Sử dụng ma trận Tows dựa trên việc kết hợp mô hình Pestel và mô hình quản trị ưu việt nhằm đề xuất một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại trong thời gian tới
15/08/2023 3.575 lượt xem
Tóm tắt: Kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng dự báo còn nhiều khó khăn trong năm 2023 và thời gian tới do ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine, cùng với xu hướng thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương nhằm ứng phó với lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng với các rủi ro khó đoán định. 
 
Bài viết làm rõ nội hàm ma trận Tows và mô hình Pestel, từ đó xác định nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng trong thời gian tới, tiếp đến xác định những cơ hội và thách thức chính, cùng với những điểm mạnh và điểm yếu nội tại của các ngân hàng, đưa ra một số giải pháp giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam vượt qua khó khăn và thách thức.

Từ khóa: Ma trận Tows, mô hình Pestel, giải pháp, ngân hàng. 
 
APPLYING THE TOWS MATRIX IN ORDER TO PROPOSE SOME SOLUTIONS FOR COMMERCIAL BANKS IN THE COMING TIME BASED ON COMBINING THE PASTEL MODEL AND THE SUPERIOR GOVERNANCE MODEL

Abstract: The world economy in general and Vietnam's economy in particular are forecasted to face many difficulties in 2023 and in the coming time due to the influence of the conflict in Ukraine, along with the trend of monetary tightening of central banks aimed at responding to high inflation has significantly affected banking activities in the world in general and in Vietnam in particular with unpredictable risks.
 
The article clarifies the contents of the Tows matrix and the Pestel model, thereby identifying the factors affecting the performance of banks in the coming time, then identifying the main opportunities and challenges, along with the internal strengths and internal weaknesses of banks, the author offers some solutions to help Vietnamese commercial banks overcome difficulties and challenges.
 
Keywords: Tows matrix, Pestel model, solution, bank.
 
1. Tổng quan ma trận Tows và mô hình Pestel 
 
1.1. Ma trận Tows
 
Ma trận Tows là một công cụ được phát triển bởi ông Heinz Weirich, giáo sư người Mỹ của Trường Đại học Harvard.
 
Mô hình này là biến thể từ mô hình Swot. Sự khác biệt chính giữa hai mô hình này là: Trong khi mô hình Swot thì nhấn mạnh vào yếu tố đến từ bên trong, trước tiên là điểm mạnh, điểm yếu thì mô hình Tows lại đặt các yếu tố bên ngoài là thách thức và cơ hội lên trên trước, để từ đó thấy được một bức tranh toàn cảnh của môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, sau đó là đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức, từ đó đưa ra những giải pháp và chiến lược phù hợp.
 
Mô hình Tows không chỉ áp dụng ở tầm vĩ mô cho quốc gia, các bộ, ngành, mà ở tầm thấp hơn là các tập đoàn, tổng công ty, kế đến áp dụng ở đơn vị cấp dưới là các chi nhánh, phòng, ban và cuối cùng, mô hình này cũng có thể áp dụng cho từng cá nhân trong việc định hướng sự phát triển của bản thân.
 
Sự kết hợp từng cặp các nhân tố theo thứ tự là: S (điểm mạnh) - O (cơ hội), O (cơ hội) - W (điểm yếu), S (điểm mạnh) - T (nguy cơ) và T (nguy cơ) - W (điểm yếu) tạo ra một ma trận bốn nhóm giải pháp:
 
Thứ nhất, nhóm giải pháp tấn công được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm điểm mạnh (S) với một yếu tố thuộc nhóm cơ hội bên ngoài (O) để hình thành nên các giải pháp tận dụng thế mạnh đón bắt các cơ hội bên ngoài.
 
Thứ hai, nhóm giải pháp phòng thủ được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm điểm mạnh (S) với một yếu tố thuộc nhóm thách thức bên ngoài (T), hình thành nên các giải pháp tận dụng thế mạnh để hạn chế các thách thức bên ngoài.
 
Thứ ba, nhóm giải pháp xây dựng điểm mạnh cho giải pháp tấn công được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm cơ hội (O) với một yếu tố thuộc nhóm thách thức bên ngoài (T) để hình thành nên các giải pháp chống lại điểm yếu thông qua khai thác cơ hội.
 
