Chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác và một số kiến nghị hoàn thiện
10/07/2023 5.239 lượt xem
Tóm tắt: Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Hợp tác xã 2012 (dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác) nhằm tạo hành lang pháp lí thông thoáng, loại bỏ các quy định rào cản hợp tác xã tham gia thị trường, phát triển kinh tế trong xu hướng hội nhập. Trong những điểm mới của dự thảo sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012 đã bổ sung một chương về Chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác. Bài viết tập trung vào phân tích chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác và từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
 
Từ khóa: Tổ chức kinh tế hợp tác, chính sách, hợp tác xã.
 
SUPPORT POLICIES FOR COOPERATIVE ECONOMIC ORGANIZATIONS 
AND COMPLETE RECOMMENDATIONS
 
Abstract: The 2012 Cooperative Law institutionalized the Party’s policies on continuing to innovate and improve collective economic efficiency. However, in addition to the results achieved, after nearly 10 years of implementation, the Law on Cooperatives in 2012 has revealed a number of shortcomings and limitations that need to be studied, amended and perfected to be more suitable to reality. The Ministry of Planning and Investment has submitted to the Government a proposal to develop the draft amendments to the Law on Cooperatives 2012 (Draft Law on Cooperative Economic Organizations) in order to create an open legal corridor, eliminate regulations that prevent cooperatives from participating in the market, and develop the economy in the integration trend. In the new points of the draft amendments to the Law on Cooperatives 2012 added a chapter on policies to support cooperative economic organizations. The article focuses on analyzing and clarifying the issue of completing support policies for cooperative economic organizations and thereby making some complete recommendations.
 
Keywords: Cooperative economic organizations, policies, cooperatives.
 
1. Đặt vấn đề 
 
Việc thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 đã bước đầu làm thay đổi nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về vai trò quan trọng của phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện Luật Hợp tác xã cho thấy, khu vực kinh tế tập thể còn chưa đa dạng về mô hình, quy mô nhỏ và nguồn lực hạn chế. Nguyên nhân một phần xuất phát từ công tác quản lí, hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tập thể còn nhiều bất cập. Do đó, việc Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Hợp tác xã trong đó bổ sung một chương về Chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
 


Kinh tế hợp tác luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới... (ảnh minh họa, nguồn Internet) 
 
2. Các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế hợp tác
 
2.1. Chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác trong Luật Hợp tác xã năm 2012
 
Kinh tế hợp tác luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tại Việt Nam, kinh tế hợp tác hay còn gọi là hợp tác xã được hình thành, hoạt động khá sớm, tuy nhiên bắt đầu từ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của loại hình kinh tế này gắn với sự đổi mới, hội nhập kinh tế thị trường, phát triển kinh tế quốc dân. Nghị quyết số 13-NQ/TW đặt ra mục tiêu sớm đưa kinh tế hợp tác xã thoát khỏi yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỉ trọng ngày càng lớn hơn. Để triển khai thực hiện mục tiêu trên, với sự nỗ lực các cấp, các ngành đã xây dựng hàng loạt cơ chế, chính sách đối với kinh tế hợp tác tạo động lực cho hợp tác xã phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW được hoàn thiện dần, nhiều văn bản hướng dẫn bổ sung những cơ chế, chính sách đặc thù được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Trong đó, Luật Hợp tác xã năm 2003 và Luật Hợp tác xã năm 2012 được Quốc hội thông qua đã tạo hành lang pháp lí đầy đủ, chặt chẽ, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hợp tác. 
 
Điều 6 Luật Hợp tác xã năm 2012 đã có các quy định chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Những chính sách trên được hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, cụ thể:
 
Đối với chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kĩ thuật đối với cán bộ quản lí hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã.
 
