Phát triển thị trường chứng khoán hóa: Nghiên cứu trường hợp Trung Quốc
03/12/2019 10.323 lượt xem
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tìm kiếm những giải pháp mang tính thị trường để xử lý nợ xấu của nền kinh tế thì xem xét kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán hóa (Securisation market) Trung Quốc là một vấn đề có tính thực tiễn cao. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.25 có mục tiêu là phân tích những đặc điểm của quá trình phát triển thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc để rút ra một số bài học có thể hỗ trợ triển khai và phát triển thị trường chứng khoán hóa cho Việt Nam.
 
1. Đặt vấn đề

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ở Đông Á không chỉ tránh được những khủng hoảng tài chính khu vực, mà còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này là do những thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc khi khủng hoảng bắt đầu bao gồm thặng dư tài khoản vãng lai, dòng vốn đầu vào lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, quy mô dự trữ ngoại hối lớn cũng như tài khoản vốn bị kiểm soát chặt chẽ không được tự do luân chuyển (Huang, Y & Yang, Y, 1998). Mặc dù Chính phủ kiểm soát chặt thị trường vốn, tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy sự thiếu bền vững của khu vực ngân hàng Trung Quốc (Bonin, 1999). Công cuộc cải cách các ngân hàng quốc doanh bị đánh giá là một trong những khu vực ít thành công nhất ở Trung Quốc. Sau hai mươi năm cải cách, nguồn lực tài chính vẫn còn bị phân bổ ưu tiên cho khu vực nhà nước kém hiệu quả chứ không phải giành cho khu vực ngoài quốc doanh dù vai trò của khu vực này đối với nền kinh tế tiếp tục gia tăng (Bartel.J & Y.Huang, 2000). Những yếu kém của các ngân hàng quốc doanh thể hiện dưới dạng các khoản nợ xấu, tổn thất tài chính và suy giảm vốn chủ sở hữu đã trở thành nguy cơ cho sự ổn định của nền kinh tế cũng như mức độ tăng trưởng bền vững. Nếu những yếu kém này không bị loại bỏ nhanh chóng sẽ gia tăng xác suất xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng, không chỉ làm giảm mức sống của người dân Trung Quốc, mà còn loại bỏ nhiều thành tựu cải cách kinh tế mà Trung Quốc đã đạt được trong giai đoạn vừa qua. 
 
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp được thiết kế để xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh như tái cơ cấu các ngân hàng quốc doanh, áp dụng hệ thống kế toán chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Trung Quốc lại phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngày càng gia tăng là hậu quả chính sách tài khóa nới lỏng mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chính phủ đã trực tiếp bơm khoảng 4 nghìn tỷ RMB vào hệ thống tài chính nhằm kích thích nền kinh tế (Wildau, G. & Weinland, D., 2016). Chính sách này một phần hỗ trợ cho nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của mình, tuy nhiên, cũng dẫn tới những khoản nợ khổng lồ.
 
Trong quý đầu tiên của năm 2016, tổng nợ của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 237% GDP (Wildau, G. & Weinland, D., 2016). Theo Ủy ban Quản lý và Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), nợ xấu của các ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng lên 1,4 nghìn tỷ RMB, là mức cao nhất trong vòng 11 năm vừa qua (Zhang, S. & Miller, M., 2016). Theo tính toán của Standard & Poor’s thì tỷ lệ nợ xấu Trung Quốc tương ứng 3,1% GDP, tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng con số thực có thể lên tới 20% (Houlihan Lokey, 2016). Tình trạng này khiến Chính phủ Trung Quốc buộc phải cân nhắc sử dụng các biện pháp phi truyền thống nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ trong tương lai (Xinhuanet, 2016), (Bulloch, 2016). 



 
Xem xét kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc 
là một vấn đề có tính thực tiễn cao để rút ra một số bài học có thể hỗ trợ triển khai 
và phát triển thị trường chứng khoán hóa cho Việt Nam
 
