Toàn cảnh kinh tế Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19: Những giải pháp phục hồi và phát triển hậu dịch
12/10/2021 11.423 lượt xem
Dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức y tế và kinh tế - xã hội chưa có tiền lệ, nên đòi hỏi chúng ta cũng phải có những tư duy, cách làm và nỗ lực chưa có tiền lệ, để vượt qua, phục hồi và tiếp tục phát triển…
 


Ảnh minh họa: Nguồn Internet
 
Toàn cảnh kinh tế Thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19
 
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019 trung bình tăng 7,38%/năm - trong khung kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; trung bình 5 năm 2016 - 2020 tăng 6,73%/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, GRDP tăng 4,18%. Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã quyết nghị chỉ tiêu tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2025 từ 7,5 - 8,0%. Kế hoạch năm 2021 đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP khoảng 7,5%. 

Nhìn chung, năm 2020, kinh tế Thành phố Hà Nội vẫn duy trì khá tốt các động lực tăng trưởng, với sản xuất nông nghiệp là khu vực ghi nhận tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều năm qua. Năng suất cây trồng đạt khá và chuyển đổi cơ cấu theo hướng chuyên canh, tăng diện tích cây ăn quả đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn, vải..., cây cảnh có giá trị cao phù hợp với điều kiện canh tác trên địa bàn. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp toàn Thành phố tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2020 tăng 3,29%... Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 16,0 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu đạt 28,8 tỷ USD, giảm 9,1% so với năm 2019. Hội nghị "Hà Nội 2020 - hợp tác đầu tư và phát triển" được tổ chức thành công với tổng dự án được cấp chứng nhận đầu tư tăng gấp 5 lần và vốn đăng ký tăng gấp 11 lần so với Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 3,724 tỷ USD. Lũy kế đến cuối năm 2020, Thành phố có 6.376 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 47,7 tỷ USD; vốn giải ngân khoảng 29,1 tỷ USD. Khách trong nước đến Hà Nội giảm 84,5% và tổng thu giảm 73% so với năm 2019. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội tăng đều cả ba khu vực (vốn Nhà nước tăng 4,6%; vốn ngoài nhà nước tăng 12,7% và vốn FDI tăng 5,6%). Tổng dư nợ tín dụng tăng 9,6% và tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bằng 100,6% dự toán Hội đồng Nhân dân Thành phố giao. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng; doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2% và doanh nghiệp giải thể tăng 15%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 57% so với năm 2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đã khiến  các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu -  đầu vào cho sản xuất, kinh doanh tăng; doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ và nguồn vốn... Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội suy giảm so với cùng kỳ năm 2020: Khách du lịch quốc tế giảm 82,7%; khách du lịch trong nước giảm 42,1%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 10,4%; kim ngạch xuất khẩu hàng giảm 4,4%. Hoạt động công nghiệp, xây dựng tháng 9/2021 giảm 7,82% so với cùng kỳ, số doanh nghiệp thành lập mới giảm cả về số lượng và vốn đăng ký, trong khi số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động tăng mạnh.

Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm, lây lan rất nhanh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các  lĩnh vực du lịch, vận tải, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí. Khách du lịch quốc tế tháng 7 giảm 12%, tháng 8 giảm 48%, tháng 9 giảm 75,2%; lũy kế 9 tháng giảm 82,7%. Khách du lịch trong nước giảm tương ứng 71,2%, giảm 97,4% và giảm 42,1%. Doanh thu vận tải, kho bãi tháng 7 giảm 2,7%, tháng 8 giảm 29,7%, tháng 9 ước giảm 28,3%; lũy kế 9 tháng giảm 1,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 giảm 19,7%, tháng 8 giảm 51,2%, tháng 9 ước giảm 39,6%; lũy kế 9 tháng giảm 10,4%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 giảm 5,9%, tháng 8 giảm 34,6%, tháng 9 ước tăng 2,8%; lũy kế 9 tháng giảm 4,4%. Hoạt động công nghiệp, xây dựng, tuy tháng 7 vẫn tăng so cùng kỳ, nhưng sang tháng 8 và 9 đã giảm mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 1% so với tháng 6 và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng sang tháng 8 giảm 8% so tháng 7 và giảm 6,7% so cùng kỳ, tháng 9 ước tăng 6,1% so tháng 8 nhưng giảm 7,82% so cùng kỳ. Tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản đạt thấp, trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 25,3% dự toán, bằng 75,1% so với cùng kỳ năm 2020; ước 9 tháng đầu năm đạt khoảng 32% dự toán Chính phủ giao. Hàng loạt chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu - đầu vào cho sản xuất, kinh doanh tăng; thiếu nguồn cung lao động; doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn...
 