Thứ tư, nhóm giải pháp xây dựng điểm mạnh cho giải pháp phòng thủ được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm điểm yếu (W) với một yếu tố thuộc nhóm thách thức bên ngoài là nguy cơ (T) để hình thành nên các giải pháp giảm điểm yếu để né các thách thức bên ngoài.
 
Bốn nhóm giải pháp này tạo nên sự khác biệt so với cách xác định giải pháp truyền thống là đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và từ nguyên nhân đưa ra giải pháp. Việc xác định nhóm giải pháp theo cách truyền thống không đánh giá được hai yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức, do vậy thiếu tính toàn diện trong việc đánh giá nguyên nhân và xác định giải pháp, đồng thời xác định giải pháp theo cách này thường mang tính cảm tính.
 
Sử dụng phương pháp xác định bốn nhóm giải pháp theo ma trận Tows sẽ khắc phục được các nhược điểm của phương pháp truyền thống.
 
1.2. Mô hình Pestel
 
Mô hình Pestel xuất phát từ mô hình Etps được nghiên cứu trong cuốn sách có tên tiếng Anh là “Scanning the Business Environment” xuất bản năm 1967 của giáo sư Harvard Francis Aguilar, sau đó được điều chỉnh và chuyển thành mô hình Pest, mô hình Pest sau này được phát triển thành Pestel.
 
Pestel là công cụ phân tích hữu ích giúp các tổ chức biết được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường kinh doanh mà tổ chức đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong đó.
 
Pestel viết tắt của sáu từ tiếng Anh tương ứng với sáu yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung, ngành hoặc lĩnh vực nào đó và đến từng doanh nghiệp nói riêng bao gồm: Political (chính trị); Economic (kinh tế); Social (xã hội); Technological (công nghệ); Environmental (môi trường) và Legal (pháp lí). Các chủ thể phải chịu những yếu tố bên ngoài này tác động một cách khách quan.
 
Các yếu tố cụ thể có trong mô hình kinh doanh Pestel như sau:
 
Chính trị (Political): Các yếu tố căn bản được xếp theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần như: Sự ổn định của hệ thống chính trị, xung đột, chính sách thuế quan thương mại, chính sách tài khóa, chính sách thuế…
 
Kinh tế (Economic): Gồm các yếu tố căn bản như tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất, xu hướng thất nghiệp, mô hình tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố này có thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong môi trường kinh doanh và có khả năng tác động đến hoạt động của các ngành và tổ chức.
 
Xã hội (Social): Gồm các khía cạnh văn hóa quan trọng nhất mà tổ chức phải quan tâm như: Sức khỏe; tôn giáo và đạo đức; thái độ đối với sản phẩm “xanh” hoặc các sản phẩm sinh thái truyền thông; giáo dục (như trình độ học vấn...) thói quen tiêu dùng; quan điểm đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, công việc, giải trí, sự nghiệp và nghỉ hưu; các vấn đề về dân số như: Tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ nhập cư và di cư, phân bố tuổi và tỉ lệ tuổi thọ, tỉ lệ giới tính, mức thu nhập trung bình khả dụng, tầng lớp xã hội, quy mô và cấu trúc gia đình và cơ cấu dân tộc.
 
Công nghệ (Technological): Gồm các xu hướng, sự sáng tạo và công nghệ sắp tới tác động đến tổ chức. Các yếu tố có thể kể đến là: Nhận thức về công nghệ, hạ tầng truyền thông, nhu cầu về công nghệ, xu hướng tự động hóa trên thế giới.
 
Môi trường (Environmental): Những yếu tố về môi trường sống tác động đến hoạt động của tổ chức như: Khí hậu, vị trí địa lí, quá trình tái chế; mức độ ô nhiễm môi trường gồm không khí, nguồn nước, dịch bệnh…
 
Pháp lí (Legal): Những quy định pháp lí có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến ngành và ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, cụ thể như sau: Các luật liên quan đến người lao động, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật điều chỉnh ô nhiễm môi trường, luật chống độc quyền, luật phân biệt đối xử, luật bản quyền, bằng sáng chế/luật sở hữu trí tuệ, luật hình sự.
 
