Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Hoạt động ngân hàng
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
aa

Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định... khẳng định và bảo vệ quyền của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Với vai trò là cánh tay nối dài của Chính phủ thực hiện tín dụng xã hội đối với người nghèo và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội, trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, từ đó nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện bình đẳng giới, tiếp tục phát huy truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2021 là 49,98%, đến năm 2023 giảm xuống còn 24,3% tương đương với 3.485 hộ là một trong những tiền đề quan trọng để huyện A Lưới về đích sớm so với kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế giao “ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo nhất cả nước”. Kết quả này có sự đồng hành sát sao của những người làm tín dụng chính sách cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức chính trị - xã hội khác hỗ trợ các chị em đồng bào dân tộc huyện A Lưới phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, góp phần vào thành quả phát triển kinh tế chung của tỉnh.


Nghệ nhân phi vật thể Lê Thị Sỹ đang truyền nghề dệt Zèng cho thiếu nữ Hồ Thị Xé

Nghệ nhân di sản phi vật thể nghề dệt Zèng - Lê Thị Sỹ ở thôn Ky Ré, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Không có cơ hội đổi đời vươn lên nào tốt như hiện nay. Từ Trung ương đến tỉnh, huyện và đặc biệt là NHCSXH luôn tạo mọi thuận lợi để người dân huyện A Lưới phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Bản thân tôi và nhiều đồng bào Tà Ôi cũng như đồng bào Pa Cô, Cờ Tu, người Kinh đều ra khỏi danh sách hộ nghèo nhờ những đồng vốn chính sách ưu đãi từ NHCSXH huyện. Quý nhất là chúng tôi được vay vốn, hỗ trợ vươn lên bằng chính nghề truyền thống của mình - nghề dệt Zèng”.

Bản thân Nghệ nhân Lê Thị Sỹ cũng vươn lên từ việc vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo của NHCSXH huyện A Lưới từ năm 2015; hiện đang vay 50 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm. Từ đồng vốn chính sách, qua quá trình lao động, gia đình bà đã có cơ ngơi khang trang, có cả trang trại chăn nuôi bò, dê, 05 ha rừng trồng... Nguồn vốn NHCSXH cũng đã giúp cho 05 người con của bà được đi học, có công ăn việc làm và cuộc sống ổn định.

Thực tế khảo sát các hộ vay cho thấy, để chị em phát triển kinh tế một vòng vốn tín dụng là rất hiếm mà phải có hành trình đồng hành dài của NHCSXH. Trường hợp của chị Lê Thị Thia - người đã 07 lần vay vốn NHCSXH huyện A Lưới là một ví dụ. Từ những đồng vốn nhỏ, gia đình chị đã thoát nghèo và hiện có 06 ha rừng trồng, có đàn bò, dê vài chục con. Chị Thia có 03 người con đều đã trưởng thành, công ăn việc làm ổn định nhờ nguồn vốn NHCSXH mà gia đình chị được vay để cho các con học tập, trong đó có một người con đang đi lao động nước ngoài...

Giám đốc NHCSXH huyện A Lưới Lê Quang Thắng cho biết, với đặc thù là huyện 30a, có 77% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và hơn 90% trong số đó là hộ nghèo, những năm qua, mọi hoạt động của NHCSXH huyện A Lưới đều tập trung cho các đối tượng này, đặc biệt là chị em phụ nữ. Trong 02 tháng đầu năm 2024, NHCSXH huyện A Lưới đã cho vay 26,461 tỉ đồng với 466 lượt khách hàng được vay vốn, tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025; cho vay xuất khẩu lao động. Đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH huyện A Lưới đạt 537,780 tỉ đồng, với 16 chương trình tín dụng; tăng 13,297 tỉ đồng so cuối năm 2023, tỉ lệ tăng trưởng 2,54%. Trong đó, riêng các chị em vay qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thuộc Hội phụ nữ huyện A Lưới quản lí là 236,51 tỉ đồng, chiếm 44,37%, chưa kể các chị em vay qua các tổ chức hội khác.



