Những điều cần biết về khủng hoảng ngân hàng thế giới
28/07/2020 11:19 12.637 lượt xem
Trường phái trọng tiền nhận định khủng hoảng tài chính đồng nghĩa với khủng hoảng ngân hàng.
 
Khủng hoảng ngân hàng
 
Trường phái trọng tiền nhận định khủng hoảng tài chính đồng nghĩa với khủng hoảng ngân hàng. Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền, khởi xướng là Friedman và Schwartz (1963), đã gắn các cuộc khủng hoảng tài chính với khủng hoảng ngân hàng. Sự đổ vỡ của một tập đoàn tài chính chủ chốt thường là yếu tố thúc đẩy hiện tượng đột biến rút tiền gửi tại các ngân hàng. 
 
Đổi mới tài chính và gia tăng hội nhập thị trường tài chính toàn cầu đã làm xuất hiện một số yếu tố mới và những quan ngại mới. Do vậy, mặc dù có vài điểm tương đồng, những cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây đã khác so với các cuộc khủng hoảng trước đây trên nhiều phương diện. Đặc biệt, hệ lụy và sự lan truyền rộng của các cuộc khủng hoảng dường như đã trở nên vừa rõ ràng vừa khó nắm bắt. 
 
Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng ngân hàng
 
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng được xác định bởi các phương pháp tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu của Latter (1997) cho rằng nguyên ngân gây ra khủng hoảng ngân hàng có thể được phân thành 3 loại chính: (1) chính sách kinh tế vĩ mô; (2) chính sách kinh tế vi mô; và (3) chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng.
 
Trong khi đó, Gupta (2002) cho rằng một số yếu tố của từng ngân hàng và cú sốc về kinh tế vĩ mô có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng (như quản trị thiếu hiệu quả, các quyết định cho vay thiếu thận trọng) và các yếu tố kinh tế vĩ mô của ngân hàng (giảm tốc độ tăng trưởng, các điều khoản ngoại thương, khủng hoảng tiền tệ, nâng giá đồng tiền, sự sụt giá của bất động sản sản và thị trường chứng khoán) có thể đẩy ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đóng cửa ngân hàng đơn lẻ và nhiều ngân hàng có thể xảy ra.
 
Sự “đắt đỏ” khi xử lý khủng hoảng ngân hàng
 
Đổ vỡ ngân hàng xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 16 khi những người thợ kim hoàn Anh phát hành lệnh phiếu bị thất bại nghiêm trọng do mùa màng thất bát và nạn đói xảy ra tại một số vùng. Có thể kể đến một số cuộc khủng hoảng ngân hàng tiêu biểu, gồm hoảng loạn ngân hàng năm 1907 và cuộc đại suy thoái tại Mỹ giai đoạn 1929 - 1933, bao gồm một vài cuộc khủng hoảng ngân hàng gắn liền với việc đột biến rút tiền gửi xảy ra tại nhiều ngân hàng Mỹ. Tiếp đến là cuộc khủng hoảng các tổ chức cho vay và tiết kiệm Mỹ những năm 1980, sự sụp đổ của Ngân hàng Baring - ngân hàng cổ nhất nước Anh vào năm 1995, cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Angentina vào năm 2002, và cuộc khủng hoảng ngân hàng - tài chính năm 2008.
 
Các cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra ngày càng thường xuyên hơn với hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Từ cuối những năm 1970 đến 2007, đã có 124 cuộc khủng hoảng ngân hàng hệ thống. Trong giai đoạn này, các cuộc khủng hoảng ngân hàng vào những năm 1980 và 1990 được coi là trầm trọng nhất so với bất kỳ giai đoạn nào trước đây. Khủng hoảng ngân hàng xảy ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thanh toán, suy giảm mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hẹp sản lượng đầu ra của khu vực sản xuất, tạo sức ép nặng nề về mặt chính trị. Ngoài ra, chi phí ngân sách của các nước dành để giải quyết những cuộc khủng hoảng khá cao (Hình 1). Chi phí tài chính cho các cuộc khủng hoảng ngân hàng và trợ giúp để phục hồi hoạt động ngân hàng liên quan đến các cuộc khủng hoảng ở mức trung bình là khoảng 13,3% GDP và mức cao lên tới 55,1% GDP (Honohan and Klingebiel, 2000). 
 
Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng ngân hàng
 
Để có thể kiểm soát khủng hoảng ngân hàng, phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng các công cụ sau: thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng, tuyên bố bảo đảm toàn bộ tiền gửi ngân hàng, tái cơ cấu ngân hàng thông qua các hoạt động xử lý ngân hàng có vấn đề (thực hiện sau khủng hoảng). 
Thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng
 
Đối với một ngân hàng đơn lẻ, chức năng người cho vay cuối cùng của Ngân hàng Trung ương được thực hiện có thể ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh khoản. Tuy vậy, chính hoạt động này cũng có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi ngân hàng được trợ giúp thanh khoản không có khả năng bán được những tài sản với giá bằng giá trị thực do hậu quả của hiện tượng thông tin không cân xứng.  
 
Đối với khủng hoảng hệ thống, cơ quan quản lý tiền tệ có thể làm cho cuộc hoảng loạn ngân hàng lắng xuống bằng cách can thiệp khi tính thanh khoản của các ngân hàng còn khả năng thanh toán bị đe dọa, bằng cách cung cấp bất cứ nguồn vốn nào mà ngân hàng cần để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay.
 
Sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng trên quy mô quốc tế làm nảy sinh nhu cầu người cho vay cuối cùng quốc tế. Người cho vay cuối cùng quốc tế có thể giúp cung cấp thanh khoản và giảm bớt hiệu ứng lan truyền. 
 
Tuyên bố bảo đảm toàn bộ tiền gửi ngân hàng
 
Theo định nghĩa của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), bảo đảm toàn bộ là một tuyên bố của Chính phủ rằng tất cả các khoản tiền gửi hoặc có thể các công cụ tài chính đặc thù sẽ được bảo vệ toàn bộ. Để ngăn chặn đột biến rút tiền gửi trên quy mô hệ thống, nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng, bảo đảm toàn bộ có thể là biện pháp hữu hiệu và thậm chí là cần thiết. Bảo đảm toàn bộ đã được rất nhiều quốc gia áp dụng và góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn đột biến rút tiền gửi trong nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu trong những năm 2007 - 2008. Chính phủ Singapore, New Zealand và một số quốc gia khác đã thực hiện giải pháp này. 
 
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
 
Để có thể giải quyết tận gốc các cuộc khủng hoảng ngân hàng, hầu hết các quốc gia đều áp dụng kế hoạch tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Kế hoạch này được thực hiện thông qua hoạt động xử lý ngân hàng đổ vỡ hoặc có vấn đề. Cơ chế xử lý ngân hàng cần có các thành phần nhất định hoặc những trụ cột không bao gồm những yêu cầu nghiêm ngặt trước cho sự thành công, nhưng là những hướng dẫn cụ thể về thiết lập một nền tảng cho một quy trình xử lý ngân hàng hiệu quả. 
 
Đối với quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG) theo mô hình giảm thiểu rủi ro, tổ chức BHTG thường được trao nhiệm vụ thực hiện các giải pháp xử lý đối với ngân hàng sắp phải đóng cửa hoặc có nguy cơ đổ vỡ. Khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng, tổ chức BHTG có thể được trao những quyền lực lớn hơn nhằm góp phần quản lý khủng hoảng.
 
Minh bạch và công khai
 
Sự rõ ràng và minh bạch về các chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung có thể đẩy nhanh quá trình xử lý cũng như giảm chi phí hiện tại và rủi ro trong tương lai. Các cơ quan của Chính phủ với thẩm quyền khác nhau thường tham gia quản lý khủng khoảng, gồm Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và một số cơ quan điều hành chính sách liên quan. Để giảm thiểu sự trùng lặp, cần quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan này trong quá trình phối hợp giải quyết khủng hoảng. 
 
Trong xử lý khủng hoảng, cần xây dựng chiến lược xử lý cụ thể, rõ ràng và quan trọng hơn là phải công khai các nguyên tắc cũng như tiến trình thực hiện các giải pháp xử lý. Thiếu sự công khai sẽ gây khó khăn và trì hoãn quá trình triển khai và thực hiện chiến lược. Hơn nữa, nếu không công khai những giải pháp xử lý, tổn thất có thể sẽ chuyển từ cổ đông sang người đóng thuế và ngăn cản quá trình tái cơ cấu vốn của các ngân hàng. 
 
Hàm ý chính sách
 
Xây dựng mạng lưới an toàn tài chính quốc gia
 
Do những hậu quả nặng nề của khủng hoảng ngân hàng đối với nền kinh tế, các quốc gia đã xây dựng cơ chế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát khủng hoảng ngân hàng. Xây dựng một mạng lưới an toàn tài chính quốc gia có thể được cân nhắc và lựa chọn như một giải pháp tổng thể cho phòng ngừa và kiểm soát khủng hoảng ngân hàng. 
 