Đối với chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
 
Đối với chính sách ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cấp quốc gia và cấp tỉnh hằng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lí nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 
Đối với chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
 
Đối với chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lí các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
 
Đối với chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, sáng lập viên hợp tác xã được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng kí và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
 
Với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế hợp tác đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, năm 2022, cả nước đã thành lập mới được 2.187 hợp tác xã, đạt 109,35% chỉ tiêu kế hoạch năm 20221. Hiện tại, cả nước có 29.021 hợp tác xã, trong đó có 19.384 hợp tác xã nông nghiệp, chiếm 68,8%, 8.456 hợp tác xã phi nông nghiệp, chiếm 29,1%; 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 4,1%2. Các hợp tác xã thu hút khoảng 6,4 triệu thành viên với 2,6 triệu lao động. Tổng giá trị tài sản của các hợp tác xã khoảng 187,75 nghìn tỉ đồng, bình quân 6,5 tỉ đồng. Cả nước hiện có 125 liên hiệp hợp tác xã, tạo việc làm cho 39.750 lao động3. Doanh thu bình quân của các liên hiệp hợp tác xã là 258 tỉ đồng/năm, lãi bình quân 8,9 tỉ đồng/năm4.
 
Sự phát triển của kinh tế tập thể trong bối cảnh mới đã góp phần khẳng định vai trò to lớn trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp của Nhà nước, tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế tập thể phục hồi và phát triển, qua đó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập mới và hộ cá thể, cá nhân tham gia thành viên tăng khá ở hầu hết các tỉnh, thành phố, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn cho thấy được mô hình kinh tế tập thể phù hợp với nhu cầu tổ chức sản xuất của người dân, thực hiện liên kết chuỗi giá trị với các doanh nghiệp, tạo việc làm cho thành viên và người lao động, đóng góp tích cực cho xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
 
2.2. Chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác trong dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác
 
Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển các tổ chức kinh tế tập thể rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các quyết định của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, giai đoạn 2021 - 2026. Mặc dù Nhà nước, Chính phủ đã ban hành và tổ chức nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tuy nhiên, quá trình triển khai còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kinh tế tập thể tuy nhiều nhưng dàn trải, thiếu tập trung, thiếu nguồn lực và chưa được khả thi. 
 
Dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển hợp tác xã ở nước ta, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với xu thế vận động và phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác trong bối cảnh mới. Dự thảo đã dành chương XIII quy định về chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác. Theo đó, dự thảo quy định 8 nhóm chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, đầu tư; hỗ trợ tín dụng, bảo hiểm; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất; ưu đãi thuế, phí và lệ phí; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị; hỗ trợ về kiểm toán. 
 
Các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể được nêu ra trong dự thảo Luật khá toàn diện, bao phủ các phương diện liên quan đến kinh tế tập thể, từ hỗ trợ nâng cao nhận thức, năng lực quản lí điều hành hợp tác xã, đến các hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển liên kết chuỗi giá trị, ngành hàng, hỗ trợ nghiên cứu thị trường sản phẩm, tập trung quan tâm tích tụ đất để sản xuất quy mô lớn, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho các tổ chức kinh tế tập thể. Dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác đã quy định chi tiết và bao quát hơn các chính sách hỗ trợ. Điều này tạo nên hành lang pháp lí thông thoáng cho việc mở rộng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã… Dự thảo cũng bổ sung nhiều nội dung mới để tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác phát triển, trong đó có chế độ kiểm toán. Đây là điểm đáng lưu ý vì kiểm toán không chỉ là công cụ làm minh bạch hóa tài chính, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật, mà còn là công cụ hỗ trợ, tư vấn cho hợp tác xã làm đúng theo quy định của pháp luật.
 
3. Thách thức khi thực hiện chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác
 
Cùng với những cơ hội đặt ra khi mở rộng quy định về các chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác thì thực tế vẫn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện. Nhiều hợp tác xã chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật. Các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lí, phân phối trong nhiều hợp tác xã còn biểu hiện xa rời bản chất và các giá trị của kinh tế tập thể. Nhà nước đã có các chính sách về vốn, tín dụng cho hợp tác xã nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả. Số lượng hợp tác xã được tiếp cận nguồn vốn còn rất ít và khó khăn. Cụ thể là vướng mắc về tính thống nhất, hiệu lực của các quy định pháp luật chưa cao, dẫn đến đóng góp vào GDP của nền kinh tế chưa hiệu quả, sản xuất, kinh doanh và thu nhập của người lao động đã cải thiện nhưng còn thấp. Ngoài ra, chuyển đổi số là một nội dung mới nên các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã để thực hiện chuyển đổi số còn hạn chế. Các nghị quyết, đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa lồng ghép với các tiêu chí về chuyển đổi số cũng như đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế tập thể chưa đồng đều, chưa thành thạo các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; chưa đi sâu vào việc lồng ghép chuyển đổi số vào công tác quản trị, điều hành sản xuất, kinh doanh, do vậy, việc tiếp cận các nguồn thông tin, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước vẫn còn chậm dẫn đến khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa triệt để số hóa quá trình sản xuất, nuôi trồng, sử dụng các công nghệ thanh toán điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
 
Không chỉ vậy, số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng được thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, giá trị để xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế và chưa chủ động ứng dụng quản lí trên phần mềm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm; các sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử còn ít. Năng lực nội tại của các tổ chức kinh tế tập thể còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ít có khả năng tự huy động nguồn lực từ thị trường. Việc tháo gỡ khó khăn về vốn, đất đai xây dựng trụ sở và cơ sở sản xuất chế biến còn thiếu quy hoạch, chưa được giải quyết kịp thời. 
 
4. Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác
 
Nhìn chung, dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác đã chú trọng hơn khi quy định về các chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác thể hiện ở việc phân chia rõ ràng từng nhóm chính sách hỗ trợ, quy định bao quát các vấn đề hỗ trợ trong từng chính sách để áp dụng pháp luật một cách hiệu quả và đồng bộ. Tuy nhiên, từ thực tế 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 thì việc một số chính sách hỗ trợ thực hiện chưa thực sự hiệu quả, tính khả thi chưa cao mặc dù quy định pháp luật đưa ra rất khả thi. Xuất phát từ đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm mục tiêu hoàn thiện chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác như sau:
 
Một là, vấn đề phát triển nguồn nhân lực: Ngoài việc quy định về việc tập trung giáo dục đào tạo chuyên sâu hoặc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ về năng lực thì Luật cần quy định thêm chế độ ưu đãi, tuyển chọn cho các tổ chức kinh tế hợp tác người lao động có chất lượng cao. Đây chính là nguồn nhân lực cốt lõi trong việc phát triển kinh tế hợp tác trên nền tảng hội nhập, hiện đại hóa. Đồng thời, cần có hướng dẫn rõ ràng về vấn đề hỗ trợ lương, thưởng và phúc lợi cho người lao động có chất lượng cao làm việc tại các tổ chức kinh tế hợp tác5. Trên thực tế, mặc dù Luật quy định về hỗ trợ lương, thưởng cho nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng hệ số lương, thưởng nhận được chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhân lực lao động chất lượng cao cho các hợp tác xã, liên minh hợp tác xã. Ngoài ra, Nhà nước cần có cơ chế, tạo điều kiện cho các địa phương liên kết với các trường đại học, cao đẳng tổ chức tuyển sinh viên phục vụ công tác tại các hợp tác xã sau khi tốt nghiệp. Bởi thực tế chính sách hỗ trợ thu hút cán bộ trẻ vào làm việc tại hợp tác xã của Nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng hiện nay.
 
