Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cần Thơ
04/09/2023 6.326 lượt xem
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại thành phố Cần Thơ. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 146 giám đốc, kế toán trưởng đang làm việc tại các DNNVV tại thành phố Cần Thơ. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 05 nhân tố là hệ thống văn bản pháp luật, trình độ của kế toán viên, quy mô doanh nghiệp, sự am hiểu và quan tâm của người quản lí, đối tượng sử dụng thông tin kế toán có ảnh hưởng thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp cho các DNNVV áp dụng chuẩn mực kế toán phù hợp, tiết kiệm thời gian, chi phí, quản lí tốt nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả trong công việc. 

Từ khóa: Chuẩn mực kế toán, DNNVV, thành phố Cần Thơ.
 
FACTORS INFLUENCING THE APPLICATION OF ACCOUNTING STANDARDS 
IN SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN CAN THO CITY
 
Abstract: The study aims to determine factors affecting the application of accounting standards in small and medium enterprises (SMEs) in Can Tho city. Datas used in the analysis were collected from 146 participants who are currently Board of director’s members and chief accountants working at the mentioned enterprises. Descriptive statistics, Cronbach's Alpha test, EFA analysis and multivariable regression method were applied in this study. Research results show that five factors including legal system, accountant‘s qualifications, business size, understanding and interest of managers and users of accounting information have a positive effect on the application of standardised procedures in accounting. Based on the study results, the authors propose some recommendations to help SMEs apply accounting standards appropriately for saving time and costs, managing financial resources well and improving work efficiency.
 
Keywords: Application of accounting standards, SMEs, Can Tho city.
 
1. Giới thiệu
 
Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính (Luật Kế toán, 2015). Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Từ năm 2000 đến năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế. Phù hợp với đặc điểm kinh tế và trình độ quản lí của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành. Nhiệm vụ quan trọng của kế toán là thực hiện việc thu thập, xử lí thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán quy định tại Luật Kế toán hiện hành. Như vậy, có thể thấy, doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp mình. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau. Việc vận dụng chế độ kế toán sao cho phù hợp cũng tác động không nhỏ đối với quá trình kinh doanh của DNNVV trong điều kiện khó khăn, thách thức ở môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 
 
Áp dụng chuẩn mực kế toán là một vấn đề rất quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp nhằm đảm bảo chức năng thông tin và kiểm soát của kế toán, nâng cao tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính, giúp các chủ doanh nghiệp ra các quyết định phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những trở ngại, thách thức đối với các DNNVV trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán vào thực tiễn doanh nghiệp. Tại địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về áp dụng chuẩn mực kế toán của các DNNVV. Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ là rất cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp các DNNVV áp dụng chuẩn mực kế toán hiệu quả, góp phần vào việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời, tạo lập môi trường thông tin lành mạnh, minh bạch cho mọi đối tượng có liên quan đến lợi ích doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 
 
2. Tổng quan nghiên cứu
 
Năm 2006, Zeghal và Karim Mhedhbi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS ở các nước đang phát triển. Mô hình hồi quy logistic được áp dụng cho mẫu nghiên cứu gồm 64 quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu xác định rằng, yếu tố trình độ học vấn, sự tồn tại của thị trường tài chính và tư cách thành viên văn hóa là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng IAS. Bên cạnh đó, việc áp dụng đầy đủ các chuẩn mực kế toán sẽ tăng cường hội nhập và khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính (Peavy và Webster, 1990).
 
Tại Việt Nam, Trần Đình Khôi Nguyên (2010), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam. Để xây dựng mô hình các nhân tố, nghiên cứu này dựa trên 03 cơ sở chính, đó là tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu của các nước; cùng với việc định lượng, xem xét cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam; bài nghiên cứu còn kết hợp thực hiện trao đổi với các chuyên gia kế toán, kiểm toán, làm cơ sở để tiến hành điều tra thử. Kết quả cho thấy, một số yếu tố quan trọng như: Trình độ kế toán của nhân viên cùng với sự tác động của hệ thống luật pháp đã ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Sự thay đổi cơ chế quản lí doanh nghiệp từ cơ quan thuế cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán; 71% ý kiến của chuyên viên thuế cho rằng, việc không giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin tài chính; chi phí cho công việc kế toán vẫn chưa được đánh giá cao trong việc ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tài chính và việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: Nhận thức của chủ doanh nghiệp và người sử dụng thông tin kế toán cũng tác động đến mô hình nghiên cứu. Đặng Ngọc Hùng (2016), nghiên cứu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu là 250 quan sát, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là kiểm định thang đo Cronbach's Alpha, phân tích EFA và phân tích hồi quy bội, đồng thời, tác giả kiểm định mối liên hệ giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán. Kết quả nghiên cứu, có sự khác biệt nhỏ so với mô hình dự kiến ban đầu, có 04 nhân tố là chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn, kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên, tổ chức tư vấn nghề nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. 
 
