểm định như sau:
 
- Mức độ giải thích của mô hình (R2 hiệu chỉnh = 0,685): Khoảng 69% sự thay đổi về ý định tham gia E-learning được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình.
 
- Mức độ phù hợp của mô hình: Các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc và mức độ tin cậy thống kê là 99,9% (phân tích  ANOVA với Sig = 0,000 < 0,05)
 
- Kiểm định đa cộng tuyến: Các biến độc lập x1, x2, x3, x4 không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy (Hệ số phóng đại phương sai VIF = 1,000 < 10). Kiểm định Durbin - Watson, hệ số Durbin - Watson có giá trị 1,895 (thỏa mãn vì nằm trong khoảng 1,5 - 2,5) (Trọng và Ngọc, 2008).
 
* Kết quả mô hình hồi quy 
 
Từ kết quả EFA và bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy đa biến cho thấy, có 04 biến độc lập là các biến x1, x2, x3, x4 có tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc “E_learning” vì hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sig.<0,05). Như vậy, các giả thuyết x1, x2, x3, x4 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. 
 
Như vậy, qua các kiểm định giả thuyết đã đưa ra, các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm x1, x2, x3, x4 và các biến này có  tác động tới ý định thâm gia E_learning, được mô tả theo mô  hình hồi quy sau:
 
E_learning = 0,007 + 0,0669x1 + 0,435x2 + 0,166x3 + 0,137x4  (*)
 
3.3.2. Thảo luận kết quả kiểm định
 
(i) Thảo luận kết quả hồi quy đa biến (Bảng 4)
 
Bảng 4: Đóng góp của các biến tác động đến ý định tham gia E-learning


 
Biến x1: Có hệ số hồi quy + 0,0669, thể hiện mối tương quan thuận chiều với ý định tham gia E-learning. Hay có thể nói, trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi x1 tăng thêm 1 điểm thì ý định tham gia E-learning tăng thêm 0,0669 điểm. Điều này có thể hiểu rằng, nếu “Thiết kế khóa học (CD)” và “Nhận thức về dễ sử dụng (PEU)” trên hệ thống E-leaning mà đưa đến nhận thức và trải nghiệm của người học là tiện lợi, dễ dàng sử dụng… thì người học sẽ không e ngại tham gia E-learning. Điều này cũng đúng với các nguyên lý về chấp nhận công nghệ mới. 
 
Biến x2: Có hệ số hồi quy + 0,435, thể hiện mối tương quan thuận chiều với ý định tham gia E-learning. Hay có thể nói, trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi x2 tăng thêm 1 điểm thì ý định tham gia E-learning tăng thêm  0,435 điểm. Điều này có thể hiểu rằng, nếu “Nhận thức về tính hữu ích (USE)” mà người học có thể nhận thấy ở hệ thống E-leaning, chẳng hạn như học từ xa qua hệ thống này cũng thu được kết quả không kém gì so với đi học tập trung hoặc học E-learning sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc… thì người học sẽ tham gia E-learning. Điều này cũng đúng với các nguyên lý về chấp nhận công nghệ mới.  
 
Biến x3: Có hệ số hồi quy + 0,166, thể hiện mối tương quan thuận chiều với ý định tham gia E-learning. Hay có thể nói, trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi x3 tăng thêm 1 điểm thì ý định tham gia E-learning tăng thêm  0,166 điểm. Điều này có thể hiểu rằng, nếu “Sự tự tin trong sử dụng máy tính (CSE)” của người học cao thì người học sẽ sẵn sàng tham gia E-learning nhiều hơn và ngược lại. Hay nói cách khác, nếu không tự tin thì dẫn đến sự e ngại tham gia E-learning. Điều này cũng đúng với các nguyên lý về chấp nhận công nghệ mới.
 
Biến x4: Có hệ số hồi quy + 0,137, thể hiện mối tương quan thuận chiều với ý định tham gia E-learning. Hay có thể nói, trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi x4 tăng thêm 1 điểm thì ý định tham gia E-learning tăng thêm  0,137 điểm. Điều này có thể hiểu rằng nếu “Đặc điểm của giảng viên (CH)” trên hệ thống E-leaning mà tốt như luôn nhiệt tình, sáng tạo và tìm mọi cách để khơi dậy sự tham gia của người học vào bài học, cách diễn đạt dễ hiểu… thì người học sẽ tham gia E-learning. Điều này cũng đúng với các nghiên cứu ở nước ngoài. 
 
(ii) Thảo luận kết quả phân tích khác biệt
 
Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình về năng lực số theo các biến kiểm soát có thể tóm tắt như sau:  
 
Kiểm định các giả thuyết trong mục này được thực hiện theo kinh nghiệm của các nghiên cứu trước đây (Vodă, Cautisanu, Grădinaru, Tănăsescu và Moraes, 2022). Kết quả phân tích (sử dụng kiểm định Levene’s Test; phân tích ANOVA; trường hợp khác sử dụng kiểm định Dunnett T3) được tóm tắt kết quả như sau: (+) Ý định tham gia E-learning có sự khác biệt giữa nam và nữ cán bộ, công chức, viên chức NHNN;  (+) Có sự khác biệt về ý định tham gia E-learning giữa người đã lập gia đình và chưa lập gia đình trong cán bộ, công chức, viên chức NHNN; (+) Người có học vấn cao, có ý định  tham gia E-learning cao hơn so với nhóm học vấn thấp hơn; (+) Không có sự khác biệt về ý định tham gia E-learning giữa các đối tượng có chuyên ngành học khác nhau; (+) Không có sự khác biệt về ý định tham gia E-learning giữa các nhóm về khối nghiệp vụ; (+) Không có sự khác biệt về ý định tham gia E-learning giữa các đối tượng có vị trí công tác ở các đơn vị khác nhau; (+) Không có sự khác biệt về ý định tham gia E-learning giữa các đối tượng có chức vụ khác nhau.
 
4. Kết luận và khuyến nghị
 
4.1. Kết luận
 
Nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin qua khảo sát cán bộ, công chức, viên chức NHNN, phân tích dữ liệu (phân tích EFA, phân tích ANOVA và kiểm định Dunnett T3) cho kết quả được tóm tắt như sau:  
 
- Có 04 nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tham gia/sử dụng E-learning và hệ thống E-learning của NHNN, gồm: (i) Nhận thức về tính hữu ích của E-learning và hệ thống E-learning đối với người học là cán bộ, công chức, viên chức NHNN; (ii) Tự tin trong sử dụng máy tính của cán bộ, công chức, viên chức NHNN; (iii) Các vấn đề liên quan đến giảng viên E-learning và (iv) Thiết kế khóa học E-learning và Kỳ vọng về tính dễ sử dụng hệ thống E-learning. Tầm quan trọng trong ảnh hưởng của các nhân tố cũng theo thứ tự nêu trên. Trong đó, quan trọng nhất là nhận thức về tính hữu ích của E-learning và hệ thống E-learning đối với cán bộ, công chức, viên chức NHNN.
 
- Ý định (hành vi) tham gia E-learning có sự khác biệt giữa các nhóm theo nhân khẩu học của cán bộ, công chức, viên chức NHNN.
 
4.2. Một số khuyến nghị 
 
Từ kết quả nghiên cứu thu được, nhóm tác giả nêu một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống E-learning của NHNN cho mục đích ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức như sau:
 
Một là, có các giải pháp tăng cường nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN về tính hữu ích của E-learning và hệ thống E-learning NHNN. Cụ thể là: Tuyên truyền vệ sự hữu ích, tiện lợi của hệ thống; có giải pháp hướng dẫn người học tham gia hệ thống. Mặt khác, nâng cao chất lượng kỹ thuật và nghiệp vụ trong các khóa học. Cải thiện công tác giảng viên về phương pháp ĐTBD E-learning (vì hầu hết các giảng viên chưa được huấn luyện về phương pháp trình bày E-learning cũng như phương pháp ĐTBD cho đối tượng người trưởng thành, đã đi làm…); cải thiện thiết kế các bài học một cách hiệu quả để người học dễ nhớ, không nhàm chán, cùng với thực hiện tốt hỗ trợ người học về mặt kỹ thuật…
 
Hai là, có giải pháp tăng cường sự tự tin trong sử dụng máy tính trước mỗi khóa E-learning. Kiểm định đã cho thấy, nếu “Sự tự tin trong sử dụng máy tính” của người học cao thì người học sẽ sẵn sàng tham gia E-learning nhiều hơn và ngược lại. Điều này cho thấy việc cải thiện kỹ năng máy tính cho người học vẫn cần thiết  cùng với các giải pháp hỗ trợ khác như cần thiết kế khóa học cho thân thiện hơn, hấp dẫn hơn; cũng như cần sự nỗ lực từ cả phía giáo viên các khóa học E-learning. 
 
Ba là, cần đào tạo giảng viên E-learning: Kết quả kiểm định cho thấy “Đặc điểm của giảng viên (người hướng dẫn) có tác động đến hành vi, ý định tham gia hệ thống E-learning, hay tác động đến khả năng đạt được mục tiêu, mục đích của E-learning và tổ chức triển khai E-learning. Và thực tế cho thấy, đa phần giảng viên trình bày các vấn đề (giảng) theo phong cách thuyết giảng (giảng viên nói, học viên nghe); khác hẳn phong cách học của đối tượng người đã đi làm. Phần lớn giảng viên chưa qua đào tạo về phương pháp trình bày trên E-learning… Do đó, cần thực hiện đào tạo giảng viên chuyên cho các chương trình E-learning thay vì sử dụng giảng viên chưa qua đào tạo về thực hiện E-learning như thời gian qua và hiện nay. 
 