Hai là, về việc hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kiến nghị quy định thêm những cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trực tiếp xử lí, hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác để hạn chế tình trạng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã… cần hỗ trợ nhưng chưa được xử lí kịp thời do chồng chéo cơ quan. Ngoài ra, việc quy định hỗ trợ cung cấp thiết bị đầu cuối và các phần mềm, ứng dụng dùng chung cần phải được xem xét và hướng dẫn kĩ hơn nhằm mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, khắc phục tình trạng các tổ chức kinh tế hợp tác quy mô nhỏ, nguồn vốn cho đầu tư, kinh doanh hạn hẹp, nguồn nhân lực tại chỗ hầu như không đáp ứng được những điều kiện về kĩ năng số. Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay còn thiếu những quy định, cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc thù áp dụng cho đối tượng đặc thù hợp tác xã liên quan đến chuyển đổi. Các hợp tác xã còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển và thông tin liên quan đến chuyển đổi số.
 
Ba là, về vấn đề hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất: Cần xem xét quy định về tổ chức kinh tế hợp tác được Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thuê mặt bằng, quỹ đất công ích với giá ưu đãi để xây dựng các công trình như trụ sở, nhà kho, cửa hàng mua bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Cụ thể, số lượng quỹ đất công ích tại địa phương có giới hạn trong khi đó nhu cầu mở rộng diện tích, xây dựng nhà kho, nhà xưởng, trụ sở để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo niềm tin đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước là khá nhiều. Song đến nay, hầu hết các địa phương chưa bố trí được quỹ đất hoặc vị trí thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh của hợp tác xã6. Vấn đề này dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác và Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định rõ ràng và đưa ra những giải pháp thuận tiện nhất để có thể hỗ trợ về mặt bằng cho các tổ chức kinh tế hợp tác. Về phía các địa phương, cần chủ động cân đối quỹ đất chung; trong đó, quan tâm bổ sung quy hoạch diện tích đất để sử dụng vào mục đích thực hiện các dự án đầu tư phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã.
 
5. Kết luận
 
Nhìn chung, dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác hay dự thảo sửa đổi Luật Hợp tác xã năm 2012 bảo đảm cụ thể, đơn giản hơn, phù hợp nhận thức, nhu cầu và giải quyết được khó khăn của các hợp tác xã hiện nay. Không chỉ đơn thuần là việc tìm tên gọi phù hợp, việc sửa đổi, bổ sung Luật tạo ra bước đột phá về tư duy, cách nhìn nhận để thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển tương xứng tiềm năng. Việc bổ sung thêm chương về Chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức kinh tế hợp tác trong dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác là bước tiến lớn điều chỉnh phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu quản lí thực tiễn, tạo hành lang pháp lí cho lĩnh vực hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể trong điều kiện hội nhập.
 
1 Nhật Hạ (2022), Cả nước có hơn 29.000 hợp tác xã, thu hút gần 7 triệu lao động, Báo Đầu tư Online, truy cập ngày 30/12/2022, https://baodautu.vn/ca-nuoc-co-hon-29000-hop-tac-xa-thu-hut-gan-7-trieu-lao-dong-d177367.html
2 Nguyễn Kiểm (2022), Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới, Báo Quân đội Nhân dân, truy cập ngày 30/12/2022, https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/phat-trien-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-trong-giai-doan-moi-710378
3  Vân Khánh (2022), Đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới, Tạp chí Tuyên giáo, truy cập ngày 30/12/2022, https://tuyengiao.vn/nhip-cau-tuyen-giao/ban-tuyen-giao-tw/day-manh-cong-tac-tuyen-truyen-ve-phat-trien-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-trong-giai-doan-moi-141664
4 Thục Quyên (2022), Thực trang phát triển kinh tế hợp tác xã trong thời gian qua, Tạp chí Tài chính Online, truy cập ngày 30/12/2022, https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-phat-trien-kinh-te-hop-tac-xa-trong-thoi-gian-qua.html
5 Điểm c khoản 1 Điều 114 dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác.
6 Huyền Trang (2022), Để hợp tác xã không vướng rào cản trong tiếp cận đất đai, VnBusiness, https://vnbusiness.vn/hop-tac-xa/de-htx-khong-vuong-rao-can-trong-tiep-can-dat-dai-1083261.html