Năm 2018, Trần Thị Kim Chi và cộng sự sử dụng phương pháp nghiên cứu giống như Đặng Ngọc Hùng (2016), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán của các DNNVV ở Đồng bằng sông Cửu Long, dữ liệu nghiên cứu là 350 DNNVV, kết quả có 07 nhân tố là: Thuế, mức độ hướng dẫn của văn bản về chế độ kế toán, cơ sở hạ tầng, nhận thức của nhà quản trị, người sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin kế toán, người làm kế toán và quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng (2020), nghiên cứu dựa trên cơ sở lí thuyết thể chế xã hội học hiện đại, lí thuyết thông tin hữu ích, lí thuyết ủy nhiệm, lí thuyết tín hiệu và lí thuyết hành vi dự định để xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu gồm các nhân tố: Tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán, tổ chức tư vấn nghề nghiệp, quy mô doanh nghiệp, áp lực từ thuế, kinh nghiệm và trình độ người làm kế toán, kiểm toán độc lập, sự am hiểu và quan tâm của nhà quản lí, mối quan hệ chi phí - lợi ích, sự phát triển cơ sở hạ tầng, dữ liệu của nghiên cứu thu thập từ 297 quan sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp nghiên cứu là kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích EFA và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 05 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của các DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên, quy mô doanh nghiệp, tính tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán, sự am hiểu và quan tâm của nhà quản lí, sự phát triển cơ sở hạ tầng. 
 
Tất cả những nghiên cứu trên cho thấy đối tượng nghiên cứu của các tác giả là việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Tuy nhiên, ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau, tác giả sẽ chọn các nhân tố độc lập khác nhau sao cho phù hợp với mô hình nghiên cứu, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế. Chính vì vậy, nhóm tác giả kế thừa cơ sở lí thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm liên quan để xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu sau:
 
- Hệ thống văn bản pháp luật
 
Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2010) chỉ ra rằng, sự phức tạp của các văn bản về chuẩn mực chế độ kế toán được xem là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Việc chuyển đổi từ chế độ kế toán cũ sang chế độ kế toán mới cùng với việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hành kế toán trong thời gian ngắn có thể gây không ít khó khăn cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán cũng như việc kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lí (Đặng Ngọc Hùng, 2016).
 
Giả thuyết H1: Hệ thống văn bản kế toán có tác động cùng chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của DNNVV. 
 
- Trình độ của kế toán viên
 
Trong bất kì doanh nghiệp nào, vị trí và vai trò của người làm kế toán là rất quan trọng. Trong quá trình thực hiện công việc của mình, các kế toán viên phải thường xuyên tìm hiểu, vận dụng các chế độ, chuẩn mực kế toán. Bất cứ sự sai lệch nào về số liệu kế toán cũng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc học hỏi, nâng cao trình độ, nắm vững và vận dụng các văn bản pháp lí, chế độ kế toán là hết sức cần thiết đối với mỗi kế toán viên (D. Zeghal, K. Mhedhbi, 2006; Trần Đình Khôi Nguyên, 2010; Đặng Ngọc Hùng, 2016; Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng, 2020).
 
Giả thuyết H2: Trình độ của kế toán viên có tác động cùng chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của DNNVV. 

- Quy mô doanh nghiệp
 
Các doanh nghiệp càng lớn càng bị ràng buộc bởi rất nhiều nguyên tắc kế toán để mang lại thông tin tài chính đáng tin cậy nên khả năng  tuân thủ các chuẩn mực kế toán cao hơn các DNNVV, các DNNVV do tính chất khá đơn giản, không hoạt động đa dạng, phong phú như doanh nghiệp lớn nên hệ quả là chất lượng thông tin kế toán chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả (Trần Thị Thanh Hải, 2015; Đặng Ngọc Hùng, 2016; Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng, 2020).
 