Xây dựng quy chế quản lý ngân hàng hiệu quả
 
Kinh nghiệm đảm bảo duy trì một hệ thống ngân hàng vững mạnh cho thấy cần xây dựng và duy trì khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng hiệu quả, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các qui định sau:
 
- Quy định về tiêu chuẩn gia nhập ngành;
- Quy định về quy mô vốn cần đảm bảo;
- Quy định về đa dạng hóa tài sản;
- Quy định các khoản vay với đối tượng là cán bộ nội bộ và các bên liên quan;
- Quy định về những hành vi được cho phép hay bị cấm;
- Quy định về phân loại tài sản và dự phòng;
- Phạm vi, tần suất và nội dung chương trình kiểm toán;
- Quy định về các quyền lực thi hành các quyết định;
- Quy định về các biện pháp giải quyết những ngân hàng có vấn đề.
 
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động BHTG
 
Trong ngắn hạn, với sự tồn tại và hiệu quả đạt ở mức độ nhất định, xử lý ngân hàng đóng cửa là trong giới hạn hoạt động và nguồn lực tài chính của tổ chức BHTG. Tiền thuế của cộng đồng không dùng cho xử lý khó khăn ngân hàng, đây là thành công nổi trội được chứng minh trong hơn 70 năm qua ở nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh việc ổn định lĩnh vực tài chính và ngân hàng, cơ chế BHTG có thể thúc đẩy các giá trị mang tính chính sách khác, như bảo vệ người gửi tiền hoặc cải thiện cơ hội cho các ngân hàng nhỏ cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn đối với các khoản tiền gửi bằng cách giảm nhẹ mối quan tâm về những bất lợi của các ngân hàng nhỏ. 
 
Thực hiện minh bạch và công khai thông tin
 
Kinh nghiệm cho thấy, công khai và minh bạch thông tin là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng, góp phần xử lý khủng hoảng ngân hàng một cách tích cực. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế công khai và minh bạch thông tin về hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm thông tin của từng ngân hàng.
 
Kinh nghiệm của New Zealand về công khai thông tin ngân hàng cho thấy, công khai thông tin hỗ trợ thanh tra viên ngân hàng trong giám sát tuân thủ, yêu cầu sửa chữa kịp thời sai phạm hoặc báo cáo sai lệch và khởi đầu thủ tục pháp lý chống lại các ngân hàng về việc cung cấp thông tin sai lệch. Để đảm bảo chất lượng thông tin, việc chuẩn bị báo cáo tài chính cần phù hợp với Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất. Nhờ vậy, hiệu quả của công khai thông tin cũng được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các ngân hàng.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Carlos Isoard, 2003, Financial safety nets: where we stand, IDB seminar on financial safety nets and regional integration in Latin America and the Caribbean, Washington, D.C;
Demirguc-Kunt, Asli và Anrica Detragiache, 1998, “The Determinans of Banking crisis in Developing and Developed countries”, IMF staff Paper;
DICJ, 2005, A guide to the Deposit Insurance System;
FDIC, 1997, History of the Eighties – Lessons for the Future;
FDIC: Failed bank list – www.fdic.gov/bank/individual/failed/banklist.html
Federic S. Mishkin, 1990, Asymetric information and financial crises: a historical perspective,  NBER working paper series;
Henley J., 2007, “Show us the money”, The Guardian, Thứ Tư – ngày 19/9;
Honohan P., and Klingebiel D., 2000, Controlling Fiscal Costs of Banking Crises, The World Bank, p.4;
IADI, 2006, General guidance to promote effective interrelationships among financial safety net participants;
Kunt A. D., Kane E. J., Deposit Insurance Around the Globe: Where Does It Work?;
Latter.T, 1997, “The causes and management of banking crises”,  Centre for central banking studies, Bank of England;
Luc Laeven & Fabian Valencia, 2018, IMF Working Paper - Systemic Banking Crises Revisited, 2018 https://www.imf.org/en/Publications/WP/Issues/2018/09/14/Systemic-Banking-Crises-Revisited-46232) September 14,
Poonam Gupta, 2002, “Banking crisis: A survey of the literature”, IMF;
Shelagh Heffernan, 2005, Modern banking, John Wiley & Sons, Ltd.

Lê Thị Nguyệt Anh
Nguyễn Cảnh Long
TS. Nguyễn Thị Kim Oanh


TCNH số 20/2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu
Các rủi ro trên con đường giảm lạm phát toàn cầu
17/09/2024 10:52 423 lượt xem
Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS, 2024), nền kinh tế toàn cầu đã để lại phía sau những hậu quả của các cú sốc về hàng hóa và đại dịch Covid-19; lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm, nền kinh tế tránh được nguy cơ suy thoái.
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho thanh toán bán lẻ và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho thanh toán bán lẻ và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
11/09/2024 11:39 849 lượt xem
Thái Lan là một trong những quốc gia Đông Nam Á tiên phong thí điểm CBDC với hàng loạt các dự án được nghiên cứu, triển khai từ năm 2018.
Sự điều chỉnh chính sách ngoại thương của Ấn Độ và gợi mở cho Việt Nam
Sự điều chỉnh chính sách ngoại thương của Ấn Độ và gợi mở cho Việt Nam
05/09/2024 09:00 1.438 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá sự điều chỉnh chính sách ngoại thương năm 2023 so với giai đoạn 2015 - 2020 của Ấn Độ, để thấy rõ sự thay đổi này không chỉ là một động thái chiến lược nhằm tăng cường vị thế kinh tế quốc tế, mà còn là một minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và định hướng phát triển của quốc gia đang trên đà vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu.
Một số mô hình Ngân hàng Phát triển trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Một số mô hình Ngân hàng Phát triển trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
01/09/2024 08:20 1.751 lượt xem
Từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các NHPT đã tồn tại song song với các ngân hàng khác nhưng ở nhiều hình thức và tên gọi khác nhau. Vào thế kỷ 19, nước Mỹ đã hoàn thành công nghiệp hóa, nước Anh và một số quốc gia Trung Âu đã phát triển nền tảng công nghiệp cơ bản.
Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
12/08/2024 10:09 3.191 lượt xem
Bài viết tập trung tìm hiểu về phát triển tài chính toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính Việt Nam.
Tại sao các ngân hàng trung ương mua vàng?
Tại sao các ngân hàng trung ương mua vàng?
08/08/2024 09:34 3.350 lượt xem
Hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương (NHTW) vào cuối năm 2023 lập kỷ lục cao thứ hai sau năm 2022.
Thanh toán xuyên biên giới đang mở rộng
Thanh toán xuyên biên giới đang mở rộng
07/08/2024 08:52 3.119 lượt xem
Ngày 04/6/2024, BIS công bố báo cáo của Ủy ban Thanh toán và hạ tầng thị trường (CPMI) về kết quả điều tra tình hình hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Báo cáo nêu rõ, tháng 10/2020, lãnh đạo các nước G20 đã phê chuẩn kế hoạch chiến lược thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới.
Tiền số của Ngân hàng Trung ương với khả năng thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng cường hiệu quả chính sách tiền tệ
Tiền số của Ngân hàng Trung ương với khả năng thúc đẩy tài chính toàn diện và tăng cường hiệu quả chính sách tiền tệ
27/07/2024 08:04 5.924 lượt xem
Tiền kĩ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có khả năng thúc đẩy tài chính toàn diện tại nước ta do có thể mang lại cho những người dân và doanh nghiệp hiện chưa có tài khoản ngân hàng, chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng...
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
08/07/2024 08:22 6.079 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
03/07/2024 09:19 4.568 lượt xem
Mục tiêu của bài viết nhằm xem xét cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống thông qua những quy định hiện hành tại một số quốc gia; qua đó, đưa ra các hàm ý đối với Việt Nam.
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
19/06/2024 09:20 5.125 lượt xem
Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
06/06/2024 07:25 5.963 lượt xem
Trong kỉ nguyên của công nghệ số, sự xuất hiện của một hình thức tiền tệ số hay tiền mã hóa là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ (Milutinovic, 2018). Tiền mã hóa sử dụng công nghệ mã hóa và chuỗi khối (Blockchain) để bảo đảm tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính.
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
24/05/2024 23:29 6.521 lượt xem
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) là những định chế tài chính phát triển lớn, thành công trên thế giới...
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
20/05/2024 08:11 6.824 lượt xem
Đi đôi với phát triển kinh tế, Trung Quốc dần hình thành và triển khai chiến lược bài bản xây dựng và củng cố sức mạnh tài chính - tiền tệ với trọng tâm là phát triển CNY trở thành đồng tiền quốc tế...
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
16/05/2024 08:03 11.512 lượt xem
Trong kỉ nguyên của nền công nghiệp 4.0, tiền mã hóa là một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ số Blockchain. Các loại tiền mã hóa xuất hiện là tất yếu trong quá trình phát triển của các hình thái tiền tệ, đem đến sự phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và mở ra cho thị trường tài chính một trang mới.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

Vàng SJC 5c

80.000

82.020

Vàng nhẫn 9999

77.900

79.200

Vàng nữ trang 9999

77.800

78.800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,360 24,730 26,526 27,982 31,456 32,795 168.91 178.78
BIDV 24,400 24,740 26,774 27,992 31,880 32,828 170.69 178.32
VietinBank 24,373 24,713 26,765 27,965 31,875 32,885 170.38 178.13
Agribank 24,370 24,720 26,681 27,903 31,654 32,768 169.50 178.08
Eximbank 24,340 24,820 26,731 27,759 31,732 32,897 171.16 177.77
ACB 24,360 24,720 26,754 27,687 31,846 32,825 170.62 177.46
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?