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại theo Pestel và quản trị ưu việt
 
2.1. Chính trị (Political) 
 
- Tình hình chính trị trong nước tiếp tục hoạt động dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng và công cuộc chống tham nhũng tiếp tục được triển khai, tạo ra sự lành mạnh trong môi trường chính trị, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển, trong đó có hoạt động ngân hàng.
 
- Chính sách tài khóa tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh nhằm thúc đẩy nền kinh tế. 
 
- Chính sách thuế được xây dựng một cách rõ ràng, công khai và cải tiến quá trình thu, nộp tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, điển hình như các loại thuế: Thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, nhà đất, ô tô.
 
- Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể tác động đến thị trường hàng hóa toàn cầu, khiến giá dầu Brent tăng cao và ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam.
 
- 15 hiệp định thương mại Việt Nam đã kí kết với các quốc gia và khu vực trên thế giới đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam được thông quan dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho xuất, nhập khẩu tại Việt Nam.
 
2.2. Kinh tế (Economic)
 
- Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2022, kéo dài sang đầu năm 2023, kết quả là tăng trưởng GDP 7 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023, bình quân mỗi quý còn lại của năm 2023 phải tăng trưởng GDP khoảng 8%.
 
- Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%, giảm 0,12 điểm phần trăm so với cùng kì năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2%.
 
- Tính đến cuối tháng 7/2023, tín dụng tăng trưởng 4,73% so với đầu năm, thị trường tiền tệ, tỉ giá cơ bản ổn định. Lãi suất cho vay bình quân giảm 0,7 điểm phần trăm so với cuối năm 2022 (theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
 
- Lạm phát cơ bản 7 tháng đầu năm 2023 tăng 4,65% so với cùng kì năm trước. CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12% so với cùng kì năm trước.
 
- Những khó khăn trên thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp khiến doanh nghiệp khó tiếp cận và hầu như không huy động được vốn, dẫn tới bất động sản “đóng băng”. Các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp giảm, trên đà suy yếu.
 
- Cộng hưởng tất cả các nhân tố trên cho thấy, nền kinh tế đang thực sự rất khó khăn, ngành Ngân hàng nói chung và cụ thể là các ngân hàng thương mại cần tiếp tục đóng vai trò là “bà đỡ” cho doanh nghiệp và cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
 
2.3. Văn hóa - xã hội (Social)
 
- Thời gian qua, sức khỏe của người dân trong nước được cải thiện, công tác chống dịch đã mang lại kết quả đáng kể. Chính phủ đã có những giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế.
 
- Tôn giáo và các chuẩn mực đạo đức xã hội ngày càng được củng cố theo phương thức gắn đạo với đời và thượng tôn pháp luật. Cùng với đó, mạng lưới các trường đại học tiếp tục được củng cố và phát triển trong cả nước.
 
- Chính phủ có những chính sách để xây dựng nhà ở xã hội và hạ tầng nhằm hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thấp.
 
- Xu hướng tiêu dùng của đại bộ phận người dân tăng dần theo các cấp độ: Sạch, xanh và hiệu quả.
 
2.4. Công nghệ (Technological)
 
- Làn sóng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, với các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), 5G, công nghệ Blockchain, dữ liệu lớn (Big Data), thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR, AR), điện toán đám mây. Hạ tầng viễn thông Việt Nam phát triển rất tốt với gần 100% các khu vực phủ sóng 4G, sóng 5G đang thử nghiệm tại một số khu vực của các tỉnh, thành phố và tiếp tục được nhân rộng trong năm 2023 (theo báo cáo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel).
 
- Số lượng và giá trị giao dịch ngân hàng qua các kênh Internet và điện thoại di động ngày càng tăng, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 55% về số lượng; qua kênh Internet tăng 76% về số lượng và 1,79% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng là 65% và 77%; qua phương thức QR Code tăng tương ứng là 152% và 301% so với cùng kì năm 2022; khoảng 74,63% người trưởng thành tại Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng với hơn 53 triệu tài khoản.
 
2.5. Pháp lí (Legal)
 
- Bộ luật Lao động năm 1999 và được chỉnh sửa, hoàn thiện vào năm 2019 tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các quan hệ phù hợp. 
 