Giả thuyết H3: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của DNNVV. 
 
- Ảnh hưởng của thuế
 
Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2010), thuế cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán. Việc kiểm tra từ cơ quan thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV chuyển từ tiêu cực sang tích cực, đây cũng là cơ quan thường xuyên kiểm tra và đọc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, việc kiểm tra và hướng dẫn sẽ giúp các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế và thực hiện chính sách kế toán đúng quy định (Đặng Ngọc Hùng, 2016; Trần Thị Kim Chi và cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng, 2020).
 
Giả thuyết H4: Ảnh hưởng của thuế có tác động cùng chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của DNNVV. 
 
- Sự am hiểu và quan tâm của chủ doanh nghiệp
 
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người chủ ở các DNNVV rất ít sử dụng báo cáo tài chính trong việc ra quyết định và nếu có, họ thường quan tâm đến kê khai thuế thu nhập (Collis và Jarvis, 2000). Nhận thức này thường dẫn đến kế toán không chú trọng vào việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong doanh nghiệp mà quan tâm nhiều hơn đến các quy định của cơ quan thuế để soạn thảo các báo cáo thuế có liên quan. Ở đây cũng không loại trừ trường hợp chủ doanh nghiệp yêu cầu kế toán có những hành vi hướng đến điều chỉnh số liệu kế toán để có lợi về thuế. Điều này đặt thêm nghi vấn về ảnh hưởng nhận thức chủ doanh nghiệp đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV (Đặng Ngọc Hùng, 2016; Trần Thị Kim Chi và cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng, 2020).
 
Giả thuyết H5: Sự am hiểu và quan tâm của chủ doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của DNNVV. 
 
- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
 
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hải (2015), Trần Thị Kim Chi và cộng sự (2018) cho thấy đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của các DNNVV chủ yếu là cơ quan thuế, ngân hàng, bản thân nhà quản lí doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy, các báo cáo lãi/lỗ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cũng là một trong những đối tượng cung cấp thông tin mà doanh nghiệp hướng đến. Số liệu báo cáo tài chính trung thực và hợp lí luôn là một trong những tiêu chí để các đối tác có thể xem xét trước khi ra các quyết định kinh doanh. Từ những quan điểm trên, có thể thấy, người sử dụng thông tin và nhu cầu sử dụng thông tin kế toán có tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Điều này gián tiếp tác động đến việc vận dụng khung pháp lí về kế toán một cách hợp lí để tạo ra thông tin kế toán hợp lí, đáng tin cậy. 
 
Giả thuyết H6: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán có tác động cùng chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của DNNVV.
 
Dựa trên cơ sở lí thuyết và kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây, mô hình nghiên cứu được đề xuất như trong Hình 1.
 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và dựa trên các nghiên cứu có liên quan, 2022

3. Phương pháp nghiên cứu
 
3.1. Thu thập số liệu
 
Số liệu được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng tại các DNNVV tại thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Theo Hair và cộng sự (2006) cỡ mẫu tối thiểu để phân tích EFA là 50, tỉ lệ của số quan sát so với 1 biến phân tích (k) là 5:1 hoặc 10:1 trở lên. Như vậy, bảng khảo sát có 20 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, cỡ mẫu tối thiểu là 20 x 5 = 100. Để đảm bảo cỡ mẫu như mong muốn và loại trừ những câu trả không hợp lệ, nhóm tác giả chọn khảo sát mẫu là 180 quan sát trong đó có 163 đối tượng phản hồi, tuy nhiên, chỉ có 146 phiếu hợp lệ và được đưa vào phân tích.
 
3.2. Phương pháp phân tích số liệu
 
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp như: (i) Thống kê mô tả, (ii) Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, (iii) Phân tích EFA, (iiii) Phân tích hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến cũng như mức độ ảnh hưởng của nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy đa biến được biểu diễn theo dạng phương trình:
 
Y1 = β0 + β1VBi + β2i + β3DNi + β4THi + β5AHi + β6SDi + εi
 
Trong đó:    
 
Y1 : Việc áp dụng chuẩn mực kế toán của các DNNVV
 
VB: Hệ thống văn bản pháp luật
 
TĐ: Trình độ của kế toán viên
 
DN: Quy mô doanh nghiệp
 
TH: Ảnh hưởng của thuế
 
AH: Sự am hiểu và quan tâm của chủ doanh nghiệp
 
SD: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
 
β0: Là hệ số tự do
 
β1, β2, β3, β4, β5, β6: Là hệ số hồi quy riêng phần
 
εi: Sai số ngẫu nhiên.
 
