Tác động kép từ dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine đến giá xăng dầu - Giải pháp nào giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
14/04/2022 09:24 12.318 lượt xem
Tóm tắt: Trong khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại khiến hàng chục ngàn doanh nghiệp nước ta phải ngừng sản xuất, rời thị trường do không “trụ” được trước làn sóng thứ tư của đại dịch thì xảy ra “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga với Ukraine khiến giá xăng dầu liên tục tăng cao. Hai sự kiện đã “tác động kép” đến đà phục hồi của các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức chưa từng có. Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đang giúp các doanh nghiệp dần khôi phục sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, từ những tháng cuối năm 2021 đến nay, “tác động kép” như một “cú bồi” mạnh giáng vào nỗ lực phục hồi của các doanh nghiệp, khiến khó khăn nhân lên nhiều lần, nguồn vốn chưa kịp tích lũy để tạo đà hồi phục đã lại “bốc hơi”. 
 
Bài viết đánh giá hệ quả của giá xăng dầu tăng do “tác động kép” của đại dịch Covid-19 và “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga và Ukraine đến các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện “bình thường mới”, thích ứng an toàn.

Từ khóa: Giá xăng dầu tăng, dịch bệnh Covid-19, phục hồi sản xuất kinh doanh
 
A DOUBLE IMPACT OF THE COVID-19 PANDEMIC AND RUSSIA - UKRAINE CONFLICT TO PETROL PRICES. SOLUTIONS TO SUPPORT BUSINESSES RECOVERY
 
Abstract: While the Covid-19 epidemic broke out again causing tens of thousands of businesses to stop producing and leaving the market because they could not “survive” before the fourth wave of the pandemic, Russia launches a  “special military operation" in Ukraine caused petrol prices skyrocketing. Two events have “double impact” on the recovery momentum of businesses, causing businesses to face unprecedented challenges. Resolution No 128/NQ-CP dated October 11, 2021 of the Government on the temporary regulation “Safely adapting, flexibly, effectively controlling the Covid-19 epidemic”, has helped businesses gradually restore production and business. However, from the last months of 2021 up to now, the “double impact” has been like a strong “bounce” on the recovery efforts of businesses, causing difficulties to multiply many times, the capital which has not been able to accumulate has “evaporated”.
 
The article assesses the consequences of the increase in petrol prices caused by the “double impact” of the Covid-19 pandemic and the “special military operation” of Russia in Ukraine on businesses, thereby proposing some solutions to support recovery of business and production in “new normal” situation, safe and flexible adaptation.
 
Keywords: Petrol price increase, Covid-19 epidemic, production and business recovery.
 
1. Giá xăng dầu tăng tạo áp lực lên quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
 
Chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 gắn với phục hồi kinh tế đang tạo thuận lợi để các doanh nghiệp từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau thời gian dài giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, hậu quả mà dịch bệnh để lại là khôn lường. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Quý I/2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 35,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước; 11,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 0,1%; hơn 4,3 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 16,7%, trong đó có 3,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 19,7%; 63 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 17,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường1.
 
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, số ca nhiễm ngày càng tăng cao, được thể hiện qua Biểu đồ 1.
 
Biểu đồ 1: Tình hình số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam từ ngày 01/02/2022 đến ngày 27/02/2022
 

Nguồn: Bộ Y tế
 
Tuy số ca nhiễm Covid-19 đang ngày càng tăng, nhưng sau hơn 2 năm chống chọi với đại dịch, mọi thứ đang dần trở về quỹ đạo để thích ứng với tình hình mới, giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thì giá xăng tăng cao - khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến các doanh nghiệp lao đao. 
 
Cùng với việc tăng số ca nhiễm Covid-19, giá xăng dầu cũng tăng đột biến, cụ thể: (Hình 1)
 
Hình 1


Nguồn: Số liệu Petrolimex, PVOI
 
Trước “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đối với Ukraine, dầu được bán với giá 90 USD/thùng, giờ đây, giá đã gần chạm ngưỡng 130 USD/thùng, theo đó, giá xăng trong nước đã vượt mức “đỉnh” vào tháng 7/2014 (26.140 đồng/lít).
 
Chưa dừng tại đây,  các nhà phân tích cảnh báo, giá dầu có thể lên tới 160 USD hoặc thậm chí 200 USD/thùng. Xu hướng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đà phục hồi của các doanh nghiệp Việt Nam.
 
Giá xăng dầu tăng cộng với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang tạo ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đang trên đà phục hồi.
 
Thứ nhất, chi phí vận chuyển cao dẫn tới chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng. (Biểu đồ 2)
 
Biểu đồ 2: Giá xăng từ ngày 10/12/2021 đến 01/3/2022
 

Nguồn: Số liệu Petrolimex, PVOI
 
Từ đầu năm 2021, khi giá xăng dầu chưa tăng, dịch bệnh Covid-19 đã khiến hoạt động logistics bị đứt gãy. Song, mức độ càng nghiêm trọng hơn, bởi khi hết giãn cách, nhu cầu vận chuyển tăng mạnh. Điều này đẩy giá cước vận chuyển lên cao gây khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 11/2021, giá cước vận chuyển đường biển đã tăng gấp 10 lần so với đầu năm, cước vận chuyển đường biển sau dịch đang từ 7.000 - 8.000 USD/container tăng vọt lên 10.000 USD/container2. Trong khi đó, cước vận chuyển bằng đường hàng không tăng hằng tuần. Hơn nữa, vì thiếu container và tàu vận chuyển nên hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi khiến cho chi phí bị đội lên rất nhiều. Đối với vận chuyển nội địa cũng không khả quan hơn khi các doanh nghiệp vận tải phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch như: Xét nghiệm Covid-19 cho các lái xe, chi phí đồ bảo hộ, khử khuẩn, khẩu trang phục vụ quá trình vận chuyển, đặc biệt là chi phí xét nghiệm PCR rất cao, điều này dẫn đến chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp tăng.
 
Như trên đã nói: Nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng “chóng mặt”, một mặt, là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mặt khác là do tác động của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đối với Ukraine. Sau một thời gian thực hiện giãn cách, thị trường thế giới chịu ảnh hưởng của việc các nước nới lỏng dần lệnh cấm đi lại, thiếu nguồn cung về than và khí đốt tại Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu; mức dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm... Chi phí vận chuyển đã tăng nay lại càng tăng khi giá xăng dầu tăng kỷ lục trong nhiều năm qua. Điều này rất ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2022 của các doanh nghiệp. 
 
Giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải logistics nói riêng, bởi phí xăng dầu chiếm hơn 30% trong tổng chi phí cấu thành của logistics hiện nay. Ngoài ra, việc tăng giá xăng dầu sẽ khiến chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển sản phẩm đầu ra đều tăng lên. Bên cạnh đó, giá các loại hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào sẽ điều chỉnh theo giá xăng dầu nên thời gian tới có thể nguồn nguyên liệu tiếp tục tăng so với năm 2021.
 
Ngoài ra, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%3. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.
 
Thứ hai, giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
 
Với các doanh nghiệp lớn thì kế hoạch sản xuất thường được thực hiện trước ít nhất từ 3 - 6 tháng, nhiều doanh nghiệp đã ký các đơn hàng đến hết giữa năm 2022 phải tạm dừng hoạt động do không đàm phán thành công với đối tác về giá cả, nếu vẫn áp dụng theo hợp đồng đã ký kết thì doanh nghiệp phải chịu thua lỗ rất nhiều. Do vậy, cho dù là dừng sản xuất các đơn hàng hay tiếp tục thực hiện theo đơn hàng thì các doanh nghiệp đều phải chịu tổn thất lợi nhuận nặng nề. 
 
Trong hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tùy theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Với các doanh nghiệp nội địa, thông thường, chi phí vận chuyển và chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm (chi phí xăng dầu chiếm khoảng 30 - 35% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế). Do đó, khi chi phí vận chuyển và chi phí nguyên vật liệu tăng “chóng mặt” (do chi phí phòng chống dịch, giá xăng dầu tăng…), đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Đặc biệt, giá xăng dầu tăng có tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như: Đánh bắt thủy sản, vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhà máy đường Sơn La là một dẫn chứng về tác động của giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông Trần Ngọc Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La cho biết, công ty có công suất ép 5.000 tấn mía/ngày, với diện tích vùng nguyên liệu là 8.000 ha rải rác trên địa bàn tỉnh Sơn La, Hòa Bình. Để lượng mía về đều đặn mỗi ngày, đơn vị phải thuê hàng trăm nhân công thu hoạch và hàng chục chuyến xe vận chuyển nguyên liệu về nhà máy. Tuy nhiên, vào cao điểm của vụ ép, hàng loạt mặt hàng thiết yếu tăng giá, trong đó "nóng" nhất phải kể đến giá xăng dầu vốn đã cao “ngất ngưởng” vào cuối năm 2021 và liên tục tăng nhiều lần từ đầu năm 2022, lên mức cao nhất 8 năm qua. Điều này kéo theo giá vận chuyển, logistics tăng theo, khiến doanh nghiệp chịu nhiều áp lực về chi phí. "Nếu như trước đây, để ép ra 1 kg đường, chi phí về điện, nước, xăng dầu, logistics, nhân công, thị trường, phân bón chiếm 45%, nguyên liệu chiếm 38% thì nay tất cả các chi phí đã đẩy lên thêm 9 - 12% nữa, khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguyên liệu, chí phí đầu vào tăng thì việc tăng giá đường thời gian tới là khó tránh khỏi”, ông Hiếu nói4.
 
Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí logistics tăng cao khiến doanh nghiệp mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những mặt hàng xuất đi châu Âu hoặc Bắc Mỹ (đây là hai thị trường có chi phí vận chuyển khá cao) sẽ khó có thể cạnh tranh được với các nước gần thị trường này hơn Việt Nam. Không ít doanh nghiệp đứng trước tình trạng thua lỗ nghiêm trọng, đình trệ sản xuất do không thể giao hàng hoặc đối tác không nhận hàng do chi phí quá cao. Chi phí logistics tăng cao cũng đã lấy đi nhiều lợi nhuận của các doanh nghiệp vận chuyển trong nước, đơn cử như việc cùng một chuyến vận chuyển nhưng doanh nghiệp phải chi các khoản phòng, chống dịch như xét nghiệm Covid-19 cho lái xe, các đồ bảo hộ, khử khuẩn, khẩu trang phục vụ quá trình vận chuyển. 
 
Hơn nữa, việc lãi suất và chi phí vốn tăng lên thì những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao cũng sẽ bị giảm lợi nhuận. Có thể kể đến những doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản thường sử dụng đòn bẩy rất cao. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trên thị trường chứng khoán sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể bị giảm lợi nhuận.
 
Giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô hiệu hóa chính sách tài khóa cắt giảm 2% thuế VAT5 đang triển khai thực hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát. Điều này dẫn tới không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
 
Giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Các nhà kinh tế nhận định, giá xăng dầu tăng 10% có thể làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu cũng chiếm một phần trong cơ cấu tiêu dùng của gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Tổng cầu giảm sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, khiến lợi nhuận giảm.
 
Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, khiến tiến trình khôi phục sản xuất, kinh doanh bị chững lại. Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do đó, cần có những giải pháp kiềm chế giá xăng dầu để doanh nghiệp sớm khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19. 
 
2. Một số khuyến nghị

Về phía Nhà nước

 
Xăng dầu là mặt hàng nhiên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Giá xăng dầu tăng làm gia tăng áp lực lên lạm phát. Xăng dầu tác động đến nhóm giao thông vận tải và vận chuyển hàng hóa; làm tăng chi phí sản xuất các mặt hàng sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho sản xuất, từ đó kéo theo các mặt hàng khác trong nhóm hàng hóa, dịch vụ khiến CPI tăng theo. Chỉ khi giá nhiên liệu giảm xuống, chi phí sản xuất giảm theo thì giá thành sản phẩm mới thấp, áp lực của doanh nghiệp mới được 
nới lỏng.
 
Hiện nay, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như giảm 2% VAT, cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh… Tuy nhiên, trước những diễn biến mới do tác động của dịch Covid-19 và giá tăng đột biến của xăng dầu, Chính phủ và các bộ, ngành cần có giải pháp tổng thể để kiểm soát và bình ổn giá xăng dầu. Có thể tính đến một số giải pháp sau:
 
Một là, tăng cường kiểm soát cơ cấu giá và áp dụng linh hoạt các công cụ tài chính nhằm bình ổn giá xăng dầu
 
Đối với kinh tế nước ta, xăng dầu là một trong những mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý giá, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần quyết định giá bán sao cho phù hợp với giá thế giới, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người dân, góp phần phát huy hiệu quả các giải pháp của Chính phủ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Thực hiện phương thức này trong quản lý giá bán xăng dầu sẽ giảm một phần tác động xấu của tăng giá xăng dầu đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
 
Với giá tăng đột biến của xăng dầu chỉ trong thời gian ngắn, Chính phủ cần phải xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường. Đồng thời phải giảm một số thuế, phí để ổn định giá xăng dầu, tránh để giá xăng dầu làm ảnh hưởng đến giá cả của các mặt hàng thiết yếu nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. (Hình 2)
 
Hình 2: Thuế và phí trên mỗi lít xăng RON95 (Đồng/lít)
 

Nguồn: Số liệu Petrolimex, PVOI
 
Hiện nay, cơ cấu hình thành giá xăng dầu, thuế và phí chiếm khoảng 38%, gồm: Thuế nhập khẩu 10%, VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường… Trong số đó, riêng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng đang là 3.800 đồng/lít xăng E5 RON92 và 4.000 đồng/lít xăng RON 95; dầu diesel là 2.000 đồng/lít và với nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít. Bên cạnh đó, các chi phí khác như: Chi phí vận chuyển, định mức kinh doanh, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn, chiếm 62%, là một phần nguyên nhân dẫn đến giá xăng dầu trong nước cao. Tỷ trọng thuế phí đang đè nặng lên giá xăng dầu, đẩy giá mặt hàng này tăng nhanh. Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Khi giá xăng dầu thế giới tăng, giá trong nước tăng theo là tất yếu. Vấn đề là làm sao để giá xăng dầu trong nước tiệm cận với giá xăng dầu thế giới. Chỉ có thể dùng hai công cụ là thuế và quỹ bình ổn giá xăng dầu. Dư địa quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện không còn nhiều, chỉ còn có thể dùng công cụ thuế; trong đó nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, cơ quan quản lý cần phải giảm thuế, phí để kìm đà tăng của giá xăng dầu, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường, cụ thể, giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/lít đối với xăng (trừ etanol), giảm từ 500 - 1.000 đồng/lít/kg đối với dầu diesel, dầu hỏa, mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.
 
Bên cạnh đó, ngoài giải pháp giảm thuế, phí, về lâu dài, cần tính toán, nhanh chóng chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường để thị trường quyết định, theo luật cạnh tranh và quy luật cung cầu.
 
Hai là, tạo nguồn cung xăng dầu ổn định, bền vững 
 
Như đã phân tích, đại dịch Covid-19 và “chiến dịch quân sự đặc biệt”của Nga đối với Ukraine đang gây nên tác động kép đến đà phục hồi của kinh tế thế giới, trong đó có kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ riêng đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Đến nay, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đối với Ukraine không chỉ làm đứt gãy nguồn cung trầm trọng hơn, mà còn còn tạo nên một trật tự mới trên bản đồ phân bổ nguồn cung xăng dầu của các nước trên trên thế giới (kể các nước trong hay ngoài cuộc chiến Nga - Ukraine). Bởi vậy, vấn đề then chốt để ổn định nguồn cung xăng dầu một cách bền vững là xác định đúng vị trí của nước ta trên bản đồ phân bổ nguồn cung mới.   
 
Hiện nay, xăng dầu sản xuất trong nước chỉ chiếm từ 70 - 75% tổng nguồn cung xăng dầu cả nước; sản xuất xăng dầu trong nước phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu dầu thô. Vì vậy, biến động giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu thế giới. Việc giá dầu thô thế giới cũng như giá xăng dầu thành phẩm tăng cao sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí nguyên vật liệu tăng cao, trong đó có xăng dầu.
 
Xăng dầu có tầm quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính cần bám sát diễn biến thị trường xăng dầu, tình hình chính trị thế giới ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu để có giải pháp ứng phó linh hoạt với mức cung dầu thế giới giảm, đồng thời nâng cao năng lực khai thác, lọc hóa dầu trong nước nhằm giảm thiểu tác động xấu đến tăng trưởng và lạm phát của năm 2022 và các năm tiếp theo. Bộ Công Thương cần có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn cho nền kinh tế, đặc biệt cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ vào nguồn cung xăng dầu thế giới để ổn định và phát triển kinh tế trong nước.
 
Hơn nữa, để đảm bảo các doanh nghiệp cung ứng xăng dầu ổn định, cơ chế điều chỉnh giá cần linh hoạt hơn, không thể cứ từ 
7 - 10 ngày điều chỉnh một lần, tránh tình trạng các cửa hàng xăng dầu tạm đóng cửa, không bán để chờ điều chỉnh tăng giá.
 
Ngoài ra, Bộ Công an cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và phân phối xăng dầu; Thanh tra Chính phủ bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2022 về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu nhằm kịp thời phát hiện các sơ hở, bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bán xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, bảo đảm không bị gián đoạn; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cam kết thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu.
 
Về phía doanh nghiệp
 
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả logistics, giảm chi phí vận chuyển
 
Ngoài nhân tố là giá xăng tăng cao, có nhiều nguyên nhân tác động làm cho giá cước vận chuyển tăng, đó là: Các khoản phụ phí đi kèm như phí cầu đường, các chi phí dịch vụ cảng biển như phí CFS (hàng lẻ), phí lưu kho bãi, lưu container, phí nâng hạ container, phí điều hành bến bãi, phí vệ sinh container,... Ngoài ra, chi phí vận tải đường bộ cũng là một gánh nặng đối với doanh nghiệp do địa hình đường sá Việt Nam phức tạp, hệ thống hạ tầng giao thông kém phát triển, phương tiện vận tải kém chất lượng… Đặc biệt, phải kể đến tình trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và cảng biển của Việt Nam còn yếu kém, hiện đang bị quá tải và tắc nghẽn nhiều nơi khiến hiệu quả lưu thông thấp, mất nhiều thời gian, hao phí nhiên liệu, xe xuống cấp nhanh, khấu hao cao, trong khi đó các khoản phí giao thông và phí bảo trì đường bộ ngày một nhiều. 
 
Để có cước phí vận chuyển thấp nhất, các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng để tạo lợi thế đàm phán với các hãng vận chuyển. Trên thực tế, các hãng vận chuyển thường có ưu thế đàm phán hơn so với các chủ hàng và vì thế các hãng vận chuyển thường đơn phương áp dụng các phụ phí hoặc là áp dụng giá cao cho các dịch vụ cung cấp. Điển hình như phụ phí cảng THC (Terminal Handling Charges) do các hãng tàu và hiệp hội các hãng tàu đơn phương áp dụng cho các chủ hàng tại Việt Nam. Để tránh tình trạng bị các hãng vận chuyển đơn phương áp đặt các điều kiện không có lợi cho mình, các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội ngành hàng. Các hiệp hội này sẽ đại diện toàn bộ thành viên để đàm phán trực tiếp các hợp đồng vận chuyển với các hãng tàu, và các thành viên có thể sử dụng các hợp đồng này để có thể hưởng được mức giá vận chuyển tốt.
 
Để giảm chi phí vận chuyển, các doanh nghiệp nên tuyển dụng đội ngũ nhân viên có tay nghề, nhanh nhẹn, chuyên nghiệp trong việc bốc vác sẽ làm cho công việc bốc vác trở nên nhanh chóng hơn, tránh được hiện tượng kéo dài thời gian neo đậu xe làm phát sinh thêm chi phí bến bãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải luôn làm việc với quy trình nghiêm ngặt. Để tiết kiệm tối đa chi phí, những đơn vị vận chuyển sẽ làm việc trong môi trường chuyên nghiệp gấp nhiều lần, giao và nhận hàng nhanh chóng, đảm bảo xe chạy đều, ghép xe nếu có thể để giảm chi phí vận chuyển cho khách hàng luôn là tiêu chí hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. 
 
Ngoài ra, thuê ngoài vận chuyển là một tất yếu trong xu hướng chuyên môn hóa chuỗi cung ứng nên các doanh nghiệp cần lập bộ phận thuê ngoài chuyên nghiệp và sử dụng quy trình chọn nhà cung cấp vận tải. Việc thuê ngoài vận chuyển được giao cho một bộ phận trong công ty cùng với một quy trình đấu thầu công khai (thông thường công ty phải có ít nhất 03 bảng chào dịch vụ của 03 hãng vận chuyển khác nhau) sẽ giúp việc lựa chọn hãng vận tải trở nên hiệu quả. Các doanh nghiệp nên thực hiện quá trình đấu thầu qua mạng, theo đó yêu cầu các hãng vận chuyển gửi các bảng chào dịch vụ cạnh tranh thông qua trang web của mình nhằm giảm bớt các chi phí liên quan trong quá trình lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển.
 
Thứ hai, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, phát triển các nền tảng số nhằm giảm chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển
 
Đại dịch Covid-19 và “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đối với Ukraine không chỉ thách thức, mà còn là “cú hích” đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng nhiều công nghệ thông tin trước xu hướng chuyển đổi số. Thực tế, trong hai năm qua cho thấy, các doanh nghiệp không những trụ vững, mà còn bứt phá ngoạn mục trong đại dịch chính là các doanh đã sử dụng các nền tảng số để kết nối các nguồn lực, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.   
 
Theo đó, các doanh nghiệp nên sử dụng tối đa tiện ích của công nghệ thông tin, tăng cường năng lực liên kết với các đối tác, nhờ đó doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ vận tải có thể thỏa thuận trực tiếp với nhau; cần tạo thành chuỗi liên kết thông qua các giao diện điện tử được xây dựng riêng, ở đó các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng có thể giao dịch thương thảo hợp đồng trực tiếp với nhau. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giảm được những chi phí cho việc đi tìm kiếm đối tác, chi phí về nhân sự và giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển.
 
Hơn nữa, các doanh nghiệp nên tham gia các sàn giao dịch vận tải. Gần đây, các sàn giao dịch thông tin vận chuyển hay sàn giao dịch vận tải đã triển khai tại Việt Nam. Đây là một giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa với nhiều lợi ích, chẳng hạn như kết nối mạng lưới vận tải, giảm đầu tư cho thiết bị máy móc, giảm chi phí cho nhân lực điều hành vận tải, nâng cao hiệu suất vận tải, đơn giản hóa giấy tờ... Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tình hình thực tế và chất lượng điều hành của các sàn giao dịch để tham gia và tận dụng lợi ích tiên tiến này.
 
Cuối cùng, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, phục hồi sản xuất, kinh doanh trong đại dịch Covid-19 và đối diện với giá xăng dầu tăng đỉnh điểm, các doanh nghiệp cần rà soát lại quy trình tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý, tái cấu trúc bộ máy, tăng năng suất lao động nhằm tiết giảm mức tiêu hao năng lượng xăng dầu trên mỗi đơn vị sản phẩm.
 
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/03/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-i-va-nam-2022/
2
 http://tienphong.vn/cuoc-van-chuyen-tang-
doanh-nghiep-xuat-khau-dieu-dung-post1396290.tpo
3 https://www.vietnamplus.vn/gia-xang-dau-tang-tac-dong-manh-toi-tang-truong-kinh-te/748810.vnp
4
 https://vtc.vn/gia-xang-dau-tren-dinh-cu-boi-
gia-ng-manh-va-o-no-luc-ho-i-phuc-doanh-nghiep-ar661939.html
5 Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
2. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
3. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
4. Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu. 
5. Bài viết “Những lần lập đỉnh, tạo đáy của giá xăng”, https://vnexpress.net/nhung-lan-lap-dinh-tao-day-cua-gia-xang-4434028.html
6. Bài viết “Điều gì xảy ra nếu Mỹ cấm nhập dầu từ Nga” .
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/dieu-gi-se-xay-ra-neu-my-cam-nhap-dau-tu-nga-821590.html

TS. Hà Thị Tuyết Minh
Khoa Tài chính - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?
13/12/2024 08:32 367 lượt xem
Bài viết giới thiệu nghiên cứu của Giáo sư Antonio Fatas (2024), trong đó phân tích những lý do dẫn đến “sự bất khả xâm phạm” đáng ngạc nhiên của châu Á, vốn trước đây, giống như tất cả các nền kinh tế đang phát triển, dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát ...
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam
09/12/2024 08:32 467 lượt xem
Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
05/12/2024 07:51 707 lượt xem
Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
22/11/2024 10:50 1.217 lượt xem
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
15/11/2024 10:30 1.462 lượt xem
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam
11/11/2024 10:22 1.430 lượt xem
Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
03/11/2024 07:15 1.600 lượt xem
Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội.
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam
30/10/2024 09:30 1.560 lượt xem
Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
23/10/2024 08:04 12.320 lượt xem
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 cho thấy có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, với dự báo tăng trưởng đạt 3,1 - 3,2% GDP và lạm phát giảm xuống 5,8 - 5,9%.
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
14/10/2024 15:40 1.712 lượt xem
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kiều hối đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
08/10/2024 08:03 2.073 lượt xem
Ngân hàng mở là một khái niệm mới nổi trong ngành tài chính - ngân hàng, mang lại sự đổi mới và cách mạng hóa phương thức hoạt động của ngân hàng truyền thống.
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
03/10/2024 14:46 1.756 lượt xem
Nằm ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ấn Độ là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với quy mô thị trường ước đạt 372,94 tỉ USD vào cuối năm 2024, dự kiến ​​sẽ đạt 473,72 tỉ USD vào năm 2029 (Mordorintelligence, 2024).
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
01/10/2024 16:10 2.907 lượt xem
Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của địa chính trị đến thương mại toàn cầu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ năng chính là khai thác, phân tích, tổng hợp và bình luận các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan.
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
30/09/2024 08:01 1.919 lượt xem
Tập đoàn tài chính không phải là một hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới trên thị trường mà bắt đầu được hình thành từ những năm 60 tại Mỹ khi hiện tượng các ngân hàng với hoạt động cấp tín dụng kết nối các công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua sở hữu vốn...
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
26/09/2024 13:23 10.423 lượt xem
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?