Những giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế hậu dịch…
 
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quý IV/2021 được UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh là: Giữ vững thành quả chống dịch; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế. 

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ 95 - 97% kế hoạch năm 2021 là một trong những nhiệm vụ kinh tế và chính trị quan trọng nổi bật trước mắt; yêu cầu các đơn vị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt, giải quyết các thủ tục về đầu tư, xây dựng của dự án; về thu hồi, giải phóng mặt bằng và giao đất, nhất là các dự án quan trọng, cấp bách; hoàn thành nhanh, gọn từng dự án đúng cam kết; điều chỉnh kế hoạch vốn tập trung cho các dự án cấp bách và có khả năng giải ngân đáp ứng tốt các yêu cầu hiện hành…

Quyết liệt thực hiện thu ngân sách ở mức cao nhất theo mục tiêu, kế hoạch được giao; phát huy hết dư địa các khoản thu, nguồn thu ngân sách, tăng thu về đất nhất là thu đấu giá quyền sử dụng đất và tiền thuế  - tiền thu đất phải nộp khi hết thời gian được gia hạn; đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và hạn chế tối đa phát sinh các khoản nợ thuế mới; giải quyết ngay hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư nông thôn, đất vườn liền kề của các hộ gia đình, cá nhân sang đất ở nhằm vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa góp phần thu ngân sách địa phương.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn cần đảm bảo tiến độ quy định về tổ chức rà soát, đề xuất lập Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng, đề xuất ban hành Nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 để nghiên cứu, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô; dự thảo các nghị quyết, quy phạm pháp luật như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Đầu tư đường vành đai 4; hệ thống cơ sở y tế và giáo dục đào tạo; các thiết chế văn hóa và tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử; Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; chính sách về hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; quy định đối tượng và mức chuẩn trợ cấp xã hội trên địa bàn Thành phố.

Việc phục hồi, phát triển kinh tế cần được triển khai quyết liệt theo quan điểm bám sát chỉ đạo của Trung ương và nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, với tiêu chí về an toàn phòng, chống dịch bệnh phải cao hơn tiêu chí chung của cả nước; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vừa làm trung tâm phục vụ, hỗ trợ toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, vừa là chủ thể tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Thành phố ở mức cao nhất trong quý IV và cả năm 2021, làm tiền đề thúc đẩy tăng trưởng năm 2022 và những năm tiếp theo, ngay từ đầu tháng 10/2021.

Để đạt mục tiêu đó, Lãnh đạo Thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp ngành, địa phương và đơn vị phải bắt tay ngay vào rà soát khả năng, nguồn lực phát triển, các nhiệm vụ, công việc, chỉ tiêu phải thực hiện trong quý IV/2021 để xây dựng kế hoạch và kịch bản phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương cụ thể theo các tiêu chí sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn dịch bệnh; phân công nhiệm vụ, thời gian và yêu cầu hoàn thành cụ thể từng cấp, cá nhân lãnh đạo, từng ngành, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện. Xây dựng và thực hiện lộ trình nới lỏng giãn cách xã hội phù hợp theo kết quả kiểm soát dịch bệnh cụ thể trên thực tế địa bàn; Thành lập và triển khai hoạt động của các tổ công tác của Thành phố Hà Nội về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch Covid-19; về cải cách thủ tục hành chính, về quy hoạch, đất đai, đô thị và về đảm bảo nguồn thu, thúc đẩy giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Thành phố.

Đặc biệt, việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các dự án khởi nghiệp sáng tạo cần đồng bộ cả về thể chế và tài chính - tín dụng, bao quát các công đoạn, yếu tố đầu vào - đầu ra và quản trị kinh doanh; tập trung triển khai nhanh, đầy đủ và hiệu quả nhất các chính sách và quy định chung của Chính phủ về cơ cấu nợ và giảm lãi suất, phí tín dụng; gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông; các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động cho các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...; đồng thời, chủ động và linh hoạt thực hiện các chính sách đặc thù phù hợp phân cấp quản lý hiện hành và thực tiễn của Thủ đô, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố; theo đó, coi trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và các gói hỗ trợ tài chính; nghiên cứu, hình thành Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp và bảo đảm lưu thông hàng hóa, lao động an toàn, thuận tiện trong và giữa các địa phương, đặc biệt, xử nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực làm gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân …

Ngoài ra, cần tiếp tục đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và đẩy nhanh giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, kinh doanh; tổ chức các hội nghị đối thoại để nhận diện và giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tối đa cho các cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ (thương mại, du lịch, vận tải…), công nghiệp - xây dựng (công nghiệp chế biến và sản phẩm công nghiệp chủ lực, tiểu thủ công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, sản xuất các thiết bị y tế, dược phẩm, bảo hộ sức khỏe) và trong sản xuất nông nghiệp (tăng cường chương trình “Liên kết 4 nhà” và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển 400 sản phẩm OCOP năm 2021...)

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần phối hợp với các cơ quan Trung ương và các địa phương liên quan để xây dựng và triển khai các giải pháp đảm bảo chuỗi cung ứng, hoạt động logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hóa vận hành thông suốt liên tỉnh và liên quốc gia, tránh để doanh nghiệp bị phạt do chậm cung ứng hoặc bị hủy đơn hàng, mất khách hàng, mất thị trường trong nước và quốc tế; Nghiên cứu xây dựng và triển khai thêm các mô hình sản xuất kinh doanh an toàn để doanh nghiệp linh hoạt áp dụng; làm rõ các tiêu chí, điều kiện cụ thể và thời gian doanh nghiệp được phép duy trì một phần hoặc toàn phần hoạt động; hỗ trợ nâng cao năng lực các cơ sở y tế/trạm y tế tại các doanh nghiệp, cụm doanh nghiệp và nhân rộng phác đồ điều trị F0 tại nhà thành điều trị F0 tại cơ sở y tế của doanh nghiệp/cụm doanh nghiệp gắn kết với phác đồ của các cơ sở y tế cấp cao hơn; cho phép các địa phương, doanh nghiệp được kết nối, sử dụng các dữ liệu thứ cấp của cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, liên quan tới tiêm chủng, xét nghiệm, khai báo/tầm soát y tế...

Phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội sau thời gian dài giãn cách nghiêm ngặt là nguyện vọng và quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Những nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp và lộ trình cụ thể cho từng địa bàn, nhóm ngành cần được thường xuyên cập nhật, hiệu chỉnh quán triệt và bám sát các văn bản, chủ trương chỉ đạo chung của Trung ương, cũng như phù hợp phân cấp quản lý Nhà nước hiện hành và đặc thù thực tiễn địa phương…

 Kết quả và triển vọng phục hồi kinh tế cả cấp vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài tùy thuộc quyết định vào tiến độ và mức độ giãn cách xã hội theo kết quả kiểm soát dịch Covid-19; sự chủ động chỉ đạo thống nhất, sự phối hợp đồng bộ, hài hòa các giải pháp hỗ trợ toàn diện, thích hợp, kịp thời, hiệu quả từ tất cả các cấp, ngành đơn vị chức năng trong hệ thống chính trị; cũng như từ sự nỗ lực, tuân thủ chung trong chiến lược quốc gia kiểm soát, thích ứng dài hạn với dịch bệnh và từ năng lực ứng chịu, tự lực tự cường vượt qua các khó khăn, thách thức của từng người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh để phục hồi và tiếp tục phát triển.

TS. Nguyễn Minh Phong 

Hà Nội

 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nâng cao chất lượng dịch vụ ví điện tử trên thị trường Việt Nam
Nâng cao chất lượng dịch vụ ví điện tử trên thị trường Việt Nam
01/06/2023 156 lượt xem
Sự phát triển của thương mại điện tử, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã phát sinh nhu cầu thanh toán không tiền mặt của một bộ phận không nhỏ khách hàng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cung ứng ví điện tử cho người tiêu dùng bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh với hình thức đa dạng, phong phú, từ đó thu hút được số lượng người truy cập lớn.
Hội đồng trường đại học: Các điểm nghẽn cần quan tâm tháo gỡ trong bối cảnh hiện nay
Hội đồng trường đại học: Các điểm nghẽn cần quan tâm tháo gỡ trong bối cảnh hiện nay
31/05/2023 125 lượt xem
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay, giáo dục đại học đã có sự chuyển mình cần thiết để phù hợp với xu thế phát triển. Việc thành lập hội đồng trường là một trong những chủ trương đúng đắn, tiệm cận với giáo dục đại học thế giới. Hội đồng trường được thành lập là bước đi và khâu quan trọng để tiến tới tự chủ đại học.
Ảnh hưởng của dân trí tài chính đến quản lí nợ của người lao động phổ thông Việt Nam
Ảnh hưởng của dân trí tài chính đến quản lí nợ của người lao động phổ thông Việt Nam
29/05/2023 214 lượt xem
Định nghĩa về dân trí tài chính (financial literacy) từ trước đến nay luôn khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn bởi có nhiều quan điểm sử dụng những từ ngữ khác nhau để đề cập đến khái niệm này như: “hiểu biết về tài chính”, “kiến thức tài chính”, “năng lực tài chính”…
Tác động của tái định vị thương hiệu đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tái định vị thương hiệu đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
16/05/2023 309 lượt xem
Tái định vị thương hiệu là xu hướng marketing đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp, sự thay đổi và phát triển về nhu cầu của khách hàng mục tiêu, của thị trường và của môi trường kinh doanh. Tái định vị thương hiệu ngân hàng giúp các ngân hàng có được vị trí trong tâm trí và trái tim khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần và gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Nghiên cứu thực nghiệm về ý định chấp nhận tiền điện tử của thế hệ Z bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch
Nghiên cứu thực nghiệm về ý định chấp nhận tiền điện tử của thế hệ Z bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch
12/05/2023 1.279 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ý định hành vi của thế hệ Z (thế hệ sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012) đối với việc chấp nhận tiền điện tử. Bằng việc vận dụng lí thuyết về hành vi có kế hoạch để thực hiện phân tích ý định hành vi chấp nhận tiền điện tử, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất riêng phần (PLS) với cách tiếp cận để phân tích mẫu 230 người thuộc thế hệ Z.
Giảm tốc kinh tế thế giới và nhân tố tác động
Giảm tốc kinh tế thế giới và nhân tố tác động
10/05/2023 405 lượt xem
Năm 2022, kinh tế thế giới giảm tốc do bất ổn địa chính trị, lạm phát ở mức cao và làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương. Trong quý I và dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục chứng kiến biến động ở nhiều khu vực bởi những “tàn dư” của đại dịch Covid-19, áp lực lạm phát, khủng hoảng năng lượng do hậu quả của xung đột Nga - Ukraine và lãi suất tăng cao tiếp tục đẩy kinh tế thế giới suy giảm mạnh.
Trí tuệ nhân tạo thúc đẩy hoạt động bán hàng trả góp
Trí tuệ nhân tạo thúc đẩy hoạt động bán hàng trả góp
08/05/2023 303 lượt xem
Trí tuệ nhân tạo đã và đang góp phần quan trọng trong việc thay đổi toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống con người. Hiểu và áp dụng đúng trí tuệ nhân tạo sẽ đem lại những tiện ích, rút ngắn thời gian nghiệp vụ, loại bỏ những thủ tục rườm rà...
Quyết định tài trợ tín dụng xanh cho bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu: Nghiên cứu các nhân tố và khuyến nghị
Quyết định tài trợ tín dụng xanh cho bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu: Nghiên cứu các nhân tố và khuyến nghị
05/05/2023 316 lượt xem
Sự phát triển của tín dụng xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và các yếu tố tác động đến sự phát triển của tín dụng xanh theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển, sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính.
