admin Xuất khẩu tăng tốt nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực
19/04/2017 08:24 2.640 lượt xem
(Chinhphu.vn) - Dù kim ngạch xuất khẩu quý I khá ấn tượng, lãnh đạo Bộ Công Thương vẫn cho rằng việc duy trì mức tăng này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như giá hay rào cản kỹ thuật…
 
Tăng trưởng tốt
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 3 tháng đầu năm 2017 đạt gần 44,64 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2016. So với mức tăng dưới 10% của năm 2016 thì đây là con số tương đối tốt.
Tốc độ tăng trưởng 15,1% trong quý I/2017 so với cùng kỳ 2016 là nhờ có sự đóng góp của tất cả các nhóm hàng.
Cụ thể, nhóm nhiên liệu khoáng sản ước đạt 1,05 tỷ USD, tăng tới 43,5%, tương đương tăng 318 triệu USD so với cùng kỳ. Mức tăng này chủ yếu do tác động của yếu tố giá: Giá than đá tăng 46%, xăng dầu tăng 64%, khí đốt hóa lỏng tăng 42%..., đặc biệt dầu thô mặc dù giảm tới 14,2% về lượng xuất khẩu nhưng vẫn tăng tới 30,5% về giá trị do giá tăng 50,4%.
Nhóm nông, lâm, thủy sản tiếp tục phục hồi và đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, đạt 5,46 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết các mặt hàng đều có sự tăng trưởng cao, ví dụ cao su tăng 90,7%, cà phê tăng 27,5%, rau quả tăng gần 30%...
Tuy nhiên, ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, có 3 mặt hàng sụt giảm về kim ngạch là gạo, hạt tiêu và sắn. Trong đó, mặt hàng gạo sụt giảm giảm 23,3% chủ yếu do lượng xuất khẩu giảm (23,9%) do áp lực cạnh tranh và hàng rào kiểm dịch chất lượng của một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Malaysia, Ghana, Hongkong (Trung Quốc).
Trong khi đó, nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu là công nghiệp chế biến cũng vẫn tăng đều, ước đạt 35,08 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (trung bình trên 1 tỷ USD/tháng) đều tăng cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử tăng 42,3%; máy móc, thiết bị phụ tùng tăng 34,6%; dệt may tăng 10,3%.
Điều đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu của khối các DN trong nước tăng trưởng khoảng 12%, DN FDI là 13%.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận xét, nếu so với năm ngoái, khi các DN trong nước tăng trưởng dưới 1% và thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng của khối các DN FDI (trên 5%) thì việc các DN trong nước có mức tăng trưởng xuất khẩu lên đến 12%, gần cân bằng với các DN FDI là kết quả đáng ghi nhận.
Không chủ quan
Nhận xét về tình hình xuất khẩu 3 tháng đầu năm, ông Lê Quốc Phương cho hay, nhờ vào những yếu tố như giá tăng, nhu cầu các nước nhập khẩu tăng và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký và đi vào thực thi bắt đầu phát huy hiệu lực đã tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu thời gian qua. Riêng về yếu tố giá, hầu hết các mặt hàng đều tăng tốt.
Ví dụ, nhờ yếu tố giá, nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản tăng 318 triệu USD so với cùng kỳ. Còn với nhóm hàng nông lâm thủy sản, giá tăng là lí do chủ yếu của gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng thuộc nhóm này, thậm chí đối với một số mặt hàng có sự sụt giảm về lượng như hạt điều, sắn và cà phê.
Mặt khác, ông Phương cũng phân tích thêm, trong quý I, việc các DN đẩy mạnh nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ sản xuất như xăng dầu, ngô, cao su, bông, sắt thép… là tiền đề để dự báo xuất khẩu có khả năng tăng trưởng tích cực trong các tháng tiếp theo. Hơn nữa, theo chu kỳ, thông thường xuất khẩu nông, thủy sản đều giảm vào đầu năm, tăng vào giữa năm và đạt đỉnh vào thời điểm cuối năm; các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ đều bước vào mùa vụ xuất khẩu từ giữa quý II.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan trên thì ông Phương cũng cho rằng yếu tố thị trường cũng sẽ có tác động 2 chiều đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tiếp theo. Bởi, trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới, chỉ cần nhu cầu thế giới sụt giảm là lập tức xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng. Xuất khẩu khó khăn trong mấy năm vừa qua là một bằng chứng cho điều này.
“Xuất khẩu trong quý II còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá có duy trì được như thời gian qua hay không; thị trường xuất khẩu chính có đặt ra rào cản kỹ thuật không vì khi có sự gia tăng đột biến về xuất khẩu, các nước thường dựng rào cản để bảo vệ sản xuất trong nước”, ông Lê Quốc Phương nhận định.
Không chủ quan trước những tín hiệu tốt của 3 tháng vừa qua, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục đưa ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn như tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu; chú trọng các biện pháp tháo gỡ vướng mắc về rào cản thị trường, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thâm nhập các thị trường mới.
Bộ Công Thương sẽ làm việc với các cơ quan liên quan của các nước nhập khẩu để đẩy nhanh tốc độ xem xét các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và quy định kiểm dịch thực vật (PRA) và cấp phép nhập khẩu chính thức cho một số nông sản của Việt Nam vào các thị trường trong năm 2017 như xoài, vú sữa, măng cụt, bưởi da xanh, na, chanh leo, roi, dừa, chôm chôm…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu thời gian tới, cần đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, thị trường xuất khẩu để tránh tình trạng phụ thuộc vào một số mặt hàng chính, một số thị trường xuất khẩu chủ lực.
Phan Tran
(Nguồn: http://baochinhphu.vn)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
04/12/2024 08:38 163 lượt xem
Mục tiêu nghiên cứu trong bài viết này về mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp theo phương pháp tiếp cận định lượng, trên cơ sở kết quả thu được, bài viết đưa ra một số khuyến nghị.
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
03/12/2024 08:26 159 lượt xem
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là tài sản dự trữ quốc tế được Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) tạo ra nhằm bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên...
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
28/11/2024 08:54 532 lượt xem
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
27/11/2024 11:42 448 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam.
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
25/11/2024 09:52 458 lượt xem
Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 727 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 1.075 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 938 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 1.110 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.485 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 1.230 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 6.392 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 9.500 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 3.193 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.668 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?