admin Xu hướng giá hàng hóa thế giới và tác động tới Việt Nam
21/09/2021 01:13 13.145 lượt xem
Diễn biến giá thế giới một số nhóm hàng hóa quan trọng trong thời gian gần đây cho thấy một hiện tượng “lạ”, đó là mặc dù kinh tế thế giới vẫn nằm dưới mức sản lượng tiềm năng nhưng giá hầu hết các mặt hàng cơ bản đều tăng mạnh và hiện đã vượt qua (thậm chí vượt xa) đỉnh của giai đoạn 2016 - 2020. Những dấu hiệu này đang đặt ra những lo ngại về nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại trên diện rộng, trong khi kinh tế các nước đều đang trong quá trình phục hồi mong manh. Bài viết này tập trung làm rõ xu hướng biến động của giá cả hàng hóa trên thế giới thời gian qua, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá các nguy cơ đối với kinh tế Việt Nam.
 
1. Xu hướng vận động giá hàng hóa thế giới
 
1.1. Tình hình giá cả một số nhóm hàng hóa cơ bản
 
Từ tháng 5/2020, khi hầu hết giá các mặt hàng cơ bản đã chạm đáy thì diễn ra xu hướng bật tăng mạnh trở lại. Chỉ số giá hàng hóa thế giới tăng nhanh, diễn ra ở cả nhóm hàng năng lượng và phi năng lượng. Một số mặt hàng thuộc nhóm năng lượng và kim loại tăng giá mạnh mẽ nhất, thậm chí còn cao hơn đáng kể so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới. (Hình 1)
 

 
Cụ thể, đối với nhóm năng lượng, tính tới ngày 17/5/2021, giá dầu thô WTI giao trong tháng 6 ở mức 66,27 USD/thùng, tăng 36,6% kể từ đầu năm 2021 và tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Tương tự, giá khí tự nhiên cũng vượt qua mức 3.100 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh mmBtu, tăng 21,3% trong năm 2021 và tăng 68,9% so với cùng kỳ năm trước. Than đá gần đạt mức đỉnh trong hơn 1 năm qua (89,49 USD/tấn), tăng 11% kể từ đầu năm 2021 và tăng 45,16% so với cùng kỳ. 
 
Chỉ số giá các nhóm hàng phi năng lượng (bao gồm cả thực phẩm và đồ uống, kim loại quý, đầu vào công nghiệp) cũng chứng kiến xu hướng tăng liên tục kể từ tháng 3/2020), trong đó chủ yếu do tăng giá nhóm hàng thực phẩm, kim loại cơ bản (sắt thép, đồng, chì, thiếc) và nguyên liệu nông nghiệp thô. Chốt phiên giao dịch ngày 17/5/2021, giá đồng theo hợp đồng tương lai đứng ở mức gần 4,7 USD/lb, tăng 33,2% trong 5 tháng đầu năm 2021 và tăng 92,14% so với cùng kỳ năm trước. Giá quặng sắt cũng đạt gần mức đỉnh trong hơn một năm qua, tăng 31,1% năm 2021 và tăng 135% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhiều mặt hàng phân bón thậm chí còn tăng mạnh hơn so với nhóm kim loại với mức tăng lên tới 82,9% riêng trong năm nay và tăng tới 178,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá phân bón DAP và Urea trung bình hiện đang dao động quanh mức 550 USD/tấn và 
330 USD/tấn. Trong khi đó, sau đợt giảm giá bắt đầu từ cuối tháng 02/2021, giá vàng đang lấy lại đà tăng mạnh từ giữa tháng 4, hiện ở mức trên 1.800 USD/ounce. (Hình 2)
 

 
Hầu hết nhóm hàng nông nghiệp (ngô, lúa mỳ, cà phê, đậu nành, dầu thực vật, thịt lợn, gia cầm, cá,...) cũng đều tăng giá, tuy nhiên mức tăng không nhiều như nhóm phân bón và kim loại cơ bản. Đáng lưu ý là giá gạo thế giới lại có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm 2021, hiện giá gạo tấm 5% của Thái Lan ở mức khoảng 470 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với mức khoảng 540 USD/tấn trong tháng 4/2020. Mặc dù vậy, so với giai đoạn trước đó, nhìn chung giá gạo vẫn có xu hướng tăng. (Hình 3)