4. Kết quả và thảo luận
 
4.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát 
 
Theo kết quả thống kê, trong 146 phiếu khảo sát, có 83 đối tượng được khảo sát là nam, chiếm 56,8%; 63 đối tượng được khảo sát là nữ, chiếm 43,2%. Về chức vụ, có 3,4% người được khảo sát là giám đốc; 2,1% là phó giám đốc; 94,5% là kế toán trưởng. Về loại hình doanh nghiệp, có 4,8% là doanh nghiệp tư nhân; 84,2% là công ty trách nhiệm hữu hạn; 11% là công ty cổ phần. Về quy mô nguồn vốn, có 77,4% doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 10 tỉ đồng; 20,5% doanh nghiệp có nguồn vốn từ 10 tỉ đồng đến 50 tỉ đồng; 2,1% doanh nghiệp có nguồn vốn từ 50 tỉ đồng đến 100 tỉ đồng. (Bảng 1)

Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS, 2022

4.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
 
Kết quả chạy kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy, các nhân tố và các biến quan sát đạt yêu cầu về độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha khá cao. Các hệ số tương quan biến - tổng của các thang đo đều cao hơn mức cho phép 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thang đo các nhân tố độc lập gồm 20 biến quan sát và thang đo biến phụ thuộc gồm 04 biến quan sát được chấp nhận và sử dụng để phân tích nhân tố. (Bảng 2)

Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2022
 
4.3. Phân tích EFA
 
Phân tích nhân tố cho các biến độc lập
 
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO của các biến độc lập là 0,741 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Hệ số Chi bình phương của kiểm định Bartlett’s đạt 1197,000 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05. Như vậy, dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn phù hợp và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Bảng 3)

Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2022
 
Để tiếp tục phân tích hồi quy, các nhân tố độc lập trong phép xoay được rút gọn thành các nhân tố sau: Nhân tố 1: Bao gồm 04 biến quan sát: TH3, TĐ1, TĐ3, TĐ4, được kí hiệu là F_TĐ, đặt tên là Trình độ của kế toán viên. Nhân tố 2: Bao gồm 05 biến quan sát: DN3, DN1, DN2, TH1, TH2, được kí hiệu là F_DN, đặt tên là Quy mô của doanh nghiệp. Nhân tố 3: Bao gồm 04 biến quan sát: AH1, SD3, AH2, TĐ2, được kí hiệu là F_AH, đặt tên là Sự am hiểu và quan tâm của người quản lí. Nhân tố 4: Bao gồm 04 biến quan sát: AH3, SD2, VB2, SD1, được kí hiệu là F_SD, đặt tên là Đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Nhân tố 5: Bao gồm 03 biến quan sát: VB4, VB3, VB1, được kí hiệu là F_VB, đặt tên là Hệ thống văn bản pháp luật.
 
Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
 
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc, chỉ số KMO là 0,806 > 0,5 nên phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Hệ số Chi bình phương của kiểm định Bartlett đạt 210,693 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. 
 
Eigenvalue = 2,643 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút trích ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích đạt 66,069% > 50% cho thấy thang đo “Áp dụng chuẩn mực kế toán” đạt giá trị hội tụ. (Bảng 4)

Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2022
 
4.4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
 
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng các biến độc lập đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán, hệ số R2 = 0,602 và R2 hiệu chỉnh = 0,599, có nghĩa là 59,9% sự biến thiên của việc áp dụng chuẩn mực kế toán được giải thích bởi các nhân tố đưa vào mô hình, còn lại là các sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu. Giá trị kiểm định F = 36,726 và giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên mô hình có ý nghĩa thống kê, hệ số Durbin-Watson (d) = 2,149, nằm trong khoảng 1 < d = 2,149 < 3 nên mô hình không có tự tương quan (Mai Văn Nam, 2008). Hệ số phóng đại phương sai của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. (Bảng 5)

Bảng 5: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2022
 
Kết quả hồi quy cho thấy, tất cả các nhân tố độc lập đưa vào mô hình có ảnh hưởng thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực 
kế toán.
 