Chính phủ Trung Quốc trên thực tế đã bắt đầu nỗ lực giải quyết vấn đề nợ xấu từ năm 1994 bằng việc thành lập các ngân hàng chính sách để tiếp quản những khoản cho vay chính sách từ các ngân hàng quốc doanh. Từ năm 1996 tới 1998, Chính phủ hàng năm dành một nguồn ngân quỹ ước chừng 40 tỷ RMB để mua nợ xấu từ các ngân hàng quốc doanh. Trong năm 1999, với mục đích tập trung xử lý vấn đề nợ xấu của nền kinh tế, Trung Quốc đã liên tiếp thành lập bốn công ty quản lý tài sản (AMC) trực thuộc bốn ngân hàng lớn là Cinda (CBC), Huarong (ICBC), Orient (BOC) và Great Wall (ABC). Mỗi công ty AMC nhận được cấp 10 tỷ RMB từ ngân sách nhà nước làm để làm vốn đăng ký kinh doanh (Bartel.J & Y.Huang, 2000). Mặc dù Chính phủ đã có kế hoạch chấm dứt hoạt động các công ty này trong vòng một thập kỷ, tuy nhiên, khối lượng nợ xấu ngày một gia tăng đã làm cho những công ty này phải tích cực hoạt động trở lại. Sáu ngân hàng bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Thương mại Trung Quốc đã được Chính phủ giao tổng cộng 50 tỷ RMB để phát hành chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Trong năm 2017, các ngân hàng này đã thực hiện 14 dự án chứng khoán hóa nợ xấu với tổng giá trị phát hành là 15,61 tỷ RMB (Reuters, 2017). Nếu như chứng khoán hóa chủ yếu được sử dụng để tăng tính thanh khoản của các khoản nợ tại Mỹ thì có thể nói một trong những mục đích chủ yếu nhất dẫn tới sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc là để giải quyết vấn đề nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh của quốc gia này (Wei, 2007).
 
2. Khái niệm chứng khoán hóa 
 
Chứng khoán hóa có thể hiểu là một quá trình cơ cấu lại các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được một tổ chức trung gian chuyên trách (SPV) tập hợp và đóng gói, sau khi được các tổ chức định mức tín nhiệm xác định giá thì được sử dụng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu qua kênh của tổ chức bảo lãnh phát hành. Tiền thu được từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến những trung gian tài chính để bù vào các khoản cho vay thế chấp trước đó. (Hình 1)

 
Các loại tài sản có thể đem chứng khoán hóa chủ yếu là các khoản cho vay thế chấp bất động sản, các khoản phải thu trong hợp đồng kinh tế, hay các hợp đồng thuê mua một số tài sản thực khác. Tuy nhiên, các tài sản này đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật và phải đạt được mức độ tương đồng nhất định trong cùng một nhóm tài sản mang đi đóng gói. Căn cứ vào tài sản đảm bảo thì có thể phân chưa thành các sản phẩm chứng khoán hóa cơ bản như sau:
 
Chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản tài chính (Asset backed securities- ABS) được hình thành từ việc chuyển đổi các khoản phải thu như phải thu từ tín dụng, từ cho vay mua ô tô, vay để xây nhà, vay để tiêu dùng cho gia đình... thành trái phiếu để giao dịch trên thị trường. Các nhà đầu tư sở hữu chứng khoán này sẽ trở thành chủ nợ mới và có quyền đòi cả gốc và lãi khi giấy nợ đã đến hạn. 
 
Chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp bất động sản (Mortgage backed securities - MBS) được hình thành từ việc chuyển đổi các khoản vay có tài sản thế chấp, khi đó công ty phát hành, chủ nợ thứ nhất, sẽ chuyển giao toàn bộ giấy tờ thế chấp cho nhà đầu tư mua trái phiếu này. Loại trái phiếu này tuy có độ an toàn cao hơn vì có vật đảm bảo khoản vay, nhưng lãi suất lại thấp hơn so với chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản tài chính. Loại chứng khoán này còn có thể chia nhỏ thành Chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp nhà ở (Residential Mortgage backed securities - RMBS), Chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp bất động sản thương mại (Commercial Mortgage backed securities - CMBS) và Chứng khoán được đảm bảo bằng toàn bộ doanh nghiệp (Whole Business backed securities - WBS).
 
Nghĩa vụ nợ được thế chấp (Collateralized Debt Obligation - CDO) là loại giấy tờ có giá với tỉ lệ chi trả cố định cho người mua, được phát hành trên cơ sở tài sản đảm bảo là một danh mục gồm các tài sản rủi ro như trái phiếu doanh nghiệp và các khoản cho vay.
 
3. Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc 
 
Chứng khoán hóa được triển khai chính thức tại Trung Quốc vào năm 2005. Kể từ thời điểm đó tới nay, thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc đã trải qua 4 giai đoạn phát triển cơ bản như sau: 
 
a) Giai đoạn thí điểm (2005-2008) 
 
Giai đoạn thí điểm của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc bắt đầu chính thức từ năm 2005, tuy nhiên, ngay từ những năm 2000, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã xin đăng ký với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) để được thực hiện chứng khoán hóa tài sản tài chính. Vào tháng 1 năm 2004, Quốc vụ viện đã ban hành văn kiện về Một số quan điểm ​​thúc đẩy Cải cách, Mở cửa và Tăng trưởng ổn định Thị trường vốn, theo đó, lần đầu tiên, Quốc vụ viện đã lên tiếng kêu gọi các bên có liên quan tập trung phát triển các sản phẩm tài chính mới, trong đó, có bao gồm chứng khoán hóa. Vào tháng 4 năm 2005, Ngân hàng Nhân dân Trung quốc (PboC) và Ủy ban Quản lý, Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã ban hành Nghị định về các biện pháp quản lý hành chính đối với chứng khoán hóa các khoản tín dụng. Đây có thể được coi như là văn bản pháp quy đầu tiên về chứng khoán hóa của Trung Quốc, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc.
 
Trong năm 2005, hai dự án chứng khoán hóa thí điểm đầu tiên do Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Ủy ban Quản lý, Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) quản lý đã được phát hành thành công. Dự án thứ nhất là của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc với đợt phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp nhà ở áp dụng các quy định của CBRC. Dự án thứ hai vào tháng 8 năm 2005 do CSRC phê duyệt phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể là đảm bảo bằng nguồn thu có được từ các dịch vụ cho thuê mạng CDMA của Công ty Viễn thông China Unicom cung cấp. Trái phiếu của hai dự án chứng khoán hóa này bắt đầu được giao dịch trên thị trường vào cuối năm 2005.
 
Đáng lưu ý là trước khi triển khai hai dự án thí điểm nói trên thì các định chế tài chính nước ngoài và các ngân hàng Trung Quốc đã tiến hành đàm phán các thỏa thuận về chương trình hợp tác thực hiện chứng khoán hóa. Kết quả là Ngân hàng Macquarie của Úc đã được chấp thuận trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên cung cấp dịch vụ chứng khoán hóa tại Trung Quốc. Trong giai đoạn thí điểm từ năm 2005 đến 2008, đã có 26 dự án chứng khoán hóa được thực hiện với tổng khối lượng phát hành khoảng 93,3 tỷ RMB.
 
b) Giai đoạn gián đoạn (2009-2010)
 
Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên CSRC và CBRC đã tạm ngừng phê duyệt các dự án chứng khoán hóa trong năm 2007 và 2009. Chính sách này đã làm cho thị trường chứng khoán hóa tại Trung Quốc lâm vào giai đoạn ngừng hoạt động.
 
c) Giai đoạn khởi động lại (2011-2013)

 
Trong giai đoạn này, CSRC và CBRC bắt đầu tiếp tục phê duyệt các dự án chứng khoán hóa. Trong ba năm này, có 29 dự án chứng khoán hóa đã được triển khai với tổng số vốn lên tới 59,9 tỷ RMB.
 
d) Giai đoạn bùng nổ (2014 đến nay)
 
Kể từ nửa cuối năm 2013, các chính sách mới có lợi cho hoạt động chứng khoán hóa đã được các cơ quan quản lý Trung Quốc lần lượt ban hành, dẫn tới sự bùng nổ của nghiệp vụ này. Trong năm 2014, khối lượng phát hành đạt 329 tỷ RMB, gấp hơn 10 lần so với năm 2013 và vượt tổng khối lượng phát hành từ năm 2005 đến năm 2013. Năm 2015, khối lượng phát hành trong các dự án chứng khoán hóa đạt 589,06 tỷ RMB, tăng 79% so với năm 2014. (Bảng 1)

 
Có thể nói, thị trường chứng khoán hóa của Trung Quốc phát triển khá chậm chạp trong 3 giai đoạn đầu, kéo dài trong 9 năm từ năm 2005 đến năm 2013. Việc thị trường đóng băng trong năm 2009 và 2010 một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vốn vẫn bị cho là kết quả của việc thị trường nhà ở bùng nổ cũng như sự phát triển thiếu kiểm soát của việc chứng khoán hóa các khoản thế chấp bảo đảm bằng bất động sản. Trong 9 năm đầu phát triển, có 55 dự án chứng khoán hóa được thực hiện với tổng khối lượng phát hành chỉ là 153,2 tỷ RMB. Trong giai đoạn bùng nổ thì chỉ tính riêng năm 2014, đã có 99 dự án đã được triển khai với tổng giá trị phát hành là 329 tỷ RMB, hơn gấp đôi tổng số lượng phát hành trong 9 năm trước đó. Trong năm 2015, thị trường tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng với khối lượng phát hành tăng 79% so với năm trước đó. Đến cuối năm 2015, trị giá trái phiếu chứng khoán hóa được CBRC và CSRC quản lý tương ứng là 790,23 tỷ RMB và 258,38 tỷ RMB. (Hình 2)

 
Đồng thời với sự gia tăng về giá trị các đợt phát hành thì các sản phẩm chứng khoán hóa cũng trở nên đa dạng hơn. Đến năm 2015, thị trường xuất hiện nhiều hình thức chứng khoán hóa hơn như chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản tín dụng doanh nghiệp, cho vay thế chấp, cho vay tiêu dùng, cho vay quỹ nhà ở, quyền của chủ nợ trong giao dịch ký quỹ và cho vay chứng khoán, repo... 
 
4. Đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc 
 
Sự phát triển của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc qua bốn giai đoạn vừa qua cho thấy những đặc điểm cụ thể sau đây:
 
a) Thị trường phát triển theo định hướng chính sách của Chính phủ
 
Quá trình triển khai chứng khoán hóa tại Trung Quốc cho thấy các chính sách của Chính phủ đóng một vai trò then chốt. Mặc dù nhu cầu luôn luôn tồn tại nhưng thị trường chứng khoán hóa chỉ thực sự hoạt động sau khi Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ khác nhau. Không chỉ ở giai đoạn thí điểm mà sự phát triển trong những giai đoạn tiếp sau đó của thị trường chứng khóa hóa vẫn được dẫn dắt bởi những chính sách định hướng của chính phủ. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ thì CSRC và CBRC đã tạm ngừng phê duyệt các dự án chứng khoán hóa tài sản trong năm 2007 và 2009, qua đó, đã làm cho thị trường tạm đóng băng cho tới khi khởi động lại vào năm 2011. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất dẫn tới sự bùng nổ của thị trường chứng khoán hóa tài sản từ năm 2014 cũng vẫn là do Chính phủ ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ. Có thể nói rằng nếu không có những chính sách hỗ trợ cụ thể này từ phía Chính phủ thì không thể thực hiện được hoạt động chứng khoán hóa tại Trung Quốc. (Bảng 2)


 
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc cũng đã ban hành những quy định nới lỏng để hỗ trợ hoạt động chứng khoán hóa phát triển, tuy nhiên, nghiệp vụ kinh doanh này vẫn còn bị kiểm soát nghiêm ngặt. Các nhà phát hành vẫn phải có được sự chấp thuận của CBRC hoặc CSRC trước khi phát hành. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng đặt ra mức hạn ngạch để kiểm soát tổng khối lượng chứng khoán được phát hành nhằm hỗ trợ quản trị rủi ro. Mặc dù hệ thống hạn ngạch này đã được áp dụng kể từ khi Trung Quốc thí điểm chứng khoán hóa vào năm 2005, tuy nhiên, hiện vẫn không có thông tin chính thức công bố về cách thức hoạt động của hệ thống này, số lượng cũng như cách mà cơ quan quản lý xác định hạn ngạch phát hành cho mỗi năm. 
 
b) Thị trường chứng khoán hóa phân đoạn theo cơ quan quản lý 
 
Đặc điểm nổi bật của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc là thị trường được phân chia theo phạm vi của hai cơ quan có nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động này. Cả hai tổ chức là Ủy ban Quản lý và Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Ủy ban Quản lý và Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đều được trao quyền phê duyệt các dự án chứng khoán hóa tài sản. Cụ thể, CBRC có trách nhiệm phê duyệt và giám sát các dự án chứng khoán hóa các khoản tín dụng của các định chế tài chính thuộc quyền quản lý của mình. CSRC chủ yếu thực hiện phê duyệt chứng khoán hóa các khoàn nợ tài chính của các các tập đoàn và tổ chức tài chính bao gồm DNNN phi tài chính, DNNN, công ty cho thuê tài chính, công ty cho vay nhỏ,... Có thể nói, cách phân loại này đã chia thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc thành hai khu vực tương đối độc lập, đó là, thị trường chứng khoán hóa các khoản tín dụng và thị trường chứng khoán hóa các khoản nợ doanh nghiệp. (Bảng 3)
 

 
Ngoài hai phân khúc thị trường chứng khoán hóa cơ bản nói trên thì còn tồn tại hình thức thị trường thứ ba là thị trường chứng chỉ đảm bảo bằng tài sản tài chính (ABNs). Thị trường này chịu sự giám sát của Hiệp hội các nhà đầu tư tổ chức thị trường tài chính quốc gia (NAFMII) và tổ chức phát hành chủ yếu là các công ty nhà nước ở địa phương. Tài sản đảm bảo cho những chứng chỉ này là các quyền lợi của chủ nợ bao gồm quyền đối với thu nhập từ các dự án cơ sở hạ tầng hoặc tiện ích công cộng. Tính tới cuối năm 2015, đã có 24 dự án ABN được thực hiện với tổng giá trị khoảng 22,62 tỷ RMB, chiếm 2% tổng khối lượng phát hành trên thị trường chứng khoán hóa. Tuy nhiên, do quy trình phát hành của ABN không giống như quy trình chứng khoán hóa thông thường, cụ thể là không có sự tham gia của SPV và phát hành riêng với số lượng ít hơn 20 tổ chức tham gia, nên không thống kê trong Bảng 3. 
 