 
1.2. Các nhân tố tác động giá hàng hóa thế giới và triển vọng
 
Nhìn chung, xu hướng tăng giá của các nhóm hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới trong thời gian qua có thể được giải thích bởi những biến động về cung, cầu và các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển, cung ứng hàng hóa. Nguyên nhân cơ bản hàng đầu là đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn toàn được nối lại, trong khi nhu cầu bật tăng mạnh trở lại khi các nước phát triển cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và dần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ đẩy mạnh tiêm chủng trên diện rộng. Bên cạnh đó, hầu hết các nước đều thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà cửa làm tăng nhu cầu về sắt thép và các kim loại cơ bản khác. Xu hướng sản xuất và tiêu dùng giảm phát thải carbon cũng đóng góp vào sự gia tăng cầu về kim loại cơ bản, đặc biệt là thép, đồng và nhôm. Ví dụ, sản xuất ô tô điện sẽ làm tăng nhu cầu về các kim loại này, đặc biệt là các kim loại nhẹ để giảm tiêu thụ năng lượng. Đồng thời, chi phí phát thải trong quá trình tinh luyện kim loại cũng làm cho giá các mặt hàng này tăng cao.
 
Tình trạng thiếu container vận chuyển và tắc nghẽn tại các cảng do yêu cầu chặt chẽ hơn về kiểm soát dịch bệnh khiến chi phí logistics gia tăng và hãng dịch vụ và thông tin tài chính của Anh - IHS Markit xác nhận trong báo cáo chỉ số quản lý thu mua (PMI) tháng 5 rằng các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu phải đẩy chi phí vào sản phẩm, góp phần làm trầm trọng hơn đà tăng giá nóng của các loại hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới.
 
Đối với nhóm hàng năng lượng, cam kết của các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc nhóm OPEC+ về cắt giảm sản lượng là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu tăng. Các cuộc tấn công vào một số mỏ khai thác dầu lớn tại Ả-rập Xê-út cũng ảnh hưởng tới nguồn cung dầu. Cầu về dầu mỏ năm 2021 dự kiến sẽ chỉ quay trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào khoảng năm 2023. Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu sụt giảm gần 7% trong năm 2020; nguồn cung nhàn rỗi vẫn còn khá lớn (Hình 4), do đó, nguồn cung dầu trong năm 2021 sẽ tăng khi cầu hồi phục nhưng mức tăng sẽ phụ thuộc nhiều vào cam kết của các nước OPEC+ và khả năng phục hồi của nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ. Dự báo giá dầu WTI năm 2021 sẽ dao động quanh mức 60 USD/thùng.
 
Giá than gia tăng chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn bởi dịch Covid-19. Bốn nước xuất khẩu than lớn nhất chiếm 77,5% thị phần xuất khẩu than trên thế giới đều giảm mạnh sản lượng năm 2020. Úc (chiếm 37,5% thị phần) giảm 5,5%; Indonesia (chiếm 18,2% thị phần) giảm 13,1%; Nga (chiếm 13,5% thị phần) giảm 8,1%; Mỹ (chiếm 8,3% thị phần) giảm 23,6%. Nguồn cung than xuất khẩu giảm mạnh cùng với nhu cầu nhập khẩu than lớn từ Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Bắc Á (do thời tiết giá lạnh) đã đẩy giá than trên thế giới tăng cao. Sự sụt giảm nguồn cung chủ yếu do các nước lo sợ lây nhiễm virus corona trong môi trường khép kín của hầm lò, do đó chủ động hạn chế sản xuất. Các nước có nhu cầu tiêu thụ cao như Ấn Độ (chiếm 10% nhu cầu cả thế giới) cũng buộc phải cắt giảm sản lượng mạnh trong năm 2021 do bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch bùng phát gần đây cũng làm tăng nhu cầu nhập khẩu than. Tuy nhiên, các nước như Úc, Mỹ, Nga được dự báo sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường nhờ tiêm vắc-xin diện rộng và do đó, sản lượng than được dự báo sẽ tăng khoảng 3,5%¹ trong năm 2021 và giá than sẽ khó tăng thêm trong thời gian tới, đặc biệt là xu hướng giảm tiêu thụ than bằng các nguồn năng lượng sạch hơn đang tăng nhanh trên toàn cầu. Dự báo giá khí tự nhiên và than đá sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2021 và tương đối ổn định trong năm 2022.
 