Bốn là, tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống E-learning hiện đại và thân thiện hơn nữa với người học là cán bộ, công chức, viên chức NHNN. Cần nhấn mạnh lại rằng, việc đưa E-learning vào ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức là khá mới ở Việt Nam hiện nay, điều này chỉ được quan tâm nhiều kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Như kết quả kiểm định cho thấy “Thiết kế khóa học” và “Kỳ vọng về dễ sử dụng” có tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tham gia hệ thống E-learning, hay tác động đến khả năng đạt được mục tiêu, mục đích của E-learning và tổ chức triển khai E-learning. Điều này cho thấy, việc cải tiến, nâng cấp hệ thống E-learning nếu được thực hiện sẽ tác động tích cực đến hành vi sử dụng/tham gia hệ thống E-learning của người học là cán bộ, công chức, viên chức NHNN. Trên cơ sở đó, NHNN đạt được mục tiêu, mục đích là mở rộng đào tạo về lượng và về chất, đó là hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống E-learning trong bối cảnh hiện nay.
 
Năm là, do E-learning là tương đối mới ở Việt Nam nên các chính sách, cơ chế hỗ trợ chưa theo kịp. Nhà nước và cơ quan chức năng cần nghiên cứu để ban hành các cơ chế, chính sách tương ứng cho thực hiện E-learning không chỉ cho NHNN mà cho nhiều tổ chức khác, không chỉ cho một phong trào cụ thể mà cho tương lai của E-learning.
 
1 Computer Self-Efficacy (CSE)

Tài liệu tham khảo:
 
1. Ajab Al-Furaydi, A. 2013. Measuring E-Learning Readiness among EFL Teachers in Intermediate Public Schools in Saudi Arabia. English Language Teaching, 6(7).
2. Al-Shagran, A., & Sahraoui, A.-E.-K. 2017. Assessment of E-learning Systems: A Systems Engineering Approach System. International Journal of Computer Science and Software Engineering, , 6(8): 173-179. 
3. Alshaher, A. A.-F. 2013. The Mckinsey  7S Model Framework for E-Learning System Readiness Assessment. International Journal of Advances in Engineering & Technology, 6(5): 1948-1966.
4. Aydın, C. H., & Tasci, D. 2005. Measuring Readiness for e-Learning: Reflections from an Emerging Country. Educational Technology & Society, 8(4): 244-257.
5. Contreras, J. O., & Hilles, S. M. S. 2015. Assessment in E-Learning Environment Readiness of Teaching Staff, Administrators, and Students of Faculty of Nursing-Benghazi University. International Journal of the Computer, the Internet and Management 23(1): 53-58.
6. David J. Basarab, S., & Root, D. K. 1992. The training evaluation process : a practical approach to evaluating corpora te training programs Springer Science+Business Media New York.
7. Docula, J. A. D. 2014. E-learning Readiness Assessment Tool for Philippine Higher Education Institutions. International Journal of Engineering Sciences & Emerging Technologies, 7(3).
8. Guragain, N. 2016. E-Learning Benefits and Applications. Helsinki Metropolia University of Applied Sciences.
9. Guri-Rosenblit, S. 2005. Distance education’ and ‘e-learning’: Not the same thing. Higher Education, 49(4): 467-493.
10. Ibrahim, R., Leng, N. S., Yusoff, R. C. M., Samy, G. N., Masrom, S., & Rizman4, Z. I. 2017. E-learning Acceptance Based on Technology Acceptance Model (TAM). Journal of Fundamental and Applied Sciences, 9(4s): 871-889.
11. Kathawala, Y., & Wilgen, A. 2004. E-learning_ evaluation from an organization’s perspective. Taining & Management, 18: 501-513.
12. Knowles, M. S., Holton, E. F., & Swanson, R. A. 2005. The Adult Learner: The Definitive Classic in Adult Education and Human Resource Development: Butterworth-Heinemann.
13. Lee, B.-C., Yoon, J.-O., & Lee, I. 2009. Learners’ acceptance of e-learning in South Korea: Theories and results. Computers & Education 53: 1320-1329.
14. Mercado, C. A. 2008. Readiness Assessment Tool for An eLearning Environment Implementation, Fifth International Conference on eLearning for Knowledge-Based Society. Bangkok, Thailand.
15. Okonkwo, I. 2012. Behavoral Intention to Adopt Internet  Banking. Luleå University of Technology.
16. Parasuraman, A. P., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. 1985. A Conceptual Model of Service Quality and its Implication for Future Research (SERVQUAL). January 1985Journal of Marketing, 49: 41-50.
17. Saekow, A., & Samson, D. 2011. E-learning Readiness of Thailand’s Universities Comparing to the USA’s Cases. International Journal of e-Education, e-Business, e-Management and e-Learning, , 1(2).
18. Sangrà, A., Vlachopoulos, D., & Cabrera, N. 2012. Building an Inclusive Definition of E-Learning: An Approach to the Conceptual Framework International Review of Research in  Open and Distance Learning, 13(2).
19. Schreurs, J., Gelan, A., & Sammour, G. N. 2009. E-Learning Readiness in Organisations - Case Healthcare. International Journal of Advanced Corporate Learning (iJAC), 2(2).
20. Tennant, M. 1997. Psychology and adult learning. London and New York: Routledge 11 New Fetter Lane, London EC4P 4EE.
21. Trọng, H., & Ngọc, C. N. M. 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với  SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản 
Hồng Đức.
22. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. 2003. User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View. Management Information Systems(MIS) Quarterly 27(3. ): 425-478.
23. Vodă, A. I., Cautisanu, C., Grădinaru, C., Tănăsescu, C., & Moraes, G. H. S. M. d. 2022. Exploring Digital Literacy Skills in Social Sciences and Humanities Students. Sustainability, 14(2483).
24. WB. 2016a. What works for strengthening public service training in postconflict environments?, Vol. Report No: ACS17796: The International Bank for Reconstruction and Development/ The World Bank (WB).
25. WB. 2016b. What works for strengthening public service training in postconflict environments? A review of four public sector training institutions in Africa, Report No: ACS17796: The World Bank (WB).

