admin Phát triển thị trường tiền tệ - ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế và giải pháp đến năm 2020
10/02/2017 03:34 151.644 lượt xem
TS. Lê Thị Thùy Vân – Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
 
1. Phát triển thị trường tiền tệ - ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế: Kết quả đạt được và một số thách thức
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, khuôn khổ pháp lý vận hành thị trường tiền tệ - ngân hàng từng bước được hoàn thiện. Hệ thống các văn bản quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối được xây dựng với mức độ luật hóa ngày càng cao như: Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18/3/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, Nghị định 50/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/5/2014 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Ngoài ra, Quyết định số 1910/QĐ-NHNN ngày 12/8/2010 của Thống đốc NHNN phê duyệt Đề án phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam đã xác định mục tiêu, định hướng và giải pháp, lộ trình phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam bền vững đến năm 2020. Theo đó, mô hình thị trường tiền tệ Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc “phát triển một thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng chuyển đổi cho đồng Việt Nam”.
Cơ chế quản lý, giám sát thị trường tiền tệ - ngân hàng được thực hiện trên cơ sở phối hợp các văn bản pháp luật: Luật Thanh tra (2004); Luật NHNN và luật các TCTD năm 2010; Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng; Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 và Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng (CQTTGSNH). Hệ thống giám sát ngân hàng hiện nay được vận hành với hai phương thức giám sát chủ yếu đã trở thành thông lệ trên thế giới: (i) Giám sát từ xa; và (ii) Giám sát tuân thủ. Giám sát từ xa theo các tiêu chí CAMELS (có chức năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng) thông qua việc duy trì 03 loại báo cáo giám sát: (i) Báo cáo giám sát vĩ mô; (ii) Báo cáo đánh giá xếp hạng; và (iii) Báo cáo cảnh báo sớm. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đã từng bước chuyển từ thanh tra từng vụ việc sang sử dụng kết hợp cả hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng.

Kết quả đạt được
Cùng với quá trình hoàn thiện thể chế quản lý và giám sát thị trường tiền tệ - ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của thị trường tiền tệ - ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định xét trên nhiều khía cạnh như quy mô, sản phẩm và tính hiệu quả của thị trường. Cụ thể:
Một là, thị trường tín dụng - ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, với tỷ lệ dư nợ tín dụng ngân hàng/GDP tăng vượt mức trên 110% GDP vào năm 2016 và tiếp tục là thị trường chủ đạo trong một hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng như Việt Nam. Dư nợ tín dụng ngân hàng khu vực tư nhân tăng trên 7 lần trong giai đoạn 2007-2016 và là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Điểm nổi bật của hệ thống TCTD Việt Nam là 4 NHTM lớn (VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank) chiếm trên 50% tổng dư nợ tín dụng, khoảng 45% tổng tài sản và nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống TCTD Việt Nam. Thị trường tiền tệ - ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về quy mô, ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc điều hòa vốn của hệ thống ngân hàng; đồng thời là kênh truyền tải nhanh chóng, chính xác và hiệu quả của chính sách tiền tệ đến hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Mặc dù vậy, nếu so với các nước trong khu vực, quy mô thị trường tiền tệ - ngân hàng của Việt Nam còn nhỏ.  Tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP của Việt thấp hơn Malaysia và Singapore ở mức 20 - 30 điểm phần trăm, cách biệt so với mức chỉ 36,5% của Indonesia. Mặc dù vậy, xem xét chỉ tiêu số lượng máy ATM/100.000 người lớn có thể thấy, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ - ngân hàng ở Việt Nam tương đối thấp (24 máy ATM/100.000 người lớn) so với các nước trong khu vực (59 ở Singapore; 52 ở Malaysia và 50 ở Indonesia). (Biểu đồ 1)
Biểu đồ 1: Quy mô thị trường tiền tệ ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu WB)
 
Hai là, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú, có giá trị gia tăng cao, dựa trên nền tảng công nghệ và hệ thống thanh toán hiện đại. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như: quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ. Đối với thị trường tiền tệ phái sinh, vẫn còn một số hạn chế như: (i) Chỉ có một số ít NHTM Việt Nam triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong khi công cụ chưa phong phú, ít tiện ích nên số lượng khách hàng tham gia còn khiêm tốn; (ii) Phần lớn các NHTM chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức để triển khai có hiệu quả các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
Ba là, đánh giá tiêu chí tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho thấy, tỷ lệ này hệ thống ngân hàng có xu hướng lên trong giai đoạn (2006-2013) nhưng đã được điều chỉnh giảm dần xuống dưới 3% trong năm 2016. Đặc biệt, kể từ năm 2009, tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng dần qua các năm, từ mức 2,2% (năm 2009) lên mức 3,4% của năm 2011, tiếp tục tăng lên mức 4,08% cuối năm 2012 và đã giảm về mức 2,52% vào cuối năm 2015; 2,58% vào tháng 6/2016. Nếu so với các nước trong khu vực thì con số này đã từng bước được thu hẹp đáng kể trong những năm qua. (Bảng 1)
Bảng 1: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Việt Nam so với các nước (%)
 
Năm Việt Nam Singapore Malaysia Thái Lan Philippin Indonesia Trung Quốc Nhật Bản
2010 2,1 1,4 3,4 3,9 3,4 2,5 1,1 2,5
2011 2,8 1,1 2,7 2,9 2,6 2,1 1,0 2,4
2012 3,4 1,0 2,0 2,4 2,2 1,8 1,0 2,4
2013 3,1 0,9 1,8 2,3 2,4 1,7 1,0 2,3
2014 2,9 0,8 1,6 2,3 2,0 2,1 1,1 1,9
2015 2,52 0,9 1,6 2,7 1,9 2,4 1,7 1,6
2016  2,58 1,1 1,7 2,9 2,0 3,0 1,7 1,5
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu FSIs, tháng 9/2016)
Khó khăn, thách thức
Mặc dù đã có sự phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tiền tệ - ngân hàng vẫn còn một số khó khăn, thách thức. Cụ thể:
Một là, vốn cho nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khu vực ngân hàng. Tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống TCTD/GDP cao hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đương trong khu vực, cho thấy khi khu vực ngân hàng không thực hiện được tốt chức năng dẫn vốn thì nền kinh tế tất yếu sẽ bị suy giảm mạnh và ngược lại, hệ thống ngân hàng dễ dàng bị tổn thương khi kinh tế vĩ mô bất ổn. Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống TCTD/GDP đạt 1,74 lần và tỷ lệ dư nợ tín dụng cho nền kinh tế/GDP đạt xấp xỉ 98,2%. Hệ quả là trong danh mục tài sản của các ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là hoạt động tín dụng. Mặc dù gần đây chất lượng tín dụng đã từng bước được cải thiện nhưng tỷ lệ nợ xấu còn cao, còn tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
Hai là, tiềm lực tài chính, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như năng lực quản trị của các NHTM Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quy mô của các NHTM trong nước còn quá mỏng. Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam ở trong khoảng 133 triệu USD đến gần 1,8 tỷ USD (tính đến cuối năm 2015), thấp hơn rất nhiều các NHTM trong khu vực (ví dụ như, Ngân hàng Mitsubishi UFJ có số vốn lên đến 1.770 tỷ USD, Ngân hàng United Overseas Bank của Singapore 13,4 tỷ SGD…). Xét về tổng tài sản, tổng tài sản của một số NHTM lớn nhất của Việt Nam  chỉ ở dao động ở trong mức 25-30 tỷ USD (cuối năm 2014), chỉ bằng 1/10 quy mô tài sản Ngân hàng UOB của Singapore (306 tỷ USD), 1/5 quy mô tài sản Ngân hàng Maybank Malaysia (146 tỷ USD) và bằng gần 1/3 quy mô tài sản Ngân hàng Kasikorn của Thái Lan (72,5 tỷ USD), Ngân hàng Bank Berhad của Malaysia (78 tỷ USD).
Ba là, tăng vốn và đảm bảo năng lực tài chính nhằm đáp ứng các chuẩn mực của Basel II. Những ngân hàng có hệ số an toàn vốn CAR quanh mức 9% sẽ phải tính đến phương án tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2. Để CAR tăng 1% thì vốn điều lệ của ngân hàng phải tăng thêm từ 8 - 10%. Thực tế trên cho thấy, hầu hết các NHTM Việt Nam đang trong tình trạng nan giải khi thực hiện các giải pháp tăng vốn nhằm đảm bảo năng lực tài chính. Nếu thực hiện tăng vốn từ việc giảm hoặc không chi trả cổ tức bằng tiền mặt, có thể sẽ gặp sự phản đối từ các cổ đông và theo quy định mới tại Thông tư 61/2016/TT-BTC, toàn bộ cổ tức của cổ đông nhà nước cần được chuyển về NSNN. Nếu thực hiện phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư hiện hữu, thu hút thêm nhà đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những diễn biến phức tạp, thị trường tài chính quốc tế biến động khó lường và dòng vốn đầu tư đang có xu hướng chuyển từ các thị trường mới nổi sang các thị trường ổn định, minh bạch và có mức độ rủi ro thấp.
Bốn là, hoạt động giám sát hiện nay vẫn chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, nội dung giám sát chưa toàn diện, còn thiếu các công cụ hữu hiệu phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro. Các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo, kiểm định rủi ro (như mô hình cảnh báo sớm (EWS), mô hình kiểm tra sức chịu đựng (ST) và mô hình xác định giá trị rủi ro bị tổn thất (VAR) còn ít được phát triển và ứng dụng, do đó, hiệu quả của công tác đánh giá và cảnh báo rủi ro đối với từng TCTD cũng như toàn hệ thống chưa cao, chưa phát hiện kịp thời các rủi ro trọng yếu và chưa thực sự đóng góp tích cực trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động thanh tra tại chỗ.
Năm là, thách thức trong việc hoàn thiện cách tính nợ xấu của Việt Nam theo đúng chuẩn mực quốc tế để nhận diện đúng mức độ rủi ro đối với thị trường tiền tệ - ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tính theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam năm 2016 là 2,58%, tuy nhiên, con số này chưa tính đến các khoản nợ xấu đã được tạm thời bán cho VAMC trong thời gian 5 năm kể từ năm 2012. Vấn đề mà Việt Nam gặp phải trong quá trình xác định nợ xấu đó là việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng đang gặp nhiều khó khăn. Phần lớn ngân hàng thương mại chưa hoặc đang thí điểm áp dụng phương pháp này. Do vậy, khả năng thiếu sót trong việc xác định các khoản nợ xấu ở các NHTM vẫn còn, khiến cho số nợ báo cáo của các NHTM theo tiêu chuẩn VAS thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đặt ra thách thức trong việc hoàn thiện cách tính nợ xấu của Việt Nam theo đúng chuẩn mực quốc tế để nhận diện đúng mức độ rủi ro đối với an toàn tín dụng.
 
2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ - ngân hàng đến năm 2020
Trong giai đoạn những năm tiếp theo (2017-2020), kinh tế thế giới và khu vực dự báo phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều khó khăn, đi kèm với nhiều yếu tố bất ổn tiềm ẩn. Trong nước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt được các kết quả bước đầu, kinh tế dần lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi, các cân đối vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế. Nhu cầu nội địa và tăng trưởng xuất khẩu nhiều khả năng sẽ duy trì được xu thế ổn định trong năm 2016, tạo động lực cho kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, GDP năm 2016 và những năm tiếp theo dự báo đạt khoảng 6,7 - 7%. Tuy nhiên, bối cảnh trong nước cũng còn bộc lộ một số điểm bất lợi, có khả năng tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tới. Việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do đã có và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cùng với việc hình thành Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức trong việc kiểm soát dòng vốn, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 xác định nhiệm vụ là ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý, đi kèm với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Quyết định số 1572/QĐ-NHNN ngày 11/8/2014 NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng xác định mục tiêu “Tập trung hoàn thiện thể chế tiền tệ, nâng cao vị thế của NHNN trong việc hoạch định và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.”. Đồng thời, cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020, phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình.
Trong giai đoạn 2016-2020, cần nâng cao hiệu quả điều hành công cụ lãi suất; nâng cao hiệu quả điều hành công cụ lãi suất; tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở theo hướng là công cụ hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sát với lãi suất định hướng thị trường của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cung cầu ngoại tệ trong nước và diễn biến trên thị trường quốc tế. Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước cần được đổi mới theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo hài hòa các mục tiêu an toàn, thanh khoản và sinh lời; tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế tình trạng đô - la hóa trong nền kinh tế. Theo đó, để phát triển bền vững thị trường tiền tệ ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp sau cần được chú trọng:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, giám sát thị trường tiền tệ - ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng tăng cường tính độc lập của các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng và hướng đến một mô hình giám sát độc lập trong dài hạn. Đồng thời, từng bước thực hiện việc kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro dựa trên nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ. Tăng cường hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ bằng cách xây dựng chương trình cảnh báo sớm (EWS), nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin số liệu sử dụng trong giám sát từ xa, đảm bảo tính minh bạch thông tin và tăng cường hiệu quả giám sát rủi ro.
Thứ hai, giảm thiểu rủi ro đối với hệ thống tài chính phụ thuộc vào ngân hàng bằng cách ổn định thị trường tiền tệ - ngân hàng và xử lý rủi ro thanh khoản; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn nhằm giảm thiểu rủi ro thua lỗ cho ngân hàng do tập trung quá nhiều vào hoạt động tín dụng.  Cụ thể: (i) Tăng cường các biện pháp giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, đặc biệt là nhóm NHTM CP có quy mô nhỏ và kinh doanh thiếu hiệu quả; (ii) Đảm bảo an toàn thanh khoản của NHTM trong hệ thống bằng việc quy định tỷ lệ dự trữ thanh khoản phù hợp trên cơ sở xác định nhu cầu thanh khoản của NHTM theo phương pháp cấu trúc vốn; (iii) Phát triển đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của thị trường tiền tệ theo hướng phát triển chiều sâu. Theo đó, bên cạnh dịch vụ truyền thống là tín dụng, các NHTM nên tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh khác như bao thanh toán, thuê mua tài chính, tài trợ xuất khẩu, làm đại lý phát hành chứng khoán thông qua công ty chứng khoán thành viên, bảo lãnh cho các công ty phát hành trái phiếu, dài hạn và các dịch vụ phi tín dụng khác (tư vấn tài chính cá nhân, thanh toán liên ngân hàng, đầu tư vào internet banking, phát triển các hình thức thanh toán qua các công cụ điện tử).
Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định và hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua tăng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam là hướng giải pháp nên được xem xét đối với các ngân hàng để có quy mô vốn cao hơn, đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II và Basel III trong những năm tới. Các NHTM nên xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững và giảm bị áp lực về cổ tức đối với các cổ đông do tăng vốn một cách ồ ạt nhưng chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể, hiệu quả. Bên cạnh đó, giải pháp tăng vốn qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nên được xem xét bởi nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, trong việc lựa chọn các đối tác chiến lược cần lựa chọn các đối tác phù hợp với mục tiêu của từng ngân hàng. Trong dài hạn, việc tăng vốn chủ sở hữu nên được thực hiện thông qua tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Do đó, các NHTM cần cải thiện hiệu quả kinh doanh và hoàn thiện chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp với những đặc thù kinh doanh của mỗi NHTM và các quy định pháp luật.  
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế (IAS), đồng thời, nâng cao nâng cao năng lực giám sát và thực thi các quy định về phân loại nợ, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ xấu. Ngoài ra, kết hợp xử lý nợ xấu với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; hoàn thiện và phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC.
Thứ năm, trong dài hạn, cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tự do hóa lãi suất, nhằm đảm bảo chức năng định hướng nguồn vốn của thị trường thông qua lãi suất. Tuy nhiên, việc thực hiện gỡ bỏ trần lãi suất nên được thực hiện theo lộ trình, theo đó, xem xét gỡ bỏ trần lãi suất huy động trong năm 2017-2018 trong khi tiếp tục duy trì trần lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong 5 lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, xét về dài hạn, nên xem xét gỡ bỏ dần trần lãi suất cho vay nhằm hướng đến tự do hóa lãi suất, nhằm đảm bảo chức năng định hướng nguồn vốn của thị trường thông qua lãi suất. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro trong việc tự do hóa lãi suất, gỡ bỏ trần lãi suất huy động và cho vay, cần đảm bảo được các điều kiện sau: (i) Gỡ bỏ trần lãi suất phải gắn với việc điều hành lãi suất tái cấp vốn để tạo sự linh hoạt và tăng tính định hướng của CSTT đối với các lãi suất thị trường; (ii) Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và giải quyết nợ xấu nhằm lành mạnh hóa các TCTD trong hệ thống và tạo niềm tin cho thị trường; (iii) Nâng cao năng lực giám sát thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng trên cơ sở hướng đến áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thanh tra giám sát các định chế hoạt động trên thị trường.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. IMF (2015), “Rethinking Financial Deepening: Stability and Growth in Emerging Markets”
2. Lê Thị Thùy Vân (2016), Đánh giá hiện trạng thị trường tài chính Việt Nam và giải pháp đến năm 2020. Đề tài NCKH cấp Viện đã nghiệm thu
3. Lê Hải Mơ & Lê Thị Thùy Vân (2016), “Thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam: Một số vấn đề về mô hình, phương thức, khung pháp lý và chuẩn mực giám sát”. Hội thảo KH quốc gia về Phát triển Bền vững hệ thống NH đến năm 2020. ĐH KTQD, tháng 9/2016                                                               
4. Lê Thị Thùy Vân (2013), “Tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam: Những rủi ro và thách thức chính sách trong giai đoạn tới”. Tạp chí Ngân hàng tháng 8/2013
5. Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính (2015), Kỷ yếu Hội thảo “Thị trường dịch vụ tài chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN”.
6. Cơ sở dữ liệu thống kê của WB, IMF (FSI)
 
Bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 1+2 tháng 1/2017

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị
04/12/2024 08:38 254 lượt xem
Mục tiêu nghiên cứu trong bài viết này về mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp theo phương pháp tiếp cận định lượng, trên cơ sở kết quả thu được, bài viết đưa ra một số khuyến nghị.
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay
03/12/2024 08:26 191 lượt xem
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là tài sản dự trữ quốc tế được Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) tạo ra nhằm bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên...
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
28/11/2024 08:54 573 lượt xem
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững
27/11/2024 11:42 475 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam.
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh
25/11/2024 09:52 485 lượt xem
Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 736 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 1.080 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 946 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 1.127 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.507 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 1.241 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 6.586 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 9.654 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 3.255 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.690 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,000

85,530

Vàng SJC 5c

83,000

84,300

Vàng nhẫn 9999

83,000

84,400

Vàng nữ trang 9999

82,900

83,900


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,119 25,452 26,024 27,451 31,349 32,682 162.88 172.36
BIDV 25,150 25,452 26,239 27,449 31,768 32,705 163.84 171.75
VietinBank 25,166 25,452 26,259 27,459 31,843 32,853 165.32 173.07
Agribank 25,150 25,452 26,142 27,345 31,522 32,612 164.52 172.50
Eximbank 25,150 25,452 26,214 27,051 31,681 32,649 165.87 171.18
ACB 25,160 25,452 26,305 27,208 31,843 32,804 165.51 172.05
Sacombank 25,190 25,452 26,285 27,260 31,730 32,893 165.84 172.9
Techcombank 25,193 25,452 26,058 27,405 31,410 32,748 162.46 174.94
LPBank 25,140 25,452 26,513 27,411 32,004 32,800 166.72 173.80
DongA Bank 25,220 25,452 26,240 27,040 31,720 32,650 163.40 170.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?