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
1. Luật Hợp tác xã năm 2012.
2. Dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác.
3. Nhật Hạ (2022), Cả nước có hơn 29.000 hợp tác xã, thu hút gần 7 triệu lao động, Báo đầu tư Online, truy cập ngày 30/12/2022, https://baodautu.vn/ca-nuoc-co-hon-29000-hop-tac-xa-thu-hut-gan-7-trieu-lao-dong-d177367.html
4. Nguyễn Kiểm (2022), Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới, Báo Quân đội nhân dân, truy cập ngày 30/12/2022, https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/phat-trien-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-trong-giai-doan-moi-710378
5. Vân Khánh (2022), Đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới, Tạp chí Tuyên giáo, truy cập ngày 30/12/2022, https://tuyengiao.vn/nhip-cau-tuyen-giao/ban-tuyen-giao-tw/day-manh-cong-tac-tuyen-truyen-ve-phat-trien-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-trong-giai-doan-moi-141664
6. Thục Quyên (2022), Thực trang phát triển kinh tế hợp tác xã trong thời gian qua, Tạp chí Tài chính Online, truy cập ngày 30/12/2022, https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-phat-trien-kinh-te-hop-tac-xa-trong-thoi-gian-qua.html
7. Huyền Trang (2022), Để hợp tác xã không vướng rào cản trong tiếp cận đất đai, VnBusiness, https://vnbusiness.vn/hop-tac-xa/de-htx-khong-vuong-rao-can-trong-tiep-can-dat-dai-1083261.html

 
ThS. Đỗ Thị Lan Anh (Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh)
TS. Nguyễn Thị Thư, ThS. Trần Linh Huân, Đặng Thị Ngọc Hà (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số khuyến nghị
Triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số khuyến nghị
29/09/2023 194 lượt xem
Trong những năm qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thêm vốn sản xuất, kinh doanh đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Một trong những chính sách nổi bật và đã phát huy hiệu quả là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP được đánh giá là bước đột phá mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay so với các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn trước đây.
Tín dụng đầu tư của Nhà nước - Sự cần thiết cho đầu tư phát triển quốc gia
Tín dụng đầu tư của Nhà nước - Sự cần thiết cho đầu tư phát triển quốc gia
28/09/2023 317 lượt xem
Tín dụng đầu tư của Nhà nước là tín dụng do Nhà nước thực hiện để hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế và các vùng khó khăn cần khuyến khích, nhằm thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng thời kì.
Đổi mới sáng tạo với phát triển khu đô thị công nghệ cao Việt Nam
Đổi mới sáng tạo với phát triển khu đô thị công nghệ cao Việt Nam
27/09/2023 359 lượt xem
Đổi mới sáng tạo cùng với phát triển khoa học, công nghệ đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực công nghệ mới.
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
26/09/2023 501 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, còn nhiều rào cản khiến quy mô tín dụng xanh chưa được như kì vọng.
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng và một số kiến nghị hoàn thiện
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng và một số kiến nghị hoàn thiện
21/09/2023 911 lượt xem
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi trong ngân hàng là vấn đề rất cần thiết bởi điều này góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển an toàn và lành mạnh.
Thông tư số 06 góp phần giảm “tín dụng đen” và hạ lãi suất cho vay
Thông tư số 06 góp phần giảm “tín dụng đen” và hạ lãi suất cho vay
19/09/2023 1.093 lượt xem
Ngày 28/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (Thông tư số 06) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN (Thông tư số 39) quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là TCTD) đối với khách hàng.
Phối hợp đồng bộ các giải pháp trong đẩy lùi “tín dụng đen”
Phối hợp đồng bộ các giải pháp trong đẩy lùi “tín dụng đen”
15/09/2023 1.394 lượt xem
Thời gian qua, NHNN đã hoàn thiện khung khổ pháp lí về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp. NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tài chính, tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng ở Việt Nam
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số ngành Ngân hàng ở Việt Nam
07/09/2023 2.180 lượt xem
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đem lại, quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Tập trung nguồn lực để phát triển và nâng cao hiệu quả các kênh cung ứng vốn khác nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp
Tập trung nguồn lực để phát triển và nâng cao hiệu quả các kênh cung ứng vốn khác nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp
05/09/2023 2.209 lượt xem
Nguồn vốn cung ứng cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất đa dạng, thường qua các kênh chính sau: (1) Thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), nguồn vốn cấp dựa trên tài sản qua các hình thức như cho thuê tài chính, thuê mua trả góp, bao thanh toán (nguồn vốn này thường được cung cấp bởi các TCTD phi ngân hàng); (2) Thông qua thị trường tài chính bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng qua việc sử dụng các công cụ vốn; (3) Nguồn vốn trực tuyến (cho vay ngang hàng, công nghệ tài chính - fintech).
Giải pháp phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam
Giải pháp phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam
30/08/2023 2.741 lượt xem
Kinh tế ban đêm (night - time economy) đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có ngành du lịch phát triển, trong đó có Việt Nam. Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.
Đổi mới biện pháp bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đổi mới biện pháp bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
21/08/2023 3.336 lượt xem
Bài viết này nghiên cứu quy định về biện pháp bảo đảm trong chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) từ khi chính sách này được đưa vào áp dụng ở Việt Nam (năm 2002) đến nay.
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022 và khuyến nghị chính sách
Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022 và khuyến nghị chính sách
04/08/2023 6.048 lượt xem
Trong những năm qua, Việt Nam liên tục đạt được những bước phát triển tích cực, luôn đứng trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vị thế trên trường quốc tế ngày càng cao; đời sống người dân được nâng lên, thứ tự năng lực cạnh tranh quốc tế được cải thiện, trong đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tích cực đã có nhiều đóng góp lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam suốt giai đoạn vừa qua.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Để “cung” và “cầu” tín dụng gặp nhau
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Để “cung” và “cầu” tín dụng gặp nhau
01/08/2023 6.433 lượt xem
Trong nửa đầu năm 2023, bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều gam màu trầm dưới tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của kinh tế trong nước. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, là mức thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2011 tới nay (nếu loại trừ năm 2020 do tác động của dịch Covid-19).
Hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay  của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
Hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
28/07/2023 4.746 lượt xem
Ngày 28/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư số 06). Thông tư số 06 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023.
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - Một số khuyến nghị về chính sách pháp lí
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - Một số khuyến nghị về chính sách pháp lí
21/07/2023 5.246 lượt xem
Để bắt kịp xu thế của thời đại, các công ty nói chung và ngân hàng nói riêng phải tiến hành chuyển đổi số. Nếu không số hóa trong quá trình kinh doanh, không áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động đầu tư hằng ngày thì lĩnh vực ngân hàng Việt Nam có nguy cơ tụt hậu và chậm phát triển so với thế giới. Bài viết tổng hợp cách tiếp cận và kinh nghiệm về chuyển đổi số tại một số tổ chức trên thế giới, từ đó khuyến nghị về chính sách pháp lí góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.050

68.750

Vàng SJC 5c

68.050

68.770

Vàng nhẫn 9999

56.650

57.600

Vàng nữ trang 9999

56.500

57.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,200 24,570 25,105 26,483 28,868 30,098 159.15 168.46
BIDV 24,240 24,540 25,281 26,469 29,007 30,070 160.4 168.73
VietinBank 24,137 24,557 25,354 26,489 29,226 30,236 160.3 168.25
Agribank 24,200 24,550 25,358 26,066 29,122 29,955 161.42 165.41
Eximbank 24,150 24,540 25,385 26,091 29,179 29,991 161.18 165.66
ACB 24,190 24,540 25,423 26,061 29,339 29,955 160.81 166.01
Sacombank 24,180 24,535 25,495 26,160 29,402 29,911 161.08 167.62
Techcombank 24,211 24,548 25,142 26,464 28,831 30,120 156.91 169.16
LPBank 24,190 24,750 25,283 26,610 29,286 30,211 159.12 170.63
DongA Bank 24,250 24,550 25,470 26,070 29,280 30,020 159.4 166.1
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?