Hệ thống văn bản pháp luật có tác động thuận chiều đến áp dụng chuẩn mực kế toán. Khi nhân tố hệ thống văn bản pháp luật tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho áp dụng chuẩn mực kế toán trong thực tiễn tăng thêm 0,224 đơn vị với điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2010); Đặng Ngọc Hùng (2016).
 
Trình độ của kế toán viên có tác động thuận chiều đến áp dụng chuẩn mực kế toán. Khi nhân tố trình độ của kế toán viên tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho áp dụng chuẩn mực kế toán tăng thêm 0,207 đơn vị với điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2016); Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng (2020).
 
Quy mô của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Khi nhân tố quy mô doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho áp dụng chuẩn mực kế toán tăng thêm 0,174 đơn vị với điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi. Kết quả nghiên cứu phù hợp nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hải (2015); Đặng Ngọc Hùng (2016); Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng (2020).
 
Sự am hiểu và quan tâm của chủ doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Khi nhân tố sự am hiểu và quan tâm của chủ doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho áp dụng chuẩn mực kế toán tăng thêm 0,150 đơn vị với điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2010); Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng (2020).
 
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán có tác động thuận chiều, mức độ tác động thấp nhất đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Khi nhân tố đối tượng sử dụng thông tin kế toán tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho việc áp dụng chuẩn mực kế toán tăng thêm 0,083 đơn vị tương ứng với điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hải (2015); Trần Thị Kim Chi và cộng sự (2018).
 
5. Kết luận và một số khuyến nghị
 
Kết quả phân tích chỉ ra rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV theo thứ tự từ ảnh hưởng mạnh nhất đến ít ảnh hưởng là nhân tố: Hệ thống văn bản pháp luật, trình độ của kế toán viên, quy mô của doanh nghiệp, sự am hiểu và quan tâm của chủ doanh nghiệp, đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị như sau:
 
Hệ thống văn bản pháp luật: Các doanh nghiệp cần quan tâm, cập nhật đầy đủ và liên tục các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính để nắm bắt kịp thông tin kế toán phù hợp với xu thế của thị trường, hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kế toán tại đơn vị.
 
Nâng cao trình độ của kế toán viên: Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn những kế toán có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và có trách nhiệm với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng nên hỗ trợ, tạo điều kiện tốt để kế toán viên có cơ hội tham gia vào các buổi tập huấn, các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn. 
 
Quy mô của doanh nghiệp: Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Việc tin học hóa công tác kế toán sẽ hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực kế toán hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian trong việc thu thập thông tin và lập các báo cáo tài chính, nâng cao khả năng quản lí và tính bảo mật được đảm bảo. Tùy vào quy mô cũng như cân nhắc giữa lợi ích với chi phí mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp. 
 
Sự am hiểu và quan tâm của nhà quản lí: Ở góc độ doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhìn nhận của mình về vai trò của thông tin kế toán để có thể tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Doanh nghiệp cần áp dụng đầy đủ chuẩn mực kế toán để quản lí tốt nguồn tài chính, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp và tạo được uy tín đối với các nhà đầu tư, chủ nợ và khách hàng. Ngoài ra, bản thân chủ các DNNVV cũng cần phải học hỏi, nâng cao năng lực bản thân, ý thức được trách nhiệm quản lí và giám sát các hoạt động của kế toán, đặc biệt là việc tuân thủ pháp luật nói chung và chuẩn mực kế toán doanh nghiệp nói riêng để đảm bảo các thông tin kế toán của doanh nghiệp là minh bạch, đúng đắn, hữu ích và có thể sử dụng được.
 