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được triển khai hơn 12 năm đã góp phần thay đổi mạnh mẽ hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc cho sự phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam.
 
- Thủ tục cấp giấy phép đăng kí kinh doanh đơn giản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được đăng kí mới.
 
- Luật Bảo vệ môi trường được hoàn thiện, thúc đẩy kinh tế xanh phát triển.
 
2.6. Môi trường (Environmental)
 
- Ô nhiễm môi trường hiện đang trở thành vấn nạn chung của cả nhân loại. Riêng ở Việt Nam, thực trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động được thể hiện cụ thể như sau: Nguồn đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng, không thích hợp cho cây trồng; môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra mưa axit; khói bụi che chắn; tình trạng hạn hán, cùng với đó là hiện tượng El Nino. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2023 trên Tạp chí Science, El Nino năm 2023 có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế toàn cầu lên tới 3.000 tỉ USD, GDP giảm do thời tiết khắc nghiệt làm giảm sản lượng nông nghiệp, sản xuất và khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.
 
- Năng lượng tại Việt Nam ngày càng thiếu hụt, đã có tình trạng cắt điện luân phiên xảy ra tại các tỉnh miền Bắc do các nhà máy thủy điện không đủ công suất hoạt động.
 
Sau khi phân tích sáu yếu tố của mô hình Pestel, tác giả đã lựa chọn ra:
 
Hai yếu tố thuộc nhóm thách thức ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới đó là: (i) Hiện tượng ô nhiễm môi trường; (ii) Nền kinh tế đang gặp những khó khăn nhất định.
 
Hai yếu tố thuộc nhóm cơ hội ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới đó là: (i) Các công nghệ mới đặc biệt là AI ngày càng phát triển; (ii) Số người sử dụng Internet và điện thoại di động tại Việt Nam đang ở mức cao.
 
2.7. Mô hình quản trị ưu việt
 
Để xác định được điểm mạnh và điểm yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay, tác giả sử dụng mô hình quản trị ưu việt T - Model: Mô hình ngôi nhà có móng, mái và năm trụ, trong đó: Móng nhà là văn hóa ngân hàng, mái nhà là tầm nhìn, năm trụ của ngôi nhà gồm nhân sự là trụ trung tâm, hai trụ bên trái là sản phẩm mới và cấu trúc hợp tác, hai trụ bên phải là hệ thống nội bộ và thực thi kiểm soát.
 
Hiện nay, các ngân hàng đều đã hình thành cho mình một nét văn hóa riêng, tuy nhiên, nét văn hóa đó chưa thực sự rõ ràng ở khối ngân hàng thương mại cổ phần để đảm bảo cho các ngân hàng này vượt qua biến cố. Về tầm nhìn, các ngân hàng đều xây dựng cho mình những chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng. Nhân sự được các ngân hàng chú trọng đầu tư nhưng mức độ sáng tạo và đổi mới còn có những hạn chế nhất định. Sản phẩm mới là một trong những trụ cột được các ngân hàng tích cực nghiên cứu để đưa ra thị trường trong thời gian gần đây. Cấu trúc hợp tác trong ngân hàng đã được hình thành theo mô hình cơ cấu tổ chức nhưng vẫn còn có sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong chính nội bộ ngân hàng. Hệ thống quản trị nội bộ tiếp tục được hoàn thiện, tuy nhiên, việc thực thi kiểm soát vẫn còn những lỗ hổng khiến ngân hàng còn gặp những sự cố nhất định.
 
3. Đề xuất các giải pháp cho ngân hàng thương mại dựa vào mô hình Tows
 
Căn cứ vào các nhân tố cơ hội và thách thức đã lựa chọn theo mô hình Pestel, dựa vào việc phân tích hoạt động ngân hàng theo mô hình quản trị ưu việt, tác giả lựa chọn ra các cặp nhân tố sau để áp dụng vào mô hình Tows nhằm đề ra các nhóm giải pháp cho ngân hàng thương mại trong thời gian tới:
 
Thứ nhất, nhóm giải pháp tấn công được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm điểm mạnh (S), đó là có một tầm nhìn rõ ràng, cụ thể kết hợp với một yếu tố thuộc nhóm cơ hội bên ngoài (O) là các công nghệ mới đặc biệt như công nghệ AI ngày càng phát triển để hình thành nên các giải pháp tận dụng thế mạnh, đón bắt các cơ hội bên ngoài, xây dựng một chiến lược phát triển rõ ràng, hoàn thiện hệ thống lõi của ngân hàng (Core Banking). 
 