Sự phân chia tách biệt như thế này đã tạo ra nhiều rào cản ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc. Ví dụ như tại thị trường chứng khoán hóa ở Mỹ, hệ thống ngân hàng cung cấp phần lớn tài sản đảm bảo trong khi các sàn giao dịch chứng khoán cung cấp nguồn quỹ và nền giao dịch, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chứng khoán hóa. Trong trường hợp Trung Quốc, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán lại điều hành hoạt động của hai hệ thống chứng khoán hóa độc lập. Các nhà đầu tư trái phiếu chứng khóa hóa do CBRC quản lý chủ yếu là ngân hàng và định chế tài chính, trong khi sản phẩm chứng khoán hóa do CSRC quản lý lại được cung cấp cho các nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia sàn giao dịch chứng khoán. Sự tách biệt giữa hệ thống ngân hàng và thị trường vốn Trung Quốc đã làm giảm đi tác dụng chính của chứng khoán hóa vì các khoản nợ tín dụng hay rủi ro vẫn nằm nguyên trong hệ thống ngân hàng thay vì được phân tán sang các tổ chức khác. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc thì việc điều chỉnh để tích hợp hai hệ thống này càng trở nên cấp bách hơn.
 
c) Thị trường chứng khoán hóa thiếu tính thanh khoản
 
Trên thị trường Trung Quốc thì trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản tài chính (trái phiếu chứng khoán hóa) tương đối kém thanh khoản. Bảng 4 so sánh khối lượng giao dịch và tỷ lệ doanh thu của các trái phiếu khác nhau trên thị trường Trung Quốc. Thị trường trái phiếu liên ngân hàng có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ doanh thu hàng năm (tức là tỷ lệ khối lượng giao dịch hàng năm đối với số dư trung bình hàng năm) trên trái phiếu của các định chế tài chính và doanh nghiệp nhà nước lần lượt là 1.779% và 1.067%. Tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán hóa thấp hơn nhiều. Tỷ lệ doanh thu hàng năm trong khoảng 30% đến 40%. Trước năm 2014, thị trường thứ cấp cho trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản hầu như không có thanh khoản. Ví dụ, khối lượng giao dịch giao ngay và khối lượng giao dịch repo đối với các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản tài chính được phát hành theo quy định của CBRC lần lượt là 0 và 150 triệu RMB vào năm 2013. Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán hóa đã được cải thiện kể từ năm 2014. 
(Bảng 4)
d) Tài sản đảm bảo 
 
Thị trường chứng khoán hóa ở Trung Quốc có nhiều khác biệt so với thị trường Mỹ và châu Âu về mặt tài sản đảm bảo. Trên thị trường Mỹ và châu Âu, phần lớn tài sản đảm bảo là các khoản vay tiêu dùng, vay thế chấp bất động sản, khoản vay mua xe, vay thẻ tín dụng và vay sinh viên. Đặc điểm của các khoản vay tiêu dùng là món vay nhỏ, số lượng người vay nhiều nên rủi ro ít hơn so với khoản vay doanh nghiệp thường có số lượng lớn và người đi vay ít. Do vậy, các dự án chứng khoán hóa được đảm bảo bằng các khoản vay tiêu dùng sẽ ít rủi ro hơn khi đảm bảo bằng các khoản tín dụng doanh nghiệp (DeMarzo, 2005). Vào cuối năm 2015, các dự án chứng khoán hóa được đảm bảo bằng các khoản cho vay tiêu dùng chiếm 90% thị trường chứng khoán tài sản tại Mỹ, trong khi tỷ lệ này là 69% ở châu Âu và 8% ở Trung Quốc. 
 
Tài sản đảm bảo chủ yếu trên thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc là các khoản tín dụng doanh nghiệp hoặc tài sản của doanh nghiệp ví dụ như các khoản vay của công ty, quyền thu lợi nhuận từ các dự án cơ sở hạ tầng... Các sản phẩm chứng khoán hóa này chiếm tới 75 thị phần thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc. Các khoản vay doanh nghiệp là loại tài sản chiếm ưu thế trong các chứng khoán do CBRC quản lý, chiếm hơn 75% tổng số phát hành trên thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do nhu cầu cấp bách của các ngân hàng Trung Quốc làm sạch bảng cân đối kế toán của họ nhằm đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn khắt khe hơn theo Basel III. Gần đây, các dự án chứng khoán hóa tín dụng doanh nghiệp (CLO) tại Trung Quốc cũng có xu hướng có thêm các tài sản rủi ro, chẳng hạn các khoản nợ xấu của chính quyền thành phố, các khoản vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các khoản vay tài chính vi mô. Tuy nhiên, những dự án CLO dạng này không chắc sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là do sự thiếu minh bạch về chất lượng của các tài sản đảm bảo (Asifma, 2015). Do số dư nợ thế chấp và cho vay tiêu dùng bị hạn chế so với các khoản vay của công ty, điều này có thể dẫn đến rào cản đối với việc phát triển thị trường chứng khoán hóa tại Trung Quốc.
 
Các loại tài sản bảo đảm khác trên thị trường Trung Quốc bao gồm các khoản thế chấp nhà ở và thương mại, các khoản phải thu cho thuê và các khoản cho vay. Đặc biệt, chứng khoán đảm bảo bằng các khoản cho vay ô tô đã tăng lên do nhu cầu ô tô ngày càng tăng khiến Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ các loại xe ô tô mới lớn nhất thế giới (S&P Global Ratings, 2018). Tuy nhiên, việc trái phiếu MBS hiện vẫn không được phát hành nhiều trên thị trường chứng khoán hóa  Trung Quốc có thể do hành vi của các hộ gia đình trên thị trường nhà ở Trung Quốc. Các hộ gia đình Trung Quốc có xu hướng mua nhà và căn hộ bằng tiền tiết kiệm của mình với mức trả trước cao. Họ cũng thường trả hết số tiền vay còn lại ngay khi có sẵn tiền. Do đó, các khoản vay nhà ở có thể coi là những tài sản có chất lượng tốt với giá trị tài sản thế chấp rất cao. Trong trường hợp không có áp lực thanh khoản thì các ngân hàng thương mại không sẵn sàng chứng khoán hóa những khoản vay này. Do vậy, dự án MBS đầu tiên ở Trung Quốc mà Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) triển khai vào năm 2005 nên được coi là một biểu tượng của sự đổi mới hơn là việc phản ánh nhu cầu thực sự của thị trường. 
 
Đáng lưu ý là giai đoạn gần đây, các dự án phát hành trái phiếu MBS đang trở nên nhiều hơn. Cụ thể như trong năm 2015, sau khi Hiệp hội các nhà đầu tư tổ chức thị trường tài chính quốc gia (NAFMII) đã phát hành Hướng dẫn về công bố thông tin phát hành chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp bất động sản nhà ở thì đã có 10 dự án MBS do các ngân hàng thương mại phát hành trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng với trị giá là 32,94 tỷ RMB. Cũng trong năm 2015, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ cho vay mua nhà ở đô thị ở Vũ Hán, Thường Châu, và Sanming đã trở thành những tổ chức đi đầu khi thử nghiệm chứng khoán hóa các khoản vay mua nhà của Quỹ trên thị trường chứng khoán. Vào cuối năm 2015, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ cho vay mua nhà ở đô thị ở Thượng Hải đã thực hiện dự án phát hành MBS đầu tiên trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng với giá trị đợt phát hành là 6,96 tỷ RMB. Các khoản cho vay của Quỹ hỗ trợ cho vay mua nhà ở đô thị thường có kỳ hạn dài, kém thanh khoản và có rủi ro phá sản thấp nên là những tài sản đảm bảo lý tưởng cho các dự án chứng khoán hóa. Các dự án phát hành MBS được đảm bảo bằng các khoản cho vay của Quỹ hỗ trợ cho vay mua nhà ở đô thị có thể sẽ ngày càng nhiều hơn khi thị trường chứng khoán hóa của Trung Quốc tiếp tục phát triển. 
 
Nhìn chung, tiềm năng của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc là rất khả quan. Về phía cung, các ngân hàng có động cơ thực hiện chứng khoán hóa để đưa các khoản nợ ra ngoài bảng cân đối kế toán của mình đáp ứng các yêu cầu ngặt nghèo hơn về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Basel III, gia tăng vòng quay vốn tín dụng, tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Về phần mình các doanh nghiệp muốn thực thi chứng khoán hóa để có thêm một hình thức huy động vốn sử dụng tài sản thực hay tài sản tài chính của mình làm tài sản đảm bảo mà không bị ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của mình. Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương cũng mong muốn có thể thu hút được tiền để triển khai các dự án cơ sở hạ tầng hay tiện ích công cộng bằng cách phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng những nguồn thu phát sinh từ chính những dự án đó. Về phía cầu, các hộ gia đình Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm rất cao do đó họ cũng muốn có thêm cơ hội và cách thức đầu tư mới để có thể gia tăng số tiền tiết kiệm khổng lồ đó. Quan trọng hơn là sự ủng hộ từ phía các nhà hoạch định chính sách đã mở ra cánh cửa để thử nghiệm và phát triển thị trường chứng khoán hóa cho Trung Quốc.
 
5. Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
 
Thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc trong vài năm gần đây có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Vì vậy, việc đánh giá những đặc điểm của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc có thể rút ra một số kinh nghiệm chính sách cho Việt Nam cụ thể như sau:
 
Thứ nhất, cần xây dựng một khung khổ pháp lý thống nhất 
 
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định và hướng dẫn có tính chất đặt nền móng và dẫn dắt tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc. Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra cam kết quốc tế chính thức về phát triển thị trường chứng khoán hóa từ năm 2000 khi ký kết Kế hoạch hành động Hà Nội, trong đó, các nước thành viên ASEAN đã đưa ra phương án hợp tác về phát triển thị trường vốn bao gồm 11 điểm, trong đó có cam kết về thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán hóa. Tuy nhiên, kể từ đó cho tới nay, cũng chưa có một văn bản quy phạm pháp luật chính thức nào từ phía các cơ quan quản lý nhằm hướng dẫn nghiên cứu áp dụng chứng khoán hóa tại thị trường Việt Nam. Văn bản có liên quan trực tiếp nhất hiện nay là Luật Chứng khoán cũng chưa có những nội dung hướng dẫn cụ thể cho hoạt động chứng khoán hóa. Do chứng khoán hóa là một kỹ thuật mới đối với thị trường tài chính Việt Nam, vì vậy, nếu có được khung khổ pháp lý mang tính hướng dẫn đồng thời thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện giải pháp này thì sẽ là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán hóa tại Việt Nam.
 
