Truyền thông chính sách của các ngân hàng trung ương trong thời kỳ lạm phát cao
11/11/2022 4.237 lượt xem
Tóm tắt: Hoạt động truyền thông của ngân hàng trung ương (NHTW) với công chúng có thể là phương thức hiệu quả để giảm kỳ vọng lạm phát trong thời kỳ lạm phát tăng đột biến. Đồng thời, việc giải thích dự báo của các chuyên gia NHTW ảnh hưởng đến kỳ vọng nhiều hơn là chỉ cung cấp các số liệu dự báo. Bài viết giới thiệu nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) về tác động của truyền thông chính sách NHTW trong việc giảm lạm phát kỳ vọng của hộ gia đình trong thời kỳ lạm phát cao.
 
Từ khóa: Truyền thông chính sách, lạm phát kỳ vọng, ngân hàng trung ương.
 
CENTRAL BANK POLICY COMMUNICATION DURING PERIODS OF HIGH INFLATION
 
Abstract: Central bank communication with the public can be an effective way to reduce inflation expectations during periods of high inflation. At the same time, the interpretation of forecasts by central bankers affects inflation expectations more than simply providing forecast figures. The article introduces the research of Prof. Mathias Hoffmann, Prof. Emanuel Moench et al (2022) on the impact of policy communication by central banks in reducing expected inflation of households during periods of high inflation.
 
Keywords: Policy communication, inflation expectations, central bank.
 
1. Đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu
 
Do giá tiêu dùng tăng và tình trạng thiếu cung ngày càng trầm trọng, NHTW châu Âu (ECB) đã nâng dự báo lạm phát ở khu vực đồng Euro hai lần trong năm nay. Đặc biệt, dự báo lạm phát cho năm 2022 hiện tại đã được nâng lên. Nếu như vào tháng 3/2022, dự báo lạm phát tăng lên 5,1% so với mức dự báo 3,2% đưa ra ​​vào tháng 12/2021, đến tháng 6/2022 mức dự báo lạm phát tăng lên 6,8%. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng việc giảm lạm phát có thể kéo dài hơn.  Tháng 3/2022, ECB dự báo lạm phát năm 2023 ở khu vực đồng Euro nâng lên 2,1% từ mức dự báo 1,8% được tổ chức này đưa ra trong tháng 12/2021 và vào tháng 6/2022, con số dự báo tăng lên 3,5%. Tuy nhiên, đại diện của Eurosystem (ECB và NHTW của các nước thành viên khu vực đồng Euro) vẫn kỳ vọng mức lạm phát sẽ tiệm cận mục tiêu của ECB là 2% trong trung hạn. Dự báo năm 2024, mặc dù đã được điều chỉnh, gần với giá trị này - vào tháng 3/2022, mức dự báo được tăng lên 1,9% từ 1,8% được đưa ra trong tháng 12/2021 và đến tháng 6/2022 mức lạm phát được dự báo tăng lên 2,1%.
 
Kể từ năm 2021, kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình Đức cũng đã tăng lên đáng kể. Từ tháng 01/2021 đến tháng 02/2022, giá trị trung bình của lạm phát dự kiến ​​trong một năm tăng đều đặn từ 2% lên 5% và vào tháng 6/2022, con số này đã tăng lên 8% (Biểu đồ 1).
 
Biểu đồ 1: Lạm phát kỳ vọng của hộ gia đình trong 12 tháng tới


Kỳ vọng lạm phát trong 5 và 10 năm tới cũng đã tăng lên đáng kể, mặc dù chúng vẫn ở mức thấp hơn - lần lượt là 5% và 4% (Biểu đồ 2 và 3).
 
Biểu đồ 2: Lạm phát kỳ vọng của hộ gia đình trong 5 năm tới



Biểu đồ 3: Lạm phát kỳ vọng của hộ gia đình trong 10 năm tới


Nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) đã phân tích hai khía cạnh hình thành các kỳ vọng lạm phát của hộ gia đình. Thứ nhất, liệu các hộ gia đình coi tỉ lệ lạm phát cao hiện nay là tạm thời hay vĩnh viễn. Thứ hai, các dự báo lạm phát của ECB có thực sự làm giảm kỳ vọng lạm phát của hộ gia đình hay không.
 