Core Banking là hệ thống các phân hệ liên quan đến nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tài khoản gửi tiền thanh toán, tiền vay, vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng. Thông qua hệ thống này, các ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và việc quản lí vấn đề nội bộ được chặt chẽ, hiệu quả hơn.
 
Core Banking chính là hệ thống phần mềm được tích hợp nhiều ứng dụng tin học trong suốt quá trình quản lí thông tin, tài sản, thực hiện các giao dịch và vấn đề quản trị rủi ro... trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của ngân hàng thương mại hiện nay.
 
Thứ hai, nhóm giải pháp phòng thủ được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm điểm mạnh (S), đó là có một tầm nhìn rõ ràng, cụ thể kết hợp với một yếu tố thuộc nhóm thách thức bên ngoài (T), đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường để hình thành nên các giải pháp nhằm tận dụng thế mạnh để hạn chế các thách thức bên ngoài, xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm xanh trong hoạt động ngân hàng như tín dụng xanh.
 
Thứ ba, nhóm giải pháp xây dựng điểm mạnh cho giải pháp tấn công được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm cơ hội (O) là số người sử dụng Internet và điện thoại di động tại Việt Nam đang ở mức cao kết hợp với một yếu tố thuộc nhóm thách thức bên ngoài (T) là nền kinh tế đang gặp một số khó khăn nhất định để tập trung đưa ra các giải pháp thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm ngân hàng qua các kênh Internet, điện thoại di động và kênh QR Code. 
 
Thứ tư, nhóm giải pháp xây dựng điểm mạnh cho giải pháp phòng thủ được hình thành từ việc sử dụng kết hợp một trong các yếu tố thuộc nhóm điểm yếu (W) là văn hóa các ngân hàng hiện nay chưa được rõ nét kết hợp với một yếu tố thuộc nhóm thách thức bên ngoài (T) là nền kinh tế đang gặp những khó khăn nhất định để hình thành nên các giải pháp giảm điểm yếu để né các thách thức bên ngoài, đó là xây dựng văn hóa ngân hàng rõ nét, có tính gắn kết cao để vượt qua được các thách thức, khó khăn của nền kinh tế. 
 
4. Định hướng triển khai trong hoạt động ngân hàng thời gian tới
 
Từ những đánh giá và lựa chọn nhân tố theo mô hình Pestel và đề xuất các giải pháp theo mô hình Tows nêu trên, để hoạt động của các ngân hàng thương mại phát triển bền vững, hiệu quả trong giai đoạn tới và trước mắt, các ngân hàng thương mại cần lưu tâm bốn định hướng như sau:
 
- Bám sát chiến lược phát triển chung của ngành Ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội tại thực trạng ứng dụng công nghệ của ngân hàng mình, từ đó hình thành chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng mình giai đoạn 2023 - 2027, tầm nhìn đến năm 2035 gắn với các công nghệ mới điển hình như AI.
 
- Đánh giá nội tại của ngân hàng mình dựa vào quá trình phát triển, điểm mạnh, điểm yếu để hình thành văn hóa gắn kết trong ngân hàng, giúp ngân hàng vượt qua những biến động hoặc cú sốc của nền kinh tế.
 
- Đổi mới tư duy, sáng tạo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, phù hợp với xu thế trong giai đoạn hiện nay, đó là sản phẩm xanh, sản phẩm số gắn với các công nghệ cao như AI, đảm bảo gần nhất, nhanh nhất đến với khách hàng.
 
