Phát triển tài khoản thanh toán cá nhân nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay
28/10/2022 3.651 lượt xem
Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu tình hình phát triển tài khoản thanh toán của cá nhân trong hệ thống ngân hàng từ khi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2020. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được trong việc phát triển tài khoản thanh toán cá nhân giai đoạn 2020 - 2021, tác giả đề xuất một số nội dung cần thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa số lượng tài khoản cá nhân tại các ngân hàng, hướng tới đạt được mục tiêu về phổ cập dịch vụ thanh toán cho người dân mà Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã đặt ra. 
 
Từ khóa: Dịch vụ thanh toán, tài chính toàn diện, tài khoản thanh toán cá nhân
 
Developing individual payment accounts to promote financial inclusion in Vietnam today
 
Abstract: This article studies the development of individual payment accounts in the banking system since the National Financial Inclusion Strategy to 2025, with orientation to 2030, was approved by the Prime Minister (on January 22, 2020). Based on analyzing the achievement in the development of individual payment accounts in the period 2020 - 2021, the author offers some recommendations to expand the number of individual accounts in the banking system in order to achieve the goal of the National Financial Inclusion Strategy aiming at universalizing the payment services for people.
 
Keywords: Payment service, financial inclusion, individual payment account.
 
1. Đặt vấn đề
 
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, dịch vụ thanh toán (hay còn gọi là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt) được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán và thực hiện giao dịch thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác. Trong đó, ngoại trừ giao dịch chuyển tiền, thu hộ và chi hộ có thể thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc không thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng, còn lại các giao dịch khác đều phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
 
Theo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thanh toán là một dịch vụ tài chính cơ bản được hướng tới phổ cập cho người dân. Chiến lược này đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; đồng thời, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% - 25% hằng năm.


 
Phát triển tài khoản thanh toán cá nhân nhằm nâng cao mức độ tiếp cận của người dân đối với dịch vụ thanh toán 
 
Mặc dù ở Việt Nam những năm gần đây có nhiều loại dịch vụ thanh toán đang tồn tại, đồng thời Chiến lược tài chính toàn diện cũng xác định mục tiêu phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính, song nhìn chung, dịch vụ thanh toán qua tài khoản do hệ thống ngân hàng cung ứng vẫn là phổ biến. Do đó, việc phát triển tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng không chỉ là điều kiện cần thiết để người dân có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán mà còn là tiền đề quan trọng để mở rộng khả năng cung ứng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng và tăng quy mô giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt theo mục tiêu mà Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặt ra. Cũng chính vì thế, có thể coi phát triển tài khoản thanh toán cá nhân là một giải pháp cơ bản trong việc nâng cao mức độ tiếp cận của người dân đối với dịch vụ thanh toán, từ đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở nước ta.
 
2. Thực trạng phát triển tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng trong thời kỳ thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
 
Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trước khi có Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 và Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ngày 28/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN. So với nội dung của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN thì Thông tư số 02/2019/TT-NHNN có một số điểm thông thoáng hơn, trong đó, quan trọng nhất là việc cho phép người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng mà không cần có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán như quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN. Điều này cũng đồng nghĩa đối tượng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng đã được mở rộng hơn so với Thông tư số 23/2014/TT-NHNN.
 
Sau khi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020, Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân đã được quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN và Thông tư số 02/2019/TT-NHNN. Trong đó, bên cạnh việc quy định đơn giản hơn về hồ sơ mở tài khoản thanh toán, giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán, NHNN cũng bổ sung điều khoản quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử. Theo quy định này, việc mở tài khoản thanh toán của cá nhân tại các ngân hàng thông qua các phương thức điện tử được thực hiện dễ dàng hơn so với quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-NHNN.
 
Với hành lang pháp lý được quy định theo các thông tư nói trên, trong những năm gần đây, việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân đã được các ngân hàng thực hiện một cách rộng rãi. Kết quả là số lượng tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thống ngân hàng không ngừng tăng lên mỗi năm với tốc độ khá cao. Thống kê của NHNN cho thấy, nếu như cuối năm 2019, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân trong hệ thống ngân hàng mới chỉ là 88,5 triệu tài khoản thì đến hết năm 2021, con số này đã tăng lên gấp 1,3 lần, đạt gần 115,2 triệu tài khoản. Bình quân trong 02 năm 2020 - 2021, tốc độ tăng số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân đạt 14,1%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng 10,9% của năm 2019. (Hình 1)
 
Hình 1. Số lượng tài khoản thanh toán cá nhân giai đoạn 2019 - 2021


Nguồn: NHNN

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một cá nhân có thể mở nhiều tài khoản thanh toán tại một ngân hàng và cũng có thể mở tài khoản thanh toán tại nhiều ngân hàng, vì vậy, trong số hơn 115 triệu tài khoản nói trên có thể có những tài khoản thuộc về một cá nhân. Tuy nhiên, với số lượng tài khoản cao hơn cả dân số và cao hơn nhiều so với số người đủ tuổi mở tài khoản (từ 15 đủ tuổi trở lên)1, có thể thấy, đến hết năm 2021, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng ở nước ta là khá cao.
 
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự tăng trưởng mạnh về số lượng tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thống ngân hàng thời gian qua. Bên cạnh nguyên nhân từ sự tăng lên của nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo sự phát triển chung của nền kinh tế, việc các khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán ngày càng nhiều tại các ngân hàng còn bắt nguồn từ việc NHNN mở rộng đối tượng được mở tài khoản thanh toán cá nhân và đơn giản hóa các quy định về mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đặc biệt, với việc cho phép sử dụng rộng rãi hơn các phương thức điện tử để mở tài khoản thanh toán cho cá nhân, việc mở tài khoản thanh toán cá nhân tại các ngân hàng ngày càng trở nên thuận tiện, vừa bắt kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng, vừa phù hợp với quan điểm và giải pháp được đưa ra tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia2. Cùng với đó, việc ngày càng nhiều ngân hàng áp dụng chính sách không yêu cầu duy trì số dư tiền gửi tối thiểu trên tài khoản thanh toán cũng như không thu các loại phí đối với khách hàng cá nhân (phí mở thẻ, phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại thông minh...) hoặc thu phí với mức thấp cũng tạo động lực rất lớn cho các khách hàng cá nhân trong việc mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thanh toán do các ngân hàng cung ứng.
 
Đi cùng sự tăng trưởng số lượng tài khoản cá nhân được mở tại các ngân hàng như mô tả ở Hình 1, số dư tiền gửi trên các tài khoản này cũng không ngừng tăng lên qua từng năm. Số liệu thống kê cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2019, số dư tài khoản thanh toán cá nhân mới chỉ gần 500 nghìn tỷ đồng, nhưng đến hết năm 2021, con số này đã tăng lên 1,9 lần, đạt hơn 937 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân giai đoạn 2020 - 2021 lần lượt là 33,4% và 40,6%, cao hơn so với mức tăng 31,6% của năm 2019. (Hình 2)
 
Hình 2: Số dư tài khoản thanh toán cá nhân giai đoạn 2019 - 2021


Nguồn: NHNN

Với số dư tiền gửi được duy trì như trên, các tài khoản thanh toán của cá nhân đã góp phần đáng kể vào việc tăng quy mô tiền gửi nói riêng và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nói chung cho nền kinh tế. Nếu như năm 2019, số dư tài khoản thanh toán của cá nhân chỉ chiếm 10,4% số tiền gửi của dân cư, 5,7% tổng tiền gửi và 5,3% tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế, thì sang giai đoạn 2020 - 2021 khi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được triển khai thực hiện, các con số này đã tăng lên khá cao, đạt bình quân lần lượt là 15,4%, 7,7% và 7,1%. So sánh riêng năm 2021 với năm 2019, thì tỷ trọng số dư tài khoản thanh toán của cá nhân trong tiền gửi của dân cư và tổng tiền gửi đã tăng lên lần lượt gấp 1,71 lần và 1,51 lần, còn tỷ trọng số dư tài khoản thanh toán của cá nhân trong tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng lên gấp 1,48 lần. Đến hết năm 2021, số dư tài khoản thanh toán cá nhân chiếm lần lượt 17,7%, 8,6% và 7,9% trong tiền gửi của dân cư, tổng tiền gửi và tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế. (Hình 3)

Hình 3: Tỷ trọng số dư tài khoản thanh toán cá nhân 
trong phương tiện thanh toán giai đoạn 2019 - 2021


Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của NHNN 

Đồng thời với sự tăng lên của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong các năm triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia (2020 - 2021), quy mô giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng lên rất lớn. Thống kê của NHNN cho thấy, nếu như trong năm 2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa không dùng tiền mặt mới chỉ đạt hơn 1.719,4 triệu món, thì trong 02 năm 2020 - 2021, con số này đã lần lượt tăng lên 1,72 lần và 2,34 lần, tương ứng với 2.957,3 triệu và 4.017 triệu món (Hình 4). Tính bình quân, trong giai đoạn 2020 - 2021, số lượng giao dịch thanh toán nội địa không dùng tiền mặt đã tăng thêm 52,8%/năm, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu về tốc độ tăng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2025 được đặt ra tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia (20% - 25%/năm).
 
Hình 4: Số lượng giao dịch thanh toán nội địa không dùng tiền mặt 
giai đoạn 2019 - 2021


Nguồn: NHNN
 
Cùng với sự tăng trưởng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2020 - 2021, giá trị của các giao dịch này cũng tăng lên rất đáng kể. Nếu như năm 2019, giá trị giao dịch thanh toán nội địa không dùng tiền mặt mới chỉ đạt hơn 123,7 triệu tỷ đồng, thì sang năm 2020, con số này đã tăng thêm 16,2% và đạt 143,8 triệu tỷ đồng, sau đó tiếp tục tăng thêm 15,6% và đạt 166,3 triệu tỷ đồng vào năm 2021 (Hình 5). Tính bình quân, trong 02 năm 2020 - 2021, tốc độ tăng giá trị giao dịch thanh toán nội địa không dùng tiền mặt đạt 15,9%/năm. Mặc dù thấp hơn so với tốc độ tăng 27,2% của năm 2019 song tốc độ tăng giá trị giao dịch thanh toán nội địa không dùng tiền mặt của 02 năm thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia cũng khá cao, góp phần đưa giá trị bình quân các giao dịch này trong giai đoạn 2020 - 2021 tăng lên gấp 1,25 lần so với năm 2019.
 
Hình 5. Giá trị giao dịch thanh toán nội địa không dùng tiền mặt
giai đoạn 2019 - 2021


Nguồn: NHNN

3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển tài khoản thanh toán cá nhân đáp ứng mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
 
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030, mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược cũng đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp khác nhau mà trong đó, các giải pháp gắn với ứng dụng công nghệ hiện đại được chú trọng thực hiện, như: Cho phép áp dụng quy trình nhận biết khách hàng đơn giản và gián tiếp từ xa bằng phương thức điện tử trực tuyến (e-KYC) đối với việc mở tài khoản; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số; đẩy mạnh thanh toán qua thiết bị di động, phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số, tài chính số cho người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
 
Với việc Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 02/2019/TT-NHNN bãi bỏ điều kiện về tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, hành lang pháp lý hiện nay hoàn toàn đáp ứng được mục tiêu tiến tới mọi người trưởng thành đều có thể có tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của cá nhân. Đồng thời, với các nội dung được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 16/2020/TT-NHNN có thể thấy, các quy định hiện hành của NHNN về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng đã bám sát quan điểm và giải pháp được đề ra tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, đặc biệt là quy định về việc mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử. 
 
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu về phổ cập dịch vụ thanh toán cho người dân, thì việc triển khai thực hiện các giải pháp được đề ra tại Chiến lược tài chính quốc gia cần có sự nỗ lực rất lớn của hệ thống ngân hàng. Theo đó, bên cạnh việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định nội bộ về việc mở và quản lý tài khoản thanh toán của cá nhân để có thể phòng ngừa được các rủi ro phát sinh, các ngân hàng cần tiếp tục xem xét thực hiện một số giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân, như: 
 
- Xem xét tiếp tục giảm hoặc miễn các loại phí liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân (phí mở tài khoản, phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền…). 
 
- Bố trí thêm thiết bị giao dịch tại các địa bàn có điều kiện khó khăn cùng với việc mở rộng lắp đặt các máy giao dịch ngân hàng tự động hoặc máy rút tiền có chức năng gửi tiền để thuận tiện cho người dân khi có nhu cầu nộp tiền vào tài khoản và thực hiện các giao dịch thanh toán.
 
- Đa dạng hóa tiện ích và đơn giản hóa giao diện của các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại thông minh để thu hút nhiều khách hàng sử dụng các ứng dụng này trong việc mở tài khoản, nộp tiền, rút tiền hoặc chuyển tiền.
 
- Mở rộng liên kết và miễn hoặc giảm phí giao dịch tại máy rút tiền tự động của ngân hàng ngoài hệ thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của các ngân hàng được sử dụng máy rút tiền tự động của ngân hàng khác để giao dịch.
 
1 Số liệu của Tổng cục Thống kê (2022) cho thấy, năm 2021, nước ta có dân số trung bình là 98,506 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,561 triệu người.
2 Theo quan điểm được nêu tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo là thành tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện. Một trong những giải pháp mà Chiến lược đưa ra là cho phép áp dụng quy trình nhận biết khách hàng đơn giản và gián tiếp từ xa bằng phương thức điện tử trực tuyến (e-KYC) đối với việc mở tài khoản tại các tổ chức được cấp phép.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Thống kê về hoạt động thanh toán, truy cập ngày 20/7/2022 tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/ 
2. Thống kê về tổng phương tiện thanh toán, truy cập ngày 15/7/2022 tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/pttt/tpttt 
3. Niên giám Thống kê 2021, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

TS. Nguyễn Cảnh Hiệp
Ngân hàng Phát triển Việt Nam 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng
04/12/2023 113 lượt xem
Sau khi đạt tăng trưởng cao ở mức 8% năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng từ sự ảm đạm của kinh tế thế giới.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn
01/12/2023 182 lượt xem
Cùng với xu thế phát triển trên thế giới và kiên định với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) như một định hướng ưu tiên và giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững đất nước theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Thực trạng Fintech tại Việt Nam, kinh nghiệm quản lí quốc tế và đề xuất
Thực trạng Fintech tại Việt Nam, kinh nghiệm quản lí quốc tế và đề xuất
23/11/2023 834 lượt xem
Trong những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư.
Rủi ro, thách thức của kinh tế Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp
Rủi ro, thách thức của kinh tế Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp
20/11/2023 511 lượt xem
Trong 10 tháng đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế và lạm phát cao vẫn diễn ra ở nhiều nước; an ninh năng lượng, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn đến thị trường giá cả hàng hóa; cùng với đó, những căng thẳng địa chính trị kéo dài và chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nước cũng đã đem đến những hệ lụy không nhỏ cho kinh tế toàn cầu và kinh tế trong nước. Thời
Khó khăn, thách thức trong triển khai khung năng lực tại ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị
Khó khăn, thách thức trong triển khai khung năng lực tại ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị
20/11/2023 518 lượt xem
Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch và chương trình hành động của một doanh nghiệp nói chung cũng như của một ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng.
APEC - Vai trò và điểm nhấn mới trong hợp tác kinh tế
APEC - Vai trò và điểm nhấn mới trong hợp tác kinh tế
15/11/2023 508 lượt xem
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thành lập năm 1989, bao gồm 21 nền kinh tế trên vành đai châu Á - Thái Bình Dương.
Tác động của phân tích kinh doanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
Tác động của phân tích kinh doanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
14/11/2023 536 lượt xem
Ngân hàng hiện đang tương tác với khách hàng qua nhiều kênh Internet. Sự tiến triển sang lĩnh vực kĩ thuật số này dẫn đến sự phát triển của dữ liệu lớn với các phương pháp phân tích tiên tiến để quản lí hệ thống dịch vụ một cách hiệu quả trong các ngân hàng.
Thúc đẩy hoạt động quản lí siêu dữ liệu tại các tổ chức tài chính - ngân hàng trong thời kì chuyển đổi số
Thúc đẩy hoạt động quản lí siêu dữ liệu tại các tổ chức tài chính - ngân hàng trong thời kì chuyển đổi số
13/11/2023 380 lượt xem
Dữ liệu là phần quan trọng của mọi tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính - ngân hàng, nơi mà khối lượng dữ liệu lưu trữ vô cùng lớn.
Tương tác giữa bảo mật và tính khả dụng trong lĩnh vực e-banking: Phân tích và khuyến nghị
Tương tác giữa bảo mật và tính khả dụng trong lĩnh vực e-banking: Phân tích và khuyến nghị
10/11/2023 359 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu về bảo mật e-banking trong ngân hàng điện tử với mục tiêu xác định sự biến đổi của các giải pháp bảo mật e-banking và tương tác phức tạp giữa tính bảo mật và tính khả dụng của hệ thống.
Chia sẻ và mở rộng kho dữ liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định kinh doanh  tại các tổ chức tài chính, ngân hàng
Chia sẻ và mở rộng kho dữ liệu nhằm hỗ trợ ra quyết định kinh doanh tại các tổ chức tài chính, ngân hàng
08/11/2023 401 lượt xem
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các tổ chức phải đối mặt với thách thức là không thể nắm giữ toàn bộ dữ liệu của khách hàng, mỗi tổ chức thường giữ một phần của dữ liệu đó.
Kinh nghiệm quốc tế về công cụ bộ đệm vốn phản chu kì và bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế về công cụ bộ đệm vốn phản chu kì và bài học cho Việt Nam
03/11/2023 515 lượt xem
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 kéo theo sự đổ vỡ của hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại - trung gian tài chính quan trọng, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Kể từ đó, các nhà quản lí trở nên quan tâm hơn đến việc xây dựng các công cụ giúp hệ thống tài chính có khả năng chịu đựng tốt hơn trước các cú sốc, giảm thiểu rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại tại quốc gia mình.
Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia - Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN + 3
Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia - Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN + 3
02/11/2023 475 lượt xem
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia trong khu vực ASEAN+3 giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021 để phân tích tác động của tài chính số tới ổn định tài chính của các quốc gia. Trong đó, tài chính số được đo lường bởi hai nhóm nhân tố: Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật số và khả năng triển khai dịch vụ tài chính số. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tài chính số có tác động tiêu cực tới chỉ số căng thẳng tài chính của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3.
Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí và một số định hướng hoàn thiện
Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí và một số định hướng hoàn thiện
31/10/2023 536 lượt xem
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác.
Điểm nhấn, triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2023
Điểm nhấn, triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2023
27/10/2023 713 lượt xem
Theo số liệu tháng 9/2023 của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được điều chỉnh tăng nhẹ so với dự báo, nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Một số bất cập của Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 2010 của ICC
Một số bất cập của Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 2010 của ICC
18/10/2023 946 lượt xem
Bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự thông dụng, nhưng cho đến nay trên thế giới chưa có luật quốc tế nào được ban hành để điều chỉnh phương thức bảo lãnh này ngoài các tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành là Quy tắc Thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu (Uniform Rules for Demand Guarantees) số 458 năm 1992 (gọi tắt là URDG 458 1992) và bản sửa đổi hiện hành năm 2010, số 758 (gọi tắt là URDG 758 2010).
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

Vàng SJC 5c

73.200

74.420

Vàng nhẫn 9999

61.600

62.750

Vàng nữ trang 9999

61.450

62.450


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,020 24,390 25,663 27,072 29,913 31,187 160.34 169.73
BIDV 24,085 24,385 25,866 27,062 30,080 31,206 161.34 169.85
VietinBank 23,985 24,405 25,952 27,087 30,348 31,358 161.89 169.84
Agribank 24,050 24,390 25,906 26,697 30,145 31,120 162.46 167.45
Eximbank 24,000 24,390 25,979 26,705 30,253 31,099 162.78 167.33
ACB 24,040 24,390 26,018 26,673 30,441 31,082 162.21 167.47
Sacombank 24,030 24,383 26,083 26,746 30,514 31,035 162.55 169.11
Techcombank 24,063 24,403 25,722 27,064 29,938 31,252 158.46 170.9
LPBank 24,100 24,660 25,941 27,280 30,455 31,415 161.26 172.81
DongA Bank 24,080 24,380 25,980 26,650 30,290 31,120 160.5 167.6
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
2,60
2,60
2,90
3,90
3,90
5,00
5,00
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
3,20
3,30
3,40
4,50
4,55
4,60
4,60
Sacombank
-
-
-
-
3,40
3,50
3,60
4,50
4,75
4,80
4,95
Techcombank
0,10
-
-
-
3,20
3,20
3,50
4,50
4,55
4,90
4,90
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,50
3,60
3,70
4,80
4,90
5,30
6,10
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
3,90
4,90
5,10
5,40
5,60
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,70
4,80
5,10
5,40
5,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?