Thứ hai, cần thiết lập một cơ quan quản lý thống nhất 
 
Thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc bị phân chia thành 2 phân khúc độc lập theo phạm vi quản lý của hai cơ quan riêng biệt là CBRC và CSRC. Nghiên cứu quá trình phát triển của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc cho thấy chính sự phân chia này tạo thành những khó khăn trong việc quản lý thống nhất hoạt động chứng khoán hóa và làm giảm hiệu quả phân tán rủi ro của giải pháp này. Thêm vào đó, cả hai cơ quan quản lý thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc đều chỉ là các cơ quan quản lý hành chính, mà không phải là các tổ chức quản lý chuyên trách theo luật định, vì vậy, những văn bản hướng dẫn do hai cơ quan này ban hành cũng chưa có tính chuyên môn sâu cũng như chưa có tính cưỡng chế cao. 
 
Tại Việt Nam, các giao dịch chứng khoán hóa khi được thực hiện có thể nằm trong tầm quản lý của ba cơ quan là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nếu như không có sự thống nhất phối hợp quản lý giữa các cơ quan này thì có thể dẫn tới tình trạng thị trường bị phân chia giống như trường hợp của Trung Quốc. Do vậy, chúng ta nên xem xét việc thành lập một tổ chức chuyên trách có nhiệm vụ quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán hóa Việt Nam. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức này cần phải được xác định rõ ràng và đủ mạnh để có thể dẫn dắt và quản lý hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán hóa tại Việt Nam.
 
Thứ ba là cần phát triển các tổ chức hỗ trợ 
 
Để thị trường chứng khoán hóa phát triển bền vững thì nhất thiết phải phát triển các tổ chức hỗ trợ mà cụ thể ở đây là tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Tại thị trường Trung Quốc, các dự án chứng khoán hóa các khoản tín dụng do CRSC quản lý chiếm tới 75% giá trị phát hành trên thị trường chứng khoán hóa nước này đều yêu cầu phải có ít nhất là hai đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín. Mặt khác, các dự án phát hành Chứng chỉ đảm bảo bằng tài sản tài chính (ABN) do các doanh nghiệp địa phương phát hành cho tới nay chỉ chiếm 2% tổng giá trị phát hành của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc cũng một phần là do không yêu cầu phải cung cấp đánh giá xếp hạng tín nhiệm, dẫn tới sự thiếu minh bạch trong khi định giá các tài sản đảm bảo, do vậy, không thu hút được nhiều nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. 
 
Đối với thị trường Việt Nam do hiện nay, vẫn chưa nhiều công ty xếp hạng tín nhiệm có uy tín cao thì chúng ta có thể sử dụng xếp hạng tín nhiệm của các công ty xếp hạng nước ngoài có uy tín. Tuy nhiên, việc khuyến khích sự phát triển các công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước là cần thiết vì những tổ chức này có thể sẽ có ưu thế hơn công ty nước nước ngoài trong việc tìm hiểu thị trường cũng như các tổ chức phát hành trong nước.
 
Thứ tư là cần mở rộng phạm vi nhà đầu tư tham gia vào thị trường
 
Đánh giá sự phát triển của thị trường chứng khoán hóa Trung Quốc cho thấy việc giới hạn nhà đầu tư tham gia trên thị trường là một rào cản cho sự phát triển của thị trường quốc gia này. Đối với các dự án chứng khoán hóa do CBRC quản lý thì chỉ những nhà đầu tư tổ chức giới hạn trong phạm vi khoảng 10.000 định chế tài chính lớn của quốc gia này được tham gia. Các nhà đầu tư nhỏ hay cá nhân chỉ có thể tham gia vào các dự án do CSRC quản lý mà những dự án này hiện chỉ chiếm chưa tới 30% tổng giá trị phát hành trên thị trường chứng khoán hóa. Do vậy, chúng ta cũng phải cân nhắc cho phép đa dạng hóa nhà đầu tư được quyền tham gia vào thị trường chứng khoán hóa tại Việt Nam vì chính nhà đầu tư tạo thành nguồn cầu cho thị trường này.
 
Nói tóm lại, phát triển thị trường chứng khoán hóa là một trong những biện pháp được Chính phủ Trung Quốc áp dụng để xử lý nợ xấu trong nền kinh tế. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tìm kiếm những giải pháp mang tính thị trường để xử lý nợ xấu của nền kinh tế thì xem xét kinh nghiệm của Trung Quốc để rút ra một số bài học có thể cân nhắc triển khai và phát triển thị trường chứng khoán hóa cho Việt Nam là một vấn đề có tính thực tiễn cao.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
Asifma. (2015). Securitization in Asia. Retrieved December 2, 2018, from http://www.asifma.org/uploadedFiles/Resources/Final%20Securitization%20Pitchbook%20(MASTER)%20-%205%20Oct%202015.pdf
Bartel.J & Y.Huang. (2000). Dealing with the Bad Loans of the Chinese Banks. APEC Study Center, Columbia University.
Bonin, J. P. (1999). Banking Reform in China: Gradually Strengthening Pillar or Fragile Reed? Working Paper. Michigan: William Davidson Institute, University of Michigan.
Bulloch, D. (2016, June 17). Retrieved June 9, 2018, from China’s playing hot potato with its non-performing loans: https://www.forbes.com/sites/douglasbulloch/2016/06/17/chinas-playing-hot-potato-with-non-performing-loans/#17f93f6a2699
DeMarzo, P. (2005). The pooling and tranching of securities: A model of informed intermediation. Review of Financial Studies, 18 (1), 1-35.
Houlihan Lokey. (2016, June). Non-Performimg loans securization in China. Retrieved December 2, 2018, from https://www.mergermarket.com/assets/Houlihan_Newsletter_No9.pdf
Huang, Y & Yang, Y. (1998). China ‘s financial fragility and policy responses. Asian-Pacific Economic Literature, 13 (2), 1-13.
Reuters. (2017, April 19). China expands bad loan securization scheme to include more banks. Retrieved December 2, 2018, from https://www.reuters.com/article/china-banks-abs/china-expands-bad-loan-securitisation-scheme-to-include-more-banks-state-media-idUSL3N1HR1UB
S&P Global Ratings. (2018, January 3). Global Structured Finance Outlook. Retrieved December 2, 2018, from http://www.mondovisione.com/_assets/files/Global-Structured-Finance-Outlook-2018_3-January-2018.pdf
Wei, Y. (2007). Asset-Backed Securization in China. Richmond Journal of Global Law & Business, 225-243.
Wildau, G. & Weinland, D. (2016, April 23). China debt load reaches record high as risk to economy mounts: US-style credit crunch or Japan-style grinding malaise seen as increasingly likely. Financial Times. Retrieved June 9, 2018, from https://www.ft.com/content/acd3f2fc-084a-11e6-876d-b823056b209b
Xinhuanet. (2016, October 28). China to keep proactive fiscal policy, prudent monetary policy. Retrieved June 9, 2018, from http://www.xinhuanet.com/english/2016-10/28/c_135788494.htm 2016-10-28
Zhang, S. & Miller, M. (2016, May 12). China’s non-performing loans hit 11-year high - regulator. Reuters. Retrieved June 9, 2018, from https://www.reuters.com/article/china-economy-loans/update-1-chinas-non-performing-loans-hit-11-year-high-regulator-idUSL3N18935N

TS. Trần Thị Vân Anh

Nguồn: TCNH số 5/ 2019

 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
08/07/2024 1.290 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
03/07/2024 1.826 lượt xem
Mục tiêu của bài viết nhằm xem xét cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống thông qua những quy định hiện hành tại một số quốc gia; qua đó, đưa ra các hàm ý đối với Việt Nam.
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
19/06/2024 2.452 lượt xem
Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
06/06/2024 3.312 lượt xem
Trong kỉ nguyên của công nghệ số, sự xuất hiện của một hình thức tiền tệ số hay tiền mã hóa là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ (Milutinovic, 2018). Tiền mã hóa sử dụng công nghệ mã hóa và chuỗi khối (Blockchain) để bảo đảm tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính.
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
24/05/2024 4.183 lượt xem
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) là những định chế tài chính phát triển lớn, thành công trên thế giới...
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
20/05/2024 4.285 lượt xem
Đi đôi với phát triển kinh tế, Trung Quốc dần hình thành và triển khai chiến lược bài bản xây dựng và củng cố sức mạnh tài chính - tiền tệ với trọng tâm là phát triển CNY trở thành đồng tiền quốc tế...
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
16/05/2024 5.854 lượt xem
Trong kỉ nguyên của nền công nghiệp 4.0, tiền mã hóa là một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ số Blockchain. Các loại tiền mã hóa xuất hiện là tất yếu trong quá trình phát triển của các hình thái tiền tệ, đem đến sự phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và mở ra cho thị trường tài chính một trang mới.
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
08/05/2024 4.925 lượt xem
Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây rất nhiều khó khăn, tổn thất về người, kinh tế cho các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, doanh nghiệp nào theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, công bố các chỉ tiêu ESG (Enviromental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong nhiều năm qua luôn thu hút được sự đồng hành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 5.714 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 7.394 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 9.035 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 27.702 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 10.145 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 14.744 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 10.275 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?