- Cuối cùng, đó chính là sự “cam kết và đồng lòng” của Ban lãnh đạo cao nhất và toàn thể cán bộ ngân hàng trong việc dẫn dắt, theo đuổi văn hóa chiến lược phát triển đã xác định một cách đồng bộ và nhất quán.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Chí Tín (2022). Đã có những nghiệp vụ cơ bản ngân hàng số hóa 100%, Thời báo Tài chính Việt Nam, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/da-co-nhung-nghiep-vu-co-ban-ngan-hang-so-hoa-100-113782.html
2. Coin98 (2022). Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022. Coin98 Insights .
3. Data Reportal. (2023). Digital 2023: Vietnam, Data Reportal,  https://datareportal.com/reports/digital-2023-vietnam
4. Đinh Bảo Ngọc (2022). Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Ngân hàng, https://tapchinganhang.gov.vn/thi-truong-Fintech-tai-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc.htm
5. Gia Linh (2023). Bảo hiểm nhúng, “cú huých” cho Insurtech, Đầu tư chứng khoán, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem-nhung-cu-huych-cho-insurtech-post317277.html
6. Hà An (2022). Cake by VPBank (Cake) cán mốc 2 triệu người dùng chỉ sau 19 tháng ra mắt, Đầu tư chứng khoán, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/cake-by-vpbank-cake-can-moc-2-trieu-nguoi-dung-chi-sau-19-thang-ra-mat-post303982.html
7. Hoàng An (2023). Sự trỗi dậy của công nghệ bảo hiểm (Insurtech), Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, https://vneconomy.vn/su-troi-day-cua-cong-nghe-bao-hiem-insurtech.htm
8. HyperLead (2023). Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2022. Ho Chi Minh: HyperLead. 
9. Lê Hồng Thái (2023). Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam và một số quan điểm kiến nghị, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, https://thitruongtaichinhtiente.vn/su-can-thiet-hoan-thien-phap-luat-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-tai-chinh-o-viet-nam-va-mot-so-quan-diem-kien-nghi-44228.html
10. Mạnh Bôn (2023). Tận dụng thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” để phát triển, Đầu tư chứng khoán: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tan-dung-thoi-ky-co-cau-dan-so-vang-de-phat-trien-post320702.html
11. Medici (2021). Digital Banking Innovations in Vietnam, Open Banking Directory, https://www.openbankingdirectory.io/news/digital-banking-innovations-in-vietnam
12. Nextrans (2022). Vietnam Startup Industry Report 2022, Nextrans, https://www.nextrans.vn/resources
13. Nguyễn Thị Liệu (2023). Cần một hành lang pháp lý Sandbox cho hoạt động kinh doanh công nghệ tài chính Fintech ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/can-mot-hanh-lang-phap-ly-sandbox-cho-hoat-dong-kinh-doanh-cong-nghe-tai-chinh-Fintech-o-viet-nam-hien-nay-105026.htm
14. Nhuệ Mẫn (2023). Fintech Việt: Cơ hội lớn nếu sớm có “Sandbox”, Đầu tư chứng khoán, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/Fintech-viet-co-hoi-lon-neu-som-co-sandbox-post312911.html
15. Phạm Anh Tuấn (2023). Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 và giải pháp tiếp tục triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025, NHNN. 
16. Quốc Anh (2022). VNPT-Media, Be Earning, ngân hàng số Cake by VPBank phối hợp triển khai dịch vụ ứng lương qua VNPT Money, https://congthuong.vn/vnpt-media-be-earning-ngan-hang-so-cake-by-vpbank-phoi-hop-trien-khai-dich-vu-ung-luong-qua-vnpt-money-181170.html
17. Trang Nhi (2022). Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Báo Công lý: https://congly.vn/den-2025-quy-mo-kinh-te-viet-nam-se-dung-thu-ba-dong-nam-a-208465.html
18. Tùng Lâm (2023). Cách nào giải bài toán ‘đuối’ nhân lực tài chính số?, Tạp chí Đầu tư Tài chính, https://vietnamfinance.vn/cach-nao-giai-bai-toan-duoi-nhan-luc-tai-chinh-so-20180504224283452.htm
19. UOB, PwC Singapore, & Singapore Fintech Association. (2022). Fintech in ASEAN Report 2022. Singapore: United Overseas Bank Limited.
20. Văn Phong (2022). An ninh mạng 2022 tại Việt Nam vẫn còn những điểm đáng quan ngại, Quân đội nhân dân: https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/an-ninh-mang-2022-tai-viet-nam-van-con-nhung-diem-dang-quan-ngai-713907

