Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam
05/03/2024 07:27 8.973 lượt xem
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là giá trị cốt lõi, giữ vị thế then chốt trong việc xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững một cách toàn diện, hiệu quả và nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số trong kinh tế, xã hội, quản trị, môi trường là điều tất yếu. ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn chính là kim chỉ nam trong công cuộc số hóa, qua đó kết hợp và hoàn thiện các mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Việc thực hiện các nguyên tắc của ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, mà còn tạo ra cơ hội mới và giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững tại Việt Nam. Bài viết trình bày khái niệm cơ bản về ESG, vai trò của ESG trong phát triển bền vững. Phần tiếp theo bài viết sẽ đưa ra thực trạng áp dụng ESG trong phát triển bền vững tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của ESG trong ngành Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.
 
Từ khóa: ESG, phát triển bền vững, NHTM, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số.
 
THE ROLE AND SIGNIFICANCE OF ESG IN SUSTAINABLE DEVELOPMENT
AT COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM

 
Abstract: In recent years, businesses have been increasingly focusing on sustainable development as a crucial direction in their operations. This is not only an aspect but also a core value that holds a pivotal position in defining the vision and business strategy of enterprises. To drive comprehensive, efficient, and rapid sustainable development in the context of the Fourth Industrial Revolution, digital transformation in the economy, society, management, and the environment is imperative. Environmental, Social, and Governance (ESG) principles are not just a trend but also a compass in the digitization journey, combining and complementing the goals set by the State. Implementing ESG principles not only helps businesses meet the growing demands of the community and the market but also creates new opportunities and enhances competitive positioning in the international market. This significantly contributes to the formation of a positive and sustainable business environment in Vietnam. This article presents the basic concept of ESG and its role in sustainable development. The subsequent sections examine the current application of ESG in sustainable development within Vietnamese financial institutions. In addition, the article provides recommendations to strengthen the role of ESG in the banking sector, contributing to the promotion of sustainable development in Vietnam.
 
Keywords: ESG, sustainable development, commercial banks in Vietnam, fourth industrial revolution, digital transformation.
 
1. Giới thiệu
 
Theo Scholtens và Van’t Klooster (2019), ngân hàng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển, ổn định kinh tế và mang lại giá trị tích cực đến cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã không thể tránh khỏi những bê bối và tranh cãi liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và phải đối mặt với khả năng phá sản do nợ xấu và giảm giá trị tài sản, từ đó bộc lộ những thất bại ở khía cạnh xã hội và cơ chế quản trị. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một nghiên cứu của Buallay và cộng sự (2020) trên 882 ngân hàng ở cả các nước phát triển và đang phát triển chỉ ra rằng, ESG đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự ổn định và giảm rủi ro tài chính của ngân hàng. Theo World Bank (2020), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 127 trong số 182 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu với thiệt hại ước tính là 523 tỉ USD, tương đương với 14,5% GDP vào năm 2050. Điều này càng làm nổi bật lên sự cần thiết trong việc áp dụng các nguyên tắc ESG trong phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. Theo báo cáo và khảo sát từ McKinsey & Company, nếu NHTM có thể hiện thực hóa mục tiêu này, không chỉ làm tăng uy tín và lòng tin của cổ đông và nhà đầu tư, mà còn mở ra cơ hội mới trong việc thu hút vốn đầu tư với tổng doanh thu hằng năm sau năm 2025 dự kiến có thể lên đến 1,7 tỉ USD (Sarika Chandhok và cộng sự, 2022). Với sự hỗ trợ của Deloitte và European Investment Bank, báo cáo từ Global Alliance for Banking on Value chỉ ra rằng, các NHTM áp dụng tiêu chí ESG sẽ đạt được kết quả và hiệu suất hoạt động tốt hơn so với những ngân hàng không áp dụng tiêu chí này (European Investment Bank, Global Alliance for Banking on Values, Deloitte, 2019). Do đó, Việt Nam cần phải chủ động nắm bắt xu hướng và tiếp tục thúc đẩy triển khai chính sách ESG đến các doanh nghiệp và NHTM nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực tài chính. 
 
2. Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững 
 
ESG đóng góp tích cực vào việc hình thành, xây dựng và thúc đẩy các chiến lược bền vững liên quan đến môi trường và các vấn đề xã hội của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, nhờ vào những nỗ lực của các cơ quan Nhà nước trong việc ban hành các chính sách và việc thiết lập những tiêu chí liên quan đến ESG, ESG đã trở thành một tiêu chí quan trọng cho các nhà đầu tư và thị trường tài chính. Các doanh nghiệp có chiến lược ESG mạnh mẽ thường xuyên thu hút đầu tư và được đánh giá cao trên thị trường, điều này thúc đẩy sự tăng trưởng và ổn định của cổ phiếu và giá trị thương hiệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường tài chính. Vì vậy, có thể nói rằng, ESG đóng vai trò như một chỉ báo quan trọng, giúp các bên liên quan hiểu rõ cách doanh nghiệp quản lí rủi ro và tận dụng cơ hội trong cả ba khía cạnh của môi trường, xã hội và quản lí. 
 
2.1. Đối với môi trường 
 
Trong thời kì biến đổi khí hậu và tăng cường các yêu cầu về phát triển bền vững, doanh nghiệp đáp ứng được cả 02 tiêu chí trên là doanh nghiệp có khả năng phát triển vững vàng và làm chủ trong tương lai, đặc biệt trong vấn đề về môi trường. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra những cam kết quan trọng về ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu. Cam kết gắn liền với hành động này một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ với quốc tế tại COP27 vừa qua. Trong nỗ lực tạo ra các chính sách về ESG, Chính phủ Việt Nam đang định hình hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong việc đạt được mục tiêu liên quan đến ESG, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững. Đối với vấn đề môi trường, ESG đề ra các tiêu chí đánh giá về mức độ sử dụng năng lượng trong quá trình vận hành doanh nghiệp thông qua khí hậu, ô nhiễm, rác thải và việc sử dụng tài nguyên.  
 
Các ngân hàng gần đây đã đặt ra các mục tiêu liên quan đến giảm lượng khí thải carbon, đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo và thúc đẩy sự tiên phong trong việc xây dựng một hệ thống tài chính đi kèm trách nhiệm đối với môi trường. Hợp đồng giữa NHTM cổ phần Á Châu (ACB) và DHL nhằm giảm 100% lượng khí thải carbon trong chuyển phát nhanh quốc tế, ước tính có thể cắt giảm tới 14 tấn khí thải CO2 trong vòng 12 tháng là một ví dụ điển hình về cam kết thực hiện hiệu quả ESG. Trong năm ngoái, ACB cũng đã tiết kiệm được 215 tấn giấy thông qua hoạt động số hóa quy trình, thay thế 32 tấn nhựa bằng các vật liệu thân thiện với môi trường; ACB cũng đã trung hòa 181 tấn CO2 bằng cách sử dụng vật liệu thảm tái chế. NHTM cổ phần Nam Á đặt mục tiêu trung hòa carbon và xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho phát triển bền vững. Trong cấp tín dụng, các ngân hàng chú trọng và ưu tiên đối với những doanh nghiệp thực hành ESG; ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành sản xuất sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch… Để giảm rác thải môi trường cũng như thực hiện phát triển bền vững hướng tới người dùng, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử thay vì sử dụng thẻ. Từ tháng 7/2023, Vietcombank đã miễn phí cho các hình thức mở thẻ điện tử và các giao dịch trực tuyến, đồng thời điều chỉnh mức phí đối với thẻ vật lí. Các ngân hàng cũng đã chú trọng đến việc sử dụng vật liệu dễ tái chế trong việc phát hành thẻ, nhằm giảm rác thải và chi phí (Minh Phương, 2023).
 
Sự kết hợp giữa số hóa và xanh hóa là một trong những tác động rõ nét của ESG trong ngành Ngân hàng, tạo nên khái niệm ngân hàng xanh với một số đặc điểm như: Ưu tiên cho vay hoặc đầu tư vào các dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường, quan tâm đến các mục tiêu xã hội, mục tiêu phát triển bền vững và phát triển xanh; giám sát, hướng dẫn các dự án của khách hàng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Minh Phương, 2023). 
 
2.2. Đối với xã hội 
 
Vai trò xã hội của ESG tập trung vào quan hệ lao động, quan hệ khách hàng và mô hình kinh doanh. Thông qua ESG, doanh nghiệp có thể định rõ các chiến lược hỗ trợ cộng đồng và xã hội cũng như trách nhiệm đối với người lao động. Điều này bao gồm việc đảm bảo quyền lợi của nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực, đa dạng, công bằng và hòa nhập. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ các dự án xã hội như giáo dục, y tế và phát triển cộng đồng. Những nỗ lực này giúp xây dựng uy tín tích cực cho doanh nghiệp trong cộng đồng. 
 
Số liệu mới nhất từ báo cáo của Edelman Trust Barometer (2023) cho thấy, có đến 60% người tiêu dùng nhìn nhận cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, khách hàng ảnh hưởng đến vấn đề niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định mua hàng. Số lượng khách hàng có khả năng thích một thương hiệu nếu thương hiệu đó cam kết thực hiện các hành động liên quan đến vấn đề con người như: Cải thiện khả năng tiếp cận về vấn đề chăm sóc sức khỏe, chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc, thúc đẩy bình đẳng giới, sự đa dạng của nhân viên… gấp từ 3,5 đến 7 lần so với khách hàng có ít xu hướng mua hàng dựa trên các vấn đề kể trên. Từ đó thấy được, khách hàng ngày nay có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đạo đức của doanh nghiệp khi lựa chọn thương hiệu để mua hàng. 
 
Trong thời gian gần đây, sự thay đổi trong kì vọng từ phía người tiêu dùng cũng đã tác động đáng kể đến chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư. Diễn biến này được làm rõ thông qua nghiên cứu toàn cầu về ESG năm 2023, trong đó cho thấy, ESG ngày càng trở thành một tiêu chí quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư. Được xem xét bởi 90% tổ chức đầu tư theo số liệu tính đến năm 2023, ESG không chỉ là một xu hướng mà còn là một tiêu chí chính thức, đóng vai trò quyết định trong việc đầu tư của họ. Điều này đánh dấu một sự chuyển đổi đáng kể trong cách các nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn cơ hội đầu tư của mình, đặt ESG vào một trong những tiêu chuẩn quan trọng và không thể thiếu trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng về đầu tư có tác động tích cực đối với môi trường và xã hội. 
 
2.3. Quản trị doanh nghiệp  

Đối với khía cạnh quản trị, ESG định rõ cách doanh nghiệp được quản lí thông qua các nội dung về thông lệ kinh doanh, công khai và minh bạch tài chính, năng lực lãnh đạo. Điều này bao gồm việc xây dựng các hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ, tăng cường minh bạch tài chính và đảm bảo rằng quyết định chiến lược được đưa ra dựa trên quy trình quyết định công bằng và mở cửa. Quản lí này không chỉ là vấn đề nội bộ, mà còn tác động đến cách doanh nghiệp tương tác với các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư và cơ quan quản lí. 
 
Theo báo cáo về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022, việc đạt được các mục tiêu ESG có thể đối mặt với nhiều khó khăn nếu thiếu một khung quản trị mạnh mẽ. Trả lời cho câu hỏi về cơ cấu quản trị ESG hiện tại trong tổ chức, chỉ có 24% doanh nghiệp cho biết, họ hiện tại đã có cơ cấu quản trị rõ ràng bao gồm điều lệ về ESG, trong đó nêu rõ về vai trò, trách nhiệm, KPI… Trong khi đó, 66% còn lại được phân loại vào nhóm doanh nghiệp có cơ cấu quản trị ESG nhưng không chính thức, thậm chí có doanh nghiệp báo cáo rằng, họ không có bất kì cấu trúc quản trị ESG nào.  
 
Thực tế cho thấy rằng, chỉ số ESG đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động của các xu hướng môi trường, xã hội và các xu hướng khác lên chiến lược, hoạt động và triển vọng dài hạn của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có khả năng xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả. Bởi vì chiến lược và đánh giá rủi ro luôn tương quan mật thiết, nên việc hiểu rõ các rủi ro ESG và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động kinh doanh là cực kì quan trọng. Bằng cách tích hợp ESG vào khung quản lí rủi ro chung để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững hơn nữa, doanh nghiệp có thể dự đoán và giảm thiểu rủi ro môi trường và xã hội, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất tài chính và duy trì vị thế mạnh mẽ trong thị trường ngân hàng quốc tế. 
 
3. Thực trạng hoạt động ESG tại các NHTM Việt Nam
 
Ứng dụng của ESG trong phát triển bền vững của các NHTM ở Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. Việc tích hợp các nguyên tắc ESG vào chiến lược kinh doanh không chỉ giúp tăng cường trách nhiệm xã hội của ngân hàng mà còn mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực tài chính. Đặc biệt, 80% doanh nghiệp tại Việt Nam đã thực hiện cam kết hoặc có kế hoạch xây dựng các bộ tiêu chuẩn ESG. Điều này chứng minh sự quan tâm ngày càng lớn về tầm quan trọng của việc tích hợp các yếu tố ESG trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã chủ động thúc đẩy ESG trong ngành Ngân hàng thông qua nhiều biện pháp và chính sách quan trọng như Ban hành Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội (năm 2018), Thông tư số 17/2022/TT-NHNN của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (năm 2022). Những sáng kiến này không chỉ định rõ việc đánh giá và quản lí rủi ro mà còn khuyến khích việc tích hợp các nguyên tắc ESG vào các quy trình kinh doanh hằng ngày giúp ngành Ngân hàng nói chung và các NHTM nói riêng tại Việt Nam không chỉ thực hiện trách nhiệm xã hội mà còn đạt được hiệu quả tài chính và tạo ra giá trị bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, điểm ESG trung bình của các NHTM tại Việt Nam vẫn còn thấp và ESG chưa thực sự được áp dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh.
 
Tại Việt Nam, yếu tố môi trường (E) được áp dụng nhờ việc triển khai ngân hàng xanh, nhằm lồng ghép phát triển bền vững vào các hoạt động ngân hàng, đặc biệt thông qua việc thúc đẩy trách nhiệm môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng. Một số biện pháp cụ thể đã được triển khai như việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Internet Banking, SMS Banking và các thiết bị ATM thế hệ mới (CDM, CRM) không chỉ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp giảm lượng giấy và mực in, qua đó giúp kiểm soát việc khai thác rừng. Việc này không chỉ đảm bảo sự tiết kiệm mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của ngân hàng đối với trách nhiệm môi trường và xã hội. 
 
Đến nay, tại Việt Nam đã có sự gia tăng về quy mô của ATM thế hệ mới, lượng giao dịch và giá trị giao dịch liên quan đến các dịch vụ ngân hàng xanh. 
 
Ngân hàng xanh không chỉ mang lại những lợi ích to lớn cho môi trường, mà còn đóng góp vào việc tối ưu hóa cuộc sống của khách hàng thông qua các tiện ích của ngân hàng trực tuyến. Ngân hàng xanh giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ như truy vấn số dư, kiểm tra sao kê chuyển và gửi tiền một cách thuận tiện. Ngoài ra, quy trình mở và đóng tài khoản cũng trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng (Wessel và Drennan, 2010; Tara, 2015). Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể thực hiện các giao dịch cơ bản thông qua điện thoại di động hoặc website ở bất kì thời gian và địa điểm, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí (Sahni và Dhamija, 2018; Tara, 2015). Mặc dù ngân hàng xanh mang lại những tiện ích và thuận lợi, nhưng các dịch vụ được cung cấp vẫn còn khá khiêm tốn về chủng loại và quy mô. Điều này có thể tạo ra những hạn chế trong việc đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, do đó ngân hàng cần phải tiếp tục cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
 
Yếu tố xã hội (S) 
 
Agribank tích cực tham gia dự án bảo vệ môi trường được tài trợ bởi World Bank và các tổ chức tài chính quốc tế. Các hoạt động này bao gồm: Nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp, phát triển chương trình khí sinh học, quản lí rủi ro thiên tai, hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp, cung cấp nguồn nước sạch và vệ sinh nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, Agribank cũng đóng góp vào việc phát triển điện gió và hỗ trợ tài chính trong cuộc chiến chống hạn, mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên... 
 
Năm 2020, Vietcombank đã cam kết/thực hiện hỗ trợ an sinh xã hội cho cộng đồng với số tiền gần 350 tỉ đồng, trong đó gần 42 tỉ đồng ủng hộ công tác phòng, chống Covid-19, nỗ lực góp phần đồng hành cùng Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh, ổn định dân sinh. Năm 2023, Vietcombank đã dành trên 93 tỉ đồng xây dựng nhà tặng hộ nghèo. Trong 5 năm 2019 - 2023, số tiền an sinh xã hội mà Vietcombank sử dụng xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo là gần 360 tỉ đồng. Ngoài ra, Vietcombank được cung cấp khoản vay bổ sung trị giá 300 triệu USD sau khi triển khai thành công gói tín dụng trị giá 200 triệu USD được kí kết với Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản vào tháng 6/2019. 
 
BIDV đã kí kết Thỏa ước tín dụng xanh SUNREF trị giá 100 triệu USD với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong năm 2021, bao gồm: Mở rộng Nhà máy Thủy điện Ialy và Dự án nhà máy điện mặt trời Sê San; khoản vay 300 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các yêu cầu về môi trường - xã hội. 
 
Tính hết quý III năm 2023, BIDV đã tài trợ cho hơn 1.500 khách hàng với 1.900 dự án/phương án tín dụng xanh; tổng dư nợ đạt khoảng 71.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ của BIDV, tăng khoảng 11% so với năm 2022.
 
Bên cạnh đó, thực hiện theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 của Thống đốc NHNN, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng tại Việt Nam đã mang lại kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ tín dụng cho các lĩnh vực xanh đã tăng trung bình hơn 23% mỗi năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (15%). Đến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564.000 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%). Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính xanh và đảm bảo quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong ngành Ngân hàng, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước. 
 
Yếu tố quản trị (G) 
 
Hiện nay, yếu tố quản trị không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và bền vững của hệ thống ngân hàng. Việc quản lí một ngân hàng hiện đại đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến các quy trình quản lí rủi ro, chính sách an toàn và mối quan hệ với cổ đông và khách hàng. Với sứ mệnh duy trì tầm nhìn là ngân hàng quản trị rủi ro tốt hàng đầu tại Việt Nam, Vietcombank không ngừng chủ động để nâng cao văn hóa quản trị rủi ro; đồng thời, tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình cũng như phương thức quản trị rủi ro tiên tiến, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế và theo định hướng của cơ quan quản lí. Tất cả những nỗ lực này nhằm đáp ứng không chỉ yêu cầu của cơ quan quản lí mà còn nhu cầu quản trị nội bộ, giúp Vietcombank duy trì tư duy chiến lược và ổn định trước môi trường kinh doanh ngày càng thách thức. 
 
Còn NHTM cổ phần Hàng Hải Việt Nam thì tiên phong trong việc triển khai mô hình quản trị theo 03 tuyến phòng thủ, đào tạo đội ngũ và hoàn thiện quy trình quản trị, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu suất cho đội ngũ kinh doanh. 
 
Tuy ESG đã được Chính phủ và NHNN thống nhất và triển khai trong nhiều văn bản, chính sách nhưng ở cấp độ quản lí, khung chính sách này tập trung nhiều vào yếu tố môi trường, trong khi đó, yếu tố xã hội và quản trị còn thấp và chưa rõ ràng, chủ yếu theo định hướng chỉ đạo và chưa trở thành một khung pháp lí bắt buộc, dẫn đến một sự thiếu sót giữa các yếu tố của ESG trong quản lí ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải chú ý đến việc đưa ra các quy định chặt chẽ, đồng thời nâng cao tính bắt buộc của chúng trong hệ thống chính sách và quy trình quản lí nhằm đảm bảo mọi doanh nghiệp và tổ chức tài chính không chỉ chú trọng vào khía cạnh môi trường mà còn xem xét toàn diện các yếu tố ESG để thúc đẩy phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.
 
4. Một số khuyến nghị tăng cường vai trò của ESG trong phát triển bền vững
 
Trong bối cảnh ngày nay, vai trò của ESG ngày càng trở nên quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống tài chính bền vững và có trách nhiệm. Trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, việc thúc đẩy và tăng cường vai trò của ESG không chỉ là một nhiệm vụ cấp thiết mà còn là một cam kết vững chắc với sự phát triển bền vững. Nhóm tác giả xin có một số kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của ESG trong phát triển bền vững như sau:
 
Thứ nhất, một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy nhận thức và sự hiểu biết về ESG là thông qua việc tăng cường giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng chương trình giáo dục chuyên sâu về ESG sẽ giúp nhân viên và quản lí trong các ngân hàng hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và xã hội đối với quyết định kinh doanh và chiến lược đầu tư. Hơn nữa, việc tổ chức các hội thảo và sự kiện thường niên, hợp tác với các bộ, ngành, tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu thúc đẩy cam kết ESG trong các NHTM tại Việt Nam là cơ hội để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, từ đó tạo nên một cộng đồng năng động, hỗ trợ sự lan tỏa của ESG.
 
Thứ hai, để đảm bảo tính minh bạch và sự so sánh giữa các ngân hàng, việc thiết lập và thúc đẩy chuẩn mực và hệ thống báo cáo ESG là quan trọng. Nhà nước có thể xây dựng một bộ tiêu chuẩn chung về ESG dành cho các NHTM dựa trên các tiêu chuẩn và công ước quốc tế để xếp hạng và đánh giá mức độ thực hành ESG tại Việt Nam. Việc đưa ra các chế tài cụ thể bắt buộc các NHTM thực hiện chính sách ESG theo các chuẩn mực chung cũng là điều cần thiết để các doanh nghiệp cũng như NHTM không chỉ dừng lại ở việc cam kết thực hiện mà không có hành động cụ thể. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về việc báo cáo các chỉ số ESG để tạo ra một hệ thống thông tin minh bạch, hỗ trợ cả người đầu tư và khách hàng trong quá trình đưa ra quyết định. Khuyến khích các ngân hàng thực hiện báo cáo ESG định kì, chi tiết, minh bạch và công khai không chỉ là một yêu cầu quản lí mà còn là cơ hội để chứng minh cam kết và tiến triển của họ đối với các mục tiêu bền vững.
 
Thứ ba, để thúc đẩy mô hình tài chính xanh, các ngân hàng có thể tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện những dự án và hoạt động bền vững thông qua các giải pháp tài chính đặc biệt có thể là một bước quan trọng trong việc hình thành một hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường và xã hội.
 
Cuối cùng, quản lí rủi ro ESG cũng cần được thực hiện một cách chặt chẽ. Việc phân tích và đánh giá rủi ro ESG sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tác động của các yếu tố môi trường và xã hội đối với chiến lược, hoạt động và triển vọng dài hạn của ngân hàng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro một cách chặt chẽ mà còn tạo điều kiện để ngân hàng thích ứng linh hoạt với các thách thức và cơ hội đặt ra bởi ESG.
 
Những khuyến nghị trên đi kèm với mục tiêu không chỉ nhằm tăng cường sự thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc ESG trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững và tích cực của cả cộng đồng và môi trường. Điều này phản ánh tầm quan trọng và sức mạnh của ESG trong định hình tương lai của ngành Ngân hàng trong phát triển bền vững. 
 
5. Kết luận 

Việc đánh giá tác động và tính toàn diện của ESG trong quản lí rủi ro, tạo ra sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh và thúc đẩy cam kết trong cộng đồng là những lĩnh vực tiềm năng cho sự đổi mới và phát triển. Chúng ta đã thấy những nỗ lực đáng kể từ các ngân hàng Việt Nam trong việc thích ứng và thực hiện chiến lược ESG, nhưng hành trình này vẫn cần nhiều hơn nữa sự nhất quán trong việc thực hiện để xây dựng cộng đồng ngân hàng xanh và bền vững. Việc mở rộng và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cũng như những bài học trong quá trình thực hiện ESG là chìa khóa để tạo ra một cộng đồng ngân hàng có trách nhiệm và đóng góp tích cực cho một tương lai bền vững hơn. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện mục tiêu này, các ngân hàng cũng như doanh nghiệp tại Việt Nam cần đi vào giai đoạn thực hành ESG mạnh mẽ hơn nữa.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Bătae, O. M., Dragomir, V. D., & Feleagă, L. (2020). Environmental, social, governance (ESG), and financial performance of European banks. Accounting and Management Information Systems, 19(3), pages 480-501.
2. Buallay, A. (2019). Is sustainability reporting (ESG) associated with performance? Evidence from the European banking sector. Management of Environmental Quality: An International Journal, 30(1), pages 98-115.
3. Citterio, A., & King, T. (2023). The role of Environmental, Social, and Governance (ESG) in predicting bank financial distress. Finance Research Letters, 51, 103411.
4. Ersoy, E., Swiecka, B., Grima, S., Özen, E., & Romanova, I. (2022). The impact of ESG scores on bank market value? evidence from the US banking industry. Sustainability, 14(15), 9527.
5. Lê, N. T. K., & Lê, H. T. T. (2023). Ảnh hưởng của nhận thức đến hành vi thực hành ESG trong hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam  https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/361803/CVv284S2512023024.pdf 
6. Sadiq, M., Ngo, T. Q., Pantamee, A. A., Khudoykulov, K., Ngan, T. T., & Tan, L. P. (2023). The role of environmental social and governance in achieving sustainable development goals: evidence from ASEAN countries. Economic research-Ekonomska istraživanja, 36(1), pages 170-190.
7. Sarika Chandhok, Jonathan Deffarges, Bruce Delteil, và An Nguyễn (2022), Các ngân hàng Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội từ trái phiếu xanh không, Ban Tư vấn Chuyển đổi và Chiến lược & Tài chính Doanh nghiệp, McKinsey & Company.
8. Scholtens, B., & van’t Klooster, S. (2019). Sustainability and bank risk. Palgrave Communications, 5(1), pages 1-8.
9. PGS., TS. Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Phương Uyên, Tạp chí Ngân hàng (03/10/2023). Ngân hàng thương mại Việt Nam với hành trình trung hòa carbon. Truy cập tại https://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-voi-hanh-trinh-trung-hoa-carbon.htm
10. Tara, K., Singh, S., & Kumar, R. (2015). Green banking for environmental management: A paradigm shift. Current World Environment, 10(3), pages 1029-1038.
11. Wessels, L., & Drennan, J. (2010). An investigation of consumer acceptance of M-banking. International Journal of bank marketing, 28(7), pages 547-568.
12. Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022: Từ tham vọng đến hành động. (08/05/2022). PwC. Truy cập tại: https://www.pwc.com/vn/vn/publications/2022/pwc-vietnam-esg-readiness-2022-vn.pdf
13. Minh Phương, Thời báo Ngân hàng (11/10/2023). Ngân hàng song hành số hóa và xanh hóa. Truy cập tại: https://thoibaonganhang.vn/ngan-hang-song-hanh-so-hoa-va-xanh-hoa-144922.html
14. Edelman (01/08/2023). 2023 Edelman Trust Barometer Special Report: Trust at Work. Truy cập tại: https://www.edelman.com/sites/g/files/aatuss191/files/2023-08/2023-Edelman-Trust-Barometer-Special-Report-Trust-Work.pdf
15. Capital Group (23/10/2023). ESG Global Study 2023. Truy cập tại: https://www.capitalgroup.com/advisor/pdf/shareholder/ITGEOT-073-1043294.pdf

Phạm Ngô An Phú, Phạm Bảo Phương
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 235 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 449 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 667 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 803 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.147 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 958 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 3.825 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 6.762 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 2.329 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.102 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
17/10/2024 08:45 1.788 lượt xem
Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
16/10/2024 08:00 946 lượt xem
Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước.
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
15/10/2024 08:02 559 lượt xem
Bảo lãnh tín dụng được coi là một công cụ hữu hiệu giúp khắc phục được “điểm nghẽn” về vốn cho phát triển “tam nông”. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
14/10/2024 08:00 806 lượt xem
Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp về tiền tệ, tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
11/10/2024 09:58 504 lượt xem
Dự báo hiện tại (Nowcasting) rất quan trọng trong kinh tế học vì dữ liệu cho các chỉ số chính như GDP thường có độ trễ và sai số đo lường đáng kể (Giannone và cộng sự, 2008)...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?