Đối với nhóm hàng nông nghiệp, xu hướng tăng giá chịu tác động của sụt giảm nguồn cung một số nhóm hàng thực phẩm, đặc biệt là ngô và đậu nành; cầu tăng đối với thức ăn chăn nuôi của Mỹ và đồng USD yếu hơn. Thời tiết không thuận lợi tại các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn như Argentina, Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,... khiến mức tăng sản lượng lúa mỳ mùa này chỉ đạt khoảng 1,7%, trong khi cầu thế giới dự báo lên tới 4,4%. Tình hình tương tự cũng diễn ra với các nhóm hàng ngô, đậu nành, bông, gia cầm, thịt, cá,... khi mức tăng sản lượng không theo kịp với gia tăng cầu phục vụ tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Nguồn cung gạo cũng bị tác động bởi các yếu tố liên quan tới thời tiết tại các nước xuất khẩu chủ lực như Thái Lan, Indonesia, Philippines. Các chính sách về xuất khẩu gạo tại một số nước trong những tháng đầu năm 2021 góp phần đẩy giá gạo thế giới lên mức cao nhất trong tháng 02/2021, nhưng nhìn chung không phải là nhân tố chính. 
 
Giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng do cả yếu tố cung và cầu. Khi nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021, nhu cầu về lương thực và thực phẩm sẽ gia tăng, các nhà cung ứng thực phẩm đang nỗ lực tăng nhanh nguồn cung để đáp ứng nhu cầu. Các trang trại chăn nuôi đang nhanh chóng phục hồi lại sản xuất làm tăng nhanh nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới đang tăng chậm hơn so với cầu (đậu tương, ngô, sắn, cá,…); chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu tăng cao do thiếu tàu biển và container rỗng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; biến đổi khí hậu làm mất mùa. Các yếu tố này tác động đồng thời làm giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi tăng. Bên cạnh đó, một số nước chuyển hướng đầu tư nông sản và Trung Quốc tăng thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi làm cho giá thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng. Dự báo chỉ số giá nhóm hàng ngũ cốc sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2021 - 2022 do rủi ro với nguồn cung (các yếu tố thời tiết cực đoan, đầu vào sản xuất như phân bón, năng lượng tăng giá, các rủi ro kinh tế vĩ mô, chính sách về sử dụng nguyên liệu sinh học, thân thiện với môi trường,…). Giá nhóm hàng nông nghiệp dự báo tăng khoảng 14% trong cả năm 2021 và tăng ở mức thấp hơn trong năm 2022. 
 
Đối với nhóm hàng phân bón, xu hướng tăng giá chịu ảnh hưởng bởi cầu cao (nhu cầu lương thực tăng, làm gia tăng sản xuất lương thực, làm tăng nhu cầu phân bón) trong khi chi phí đầu vào tăng. Dự báo giá phân bón tăng khoảng 27% trong năm 2021 nhưng sẽ giảm bớt vào năm 2022 khi cầu hạ và năng lực sản xuất được cải thiện. Tuy nhiên, rủi ro với giá phân bón vẫn là chi phí đầu vào và các chính sách bảo vệ môi trường có thể hạn chế việc sử dụng phân bón. 
 
Xu thế tăng giá mạnh mẽ của các nhóm hàng kim loại (quặng sắt, đồng,...) được lý giải bởi cầu cao của Trung Quốc, xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới, gián đoạn nguồn cung và đồng USD yếu hơn. Đồng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các cơ sở hạ tầng năng lượng đang trong quá trình chuyển đổi. Thiếc vốn là nguyên liệu quan trọng dùng cho vi mạch điện tử, linh kiện ô tô, pin cũng đã tăng giá đến mức cao nhất kể từ năm 2011. Giá thiếc hiện đã tăng gấp đôi so với một năm trước. Trong bối cảnh giá cả thị trường căng thẳng như hiện nay, các công ty có xu hướng dự trữ trước nguyên liệu, do đó càng đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá kim loại cơ bản như thép, đồng, nhôm dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực gia tăng bởi các chương trình kích thích kinh tế, đặc biệt các kế hoạch đầu tư công vào các công trình hạ tầng, nhà ở, dự án sản xuất lớn cũng như triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu làm gia tăng nhu cầu về các phương tiện vận tải vốn là ngành tiêu thụ kim loại lớn nhất. Tuy nhiên, khi giá kim loại tăng nhanh đang kích thích các nước mở rộng nguồn cung, do đó khi nguồn cung được bổ sung, giá kim loại sẽ giảm. Theo Ngân hàng Thế giới, giá kim loại sẽ tăng gần 30% trong năm 2021, sau đó giảm vào năm 2022 khi đà tăng trưởng được thúc đẩy bởi các gói kích thích giảm bớt và nguồn cung được bổ sung nhờ triển khai các dự án mới về khai thác kim loại tại các nước xuất khẩu lớn.  
 
2. Đánh giá khả năng tác động tới tình hình giá cả, lạm phát tại Việt Nam 
 
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, do đó sự gia tăng giá cả trên thị trường thế giới sẽ tác động trực tiếp lên giá các mặt hàng trong nước, trừ các mặt hàng không xuất nhập khẩu được như các loại dịch vụ cơ bản, điện, nước,… Những mặt hàng xuất khẩu được như gạo và các loại thực phẩm, đồ uống cũng tăng giá theo giá xuất khẩu. Các mặt hàng sản xuất phải phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như hầu hết các ngành chế biến chế tạo, thức ăn gia súc, phân bón,… sẽ bị tác động mạnh của giá hàng quốc tế tăng. Tuy nhiên, cho đến hết tháng 4/2021, lạm phát tại Việt Nam vẫn đang tăng khá thấp và dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của giá cả hàng hóa thế giới.
 
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình giá cả trong nước 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy, CPI bình quân 4 tháng tăng 0,89% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thế giới các nhóm hàng như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi,... cũng đã ảnh hưởng tới giá cả các nhóm hàng có liên quan. Theo đó, giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng theo biến động giá xăng dầu thế giới. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết cũng khiến giá gạo 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,76% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm. Giá các mặt hàng thực phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,04 điểm phần trăm, trong đó giá thịt bò tăng 2,72%, giá thịt chế biến tăng 3,54%. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, 4 tháng đầu năm 2021 tăng 14,69% so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng dầu trong nước bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 2,49% so với cùng kỳ năm trước.
 
Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,77%; dùng cho sản xuất công nghiệp tăng 4,95%; dùng cho xây dựng tăng 1,95%. Cụ thể, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, giá sản phẩm nhóm hàng sắt, thép đều có dấu hiệu đi lên bắt đầu từ giữa năm 2020 và càng đến gần cuối năm, giá càng tăng mạnh. 4 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng 6,66% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho ngành công nghiệp chế biến tăng 13,49% so với cùng kỳ năm 2020, tính chung 4 tháng đầu năm nay tăng 8,79%. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm nay tăng 0,8%, trong đó chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm kim loại bình quân 4 tháng tăng 7,7% (riêng chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm sắt, thép bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 23,15%).
 
Lạm phát của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tăng giá của hàng hóa thế giới có thể do các nguyên nhân chính sau: 
(i) Kinh tế Việt Nam vẫn đang sản xuất dưới sản lượng tiềm năng, do đó nhu cầu vẫn đang thấp hơn cung làm giảm áp lực lên lạm phát; (ii) Kỳ vọng vào lạm phát tăng thấp trong năm 2021 vẫn neo vững khi các tổ chức tài chính và doanh nghiệp đều tin rằng, sự gia tăng giá các mặt hàng cơ bản trong những tháng đầu năm chỉ là sự mất cân đối nhất thời giữa cung - cầu và điều này sẽ dần được cân bằng lại; (iii) Cung thịt lợn và thực phẩm tăng mạnh sau khi đã phục hồi thành công đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi; (iv) Nguồn cung ngoại tệ từ đầu năm đến nay tiếp tục dồi dào nhờ đầu tư nước ngoài giải ngân tốt, thặng dư thương mại cao và nguồn kiều hối vẫn tăng nhanh. Nhờ đó, tỷ giá so với đầu năm có giảm nhẹ và kỳ vọng tỷ giá ổn định giúp neo giữ kỳ vọng lạm phát. 
 
Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn chưa tự chủ được nhiều nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, sắt thép,... và phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, tình hình giá cả trong nước nhiều khả năng sẽ chịu tác động bất lợi nếu xu hướng tăng giá hàng hóa thế giới tiếp tục kéo dài. Như đã đề cập ở phần trên, xu hướng tăng giá hàng hóa thế giới dự báo sẽ giảm dần khi nguồn cung phục hồi, qua đó sẽ giảm dần sức ép tăng giá trong nước. Tuy nhiên, nếu giá hàng hóa thế giới tiếp tục tăng trong những tháng tới sẽ phá vỡ kỳ vọng này và sẽ tác động trực tiếp, mạnh mẽ hơn lên giá hàng hóa trong nước.
 
3. Một số đề xuất, kiến nghị
 
Thứ nhất: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường trong nước, nhất là đối với các mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt do ảnh hưởng của thiên tai, đứt gãy nguồn cung do tác động của Covid-19. Khi diễn biến giá cả thế giới tiếp tục bất lợi kéo dài phải chủ động đề xuất phương án ứng phó kịp thời để hạn chế các tổn thất từ lạm phát. Trước mắt, chưa đề cập đến việc tăng giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội phục hồi của nền kinh tế. Nếu giá thế giới chuyển hướng giảm dần trong thời gian tới như dự kiến, cũng cần phải nhanh chóng tận dụng xu hướng này bằng cách đẩy mạnh các chương trình kích cầu, hỗ trợ tăng trưởng để tranh thủ cơ hội tăng trưởng nhanh mà không quá lo ngại về áp lực lạm phát.
 
Thứ hai: Trước mắt, cần chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác điều hành giá, công khai minh bạch thông tin về giá để neo giữ kỳ vọng lạm phát; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, làm bất ổn thị trường.
 
Thứ ba: Chú trọng công tác tính toán, dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu đề ra. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công và một số hàng hóa thiết yếu do Nhà nước quản lý giá (y tế, giáo dục, điện...) một cách linh hoạt, tùy thuộc vào diễn biến thực tế tình hình theo lộ trình thị trường, tránh gây tác động, xáo trộn lớn về mặt bằng giá. 
 
Thứ tư: Lạm phát cơ bản hiện nay chỉ mới tăng 0,74% so với cùng kỳ cho thấy, áp lực từ chính sách tiền tệ nới lỏng lên lạm phát đang rất thấp. Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi lại sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để nhanh chóng đưa các dự án công vào hoạt động, tăng nhanh sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, qua đó giảm áp lực lên lạm phát. Nâng cao hiệu quả phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô. 
 
Thứ năm: Điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp, kết hợp với việc trích lập và sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá thị trường, có kịch bản ứng phó phù hợp nếu giá xăng dầu tăng cao để tránh ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát. Nghiên cứu đánh giá Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung.
 
Thứ sáu: Cần chủ động giải pháp giảm thuế nhập khẩu trong trường hợp giá đầu vào nhập khẩu tiếp tục tăng cao để giảm áp lực tăng chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại hệ thống logistics (kho, vận, giao, nhận) để giúp giảm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi bền vững, qua đó tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
 
Thứ bảy: Phát huy vai trò của các hiệp hội, ngành hàng trong rà soát cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết, bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.
 
Thứ tám: Các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt khi giá tăng cao. Kết hợp với việc dự trữ, các doanh nghiệp và hộ sản xuất cần chủ động tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có.
 
Thứ chín: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tích trữ, thổi giá trục lợi và có hình thức xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
 
Thứ mười: Về lâu dài, cần tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; có cơ chế khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước, từng bước thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.■

 
¹ GlobalData.com

TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương
 
Đinh Thu Hằng - Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 238 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 453 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 669 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 805 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.149 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 959 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 3.828 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 6.764 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 2.330 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.103 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
17/10/2024 08:45 1.789 lượt xem
Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
16/10/2024 08:00 947 lượt xem
Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước.
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
15/10/2024 08:02 560 lượt xem
Bảo lãnh tín dụng được coi là một công cụ hữu hiệu giúp khắc phục được “điểm nghẽn” về vốn cho phát triển “tam nông”. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
14/10/2024 08:00 807 lượt xem
Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp về tiền tệ, tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
11/10/2024 09:58 505 lượt xem
Dự báo hiện tại (Nowcasting) rất quan trọng trong kinh tế học vì dữ liệu cho các chỉ số chính như GDP thường có độ trễ và sai số đo lường đáng kể (Giannone và cộng sự, 2008)...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?