Văn hóa số và lộ trình xây dựng
11/03/2024 08:22 3.667 lượt xem
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực với hệ thống giá trị về đạo đức kinh doanh, văn hóa ứng xử và giao tiếp cũng như tạo lập môi trường văn hóa số để mỗi cá nhân phát triển sẽ là động lực to lớn giúp các NHTM tồn tại và phát triển bền vững. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết và đặc điểm của văn hóa số. Trên cơ sở phân tích lộ trình xây dựng văn hóa số, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng văn hóa số tại các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng.
 
1. Văn hóa doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
 
Văn hóa doanh nghiệp theo Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Orgnization - ILO) là “sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Theo Edgar H.Shein (1992), văn hóa doanh nghiệp được chia thành ba cấp độ: 
 
Cấp độ 1: Cấp độ văn hóa có thể nhìn thấy ngay lần đầu tiếp xúc bao gồm những hiện tượng, sự vật mà một người có thể nghe, nhìn và cảm nhận được khi tiếp xúc với một tổ chức xa lạ: Kiến trúc, cách sắp xếp; công nghệ sản phẩm; cơ cấu tổ chức, các phòng, ban của doanh nghiệp; các nghi lễ, lễ hội hằng năm; biểu tượng, logo, slogan, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp; ngôn ngữ, trang phục, phương tiện, chức danh, biểu hiện tình cảm, hành vi chung của các thành viên, nhóm làm việc trong doanh nghiệp; những câu chuyện và huyền thoại về tổ chức; hình thức, mẫu mã của sản phẩm; thái độ và hành vi của các thành viên trong kinh doanh.
 
Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất, cấp độ này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tính chất hoạt động kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, mức độ văn hóa này rất dễ thay đổi và hiếm khi thể hiện được giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp.
 
Cấp độ 2: Các giá trị được công bố gồm chiến lược kinh doanh, mục tiêu, triết lí kinh doanh... Mỗi doanh nghiệp đều có những quy định, nguyên tắc, triết lí, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn thể nhân viên và thường được công bố rộng rãi trước công chúng. Đây cũng là những giá trị được tuyên bố, là một phần của văn hóa doanh nghiệp. “Giá trị tuyên bố” cũng hữu hình vì chúng có thể được xác định và thể hiện một cách rõ ràng, chính xác. Những giá trị này cũng thực hiện chức năng hướng dẫn các thành viên trong doanh nghiệp cách giải quyết một số tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử của thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp.
 
Cấp độ 3: Các khái niệm chung  như niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc vô thức, được thừa nhận ngầm trong doanh nghiệp. Ở bất kì cấp độ văn hóa nào (văn hóa quốc gia, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp...) đều có những quan niệm chung, được hình thành và tồn tại từ lâu đời, ăn sâu vào tâm trí, được hầu hết các thành viên của nền văn hóa đó chấp nhận và đã trở thành một điều được công nhận ngầm.


 
Cả ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp luôn đan xen và tương thích với nhau, hướng tới thể hiện những nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp vững mạnh cần có một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, theo đó, văn hóa doanh nghiệp cần thể hiện được hai tính chất là ổn định và linh hoạt: Ổn định trong tầm nhìn, giá trị và sứ mệnh; linh hoạt trong cấu trúc và hoạt động. Văn hóa doanh nghiệp cần phải tập trung vào cả sự thích ứng với môi trường bên ngoài cũng như sự kết hợp trong nội bộ - thích ứng với khách hàng và thị trường, đồng thời làm nhân viên hài lòng. Theo đó, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm: Tầm nhìn - giá trị - thực tiễn - con người - sức mạnh từ các câu chuyện (lịch sử doanh nghiệp). 
 
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều nghiên cứu và tư vấn quốc tế coi văn hóa là chìa khóa thành công cho quá trình chuyển đổi số tại các tổ chức. Một trong những khác biệt chính giữa văn hóa thông thường và văn hóa số là việc tập trung vào công nghệ. Công nghệ là động lực chính đằng sau văn hóa số và cũng là công cụ phổ biến giúp thực hiện quản lí hoạt động kinh doanh, tạo dựng văn hóa (Harshak, 2013). Vì vậy, văn hóa số gắn liền và là một phần quan trọng của chuyển đổi số tại doanh nghiệp (Zaoui và Souissi, 2020). Colon (2018) đã tổng kết năm  đặc điểm cơ bản của văn hóa số.
 
Thứ nhất là sự hợp tác: Sự hợp tác được mô tả theo nhiều cách khác nhau như siêu kết nối, loại bỏ các rào cản, văn hóa tin cậy, cởi mở, bao gồm cả sự hợp tác bên trong và bên ngoài. Một số nghiên cứu nhấn mạnh sự hợp tác nội bộ: Làm việc nhóm nội bộ, nhóm hỗn hợp, cộng tác cao giữa các phòng, ban chức năng, cộng đồng tích hợp và đa chức năng, các sáng kiến công nghệ thông tin/kinh doanh chung. Trong khi các nghiên cứu khác chú trọng đến hợp tác bên ngoài chẳng hạn như với khách hàng, các doanh nghiệp khởi nghiệp và tổ chức khác. 
 
Thứ hai là khả năng thích ứng và hành động nhanh: Khả năng đáp ứng được đặc trưng bởi thử nghiệm và hành động sớm; thử nghiệm và hành động nhiều hơn (thay vì thực hiện theo từng bước từ lập kế hoạch rồi đến tổ chức triển khai). Các quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng ở cấp tổ chức thấp hơn, tức nhân viên tuyến đầu, nhân viên cấp dưới được trao quyền hành động một cách chủ động và độc lập. Ngoài việc sử dụng phương pháp Agile là phương thức phát triển phần mềm linh hoạt, được sử dụng trong quy trình phát triển phần mềm với mục tiêu là đưa sản phẩm đến tay người dùng càng nhanh càng tốt, các thành viên trong tổ chức còn có thể tạo ra giá trị thông qua việc học hỏi và thích ứng nhanh với những thay đổi trong chiến lược, quy trình, cấu trúc và công nghệ. 
 
Thứ ba là sự cởi mở và minh bạch: Sự cởi mở và minh bạch trong một tổ chức được thể hiện khi các thành viên cảm thấy an toàn chia sẻ ý tưởng một cách thẳng thắn; thông điệp từ lãnh đạo thể hiện rõ chiến lược và các thứ tự ưu tiên. Một thuộc tính quan trọng khác của văn hóa số là khả năng truy cập nhanh chóng và minh bạch, đúng thông tin và đúng thời điểm, trao đổi kiến thức liên tục được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng, quy trình làm việc phù hợp, mạng lưới nội bộ và chia sẻ thông tin bên ngoài cũng như không có hạn chế thông tin giữa các bên liên quan. 
 
Thứ tư là sự chấp nhận rủi ro và đổi mới: Sự chấp nhận rủi ro và đổi mới được thể hiện khi các thành viên trong tổ chức cảm thấy thoải mái chấp nhận và học hỏi từ những rủi ro để thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chắc chắn là một khía cạnh quan trọng của văn hóa số và cũng là đặc điểm được kì vọng đối với bất kì tổ chức nào. Sự đổi mới bao hàm tinh thần doanh nghiệp nội tại, tư duy kinh doanh, định hướng khắc phục những hạn chế, theo đuổi sự cải tiến liên tục cũng như tư duy đột phá. Gắn liền với sự đổi mới là một nền văn hóa có đặc điểm chấp nhận và khuyến khích chấp nhận rủi ro, trong đó sự táo bạo được ưu tiên hơn là sự thận trọng.
 
Thứ năm là tôn chỉ “khách hàng là trung tâm”: Mọi tư duy và nỗ lực của doanh nghiệp đều tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng; tập trung vào việc chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng thông qua công nghệ; thu thập ý tưởng từ thị trường tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ cũng như đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu của khách hàng.
 
Báo cáo của Tập đoàn Tư vấn Boston (Boston Consulting Group - BCG) (2020) so sánh những đại diện tiên phong về kĩ thuật số và những đại diện tụt hậu về kĩ thuật số trong khoảng 1.900 công ty ở Hoa Kỳ và châu Âu, kết quả cho thấy, tác động của văn hóa có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới mức độ thành công của chuyển đổi số lớn hơn so với việc đầu tư vào các sáng kiến kĩ thuật số và tuyển dụng nhân tài kĩ thuật số. Kết quả khảo sát của Capgemni (2018) cũng cho thấy, 62% các nhà quản lí coi văn hóa là một khía cạnh quan trọng của quá trình chuyển đổi số; việc chậm trễ trong áp dụng văn hóa số là trở ngại hàng đầu đối với quá trình chuyển đổi số của các tổ chức. Khảo sát của McKinsey (2016) cho thấy, văn hóa là thách thức lớn nhất đối với chuyển đổi số trong tổ chức; thiếu hiểu biết về kĩ thuật số là thách thức lớn thứ hai. 
 
Phân tích của McKinsey dựa trên các dự án tư vấn cho thấy, gần 70% tổ chức chuyển đổi kĩ thuật số thất bại do thiếu văn hóa số rõ ràng; chẳng hạn như, thiếu sự tham gia của nhân viên, thiếu sự hỗ trợ của lãnh đạo hay sự hợp tác không hiệu quả giữa các phòng, ban chức năng, hiểu sai về các mục tiêu chiến lược kĩ thuật số mới và thiếu trách nhiệm. 
 
2. Lộ trình xây dựng văn hóa số
 
Một nền văn hóa số tích cực như được mô tả bởi BCG, là một nền văn hóa khuyến khích sự hợp tác và hướng ngoại giữa mọi người. Đó cũng là nền văn hóa định hướng hành động, trao quyền và khen thưởng cho việc chấp nhận rủi ro. Việc xây dựng văn hóa số trong tổ chức đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi người, từ lãnh đạo đến nhân viên; đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên phải được thông báo, gắn kết; được trao quyền để nuôi dưỡng tư duy số.
 
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF), văn hóa số bao gồm bốn trụ cột chính là: (1) Hợp tác - sự cộng tác diễn ra trong toàn bộ tổ chức và với các đối tác trong hệ sinh thái để tạo ra các giải pháp sáng tạo; (2) Định hướng dữ liệu - sử dụng dữ liệu để hướng dẫn các quyết định và gia tăng giá trị tổ chức; (3) Lấy khách hàng là trung tâm, tạo ra các trải nghiệm tích cực cho khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ và mối quan hệ; (4) Đổi mới - thích ứng và liên tục cải tiến sản phẩm, quy trình, chấp nhận rủi ro, thử nghiệm mới.
 
Theo Eva Hartl (2019), sự thay đổi văn hóa số được kích hoạt bởi công nghệ số cả từ bên trong và bên ngoài. Công nghệ số làm thay đổi môi trường, buộc doanh nghiệp phải phát triển văn hóa tổ chức, cho phép hoạt động trong môi trường ngày càng biến động (động lực bên ngoài), cũng như tạo điều kiện cho phương pháp làm việc mới và hướng tới kì vọng phải thay đổi văn hóa (động lực bên trong). Nghiên cứu cho thấy, quá trình thay đổi văn hóa số hay cách tiếp cận mà các tổ chức thực hiện để quản lí chương trình thay đổi văn hóa số bao gồm đặc điểm của cả phương pháp tiếp cận kế hoạch (từ trên xuống) và mới nổi (từ dưới lên). Trong khi thay đổi văn hóa số được bắt đầu từ trên xuống với mục tiêu xác định kết quả mong muốn (các yếu tố của phương pháp tiếp cận theo kế hoạch) thì thay đổi văn hóa số không được tiến hành như một dự án tuyến tính từ A đến B mà tuân theo cách tiếp cận năng động, sự tham gia của nhân viên trong việc điều chỉnh quy trình từ dưới lên (các yếu tố của phương pháp tiếp cận mới nổi) được nhấn mạnh trong khảo sát các tổ chức đang trong quá trình chuyển đổi. Cách tiếp cận kết hợp này đảm bảo tổ chức thích ứng để đáp ứng được các yêu cầu trong một thế giới luôn thay đổi. Dựa trên các dữ liệu thực tế, nghiên cứu của Eva Hartl (2019) cho thấy, phương pháp thúc đẩy văn hóa số tại các tổ chức có ý tưởng cốt lõi giống với các bước của phương pháp tiếp cận tuyến tính, có kế hoạch để thay đổi như mô hình 08 bước của Kotter (1996). (Biểu đồ 1)

Biểu đồ 1: Mô hình thay đổi 08 bước Kotter truyền thống


Bước 1 - Thiết lập ý thức cấp bách: Thực hiện qua một loạt các hành động bao gồm: (1) Xác định và nêu bật các mối đe dọa tiềm ẩn và hậu quả có thể xảy ra trong tương lai; (2) Xem xét các cơ hội có thể được khai thác thông qua các biện pháp can thiệp hiệu quả; (3) Khởi xướng các cuộc đối thoại và thảo luận trung thực để mọi người có suy nghĩ về các vấn đề đang thịnh hành và nêu lí do thuyết phục cho các vấn đề đó; (4) Yêu cầu sự tham gia và hỗ trợ của những người trong ngành, các bên liên quan chính và khách hàng về vấn đề thay đổi.
 
Bước 2 - Hình thành các nhóm hỗ trợ thay đổi: Để thực hiện được bước này, các tổ chức cần xác định những người lãnh đạo thay đổi hiệu quả trong tổ chức cũng như các bên liên quan chính, yêu cầu họ tham gia và cam kết đối với toàn bộ quá trình thay đổi. Thông qua đó thành lập nhóm thay đổi mạnh bao gồm các cá nhân làm việc theo nhóm. Tổ chức cần xác định những điểm yếu của các nhóm hỗ trợ thay đổi và đảm bảo rằng nhóm có sự tham gia của nhiều người có ảnh hưởng từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau và làm việc ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức.
 
Bước 3 - Phát triển tầm nhìn và chiến lược: Tổ chức có thể đạt được tầm nhìn và chiến lược nhờ xác định các giá trị cốt lõi, tầm nhìn cuối cùng và các chiến lược để hiện thực hóa sự thay đổi. Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo những người lãnh đạo thay đổi có thể mô tả tầm nhìn một cách hiệu quả và theo cách mà mọi người có thể dễ dàng hiểu và làm theo. 
 
Bước 4 - Truyền đạt tầm nhìn: Sự thay đổi trong tầm nhìn cần được truyền đạt một cách thường xuyên mạnh mẽ và thuyết phục. Tầm nhìn cần được kết nối với tất cả các khía cạnh quan trọng như đánh giá hiệu suất, đào tạo... Các mối quan tâm và vấn đề của mọi người cần được xử lí một cách trung thực và có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.
 
Bước 5 - Thay đổi cơ cấu, chính sách tạo điều kiện cho thay đổi: Thực hiện bước này, tổ chức cần đảm bảo rằng các quy trình và cơ cấu tổ chức được áp dụng phù hợp với tầm nhìn tổng thể của tổ chức. Tổ chức cũng cần liên tục kiểm tra các rào cản hoặc những cá nhân chống lại sự thay đổi, thực hiện các hành động chủ động để loại bỏ trở ngại liên quan đến quá trình thay đổi. Đồng thời để khuyến khích văn hóa thay đổi, tổ chức cũng cần khen thưởng cho những cá nhân tán thành và hỗ trợ cho quá trình thay đổi.
 
Bước 6 - Tạo ra thắng lợi ngắn hạn: Bằng cách sớm tạo ra những chiến thắng ngắn hạn trong quá trình thay đổi có thể mang lại cảm giác chiến thắng trong giai đoạn đầu của thay đổi. Theo đó, mục tiêu ngắn hạn cần được tạo ra nhiều hơn thay vì một mục tiêu dài hạn nhằm tăng khả năng đạt được với chi phí ít tốn kém hơn, ít có khả năng thất bại hơn. Đồng thời, tổ chức cũng cần khen thưởng sự đóng góp của những cá nhân tham gia vào việc đạt được mục tiêu.
 
Bước 7 - Củng cố các điều kiện cải tiến không nhất quán với tầm nhìn: Sự cải tiến liên tục có thể đạt được bằng cách phân tích các câu chuyện thành công riêng lẻ và cải thiện từ những trải nghiệm riêng lẻ đó. 
 
Bước 8 - Thể chế hóa các phương pháp tiếp cận mới: Các câu chuyện thành công liên quan đến các sáng kiến thay đổi cần được thảo luận trong mọi cơ hội nhất định. Sự thay đổi cần được đảm bảo trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa tổ chức của doanh nghiệp và hiển thị rõ ràng ở mọi khía cạnh của tổ chức. Vai trò hỗ trợ của lãnh đạo hiện tại cũng như các lãnh đạo mới cần được đảm bảo tiếp tục mở rộng đối với sự thay đổi.     
 
Mô hình Kotter là mô hình từng bước, nên việc tuân thủ đầy đủ các bước là rất quan trọng, đây cũng là quá trình tiêu tốn khá nhiều thời gian. Xây dựng văn hóa số thành công cần từng bước theo mô hình Kotter; đồng thời, thực hiện song song với cách tiếp cận năng động. Sự tham gia của nhân viên cần được gia tăng từ khi xây dựng tầm nhìn chiến lược để mở rộng phạm vi tham gia của các bên liên quan, tăng khả năng sáng tạo, giảm thiểu sự thất vọng và không hài lòng của các cá nhân trong quá trình chuyển đổi. Các yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi văn hóa số được xác định bao gồm: 
 
- Vai trò của lãnh đạo: Sự thay đổi phải bắt đầu từ ban lãnh đạo cấp cao, cần phải là những hình mẫu và người hỗ trợ. Ban lãnh đạo cấp cao đã hành động trong suốt quá trình thay đổi như một hình mẫu có giá trị cho các hành vi và giá trị mong muốn tạo động lực cho sự thay đổi. 
 
- Thông tin và truyền thông: Đây được coi là chìa khóa để thay đổi thành công, giao tiếp được coi như một cuộc đối thoại liên tục giữa ban quản lí và nhân viên. Thông báo về các bước được thực hiện và lí do đằng sau nhằm mục đích trước tiên là tạo ra cảm giác cấp bách, đồng thời, giảm bớt phản kháng đối với thay đổi. Một số công nghệ phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng nhằm tăng mức độ tham gia trong quá trình thay đổi văn hóa là mạng xã hội doanh nghiệp (ESN), blog hoặc các cuộc trò chuyện video tương tác, ví dụ như: Các giám đốc điều hành cấp cao trả lời và thảo luận các câu hỏi về chương trình văn hóa số, đối thoại giữa người chịu trách nhiệm về thay đổi với các nhân viên bị ảnh hưởng bởi quá trình thay đổi. Office 365 hay Teams của Microsoft thường được giới thiệu để hỗ trợ thay đổi hướng tới cách làm việc tích hợp, linh hoạt và năng động hơn, thúc đẩy tốc độ; hỗ trợ đổi mới nhanh chóng. 
 
- Sự tham gia của các bên liên quan: Tại các tổ chức được khảo sát, sự tham gia của các bên liên quan là yếu tố rất quan trọng đối với thành công của quá trình chuyển đổi văn hóa. Các tổ chức phải đảm bảo tăng cường nhận diện và trách nhiệm đối với sự thay đổi văn hóa, theo đó, nhân viên được tham gia vào hầu hết các giai đoạn của sự thay đổi, bắt đầu từ phát triển tầm nhìn, lên ý tưởng và thực hiện cũng như phổ biến việc thay đổi thông qua vai trò quan trọng là đại sứ của thay đổi. 
 
- Trình độ chuyên môn: Một yếu tố quan trọng khác hỗ trợ sự thay đổi cũng như đóng góp vào sự thành công của chuyển đổi văn hóa số tại tổ chức là trình độ chuyên môn của nhân sự. Đào tạo nhân viên về kĩ năng số được coi là cần thiết để nhân viên không chỉ thành thạo mà còn tích cực tham gia vào chuyển đổi số, tại các tổ chức chuyển đổi được nghiên cứu đã phát triển các chương trình đào tạo về lập trình. Trình độ chuyên môn cũng là trọng tâm của sự phát triển văn hóa học tập và trao đổi kiến thức liên tục làm cơ sở cho sự đổi mới. Để tăng cường trao đổi kiến thức giữa các nhân viên, một số tổ chức đã phát triển quy trình luân chuyển công việc ở các bộ phận khác nhau, các ngày “ăn trưa và học hỏi” hoặc các sự kiện kết nối mạng lưới khác. Bên cạnh đó, một số tổ chức cũng tổ chức các sự kiện học hỏi từ những dự án thất bại và hình thành khả năng chịu đựng thất bại, vốn được coi là điều kiện tiên quyết cần thiết cho tư duy kinh doanh đổi mới. Vì tốc độ đổi mới được cho là ngừng tăng tốc nên cần có các vòng đổi mới nhanh hơn. Các công ty thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh nội bộ và nuôi dưỡng văn hóa đổi mới bằng cách thiết lập các thách thức đổi mới, nền tảng quản lí ý tưởng nội bộ và các ý tưởng trong các cuộc thi sáng tạo. 
 
- Hợp tác với các đối tác bên ngoài: Các tổ chức còn dựa vào sự hợp tác với các đối tác bên ngoài để tích hợp kiến thức và phát triển các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong nỗ lực thiết lập văn hóa thích ứng và linh hoạt, các phương pháp linh hoạt như Scrum được áp dụng là một hình thức hợp tác mới với mục đích đưa các giá trị của tư duy linh hoạt vào tổ chức.   
 
Việc sử dụng công nghệ để thúc đẩy thay đổi văn hóa là điểm đặc biệt giúp phân biệt văn hóa số với quản lí thay đổi theo mô hình Kotter. Mặc dù việc giới thiệu công nghệ không được coi là yếu tố quyết định tạo ra những thay đổi được nhận thức trong văn hóa tổ chức, nhưng việc triển khai công nghệ số thường tạo ra phương pháp tiếp cận thay đổi văn hóa số khả thi và cách làm việc mới phù hợp với mục tiêu đã xác định. 
 
3. Một số đề xuất và khuyến nghị
 
Về cơ bản, văn hóa số sẽ dần được hình thành theo lộ trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng khi các doanh nghiệp/ngân hàng ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình hoạt động, vận hành, số hóa dữ liệu, quy trình. Công nghệ và hoạt động số hóa sẽ có tác động làm thay đổi cách thức liên kết trong và giữa các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị cũng như niềm tin và thái độ của mỗi cá nhân người lao động đối với tổ chức. Tư duy, hành động và hợp tác trong môi trường công nghệ, môi trường số của cá nhân sẽ tạo nên các giá trị văn hóa mới của bản thân tổ chức đó. Tuy nhiên, hoàn thiện văn hóa số càng nhanh và sớm sẽ giúp tổ chức nâng cao được vị thế, mức độ cạnh tranh (Rigby, 2015). Theo đó, xây dựng văn hóa số phải được coi là một nội dung trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, có sự triển khai theo lộ trình cụ thể, đồng bộ và phù hợp với vị thế, tiềm năng của bản thân doanh nghiệp. Cụ thể:
 
Thứ nhất, truyền thông mạnh mẽ thông điệp chuyển đổi số trong tổ chức, chiến lược và tầm nhìn chuyển đổi số cần được phổ biến và trở thành động lực cho tất cả thành viên của tổ chức. Trong đó, vai trò định hướng của lãnh đạo cấp cao là rất quan trọng, đội ngũ lãnh đạo của tổ chức phải là những cá nhân đi đầu trong thay đổi tư duy, cập nhật kiến thức số. Tiếp theo đó, các nhóm hỗ trợ chuyển đổi cần được hình thành nhanh chóng và trở thành đội ngũ tiên phong dẫn dắt văn hóa số trong tổ chức.
 
Thứ hai, các tổ chức cần có chính sách và lộ trình ưu tiên sử dụng các công nghệ hỗ trợ xây dựng cộng đồng doanh nghiệp, tăng khả năng tương tác trong nội bộ doanh nghiệp. Tạo môi trường chia sẻ, đối thoại cởi mở giữa lãnh đạo cấp cao và các nhân viên trong tổ chức là rất cần thiết để gia tăng sự tham gia của nhân viên trong quá trình chuyển đổi, giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi và giảm thiểu các vấn đề vướng mắc có thể phát sinh.
 
Thứ ba, vấn đề trình độ chuyên môn, đào tạo nhân sự cần được xác định là một trong những mục tiêu ưu tiên của chuyển đổi số. Tổ chức cần khuyến khích phát triển văn hóa tự học, xây dựng môi trường làm việc linh hoạt, hình thành tác phong tư duy số.
 
Thứ tư, cần thường xuyên tổ chức các sự kiện kết nối mạng lưới, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm từ các đơn vị chuyển đổi thành công cũng như thất bại, thường xuyên tổ chức cuộc thi sáng tạo chuyển đổi... Cùng với đó, các tổ chức cần xây dựng quỹ dành riêng cho hỗ trợ khuyến khích riêng các đơn vị tích cực chuyển đổi, đồng thời cũng xây dựng quy định chế tài xử lí nghiêm khắc đối với những đơn vị không tuân thủ hay chậm trễ trong đổi mới.
 
Thứ năm, đồng thời củng cố các yếu tố nội bộ, các tổ chức cũng cần phát triển mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan, tận dụng các mô hình hỗ trợ từ bên ngoài để đổi mới phương pháp làm việc cũng như củng cố chất lượng nhân sự của tổ chức.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. BCG (2018), It’s Not a Digital Transformation Without a Digital Culture. Capgemini (2016), The Digital Culture Challenge: Closing the 
Employee-Leadership Gap.
2. Edgar Schein (1992), Organizational Culture and Leadership. Eva Hartl (2019), A Characterization of Culture Change in the Context of Digital Transformation.
3. Jack Bray (2022), What is Digital Culture?, GDS Group. McKinsey (2016), Culture for digital age. 
4. Tony Colon (2018), Five digital culture characteristics every business needs to drive, Diginomica.
5. World Economic Forum (2021), Digital Culture: The Driving Force of Digital Transformation.

TS. Nguyễn Thanh Nhàn, ThS. Tô Thị Diệu Loan
Vietcombank
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
04/12/2024 08:38 253 lượt xem
Mục tiêu nghiên cứu trong bài viết này về mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp theo phương pháp tiếp cận định lượng, trên cơ sở kết quả thu được, bài viết đưa ra một số khuyến nghị.
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
03/12/2024 08:26 190 lượt xem
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là tài sản dự trữ quốc tế được Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) tạo ra nhằm bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên...
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
28/11/2024 08:54 571 lượt xem
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
27/11/2024 11:42 474 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam.
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
25/11/2024 09:52 483 lượt xem
Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 734 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 1.080 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 945 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 1.127 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.505 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 1.241 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 6.570 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 9.650 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 3.251 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.690 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?