Nỗ lực đẩy lùi “tín dụng đen” khỏi đời sống người dân

Kinh tế - Xã hội
“Tín dụng đen” không phải là vấn đề mới, nhưng phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc dư luận. Cùng với các giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) triển khai trong thời gian qua, bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được coi là công cụ hữu hiệu nhằm gia tăng niềm tin của người dân vào hoạt động ngân hàng chính thức, từ đó tránh xa “tín dụng đen”.
aa

“Tín dụng đen” không phải là vấn đề mới, nhưng phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc dư luận. Cùng với các giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) triển khai trong thời gian qua, bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được coi là công cụ hữu hiệu nhằm gia tăng niềm tin của người dân vào hoạt động ngân hàng chính thức, từ đó tránh xa “tín dụng đen”.

Để giảm thiểu “tín dụng đen”

Thời gian qua đã xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn mới, biến tướng, lợi dụng công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp thực hiện các hành vi cho vay, đòi nợ trái pháp luật gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và cuộc sống của người dân.

Để xử lý tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Ngày 24/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 766/CĐ-TTg gửi tới Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao NHNN tập trung nghiên cứu, khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, phát triển hệ thống tín dụng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của Nhân dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các ví điện tử không để các đối tượng móc nối hoạt động “tín dụng đen”, kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định; phối hợp với Bộ Công an ứng dụng dữ liệu dân cư, đẩy mạnh công tác rà soát, xác thực các tài khoản ngân hàng, xử lý triệt để tình trạng sử dụng tài khoản “ảo” để hoạt động “tín dụng đen”. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân; khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý nghiêm hoạt động “tín dụng đen”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để đẩy lùi “tín dụng đen”, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, bao gồm việc liên tục giảm các mức lãi suất điều hành từ đầu năm 2023 với tổng mức giảm 0,5 - 2%/năm, giúp các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay... niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng tiêu dùng, gói tài chính tiêu dùng.

Theo NHNN, việc tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn tổ chức tín dụng sẽ góp phần tích cực hạn chế, đẩy lùi vấn nạn “tín dụng đen” đang len lỏi vào cuộc sống người dân.

NHNN cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai nhiều giải pháp về công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong hoạt động ngân hàng cũng như “tín dụng đen”, trong đó có phối hợp xử lý triệt để tình trạng sử dụng tài khoản “ảo” để hoạt động “tín dụng đen”. Đồng thời, triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với nhiều nhiệm vụ được chi tiết hóa như: Làm sạch dữ liệu khách hàng, xác minh khách hàng, giải pháp chấm điểm tín dụng...

BHTG góp phần thúc đẩy người dân đến với hoạt động ngân hàng chính thức

Theo các chuyên gia kinh tế, ngoài trấn áp để dẹp các hoạt động cho vay bất hợp pháp thì cần có những giải pháp phát triển các hình thức cho vay thông qua App, qua mạng trực tuyến một cách hợp pháp; được xác nhận, kiểm soát và hợp pháp, từ đó đảm bảo được lợi ích của cả người cho vay và đi vay.

Cùng với đó, cơ quan quản lý cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về cho vay trực tuyến, ứng dụng các nền tảng số trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai bài bản hơn nữa các chương trình giáo dục tài chính; quan tâm hơn đến phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng...

Để góp phần giảm thiểu “tín dụng đen”, bên cạnh các giải pháp tăng cường các kênh cung cấp tín dụng chính thức, các chuyên gia cho rằng, cần có sự tham gia đồng bộ của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc chung tay đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tới người dân các chính sách, chương trình, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chính thức; cảnh báo sớm các phương thức, thủ đoạn mới để giúp người dân tránh sập bẫy “tín dụng đen”. Trong đó, BHTG được coi là công cụ hữu hiệu để gia tăng niềm tin cho của người gửi tiền, nâng cao nhận thức của họ về việc cần tiếp cận với hoạt động ngân hàng chính thức và nói không với “tín dụng đen”.

Cụ thể, chính sách BHTG đã đóng góp tích cực trong việc góp phần thúc đẩy kênh huy động vốn chính thức vào hệ thống ngân hàng, từ đó dần dần đẩy lùi nạn “tín dụng đen”. Bởi BHTG là quy định bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động hợp pháp có huy động tiền gửi của người dân. Trong trường hợp tổ chức tín dụng đã tham gia BHTG gặp sự cố dẫn đến mất khả năng thanh khoản, theo quy định về BHTG, người gửi tiền được nhận lại khoản tiền gửi của mình một cách nhanh chóng, kịp thời.

Để người dân nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia BHTG, Luật BHTG quy định tổ chức tín dụng niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia BHTG tại quầy giao dịch, giúp người gửi tiền nhận diện được địa chỉ gửi tiền an toàn, tránh xa những lời mời chào lãi suất cao vô lý, tiếp tay cho “tín dụng đen” núp bóng.

Trong hoạt động ngân hàng chính thức, các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi của người dân còn được bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh thông qua các nghiệp vụ BHTG như giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt… của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) để bảo vệ người gửi tiền, kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ dây chuyền có thể xảy ra.

Song song với các hoạt động nghiệp vụ, BHTGVN cũng chú trọng truyền thông chính sách để chuyển tải đến người dân các quy định của Chính phủ, NHNN về tài chính - ngân hàng - BHTG; cảnh báo các hệ lụy của “tín dụng đen”; xây dựng nội dung truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình với thông điệp dễ hiểu, dễ tiếp cận. Trong đó, người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực nông thôn - nhóm công chúng dễ bị chiêu dụ bởi các lời mời chào “tín dụng đen” là đối tượng ưu tiên tập trung tuyên truyền. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được xác định tại Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tựu chung, đấu tranh, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi liên quan đến “tín dụng đen” là nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị, địa phương triệt để thực hiện. Cùng với các giải pháp của Chính phủ, NHNN, BHTG sẽ tiếp tục là nhân tố tích cực đóng góp vào quá trình này. Trong thời gian tới, với việc BHTGVN đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ mũi nhọn, kết hợp đưa chính sách BHTG càng sâu và sát hơn đến mọi tầng lớp dân cư, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động ngân hàng chính thức sẽ được nâng cao. Từ đó, niềm tin của người gửi tiền sẽ ngày càng được củng cố; các tổ chức tín dụng tham gia BHTG là địa chỉ tin cậy để họ gửi và vay tiền, giúp từng bước loại bỏ nạn “tín dụng đen” ra khỏi đời sống.

Hải Lê

https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội -  Ý Đảng, lòng Dân”

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”

Cuộc thi không chỉ tôn vinh những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, những mô hình hiệu quả, mà còn nhằm động viên, khuyến khích các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách vượt khó vươn lên.
Chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay cho phép số hóa thẻ NAPAS trên ứng dụng ngân hàng.
Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường.
Co-opBank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Co-opBank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 23/12/2024 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.
Kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

80 năm qua, cùng với mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm tròn chức năng của đội quân lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng toàn dân, đưa Việt Nam xứng danh “quốc phú, nội yên, ngoại tĩnh, dân cường”, ngàn năm vang danh sử sách.
Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Xây dựng tiêu chuẩn và khung năng lực chuyên môn trọng tâm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Xây dựng tiêu chuẩn và khung năng lực chuyên môn trọng tâm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Ngày 19/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Xây dựng tiêu chuẩn và khung năng lực chuyên môn trọng tâm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) và khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các vị trí đó”.
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư sô 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài