Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 15:37 5.951 lượt xem
1. Tổng quan về các giao dịch phái sinh

Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá). Bản thân giao dịch phái sinh chỉ có giá trị cho bên bán/mua khi thực hiện quyền/nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Các giao dịch phái sinh thường dùng để phòng vệ, đầu cơ, tiếp cận với các tài sản hoặc thị trường khó giao dịch, gồm một số loại như giao dịch các nghiệp vụ nợ thế chấp và hoán đổi rủi ro tín dụng, các giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch trần sàn và các sản phẩm cấu trúc.
 

Các giao dịch phái sinh thường dùng để phòng vệ, đầu cơ, tiếp cận với các tài sản hoặc thị trường khó giao dịch. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet)
 
Đối với ngành Ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD) sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối, hay còn gọi là phái sinh tiền tệ (Foreign exchange derivative/Currency derivative) và phái sinh lãi suất (Interest - rate derivative) để trao đổi hai loại tiền tệ/lãi suất vào một ngày trong tương lai theo một tỉ lệ nhất định. Trong đó, các loại hợp đồng phái sinh phổ biến bao gồm:

(i) Hợp đồng kỳ hạn (Forwards contract) là hợp đồng được soạn thảo giữa hai bên, trong đó việc thanh toán diễn ra tại một thời điểm cụ thể ở tương lai với mức giá hoặc lãi suất được xác định trước của ngày hôm nay.

(ii) Hợp đồng tương lai (Futures contract) là các hợp đồng mua/bán một tài sản vào hoặc trước một ngày trong tương lai ở một mức giá/lãi suất quy định ngày hôm nay.

Một hợp đồng tương lai khác với một hợp đồng kỳ hạn ở điểm hợp đồng tương lai là hợp đồng chuẩn hóa được viết bởi một nhà thanh toán bù trừ vận hành sàn giao dịch nơi hợp đồng này có thể được mua và bán (Stock exchange market), trong khi hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng không được chuẩn hóa, được tạo và ký bởi chính các bên viết ra (OTC market). Theo đó, rủi ro lớn nhất của hợp đồng kỳ hạn là việc bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

(iii) Hợp đồng quyền chọn (Options contract) là các hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua (trong trường hợp của một quyền chọn mua) hoặc bán (trong trường hợp của một quyền chọn bán) một tài sản. Tỉ giá/lãi suất mà tại đó việc bán diễn ra được gọi là tỉ giá/lãi suất đã ký kết (giá điểm, giá thực hiện) và được xác định vào thời điểm các bên tham gia vào tùy chọn. Hợp đồng quyền chọn cũng quy định cụ thể về ngày đáo hạn. Trong trường hợp của một quyền chọn châu Âu (Europian style), chủ sở hữu có quyền yêu cầu việc bán sẽ diễn ra vào ngày đáo hạn (nhưng không trước ngày đáo hạn). Trong trường hợp của một quyền chọn Hoa Kỳ (Amercian style), chủ sở hữu có thể yêu cầu việc bán sẽ diễn ra bất cứ lúc nào cho đến ngày đáo hạn. Nếu chủ sở hữu của hợp đồng thực hiện quyền này, bên đối tác có nghĩa vụ thực hiện giao dịch.

Hợp đồng quyền chọn bao gồm hai loại: Quyền chọn mua (Call) và quyền chọn bán (Put). Người mua của một quyền chọn mua có quyền mua một số lượng nhất định tài sản cơ sở (số lượng ngoại tệ cần phòng ngừa) ở một mức giá xác định, vào (hoặc trước) một ngày nhất định trong tương lai và không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền mua này. Tương tự như vậy, người mua của một quyền chọn bán có quyền bán một số lượng nhất định tài sản cơ sở, với mức giá quy định, vào (hoặc trước) một ngày nhất định trong tương lai và không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền bán này.

Hợp đồng quyền chọn có thể được áp dụng kết hợp đồng thời với các loại hợp đồng kỳ hạn, tương lai, hoán đổi để giảm thiểu rủi ro cho bên mua quyền chọn.

(iv) Hợp đồng hoán đổi (Swap contract) là các hợp đồng trao đổi tiền mặt (lưu chuyển tiền) vào (hoặc trước) một ngày xác định trong tương lai, dựa trên giá trị cơ sở của tỉ giá hối đoái, lợi tức trái phiếu/lãi suất, giao dịch hàng hóa, cổ phiếu hoặc các tài sản khác.

Một thuật ngữ khác thường liên quan đến hoán đổi là quyền chọn hoán đổi (Swaption), về cơ bản là một quyền chọn trên cơ sở hoán đổi kỳ hạn. Tương tự như quyền chọn mua và quyền chọn bán, một hoán đổi quyền có hai loại là một quyền chọn hoán đổi người nhận và một quyền chọn hoán đổi người trả. Ở một bên, trong trường hợp của một quyền chọn hoán đổi người nhận thì có một quyền chọn trong đó có thể nhận lãi cố định và trả lãi thả nổi. Ở bên kia, một quyền chọn hoán đổi người trả là một quyền chọn để trả lãi cố định và nhận lãi thả nổi.

Các giao dịch hoán đổi về cơ bản có thể được phân thành hai loại:

- Hoán đổi lãi suất: Những phái sinh này về cơ bản đòi hỏi việc hoán đổi chỉ liên quan đến các lưu chuyển tiền tệ trong cùng một loại tiền tệ, giữa hai bên.

- Hoán đổi tiền tệ: Trong loại hoán đổi này, dòng tiền giữa hai bên bao gồm cả gốc và lãi. Ngoài ra, những đồng tiền được hoán đổi thuộc các đơn vị tiền tệ khác nhau cho cả hai bên.

(v) Phòng vệ giá thị trường tiền tệ (Money market hedge) là phương pháp khóa lại giá trị của một giao dịch bằng đồng ngoại tệ trên đồng nội tệ của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, phương pháp này giúp cho TCTD trong nước giảm thiểu được rủi ro tỉ giá khi giao dịch với TCTD nước ngoài.

2. Phương thức hạch toán kế toán hiện hành đối với phái sinh tiền tệ tại các TCTD

Ngày 29/8/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Công văn số 7404/NHNN-KTTC hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ đối với các TCTD (Công văn 7404). Theo hướng dẫn của NHNN, các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ được chia ra làm ba loại: (i) Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn; (ii) Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ; (iii) Nghiệp vụ quyền chọn.

Trong đó, đối với nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, các TCTD cần phải ghi nhận ngay trạng thái mở về ngoại tệ sau mỗi nghiệp vụ mua/bán ngoại tệ kỳ hạn để phản ánh rủi ro tỉ giá vào báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, TCTD cần xác định lại giá trị hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ theo giá trị thị trường để ghi nhận lãi/lỗ phát sinh nhưng chưa thực hiện trên báo cáo tình hình tài chính đối ứng vào tài khoản 633 "chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh".

Đối với nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ: TCTD không cần phải thường xuyên đánh giá lại giá trị thị trường của khoản ngoại tệ giao ngay/kỳ hạn theo tỉ giá giao ngay/kỳ hạn do nghiệp vụ này không tạo trạng thái mở về ngoại tệ, nên không có rủi ro tỉ giá. Về việc hạch toán, TCTD không cần hạch toán số tiền hoán đổi lượt đi/về bằng ngoại tệ trong tài khoản nội bảng mà chỉ theo dõi tại tài khoản ngoại bảng kết hợp cùng với việc hạch toán luồng tiền thanh toán với đối tác. Số tiền ban đầu phụ trội hoặc chiết khấu (do chênh lệch tỉ giá giao ngay và tỉ giá kỳ hạn) sẽ được phân bổ đều doanh thu/chi phí trong suốt thời hạn của hợp đồng giao dịch hoán đổi tiền tệ.

Đối với nghiệp vụ quyền chọn: Khi TCTD thực hiện nghiệp vụ mua quyền lựa chọn, TCTD ghi nhận phí đã trả là tài sản do khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai và phân bổ theo đường thẳng vào chi phí trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hiệu lực hợp đồng đến ngày tất toán hợp đồng. Do hợp đồng quyền chọn chỉ được thực hiện khi TCTD thấy điều kiện thực hiện hợp đồng có lợi cho TCTD nên ngoại trừ phí đã trả, giao dịch mua quyền lựa chọn chỉ có thể phát sinh lãi. Số lãi phát sinh sẽ được xác định lại liên tục (định kỳ ngày, tháng, quý) trên cơ sở: (i) Giá thị trường; (ii) Giá gốc của đối tượng quyền chọn; (iii) Khối lượng giao dịch, thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Lãi phát sinh chưa thực hiện sẽ được ghi nhận trên báo cáo tình hình tài chính. Ngược lại, khi TCTD thực hiện nghiệp vụ bán quyền lựa chọn, TCTD sẽ phát sinh khoản phí đã nhận - ghi nhận là nợ phải trả, phân bổ theo đường thẳng vào thu nhập trong khoảng thời gian bắt đầu hiệu lực hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng; số lỗ phát sinh từ hợp đồng được xử lý tương tự như đối với số lãi của nghiệp vụ mua quyền lựa chọn.

Ngoài ra, đối với nghiệp vụ tương lai về tiền tệ được xử lý và hạch toán tương tự như nghiệp vụ kỳ hạn tiền tệ nhưng sử dụng các tài khoản theo dõi về nghiệp vụ tương lai.

3. Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù Công văn 7404 cơ bản đáp ứng được việc hướng dẫn các TCTD hạch toán phái sinh, tuy nhiên qua thực tế thực hiện, Công văn 7404 cũng có một số tồn tại, hạn chế cần phải sửa đổi khi áp dụng thực tế:

Thứ nhất, đối với nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, Công văn 7404 mặc định việc hoán đổi tiền tệ không tạo trạng thái mở về ngoại tệ. Theo báo cáo của một số TCTD, thực tế khi thực hiện nghiệp vụ phái sinh hoán đổi, đối với các giao dịch hoán đổi vốn danh nghĩa một chiều (có thể hoán đổi đầu kỳ, giữa kỳ hoặc cuối kỳ), số vốn danh nghĩa hoán đổi khi thực hiện theo hợp đồng sẽ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ của các TCTD. Trường hợp nếu Công văn hướng dẫn hạch toán vẫn quy định không hạch toán nội bảng phần vốn danh nghĩa, các TCTD sẽ căn cứ vào bản chất của nghiệp vụ phái sinh (có thể coi là giao dịch kỳ hạn hoặc tương lai) để hạch toán.

Thứ hai, việc hướng dẫn hoán đổi tiền tệ tại Công văn 7404 mới đang chỉ quy định hoán đổi giữa đồng ngoại tệ và VND, chưa quy định cho các trường hợp hoán đổi tiền tệ giữa cả hai đồng ngoại tệ (ví dụ như hoán đổi đồng Euro với đồng USD). Trên thực tế, các giao dịch này có thể phát sinh ngày càng nhiều khi các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam thanh toán với các đối tác thứ 3 tại Việt Nam.

Thứ ba, ngoài việc hướng dẫn phái sinh tiền tệ, các TCTD cũng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh lãi suất. Hiện nay, Công văn 7404 chưa hướng dẫn nội dung này đối với các TCTD.

4. Một số đề xuất, kiến nghị

Trước hết, cần làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác hạch toán, kế toán trong lĩnh vực ngân hàng. Theo quy định tại Điều 71 Luật Kế toán năm 2015, Bộ Tài chính “chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kế toán”, trong đó có việc “xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kế toán”. Các bộ, cơ quan ngang bộ “trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách”. Căn cứ quy định này, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì, có trách nhiệm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới chế độ kế toán toàn ngành Ngân hàng (trong đó có việc hướng dẫn nghiệp vụ phái sinh ngoại hối). NHNN có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính và không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kế toán TCTD.

Do có các vướng mắc của các TCTD hiện hành đối với phái sinh tiền tệ nên việc sửa đổi, thay thế các hướng dẫn hạch toán, kế toán nêu trong bài viết này cần được nghiên cứu, thực hiện. Tác giả cho rằng, đối với các nội dung hướng dẫn tại Công văn 7404 cần được tiếp tục kế thừa. Ngoài ra, trong quá trình hướng dẫn thay thế, cơ quan quản lý nhà nước cần lưu ý thêm một số nội dung như sau:

Một là, cơ quan quản lý nhà nước khi hướng dẫn cần phải làm rõ, tách biệt đối với các hợp đồng có phát sinh rủi ro đối với lãi suất và tiền tệ. Công văn 7404 mới dừng lại ở việc hướng dẫn cho hoán đổi tiền tệ đối với các hợp đồng kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn, chưa có hướng dẫn đối với hoán đổi lãi suất. Trong loại hợp đồng hoán đổi, để phù hợp với thực tế phát sinh, cơ quan quản lý nhà nước có thể ban hành thêm quy định hoán đổi lãi suất, vốn danh nghĩa của hợp đồng để tránh phản ánh chưa đủ số ngoại tệ phát sinh.

Hai là, việc hướng dẫn cần bổ sung, làm rõ các quy định liên quan tới các hợp đồng kỳ hạn lãi suất, cách phản ánh lãi/lỗ do biến động tỉ giá/lãi suất vào báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Định kỳ tháng, quý, năm - thời điểm lập báo cáo tài chính, TCTD cần thường xuyên xác định lại lãi/lỗ ròng theo biến động lãi suất để ghi nhận lãi/lỗ phát sinh nhưng chưa thực hiện trên báo cáo tài chính.  

Ba là, đối với việc xác định giá trị thực tế của các hợp đồng phòng ngừa rủi ro, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu, quy định phương pháp mới để phản ánh giá trị thực tế của các loại hợp đồng mà TCTD đã tham gia. Giá trị thực tế nên là giá trị hiện hành của hợp đồng theo thị trường. Cơ quan quản lý nhà nước có thể nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế để việc đánh giá giá trị hiện tại của các loại hợp đồng phòng ngừa rủi ro như IFRS 13 Fair value Measurement, IFRS 9 Financial Instruments.


Lê Anh Dũng
Vụ Tài chính - Kế toán, NHNN
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 182 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 338 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 513 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 1.736 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 4.245 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 1.457 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 1.510 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
17/10/2024 08:45 1.289 lượt xem
Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
16/10/2024 08:00 770 lượt xem
Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước.
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
15/10/2024 08:02 483 lượt xem
Bảo lãnh tín dụng được coi là một công cụ hữu hiệu giúp khắc phục được “điểm nghẽn” về vốn cho phát triển “tam nông”. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
14/10/2024 08:00 620 lượt xem
Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp về tiền tệ, tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
11/10/2024 09:58 435 lượt xem
Dự báo hiện tại (Nowcasting) rất quan trọng trong kinh tế học vì dữ liệu cho các chỉ số chính như GDP thường có độ trễ và sai số đo lường đáng kể (Giannone và cộng sự, 2008)...
Giải pháp về giáo dục tài chính cho trẻ em của các ngân hàng thương mại
Giải pháp về giáo dục tài chính cho trẻ em của các ngân hàng thương mại
07/10/2024 08:06 609 lượt xem
Trong những năm gần đây, vấn đề dân trí tài chính đã trở thành một mối quan tâm lớn tại Việt Nam. Dân trí tài chính là khả năng hiểu biết và áp dụng các kiến thức tài chính trong cuộc sống hằng ngày, giúp cá nhân quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính và đưa ra các quyết định đầu tư một cách hiệu quả.
Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam
Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam
01/10/2024 10:00 933 lượt xem
Kinh tế xanh là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính cá nhân
Tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính cá nhân
27/09/2024 10:24 1.123 lượt xem
Bài viết nghiên cứu về tác động của khoản vay mua nhà đến quản lí tài chính của khách hàng cá nhân có vay vốn mua nhà tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

87,500

89,500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

87,500

89,500

Vàng SJC 5c

87,500

89,520

Vàng nhẫn 9999

87,400

89,000

Vàng nữ trang 9999

87,300

88,700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,167 25,497 26,507 27,960 31,849 33,203 158.43 167.65
BIDV 25,197 25,497 26,786 27,948 32,355 33,251 160.99 167.86
VietinBank 25,212 25,497 26,853 28,053 32,447 33,457 161.20 168.95
Agribank 25,210 25,497 26,711 27,903 32,120 33,194 160.72 168.23
Eximbank 25,180 25,497 26,820 27,690 32,305 33,311 162.02 167.31
ACB 25,170 25,497 26,843 27,764 32,406 33,384 161.58 167.96
Sacombank 25,210 25,497 26,825 27,797 32,314 33,469 161.74 168.75
Techcombank 25,190 25,497 26,679 28,034 32,040 33,384 158.27 170.76
LPBank 25,185 25,497 27,038 27,931 32,546 33,077 162.25 169.33
DongA Bank 25,240 25,497 26,790 27,640 32,300 33,230 159.70 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?