Người sử dụng thông tin kế toán: Với người sử dụng thông tin kế toán, cá nhân hoặc tổ chức sử dụng bất kì thông tin của doanh nghiệp nào cũng nên chú ý vào mục đích sử dụng thông tin để đem lại hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là các công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước đã và đang dần ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Collis, J., & Jarvis, R., 2000. How owner-managers use accounts. London: Centre for Business Performance.
2. Đặng Ngọc Hùng, 2016. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 225. Truy cập từ: https://www.researchgate.net/publication/321692118 
3. Hair.Jr., J.F., Black., W.C., Babin., B.J., Anderson., R.E., & L. Tatham., R., 2006. Multivariant Data Analysis. New Jersey: Person International Edition. 
4. Luật Kế toán, 2015. Truy cập từ: https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2016/01/88.signed.pdf  
5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 
6. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 
7. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Huy Hoàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam của các DNNVV tại Thành phố Hồ chí Minh. Tạp chí Công Thương, 2020. Truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn 
8. Nguyễn Văn Dũng, Phạm Nguyễn Khánh Linh, 2021. Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Đồng Nai. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán. Truy cập từ: http://vaa.net.vn/ 
9. Peavy, D. E., & Webster, S. K., 1990. Is GAAP the gap to international market? Management Accounting, 72, pages 31-35.
10. Trần Đình Khôi Nguyên, 2010. Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40), pages 225-233.
11. Trần Thị Thanh Hải, 2015. Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho các DNNVV ở Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trịnh Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phan Thanh Huyền, Phạm Văn Cà, 2018. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các DNNVV ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, trang 41-43.  
13. Zeghal, D., & Mhedhbi, K., 2006. An analysis of the factors affecting the adoption of international accounting standards by developing countries. The International Journal of Accounting 41 (4), pages 373-386.

Huỳnh Thị Cẩm Thơ, Đinh Công Hiển, Tất Duyên Thư, Phan Ngọc Bảo Anh và Phạm Huỳnh Minh Thư 
Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Tây Đô

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng
02/05/2024 231 lượt xem
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro.
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
26/04/2024 254 lượt xem
Việc quản lý và phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả, an toàn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
01/04/2024 414 lượt xem
Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động.
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
21/03/2024 1.323 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
18/03/2024 556 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) (2010) đã thiết kế Bộ đệm vốn nghịch chu kì (CCyB) với mục tiêu an toàn vĩ mô ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng vượt mức có tính chu kì (được phản ánh qua sự tăng, giảm của chu kì tài chính) tiềm ẩn rủi ro hệ thống đối với khu vực ngân hàng.
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
29/02/2024 2.020 lượt xem
Bài viết đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
19/01/2024 622 lượt xem
Hành vi tiêu dùng của khách hàng trong nghiên cứu này được tiếp cận theo hướng sự ủng hộ của khách hàng, được đo lường bằng 3 chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận và tỉ lệ giữ chân khách hàng. Trên cơ sở kết quả khảo sát từ 238 nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
29/12/2023 882 lượt xem
Tín dụng đầu tư là một hình thức hỗ trợ vốn của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại từ mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất
Đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại từ mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất
18/12/2023 1.535 lượt xem
Nghiên cứu này với mục đích cung cấp phương pháp đo lường về khả năng thanh toán dựa trên trạng thái vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua mô hình kì tới hạn (The Maturity Model) trong quản lí rủi ro lãi suất.
Giám sát rủi ro biến đổi khí hậu của ngân hàng trung ương các nước châu Âu và gợi ý cho Việt Nam
Giám sát rủi ro biến đổi khí hậu của ngân hàng trung ương các nước châu Âu và gợi ý cho Việt Nam
05/12/2023 1.274 lượt xem
Rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu đã làm phát sinh những rủi ro đáng kể cho sự ổn định tài chính ở mỗi quốc gia.
Tác động tràn của chính sách tiền tệ Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam
Tác động tràn của chính sách tiền tệ Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam
04/12/2023 2.645 lượt xem
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
Các tổ chức tài chính vi mô - Quá trình chuyển đổi tại Việt Nam
Các tổ chức tài chính vi mô - Quá trình chuyển đổi tại Việt Nam
01/12/2023 1.742 lượt xem
Quá trình chuyển đổi của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam là một sự phát triển tất yếu theo quan điểm học thuật và thực tiễn quá trình hoạt động của TCVM trên thế giới.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiền gửi không kì hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiền gửi không kì hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ
30/11/2023 2.345 lượt xem
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ CASA của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Rủi ro đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của nhân viên trong bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại
Rủi ro đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của nhân viên trong bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại
29/11/2023 2.668 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề rủi ro đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của nhân viên trong bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Khả năng sử dụng dịch vụ tài chính số của người trung niên tại Việt Nam - Cách tiếp cận từ dân trí tài chính
Khả năng sử dụng dịch vụ tài chính số của người trung niên tại Việt Nam - Cách tiếp cận từ dân trí tài chính
28/11/2023 1.847 lượt xem
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của dân trí tài chính dưới góc độ xem xét cả ba yếu tố: Kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính lên khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính số (Digital financial services - DFS) của người trung niên tại Việt Nam.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?