ThS. Đặng Xuân Huệ, ThS. Lê Văn Hinh, ThS. Ngô Ánh Nguyệt và nhóm nghiên cứu 
Đề tài cơ sở Mã số ĐTNH-CS.002/21 Trường Bồi dưỡng Cán bộ ngân hàng, NHNN

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12/07/2024 257 lượt xem
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng để xác định phúc lợi tài chính của mỗi cá nhân (Xiao và cộng sự, 2009). Theo đó, quản lý tài chính cá nhân liên quan đến việc áp dụng các hoạt động khác nhau để lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát chi tiêu của một người.
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân hướng đến phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam
05/07/2024 275 lượt xem
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều biến động, việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng không kém phần rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam
26/06/2024 192 lượt xem
Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương trong tương lai cho các tỉnh, thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam
14/06/2024 402 lượt xem
Thị trường vốn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực nghiệm tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2013 - 2023.
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại
04/06/2024 570 lượt xem
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích luật viết và phương pháp so sánh trong luật học để làm rõ một số bất cập của quy định về chuyển nhóm nợ, tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế trong đánh giá mức đủ vốn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
15/05/2024 2.004 lượt xem
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số đang bùng nổ trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được xem là chiến lược quan trọng với doanh nghiệp (trong đó có ngân hàng) để duy trì tính cạnh tranh, R&D cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà đối thủ khó có thể sao chép được, bên cạnh đó, quy trình tạo ra sản phẩm mới, cũng như công năng của sản phẩm mang lại đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững.
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động của ngân hàng thương mại: Tổng quan lí luận và hàm ý cho Việt Nam
07/05/2024 701 lượt xem
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thực thi bộ tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social và Governance - ESG) trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
02/05/2024 807 lượt xem
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro.
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
26/04/2024 2.448 lượt xem
Việc quản lý và phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả, an toàn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
01/04/2024 902 lượt xem
Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động.
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
21/03/2024 1.780 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
18/03/2024 983 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) (2010) đã thiết kế Bộ đệm vốn nghịch chu kì (CCyB) với mục tiêu an toàn vĩ mô ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng vượt mức có tính chu kì (được phản ánh qua sự tăng, giảm của chu kì tài chính) tiềm ẩn rủi ro hệ thống đối với khu vực ngân hàng.
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
29/02/2024 4.646 lượt xem
Bài viết đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
19/01/2024 939 lượt xem
Hành vi tiêu dùng của khách hàng trong nghiên cứu này được tiếp cận theo hướng sự ủng hộ của khách hàng, được đo lường bằng 3 chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận và tỉ lệ giữ chân khách hàng. Trên cơ sở kết quả khảo sát từ 238 nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
29/12/2023 1.299 lượt xem
Tín dụng đầu tư là một hình thức hỗ trợ vốn của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?