TS. Vũ Hồng Thanh 
Viện Đào tạo và Nghiên cứu, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thực tiễn báo cáo ESG của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Thực tiễn báo cáo ESG của hệ thống ngân hàng Việt Nam
06/05/2024 323 lượt xem
Bài viết này đánh giá thực trạng ngân hàng trong việc thực thi phát triển bền vững và công bố báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị), từ đó, đưa ra một số khuyến nghị điều chỉnh để hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong hành trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.
Dự đoán rủi ro tín dụng sử dụng học sâu
Dự đoán rủi ro tín dụng sử dụng học sâu
03/05/2024 406 lượt xem
Việc đánh giá và dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng là rất quan trọng để ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Vì lí do này, các ngân hàng thường xây dựng hệ thống xử lí yêu cầu cho vay dựa trên tình trạng của khách hàng, chẳng hạn như tình trạng việc làm, lịch sử tín dụng...
Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
01/05/2024 454 lượt xem
Một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là tìm kiếm lợi ích cho cổ đông. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại (NHTM) cũng là một nhân tố hình thành các hoạt động xã hội với những cá nhân và tổ chức liên quan, tạo nên mối liên kết với các chủ thể trong nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/04/2024 747 lượt xem
Thời gian qua, quá trình số hóa diễn ra liên tục và mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đã mang lại những lợi ích đáng kể cho sự ổn định của khu vực tài chính nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nhờ quá trình này mà các tổ chức tài chính có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, ngân hàng với chi phí thấp hơn, giúp nâng cao trải nghiệm và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, tăng cường minh bạch trong giao dịch tài chính và phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng.
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng  phát triển trong thời đại 4.0
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng phát triển trong thời đại 4.0
23/04/2024 656 lượt xem
Dữ liệu đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Việc chia sẻ dữ liệu mở ra những cơ hội mới, tạo thêm nhiều giá trị, đồng thời góp phần bồi đắp kho dữ liệu hiện có, khai phá tiềm năng tối ưu hóa và đổi mới mô hình kinh doanh.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
19/04/2024 0 lượt xem
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
12/04/2024 1.376 lượt xem
Phát triển bền vững đang là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai, theo đó tăng trưởng xanh với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu này.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
10/04/2024 1.390 lượt xem
Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam...
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
05/04/2024 1.581 lượt xem
Nghiên cứu trình bày về tầm quan trọng của ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong quá trình phát triển bền vững của ngân hàng, thực tiễn triển khai các hoạt động về ESG, các kết quả đạt được và thách thức, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai ESG trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
03/04/2024 1.410 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
02/04/2024 1.311 lượt xem
Bài viết dựa trên cơ sở tổng quan về giám sát tài chính, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học và khuyến nghị đối với công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
01/04/2024 1.332 lượt xem
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đó là việc thiếu nguồn lực tài chính để ứng phó với biến đổi khí hậu, hay còn gọi là tài chính khí hậu...
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 1.420 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 1.809 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 2.631 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83.700

85.900

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83.700

85.900

Vàng SJC 5c

83.700

85.920

Vàng nhẫn 9999

73.200

75.000

Vàng nữ trang 9999

73.100

74.100


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,457 26,616 28,075 31,023 32,342 160.12 169.47
BIDV 25,157 25,457 26,757 27,987 31,089 32,385 160.72 169.18
VietinBank 25,173 25,457 26,857 27,946 31,480 32,490 161.8 169.75
Agribank 25,150 25,457 26,797 28,111 31,196 32,369 161.56 169.75
Eximbank 25,110 25,190 26,880 26,961 31,400 31,463 162.35 162.84
ACB 25,130 25,457 26,942 27,645 31,531 32,225 161.93 167.32
Sacombank 25,142 25,457 27,058 27,818 31,602 32,320 163.01 168.04
Techcombank 25,162 25,457 26,704 28,055 31,105 32,428 158.36 170.76
LPBank 24,927 25,457 26,593 28,097 31,455 32,399 160.61 171.84
DongA Bank 25,190 25,457 26,960 27,670 31,420 32,300 160.40 167.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,10
2,10
2,30
3,40
3,45
4,30
4,30
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?