Phân tích khía cạnh đầu tiên dựa trên câu trả lời của các đáp viên người Đức đối với các câu hỏi tiêu chuẩn và các câu hỏi bổ sung trong cuộc khảo sát trực tuyến hộ gia đình ở Bundesbank vào tháng 3/2022 (Bundesbank Online Panel Households, BOP-HH, xem hộp). Nghiên cứu đã nhận được khoảng 5.000 câu trả lời về tỷ lệ lạm phát trong tương lai - trong 12 tháng (ngắn hạn), trong 2 - 3 năm (trung hạn) và trong 5 - 10 năm (dài hạn).
 
Để phân tích khía cạnh thứ hai, nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát trong khuôn khổ BOP-HH dưới dạng một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên1. Nhờ vậy, kết quả của cuộc khảo sát cho phép xem xét đường đi của lạm phát mà các hộ gia đình mong đợi và nó bị ảnh hưởng như thế nào bởi hoạt động truyền thông chính sách của NHTW.

 
Khảo sát hộ gia đình Đức của Bundesbank
 
Kể từ năm 2019, Bundesbank đã theo dõi kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình bằng cách thực hiện các cuộc khảo sát trực tuyến. Kể từ tháng 4/2020, định kỳ thực hiện là một lần/tháng, với 2.500 đến 5.000 người tham gia vào mỗi đợt. Những đáp viên được yêu cầu ước tính các động lực trong tương lai của lạm phát, đưa ra dự báo về chi phí bất động sản nhà ở và lãi suất ở Đức, trong mỗi đợt khảo sát, cũng có các câu hỏi về các khoản chi đã được lập và đã lên kế hoạch. Ngoài các mục tiêu chuẩn trong bảng hỏi, đáp viên có thể trả lời các câu hỏi bổ sung của các nhà nghiên cứu từ Bundesbank và các nhà nghiên cứu bên ngoài. Việc tham gia khảo sát là tự nguyện, đáp viên từ 16 tuổi trở lên được phép tham gia.
 

 
Nghiên cứu thiết kế các câu hỏi khảo sát theo phương pháp thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên. Ở bước thứ nhất, tất cả đáp viên được thông báo về mục tiêu lạm phát của ECB. Sau đó, họ được yêu cầu ước tính xác suất đạt được mục tiêu trung hạn: Để thực hiện việc này, những đáp viên phân bố xác suất lạm phát nằm trong một khoảng nhất định (từ dưới 1% đến hơn 5%) về trung hạn. Nghiên cứu giới hạn các ước tính xác suất để tổng của chúng bằng 100. Trong bước thứ hai, các đáp viên được chia ngẫu nhiên thành một số nhóm. Mỗi nhóm nhận các thông điệp khác nhau (định lượng hoặc định tính) từ ECB, liên quan đến dự báo lạm phát trung hạn. Còn nhóm đối chứng sẽ không nhận bất cứ thông điệp nào từ ECB. Sau đó, toàn bộ các đáp viên lại được yêu cầu ước tính lạm phát trong một năm, 2 - 3 năm và 5 - 10 năm.
 
Cụ thể, hai nhóm đã nhận thông tin định lượng về dự báo lạm phát của ECB công bố vào tháng 3/2022. Ngoài ra, một trong hai nhóm này đã nhận được thông tin về việc điều chỉnh dự báo trong tháng 3/2022 so với dự báo trước đó, được công bố vào tháng 12/2021 (nhóm này được gọi là “định lượng nâng cao”). Hai nhóm còn lại được tiếp cận với các giải thích về các dự báo của nhà kinh tế trưởng ECB, Philip Lane, người được nhiều phương tiện truyền thông trích dẫn. Một nhóm (được gọi là “định tính nâng cao”) được cung cấp thông tin rằng, Lane kỳ vọng lạm phát sẽ giảm trong suốt năm 2022 và lạm phát trong năm 2023 và 2024 sẽ giảm xuống dưới mức mục tiêu. Một nhóm khác cũng được biết thêm rằng, Lane không (chưa) thấy bất kỳ bằng chứng nào về hiệu ứng vòng hai của lạm phát (second-round effects on inflation)2.
 
2. Kết quả và thảo luận

Biểu đồ 4: Phân bố xác suất lạm phát kỳ vọng của các hộ gia đình 
trước khi được ECB báo cáo về triển vọng lạm phát


Nguồn: Mathias Hoffmann, Emanuel Moench và các cộng sự (2022)
 
Biểu đồ 4 minh họa phân bố xác suất theo đánh giá của các hộ gia đình về lạm phát ngắn hạn (xanh đậm), trung hạn (xanh lam) và dài hạn (xanh nhạt) trước khi được ECB thông báo về triển vọng lạm phát. Lạm phát kỳ vọng trong ngắn hạn nghiêng hẳn về phía tăng, bình quân những người được hỏi cho rằng với xác suất 33%, lạm phát trong một năm sẽ vượt quá 5% và với xác suất khoảng 80%, lạm phát sẽ cao hơn 3%. Tuy nhiên, lạm phát kỳ vọng trong trung hạn thấp hơn đáng kể: Xác suất lạm phát trên 5% ước tính khoảng 20%, lạm phát trên 3% - khoảng 70%. Trong thời hạn 10 năm, lạm phát kỳ vọng thậm chí còn thấp hơn (xác suất lạm phát trên 5% được ước tính vào khoảng 15% và trên 3% - khoảng 55%). Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi đều kỳ vọng lạm phát sẽ cao hơn mục tiêu 2% của ECB. Từ những số liệu này, nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) kết luận rằng, vào tháng 3/2022, các hộ gia đình Đức phần lớn coi lạm phát cao là tạm thời, nhưng đồng thời, cũng nhận thấy rủi ro đáng kể rằng nó sẽ duy trì trên mục tiêu của ECB trong một thời gian dài.
 
Sau khi nhận được các kết luận trên, nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) đặt ra mục tiêu tìm hiểu liệu hoạt động truyền thông chính sách của ECB có khả năng dịch chuyển mức kỳ vọng lạm phát gần hơn với mục tiêu lạm phát hay không. Để thực hiện điều này, nghiên cứu đã so sánh phản hồi của nhiều nhóm đáp viên khác nhau được chọn ngẫu nhiên về động lực lạm phát kỳ vọng ​​của họ trước và sau khi tiếp cận với thông tin chính sách của ECB định tính (bằng lời nói) và định lượng (bằng số) có chứa các dự báo lạm phát (xem Biểu đồ 5, 6, 7).

Biểu đồ 5: Lạm phát kỳ vọng 1 năm của các đáp viên trước 
và sau khi được tiếp cận thông tin chính sách


Nguồn: Mathias Hoffmann, Emanuel Moench và các cộng sự (2022)


Biểu đồ 6: Lạm phát kỳ vọng 2 - 3 năm của các đáp viên 
trước và sau khi được tiếp cận thông tin chính sách


Nguồn: Mathias Hoffmann, Emanuel Moench và các cộng sự (2022)
 
Theo Biểu đồ 5, 6, 7, những người trả lời nhận được một trong hai loại thông tin đã điều chỉnh giảm đáng kể kỳ vọng lạm phát cao của họ trong năm tới. Ví dụ: Xác suất lạm phát trên 5% giảm từ 1/3 xuống còn 1/4 (Biểu đồ 5). Điều tương tự cũng xảy ra với kỳ vọng trung hạn, mặc dù ở mức độ thấp hơn (ước tính xác suất lạm phát trên 5% trong 2 - 3 năm đã giảm từ 20% xuống còn khoảng 15%, Biểu đồ 6). Tương tự, truyền thông chính sách của ECB làm giảm kỳ vọng lạm phát cao trong dài hạn (5 - 10 năm, Biểu đồ 7).

Biểu đồ 7: Lạm phát kỳ vọng 5 - 10 năm của các đáp viên 
trước và sau khi được tiếp cận thông tin chính sách


Nguồn: Mathias Hoffmann, Emanuel Moench và các cộng sự (2022)

Tiếp theo, nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) đánh giá tác động của các loại hình truyền thông chính sách khác nhau đối với lạm phát kỳ vọng của các đáp viên. Nghiên cứu xác định mức lạm phát kỳ vọng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bình quân cho tất cả các nhóm, mỗi nhóm nhận được các thông báo khác nhau từ ECB và tách chúng khỏi các chỉ số của nhóm kiểm soát (nhóm không tiếp cận với bất kỳ thông báo nào từ ECB), trên cơ sở đó, nghiên cứu rút ra ba kết luận.
 
Một là, lạm phát kỳ vọng giảm trên các kỳ hạn. Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng trung bình giảm từ mức 4,28% cho kỳ hạn một năm xuống mức 3,78% và 3,38% cho kỳ hạn 2 - 3 năm và 5 - 10 năm tương ứng. Tuy nhiên, trong khi mức giảm 90 điểm cơ bản này là đáng kể, thì kỳ vọng lạm phát trung bình vẫn được nâng cao ngay cả trong dài hạn.
 
Hai là, tất cả các loại hình truyền thông (cả định lượng và định tính) đã góp phần giảm kỳ vọng lạm phát cao và giảm đáng kể về mặt thống kê.
 
Thứ ba, bằng cách so sánh tác động của việc tiếp cận với các loại hình thông điệp khác nhau, nghiên cứu nhận thấy rằng, thông tin chứa các đánh giá định tính có tác động mạnh hơn nhiều so với thông tin định lượng. Nếu thông tin định tính làm giảm lạm phát kỳ vọng khoảng 47 điểm cơ bản cho năm hiện tại, 28 điểm cơ bản cho trung hạn và 23 điểm cơ bản về dài hạn thì thông tin định lượng chỉ làm giảm lạm phát kỳ vọng ở các mức tương ứng là 17; 18 và 11 điểm cơ bản.
 
Trong một bài báo được xuất bản vào năm 2022, GS. Lena Drager và các cộng sự đã chỉ ra rằng việc cung cấp cho các đáp viên những thông tin về lạm phát kỳ vọng từ các nhà dự báo chuyên nghiệp, những người tập trung vào lạm phát cao thay vì mục tiêu của ECB chỉ làm giảm lạm phát kỳ vọng ngắn hạn. Ngoài ra, Drager và các cộng sự (cũng sử dụng thử nghiệm RCT (Randomised Control Trial) để thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát BOP-HH của Bundesbank vào tháng 9/2021) nhận thấy rằng, ảnh hưởng của truyền thông bằng văn bản đối với mức lạm phát kỳ vọng là khá hạn chế.
 
Mặt khác, nghiên cứu phát hiện rằng việc mở rộng truyền thông chính sách với các thông điệp bổ sung, như dữ liệu cập nhật các dự báo trước đó của ECB trong trường hợp của nhóm “định lượng nâng cao” hoặc các nhận định cho rằng các hiệu ứng của lạm phát vòng hai chưa quan sát thấy, trong trường hợp của nhóm “định tính nâng cao”, không làm tăng hiệu quả truyền thông. Điều này cho thấy rằng, những người tham gia khảo sát sẵn sàng hoặc chỉ có thể xử lý một lượng thông tin văn bản hạn chế. Nhận định này phù hợp với kết luận của GS. Olivier Coibion và các cộng sự (2019), khi phát hiện rằng việc các đáp viên đọc các tuyên bố của Ủy ban Thị trường Mở (FOMC), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp có mức ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát hộ gia đình không lớn hơn so với việc chỉ tiếp cận với các dự báo lạm phát của FOMC.
 
Trong nghiên cứu gần đây của Enzo Rossi và các cộng sự (2022), bằng dữ liệu khảo sát 488.000 công dân khu vực Euro từ năm 1999 đến 2019, đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng, tần suất giao tiếp nhiều hơn, được đo bằng số lượng bài phát biểu của các đại diện hệ thống NHTW các nước châu Âu có ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của công dân đối với ECB. Tuy nhiên, nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) lại cho thấy rằng niềm tin cao hơn có liên quan đến việc tăng cường tác động của truyền thông ECB đối với kỳ vọng lạm phát. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây cũng của nhóm tác giả GS. Mathias Hoffmann, Lora Pavlova, Guido Schultefrankenfeld (2021) rằng, việc thông báo cho các hộ gia đình về chiến lược chính sách tiền tệ của ECB có thể ảnh hưởng tích cực đến quá trình định hình lạm phát kỳ vọng của họ và các hộ gia đình có mức độ tin tưởng cao hơn vào NHTW sẽ điều chỉnh kỳ vọng lạm phát của họ nhiều hơn. 
 
3. Kết luận
 
Nhìn chung, các kết quả phân tích trong nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) cho thấy rằng truyền thông có mục tiêu của NHTW có thể là một phương pháp hiệu quả để giảm lạm phát kỳ vọng của hộ gia đình trong thời kỳ lạm phát cao. Hơn nữa, những từ ngữ giải thích các dự báo lạm phát dường như hoạt động tốt hơn nhiều so với việc chỉ định lượng lạm phát trong tương lai.
 
Bản thân các cựu quan chức cấp cao của ECB cũng thừa nhận rằng, việc giao tiếp với công chúng có thể được cải thiện, chẳng hạn như thông qua việc sử dụng mạng xã hội (bằng chứng là cuộc khảo sát 27 cựu thành viên Hội đồng Quản trị của ECB, do người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách tiền tệ của ECB, Michael Ehrman và các cộng sự thực hiện vào năm 2020). Ngoài ra, những giải thích bằng lời nói dường như là một phương tiện hiệu quả hơn để giải quyết “sự khác biệt trong kiến ​​thức về chính sách tiền tệ  của các hộ gia đình” (mà các NHTW cần phải tính đến khi giao tiếp với công chúng, vì không phải tất cả các đại diện của công chúng đều nhận thức rõ về các mục tiêu của chính sách tiền tệ, như nghiên cứu của Jacob De Haan và cộng sự (2015) ở Hà Lan đã phát hiện). Mặc dù chủ đề nêu trên cần tiếp tục nghiên cứu thêm, nhưng những phát hiện trong nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) có thể cung cấp một số định hướng hữu ích và có giá trị trong lĩnh vực này.
 

1 Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (Randomised control trial, RCT): So sánh kết quả của hai nhóm người được chọn ngẫu nhiên - thực nghiệm và đối chứng; lựa chọn ngẫu nhiên cho phép tránh sự chủ quan, định kiến và xác định chính xác hơn mối quan hệ nhân quả giữa một hành động nhất định và kết quả của nó.
2 Sự gia tăng giá mà các hộ gia đình phải trả cho năng lượng - như xăng, dầu sưởi và khí đốt tự nhiên - thể hiện sự gia tăng chi phí sinh hoạt và lạm phát giá cả. Tác động trực tiếp này của giá năng lượng cao hơn đối với chi phí sinh hoạt đôi khi được gọi là hiệu ứng đầu tiên đối với lạm phát. Ngoài ra, chi phí năng lượng cao hơn có thể có tác động gián tiếp đến lạm phát - ví dụ, nếu các công ty chuyển chi phí sản xuất tăng lên dưới hình thức giá tiêu dùng cao hơn đối với hàng hóa hoặc dịch vụ phi năng lượng hoặc nếu người lao động phản ứng với việc tăng chi phí sinh hoạt bằng cách đòi hỏi mức lương danh nghĩa cao hơn. Chi phí năng lượng tăng cũng có thể làm tăng kỳ vọng lạm phát dài hạn của công chúng, một yếu tố sẽ gây thêm áp lực lên lạm phát. Những tác động gián tiếp của giá năng lượng cao hơn đối với lạm phát chung được gọi là hiệu ứng vòng hai đối với lạm phát.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Матиас Хоффманн, Эмануэль Менх, Лора Павлова, Гвидо Шультефранкенфельд, “Слова важнее цифр: коммуникация центробанков в период высокой инфляции”, 2022, https://econs.online/articles/opinions/slova-vazhnee-tsifr-kommunikatsiya-tsentrobankov/ [Truy cập 14.8.2022].
2. ECB, Past macroeconomic projections, 2022, https://www.ecb.europa.eu/mopo/strategy/ecana/html/table.en.html, Truy cập 14.8.2022.
3. Bundesbank, Inflation expectations, 2022, https://www.bundesbank.de/en/bundesbank/research/survey-on-consumer-expectations/inflation-expectations-848334#tar-1, Truy cập 14.8.2022.
4. Lena Drager, Michael Lamla, Damjan Pfajfar, “How to limit the spillover from the 2021 inflation surge to inflation expectations? 2022, https://diskussionspapiere.wiwi.uni-hannover.de/pdf_bib/dp-694.pdf, Truy cập 15.8.2022.
5. Olivier Coibion, Michael Weber, Yuriy Gorodnichenko, “Monetary communications and their effects on household inflation expectations”, 2019, https://cepr.org/voxeu/columns/monetary-policy-communications-and-their-effects-household-inflation-expectations, Truy cập 15.8.2022.
6. In Do Hwang, Thomas Lustenberger, Enzo Rossi, “Central Bank Communication and Pubic Trust: The cases of ECB speeches”, 2022, https://www.researchgate.net/publication/361639838_Central_Bank_Communication_and_Public_Trust_The_Case_of_ECB_Speeches, Truy cập 22.8.2022.
7. Mathias Hoffmann, Lora Pavlova, Guido Schultefrankenfeld, “The effects of ECB’s new inflation target on private households’ inflation expectations”, 2021, https://www.bundesbank.de/en/publications/research/research-brief/2021-43-inflation-target-881212, Truy cập 22.8.2022.
8. Jacob De Haan, etc., “What the general public knows about monetary policy, 2015, https://cepr.org/voxeu/columns/what-general-public-knows-about-monetary-policy, Truy cập 22.8.2022.

TS. Nguyễn Đình Trung 
Đại học Hòa Bình
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
08/07/2024 1.290 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
03/07/2024 1.826 lượt xem
Mục tiêu của bài viết nhằm xem xét cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống thông qua những quy định hiện hành tại một số quốc gia; qua đó, đưa ra các hàm ý đối với Việt Nam.
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
19/06/2024 2.452 lượt xem
Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
06/06/2024 3.312 lượt xem
Trong kỉ nguyên của công nghệ số, sự xuất hiện của một hình thức tiền tệ số hay tiền mã hóa là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ (Milutinovic, 2018). Tiền mã hóa sử dụng công nghệ mã hóa và chuỗi khối (Blockchain) để bảo đảm tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính.
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
24/05/2024 4.183 lượt xem
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) là những định chế tài chính phát triển lớn, thành công trên thế giới...
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
20/05/2024 4.285 lượt xem
Đi đôi với phát triển kinh tế, Trung Quốc dần hình thành và triển khai chiến lược bài bản xây dựng và củng cố sức mạnh tài chính - tiền tệ với trọng tâm là phát triển CNY trở thành đồng tiền quốc tế...
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
16/05/2024 5.854 lượt xem
Trong kỉ nguyên của nền công nghiệp 4.0, tiền mã hóa là một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ số Blockchain. Các loại tiền mã hóa xuất hiện là tất yếu trong quá trình phát triển của các hình thái tiền tệ, đem đến sự phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và mở ra cho thị trường tài chính một trang mới.
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
08/05/2024 4.925 lượt xem
Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây rất nhiều khó khăn, tổn thất về người, kinh tế cho các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, doanh nghiệp nào theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, công bố các chỉ tiêu ESG (Enviromental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong nhiều năm qua luôn thu hút được sự đồng hành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 5.714 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 7.394 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 9.035 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 27.702 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 10.145 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 14.744 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 10.275 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?