Rủi ro tín dụng và các mô hình quản lí rủi ro tín dụng tại Việt Nam
Rủi ro tín dụng và các mô hình quản lí rủi ro tín dụng tại Việt Nam
04/05/2023 899 lượt xem
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
 Kinh tế toàn cầu tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước
Kinh tế toàn cầu tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước
29/04/2023 622 lượt xem
Trong 4 tháng đầu năm 2023, hầu hết các nền kinh tế phát triển đều tăng trưởng chậm lại; trong đó, GDP quý I/2023 của Mỹ dự báo chỉ tăng khoảng 1% và khu vực châu Âu tăng 0,1% so với cùng kì năm 2022...
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hệ thống chuỗi cung ứng
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hệ thống chuỗi cung ứng
26/04/2023 468 lượt xem
Một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty sản xuất phải đối mặt hiện nay là sự gia tăng đáng kể các vấn đề về chuỗi cung ứng. Thật không may, cách tiếp cận truyền thống không thể phù hợp với sự đa dạng của những vấn đề phức tạp này. Sự ra đời các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) giúp liên kết các hoạt động thông minh với thiết kế và quy trình chuỗi cung ứng để cứu vãn một số thiếu hụt hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Các nhân tố phía cầu tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam
Các nhân tố phía cầu tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam
12/04/2023 893 lượt xem
Tài chính toàn diện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển, ổn định kinh tế của mỗi quốc gia, do đó, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn. Kết quả mô hình các nhân tố tác động tới tài chính toàn diện tại Việt Nam chỉ ra rằng: Giới tính có tác động ngược chiều tới việc sở hữu tài khoản, sử dụng các dịch vụ tiết kiệm, sử dụng thẻ ATM, sử dụng thẻ tín dụng, sử dụng dịch vụ bảo hiểm, đầu tư.
Ảnh hưởng của kiến thức và sự tự tin đến hành vi ra quyết định của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính
Ảnh hưởng của kiến thức và sự tự tin đến hành vi ra quyết định của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính
06/04/2023 756 lượt xem
Kiến thức tài chính của khách hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính. Kiến thức này bao gồm hai loại: Kiến thức chủ quan và kiến thức khách quan. Hai loại kiến thức này hình thành nên sự tự tin thái quá hoặc kém tự tin của khách hàng. Khi khách hàng quá tự tin hay kém tự tin sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ra quyết định của khách hàng.
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và hàm ý cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và hàm ý cho Việt Nam
25/03/2023 1.172 lượt xem
Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường (BVMT) bao gồm thuế, phí, lệ phí, đặt cọc, kí quỹ, quỹ BVMT, trợ cấp môi trường... Không giống như công cụ hành chính mang tính chất mệnh lệnh, công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo, linh hoạt, khiến cho người gây ô nhiễm và người hưởng thụ môi trường có các hành vi xử sự có lợi cho môi trường.
Tác động của quản lí rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quản lí rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
20/03/2023 1.054 lượt xem
Quản lí rủi ro tín dụng hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các ngân hàng vì nó có thể phá hủy hoặc đảm bảo khả năng duy trì và tăng trưởng của ngân hàng. Bài viết nghiên cứu tác động của quản lí rủi ro tín dụng, được đo lường bằng tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ an toàn vốn, tỉ lệ chi phí, tỉ lệ thanh khoản, tỉ lệ cho vay trên tiền gửi đối với khả năng sinh lời, được đo lường bằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.650


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,290 23,660 24,463 25,833 28,475 29,689 164.04 173.66
BIDV 23,345 23,645 24,640 25,823 28,589 29,852 164.82 173.61
VietinBank 23,232 23,652 24,706 25,841 28,825 29,835 165.1 173.05
Agribank 23,285 23,645 24,701 25,701 28,715 29,544 166.24 173.05
Eximbank 23,270 23,650 24,760 25,434 28,812 29,596 166.31 170.84
ACB 23,200 23,700 24,766 25,391 28,946 29,558 165.95 170.31
Sacombank 23,280 23,683 24,902 25,415 29,011 29,518 166.42 171.98
Techcombank 23,312 23,656 24,501 25,826 28,441 29,726 161.77 174.06
LPBank 23,290 23,890 24,739 26,073 28,836 29,778 163.78 175.23
DongA Bank 23,350 23,680 24,750 25,440 28,810 29,600 163.9 171.2
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?