NHCSXH huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện giải ngân cho các hộ vay

Báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác ủy thác vốn của NHCSXH hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã lãnh đạo Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội đưa nội dung phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách gắn với nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kì 2017 - 2022), lần thứ XIII (nhiệm kì 2022 - 2027); các nghị quyết Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, định hướng trọng tâm hoạt động Hội hằng năm. Chỉ tính riêng cấp Trung ương, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay, Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ban hành 18 văn bản chỉ đạo liên quan trực tiếp đến tín dụng chính sách và hoạt động ủy thác NHCSXH.

Không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội góp phần nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ và người dân về tín dụng chính sách, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn lồng ghép nguồn lực, đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, xây dựng năng lực phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững cho hộ vay; đẩy mạnh giáo dục tài chính, nâng cao năng lực quản lí tài chính giúp hộ vay có kiến thức quản lí tài chính hiệu quả, đồng thời, góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Nhằm hỗ trợ các hộ vay phát huy hiệu quả nguồn vốn, các cấp Hội luôn chú trọng lồng ghép việc triển khai tín dụng chính sách xã hội với các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án; đặc biệt là trong 09 năm qua (2014 - 2023), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” (Đề án 939) và Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lí, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (Đề án 01). Từ việc thực hiện Đề án 939, qua tham mưu, đề xuất của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nguồn vốn ủy thác của UBND các tỉnh, thành phố qua NHCSXH để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được tăng lên, đặc biệt, ở một số địa phương, UBND tỉnh, thành phố ưu tiên dành nguồn vốn hoặc thành lập nguồn tín dụng riêng cho phụ nữ khởi nghiệp và ủy thác qua NHCSXH với số vốn tăng lên hằng năm.

Thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, nhằm nâng cao năng lực quản lí tài chính cho các đối tượng vay vốn tín dụng chính sách, hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng NHCSXH đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn về tài chính toàn diện, quản lí tài chính cá nhân và hộ gia đình, giúp hộ vay có thêm hiểu biết, kiến thức về tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đẩy mạnh hướng dẫn các hộ vay vốn, hội viên, phụ nữ gửi tiết kiệm tại NHCSXH và các tổ chức tín dụng chính thức, tạo nguồn vốn tự có cho gia đình, đồng thời, giảm nhẹ gánh nặng hoàn trả vốn. Qua đó, số dư tiết kiệm tại NHCSXH từ các tổ TK&VV do Hội Liên hiệp Phụ nữ quản lí luôn tăng trưởng cao, chiếm 40,8% tổng số dư tiền tiết kiệm của NHCSXH.

Với sự nỗ lực và quyết tâm cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và NHCSXH đã hỗ trợ hàng triệu hộ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ hội viên, phụ nữ. Tính đến nay, dư nợ ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ đạt gần 128 nghìn tỉ đồng với gần 2,6 triệu hộ vay vốn, thông qua 61.937 tổ TK&VV.

Trong thời gian tới, NHCSXH sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động phối hợp với các Hội, đoàn thể thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và văn bản thỏa thuận đã được kí kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác ủy thác của các đoàn thể, các tổ trưởng tổ TK&VV đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; mở rộng đối tác, kết nối nguồn lực hỗ trợ khách hàng tham gia các mô hình chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp do nữ làm chủ. Đặc biệt, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát triển đa dạng các sản phẩm, chương trình giáo dục tài chính nhằm góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia; phối hợp đề xuất chương trình tín dụng cho các nhóm phụ nữ đặc thù (lao động nữ mất việc làm, phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lí, tạo việc làm cho lao động nữ thuộc Đề án 939 và Đề án 01); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa trong các hoạt động giao dịch tín dụng chính sách.

Minh Ngọc (Hà Nội)

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng (Thông tư số 50/2024/TT-NHNN), kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng và là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia.
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo

Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ

Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu sau bão. Mặc dù các hộ dân bị mất trắng toàn bộ vốn liếng, tài sản nhưng gần như đa số đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Trong những năm qua, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù

Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp

Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp

“Tam nông” là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và coi trọng từ xưa tới nay. Trong thời gian qua, rất nhiều nghị quyết, quyết định đã được Đảng và Nhà nước ban hành để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư sô 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài