Hệ thống ngân hàng tỉnh Hà Tĩnh góp phần tạo diện mạo mới cho quê hương

Kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL ngày 6/5/1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngày 12/5/1951, tại xóm Đông Tri Nội, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, Chi nhánh Ngân hàng Quốc g...
aa

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL ngày 6/5/1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngày 12/5/1951, tại xóm Đông Tri Nội, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành lập do đồng chí Phùng Văn Mại làm Trưởng Chi nhánh, với cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng: Phòng Nghiệp vụ, phòng Kho quỹ, phòng Kế toán và 2 tổ công tác Thạch - Can - Kỳ.

Năm 1952, thành lập Chi điếm Ngân hàng đầu tiên tại huyện Đức Thọ. Năm 1953, Ngân hàng tỉnh chuyển về xã Đức An, sau về xã Đức Diên (huyện Đức Thọ). Thời kỳ này, Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phát hành giấy bạc, kết hợp với tài chính và mậu dịch quốc doanh để quản lý lưu thông tiền tệ, đẩy mạnh hình thức tín dụng gián tiếp, cho vay qua tiểu thương để vận chuyển hàng hóa, cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm thủy sản, chủ yếu cho vay qua hộ nông dân và tư doanh, góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế địa phương, phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


Từ những ngày đầu gian khó...

Ngay sau những ngày tái lập tỉnh (năm 1991), Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GDP, lại nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai liên tiếp, nên đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, đòi hỏi hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh phải nhanh chóng nhập cuộc để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương cung ứng vốn và tiền mặt cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống Nhân dân. Vượt lên muôn vàn thử thách, hệ thống ngân hàng tỉnh Hà Tĩnh đã sớm ổn định tổ chức bộ máy; kịp thời triển khai công tác quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng; đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn và các hoạt động dịch vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, xây dựng và dịch vụ, góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và tạo ra diện mạo mới cho quê hương Hà Tĩnh.

... Đến ngân hàng Hà Tĩnh đổi mới và phát triển

Thực hiện chương trình tái cơ cấu và hiện đại hóa, đến nay, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, an toàn và hiệu quả. Mạng lưới hoạt động ngày càng đa dạng (19 ngân hàng thương mại (NHTM) cấp 1, 01 Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 Ngân hàng Hợp tác xã và 32 quỹ tín dụng nhân dân), các TCTD hoạt động an toàn, cạnh tranh lành mạnh dưới vai trò đầu mối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh. Các ngân hàng trên địa bàn đã chủ động nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào đổi mới cách thức quản trị ngân hàng; đổi mới quan hệ khách hàng; hiện đại hóa trong việc thực hiện giao dịch, các kênh cung cấp, phân phối sản phẩm; ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ tài chính (Fintech) trong thanh toán... Việc số hóa hoạt động ngân hàng đã gia tăng trải nghiệm cho khách hàng thông qua áp dụng rất nhiều tiện ích như: Sử dụng công nghệ xác thực đăng nhập hiện đại Face ID, Touch ID, Digibank..., các ngân hàng triển khai sản phẩm rút, gửi tiền tự động tại hệ thống ATM/CDM như Agribank Hà Tĩnh, ACB Hà Tĩnh, Techcombank Hà Tĩnh... Đây là một bước đi mạnh mẽ của các NHTM trong nỗ lực chuyển đổi số hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Những đóng góp của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Sau 30 năm tái lập tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh liên tục tăng qua các năm (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các giai đoạn 5 năm: 1991 - 1995 tăng 12,9%; 1996 - 2000 tăng 7,92%; 2001 - 2005 tăng 9,86%; 2006 - 2010 tăng 9,43%; 2011 - 2015 tăng 19,7%). Tính chung cho cả giai đoạn 1991 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,33%/năm.

Quy mô kinh tế tăng gấp 95 lần (năm 1992, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn theo giá hiện hành chỉ đạt 844 tỷ đồng, đến năm 2020 tăng lên hơn 81.000 tỷ đồng), đứng thứ 31 cả nước và đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ. Đời sống vật chất, thu nhập của Nhân dân không ngừng được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. So sánh năm 1992 và 2020 thì: Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 9,11% lên 45,5%; dịch vụ từ 26,36% lên 42,3%; nông nghiệp từ 60,5% giảm còn 12,2%. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng 12 lần, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 90 triệu đồng/ha/năm; chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, tăng từ 15% lên trên 53%. Sản xuất công nghiệp từ yếu kém, lạc hậu trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; quy mô ngành công nghiệp tăng gấp 156 lần, phát triển theo hướng hiện đại. Thu ngân sách nội địa tăng hơn 190 lần so với năm 1992. Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 300 lần. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, thay đổi căn bản theo hướng hiện đại; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, các TCTD trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ để mở rộng cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn có hiệu quả của các thành phần kinh tế: Tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2020 đạt 70.016 tỷ đồng, tăng gấp 1.677 lần so với năm 1991; tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2020 đạt 60.253 tỷ đồng, tăng gấp 1.012 lần so với năm 1991.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì tham mưu, phối hợp tham mưu cho Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh ban hành 22 văn bản về hỗ trợ lãi suất cho các thành phần kinh tế vay vốn tại các TCTD. Tính từ khi triển khai các chính sách, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đã vay vốn với tổng doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất tính đến ngày 31/12/2020 là 7.834 tỷ đồng và số lãi được hỗ trợ là 283 tỷ đồng. Nhiều chính sách hỗ trợ thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển của nông nghiệp, khơi thông nguồn vốn tín dụng vào nông nghiệp, nông thôn. Đây là điểm sáng được nhiều tỉnh đến học tập kinh nghiệm và được các cấp, các ngành đánh giá cao vai trò của nguồn vốn ngân hàng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian qua.

Song song đó, các TCTD trên địa bàn đã không ngừng mở rộng mạng lưới, tăng quy mô tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ nguồn vốn tín dụng, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn của Hà Tĩnh đã có nhiều thay đổi. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng hơn 60% so với dư nợ cho vay toàn địa bàn. Các chính sách cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được NHNN Chi nhánh tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đem lại kết quả cao. Các TCTD đã ưu tiên nguồn vốn để đầu tư tín dụng đối với các xã xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Nguồn vốn của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh đã góp phần giúp các xã xây dựng nông thôn mới về đích đúng lộ trình, góp phần khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của Nhân dân.

Bên cạnh làm tốt việc mở rộng mạng lưới, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã đầu tư tín dụng cho vay các dự án trọng điểm của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng nhanh.

Năm 2020 là năm mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp; thiên tai gây nhiều bất lợi đối với các loại cây trồng và vật nuôi, nhất là ngành chăn nuôi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi; mưa lũ gây ngập lụt toàn địa bàn... đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và của người dân tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, nhiều hộ gia đình nông dân bị mất hết hoa màu, trâu bò, lợn gà, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập... Trước tình hình đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch Covid-19, khắc phục hậu quả lũ, lụt... Các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 cho 529 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với dư nợ được cơ cấu là 399,58 tỷ đồng, dư nợ miễn, giảm lãi là 87,71 tỷ đồng cho 234 khách hàng với số lãi được miễn, giảm 604 triệu đồng; hạ lãi suất dư nợ hiện hữu với dư nợ 8.232 tỷ đồng cho 3.296 khách hàng, số lãi được hạ 18.286 triệu đồng (mức giảm từ 0,05% đến 3,2%/năm). Lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 28/02/2021, các TCTD đã cho vay mới nhằm hỗ trợ khách hàng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh với doanh số cho vay là 32.017 tỷ đồng đối với 11.307 khách hàng (lãi suất cho vay mới thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có đại dịch Covid-19 từ 0,05%/năm đến 3,3%/năm). Cho vay theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho vay đối với 05 doanh nghiệp với số tiền 837 triệu đồng. Trước sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ của các TCTD trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã dần khắc phục khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện tốt việc kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện tốt Quy chế phối hợp cung cấp thông tin với Đoàn đại biểu Quốc hội tại tỉnh để trả lời kịp thời những kiến nghị, đề xuất của cử tri có liên quan đến hoạt động ngân hàng, nhờ vậy đã tạo được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và cử tri về những giải pháp mà ngành Ngân hàng đã và đang thực hiện; công tác thanh tra, giám sát được tăng cường nhằm đảm bảo an toàn hệ thống; công tác thanh toán, kho quỹ được triển khai nghiêm túc với độ chính xác, kịp thời, đồng tiền đưa vào lưu thông sạch đẹp, đáp ứng cơ cấu loại tiền trong lưu thông.

Đồng thời, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng tỉnh Hà Tĩnh được tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận là một trong những đơn vị làm tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn với số tiền hỗ trợ hàng năm hơn 100 tỷ đồng...

Kết quả mà hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đạt được, thể hiện sự nỗ lực cao và đầy trách nhiệm trong quá trình đồng hành vượt khó cùng người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ cùng nhau phát triển để đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh, đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Trần Hữu Cần

Phó Giám đốc phụ trách NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh


Tạp chí Ngân hàng số 8/2021
https://tapchinganhang.gov.vn

Tin bài khác

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán

Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia

Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển

Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp

Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, trải qua bao nhiêu thăng trầm, hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Với hơn 15 năm làm việc trong lĩnh v...
Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trải qua 70 năm xây dựng, củng cố và phát triển (1951 - 2021), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng...
Xem thêm
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Tín dụng xanh là một công cụ tài chính được thiết kế để hỗ trợ các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường. Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp là quá trình mà các công ty áp dụng những phương pháp và chiến lược bền vững nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm

Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát

Trong những tháng đầu năm 2024, dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động khó lường như xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng

Để góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong bài viết này, tác giả làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?

Lạm phát gia tăng toàn cầu sau đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đến cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhưng dường như đã “bỏ qua” châu Á. Một trong những lý do chính là sự phục hồi chậm của các nền kinh tế châu Á do các đợt “đóng cửa”, “phong tỏa”, “cách ly”, “giãn cách” kéo dài và lặp đi lặp lại.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam

Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.

Thông tư sô 57/2024/TT-NHNN ngày 24/12/2024 Quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Thông tư số 55/2024/TT-NHNN ngày 18/12/2024 Sửa đổi khoản 4 Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thông tư số 54/2024/TT-NHNN ngày 17/12/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3

Thông tư số 52/2024/TT-NHNN ngày 29/11/2024 Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đồng và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15

Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 06/11/2024 Về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024 - 2028

Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng

Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ngày 25/10/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 48/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đông Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài