admin Những điểm sáng trên thị trường tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng năm 2019
04/09/2019 09:51 16.200 lượt xem
Năm 2018, kinh tế thế giới tăng trưởng chững lại và biến động tỷ giá gia tăng trong bối cảnh bùng nổ cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Tháng 10/2018, IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 xuống mức 3,7% và tăng trưởng thương mại toàn cầu chỉ ở mức 4,2%, thấp hơn 1 điểm% so với năm 2017.
 
Theo OECD, tăng trưởng kinh tế thế giới đã đạt đỉnh vào năm 2017, dự báo đạt 3,7% trong năm 2018 và đạt khoảng 3,5% trong năm 2019. Trong khi đó, lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng cao hơn năm 2017 do giá hàng hóa năng lượng tăng, đặc biệt giá dầu bình quân tăng mạnh so với năm 2017. Đặc biệt, chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ, châu Âu và Anh do kỳ vọng lạm phát tăng cao. Do đó, tại nhiều nước mới nổi và đang phát triển, các Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) buộc phải tăng lãi suất, can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ứng phó với lạm phát cao đồng nội tệ mất giá mạnh và rủi ro dòng vốn đảo chiều khi lãi suất tại các nước phát triển tăng… Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính Việt Nam nổi lên những điểm sáng tích cực đáng chú ý và ghi nhận kết quả nỗ lực quản lý nhà nước nói chung, điều hành chính sách tài chính - tiền tệ nói riêng…
 
Những điểm sáng 2018
 
Bản lĩnh chủ động thích ứng linh hoạt và hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ là điểm sáng nổi bật năm 2018.
 
Sự điều hành chính sách tiền tệ 2018 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được đặc trưng bởi mục tiêu hài hòa lợi ích và đặt lợi ích quốc gia về ổn định kinh tế - tài chính - tiền tệ vĩ mô lên trên hết. Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” này được thể hiện đậm nét ở  nhiều sự việc, nổi bật là trong điều hành chính sách tỷ giá trung tâm và quản lý thị trường ngoại hối. Nhờ đó, NHNN sau khi linh hoạt mua - bán ngoại tệ thích ứng với cung - cầu thị trường và các động thái phức tạp của nhiều đồng tiền lớn trên thế giới, nhất là USD và Nhân dân tệ, vẫn tăng được dự trữ ngoại hối và thu được nhiều thành công khác: Tỷ giá  USD/VND cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn (mức tăng cả năm dưới 3% so với năm trước, thấp nhất khu vực); Thị trường vàng khá lặng sóng; Lãi suất vẫn được bình ổn trong bối cảnh hàng chục NHTƯ trên thế giới phải tăng: Lãi suất qua đêm VND tăng từ mức bình quân khoảng 1,53% trong đầu năm lên khoảng 3% trong nửa cuối năm 2018. Lãi suất tiền gửi bình quân năm 2018 tăng từ 5,11% (năm 2017) lên 5,25%. Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,91% (năm 2017: 8,86%). Lãi suất tăng nhẹ chủ yếu do kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động và các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II. Lạm phát được kiểm soát (ở mức 3,54%); Tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng khoảng 14 - 15% (so mức tăng 17,6% năm 2017) và là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây, trong khi GDP cả năm 2018 tăng tới 7,08%, cao nhất 11 năm qua...Đến cuối năm 2018, M2/GDP ước khoảng 168%, tăng thấp hơn so với bình quân giai đoạn 2012-2016. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP (là chênh lệch giữa tỷ lệ tín dụng/GDP thực tế của năm báo cáo so với mức trung bình của những năm gần đây) tăng 1,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015. Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô. Thanh khoản của hệ thống TCTD được đảm bảo, mặc dù kém dồi dào hơn vào cuối năm chủ yếu do áp lực từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối năm tăng cao. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống ước tăng tương đương năm 2017; Hệ số LDR khoảng 87,5% (năm 2017: 87,8%). 
 


Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, năm 2018 ghi nhận 
những khởi sắc tích cực về sức khỏe các định chế tài chính
 
Đáng chú ý, nghiệp vụ thị trường mở vẫn là công cụ sử dụng nhiều nhất, bên cạnh đó sự phối hợp chính sách tiền tệ và tài chính cũng được tăng cường, với sự xuất hiện tiền gửi Kho bạc Nhà nước (KBNN) - công cụ mới của nhà điều hành - tiêu biểu là việc chuyển hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền gửi ngân sách ứ đọng trong hệ thống ngân hàng, về “kho” NHNN khi có sự chậm giải ngân đầu tư công; giúp nâng cao hiệu quả chung điều hành chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Số liệu hết quí 1-2018 cho thấy, lượng tiền gửi này vào khoảng 253.000 tỉ đồng. Giải ngân đầu tư công tính đến hết 31/3/2018 là gần 35.000 tỉ đồng, bằng 9,3% kế hoạch cả năm. Giải ngân đầu tư công thấp, KBNN duy trì số dư lớn trong hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể áp lực cho lãi suất nội tệ. Đây cũng là giai đoạn thanh khoản liên ngân hàng ổn định và NHNN liên tục phát hành tín phiếu, hút ròng nội tệ, với lãi suất phổ biến chỉ ở mức 1,2% - 1,85%. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu NHNN hạ lãi suất OMO (lãi suất điều hành) từ 5% xuống 4,75% sau 5 năm, giúp giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, dù khi đó, động thái này khá ngược với xu hướng tăng lãi suất điều hành của hàng chục NHTƯ trên thế giới.
 
Bản lĩnh và sự kiên định mục tiêu vĩ mô cũng thể hiện trong những tháng cuối năm 2018, khi NHNN linh hoạt điều chỉnh tỷ giá trung tâm (nhưng không phá giá thụ động tiền tệ mạnh) thay vì tiếp tục bán ngoại tệ để giữ tỷ giá; kiên quyết từ chối nới room tín dụng cho các ngân hàng; đồng thời chủ động xiết lại cho vay bằng ngoại tệ và giảm mức vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn… nhằm kiểm soát nợ xấu và phòng ngừa rủi ro từ tác động tiêu cực của tài chính quốc tế.
 
Sức khỏe các định chế tài chính được cải thiện 
 
Năm 2018 cũng là năm tiếp tục thúc đẩy quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo hướng thắt chặt các tiêu chí xếp hạng và tiêu chuẩn hoạt động an toàn; cải thiện các chỉ số lợi nhuận và thanh khoản toàn hệ thống. Điều này thể hiện tập trung ở các chỉ số cơ bản chung của hệ thống cải thiện rõ rệt, nhất là nợ xấu, quy mô vốn và lợi nhuận; Đặc biệt, 3 ngân hàng thương mại (NHTM) đã đạt chuẩn Basel 2 trước thời hạn một năm.
 
Trong gần 8 năm (từ 2011 - 2018) thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Việt Nam đã thực hiện thành công 7 thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Hoạt động M&A, bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện, trong giai đoạn qua, ghi nhận sự tham gia của 16 NHTM, góp phần giảm bớt 10 NHTM (so với mức tổng cộng từng có 52 NHTM, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 31 TCTD phi ngân hàng, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 1.083 quỹ tín dụng cơ sở và 1 tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại thời điểm 2011). Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với thời gian trước đây. Xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng cũng đang có nhiều thay đổi khi các quỹ đầu tư và các định chế tài chính nước ngoài tích cực tham gia đầu tư vào những ngân hàng nội có tiềm năng phát triển, quản trị lành mạnh và hệ thống tài chính minh bạch. Nhiều chỉ tiêu an toàn vốn được xiết chặt, dòng tiền mua bán cổ phần ngân hàng cũng bị giám sát và thực chất hơn. 
 
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, năm 2018 ghi nhận những khởi sắc tích cực về sức khỏe các định chế tài chính (ĐCTC) Việt Nam: Tổng tài sản của các ĐCTC ước đạt 203% GDP, tăng 11,5% (năm 2017, tăng 17,5%). Tỷ trọng tài sản của các TCTD là 95,5% (năm 2017 là 96,1%), các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) là 3,4%, các công ty chứng khoán (CTCK) và công ty quản lý quỹ (Cty QLQ) là 1,1%. Vai trò cung ứng vốn của thị trường vốn cho nền kinh tế gia tăng, giảm gánh nặng cho tín dụng ngân hàng. Tỷ trọng cung ứng vốn từ thị trường vốn cho nền kinh tế tính theo giá trị phát hành thực tế trong năm 2018 chiếm 14% tổng cung ứng vốn (2017: 10,2%). Nếu tính theo giá trị vốn hóa thị trường, thì tỷ trọng cung ứng vốn danh nghĩa từ thị trường vốn chiếm khoảng 36,9% tổng cung ứng vốn (năm 2017: 36,7%). Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ĐCTC khoảng 2,4% (năm 2017, khoảng 2,5%). Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD là 2,4%; Tỷ lệ nợ quá hạn của CTCK và CT QLQ là 4,7%; Tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi của các DNBH là 6,4%. Tổng lợi nhuận sau thuế của các ĐCTC ước tăng 33% so với năm 2017. Trong đó, lợi nhuận của các TCTD ước tăng 40%; lợi nhuận các CTCK và CTQLQ tăng 18,1%.
 
Tổng tài sản hệ thống TCTD tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2017. Dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 16,6% tổng tín dụng của toàn hệ thống. Dư nợ cho vay phục vụ đời sống chiếm 18,8% tổng dư nợ của hệ thống TCTD. Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30,1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78,2% (năm 2017: 65,4%). Giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC). Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 59,8%; thu nợ từ khách hàng chiếm 33,2%; bán phát mại tài sản chiếm 3%, còn lại bằng các hình thức khác. Một số NHTM đã tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC hoặc chủ động mua lại các khoản nợ đã bán cho VAMC để tự xử lý. Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 42, hệ thống TCTD xử lý được khoảng 30% nợ xấu xác định tại thời điểm 15/8/2017. Vốn huy động ngoại tệ tăng khoảng 17% (năm 2017: 2,1%), chiếm 9,9% tổng vốn huy động. Vốn huy động VND tăng khoảng 14,3%, chiếm 90,1% tổng vốn huy động. Thanh khoản của hệ thống TCTD ổn định, do vốn huy động tăng trưởng ổn định trong khi tín dụng tăng thấp hơn so với các năm trước. Cuối năm 2018, tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống là khoảng 87,5% (năm 2017: 87,8%).  Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn bình quân giảm xuống còn 28,7% (năm 2017: 30,4%). Các NHTM chủ động cơ cấu lại kỳ hạn huy động và cho vay để đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 40% từ 1/1/2019. Các chỉ tiêu sinh lời tiếp tục được cải thiện, ROA ước đạt 0,9% (năm 2017: 0,73%), ROE ước đạt 13,6% (năm 2017: 11,22%). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) bình quân của hệ thống TCTD được cải thiện. CAR toàn hệ thống đạt 11,1%, do vốn tự có tăng 12,2%, trong khi tổng tài sản có rủi ro tăng thấp hơn (khoảng 10,8%). Tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản có hệ số rủi ro là 8,8% (năm 2017 là 7,8%).  
 
Cơ cấu thị trường tài chính được cải thiên, Việt Nam thành thị trường IPO lớn nhất Đông Nam Á
 
Hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Việt Nam đã có bước chuyển ngoại mục, khi lần đầu tiên vượt lên đứng đầu Đông Nam Á về tổng giá trị các vụ IPO trong năm 2018.
 
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, căng thẳng chính trị và biến động thị trường đã ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin kinh tế, dẫn tới việc trì hoãn nhiều kế hoạch IPO ở Singapore và thị trường IPO, Việt Nam cả năm 2018 đã có có 5 vụ IPO, huy động tổng cộng 2,6 tỷ USD (gấp hơn 5 lần tổng 13 vụ IPO cả năm 2018 của Singapore); với thương vụ IPO lớn nhất là vụ phát hành mang về 1,35 tỷ USD của Công ty bất động sản Vinhomes. Đây cũng là vụ IPO lớn nhất Đông Nam Á năm 2018. 
 
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ước đến 31/12/2018, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP (cuối 2017: 70,2% GDP).  Dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 tích cực. Khối ngoại mua ròng khoảng 1,9 tỷ USD cổ phiếu trên sàn, tập trung vào các giao dịch thỏa thuận lớn...Tổng giá trị danh mục đầu tư của khối ngoại khoảng 35,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cuối năm 2017.
 
Quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 27% GDP (tương đương với cuối năm 2017). Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối 2018 đạt khoảng 7% GDP, thấp hơn nhiều mức bình quân các nước khu vực (21% GDP), chỉ cao hơn Indonesia (2,9% GDP) và Philippines (6,5% GDP). Tổng tài sản hệ thống CTCK tăng khoảng 20,3% so với năm 2017. Tổng vốn chủ sở hữu tăng 22,8%. Tổng lợi nhuận sau thuế của hệ thống CTCK tăng khoảng 15,3%. Tỷ lệ vốn khả dụng bình quân hệ thống CTCK theo báo cáo khoảng 409,7% (cuối 2017: 413,4%). Tuy nhiên, vẫn còn 05 CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%, chiếm 0,2% tổng tài sản toàn hệ thống CTCK, nên mức độ tác động đến an toàn hệ thống là rất thấp.  Dư nợ cho vay ký quỹ của hệ thống CTCK ước tăng 14,5% so với cuối năm 2017. Tỷ trọng các khoản cho vay và phải thu trên tổng tài sản là 43,5% giảm so cuối năm 2017 (47,8%) do đó giảm rủi ro của hệ thống CTCK.
 
Năm 2018, điều khá bất ngờ là TTCK phái sinh Việt Nam, tuy mới hoạt động từ ngày 10/8/2017 chỉ với một sản phẩm giao dịch là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30, nhưng thị trường đã phát triển vượt kỳ vọng đặt ra. Tính đến hết 27/12/2018, khối lượng giao dịch trên TTCK phái sinh đã đạt hơn 19 triệu hợp đồng, tăng gấp khoảng 17,7 lần năm 2017. Ngoài ra, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt khoảng 78.600 hợp đồng, gấp khoảng 7,2 lần năm 2017. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng đạt hơn 20.000 hợp đồng, gấp 2,46 lần so với phiên giao dịch đầu năm. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hiện tại đang có hơn 57.000 tài khoản. TTCK phái sinh đã bắt đầu thể hiện vai trò là một kênh đầu tư và phòng vệ rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh. Mặc dù thị trường cơ sở có nhiều biến động, nhưng thị trường phái sinh hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt. Các phân hệ của hạ tầng công nghệ phục vụ thị trường, bao gồm hệ thống giao dịch, hệ thống bù trừ và thanh toán thị trường, hệ thống công bố thông tin, vận hành thông suốt, ổn định và an toàn. Hoạt động giao dịch và trao đổi dữ liệu trên hệ thống giữa HNX, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) với các thành viên thị trường thực hiện ổn định, chính xác.
 
Theo Bộ Tài chính, kết thúc năm 2018, theo ước tính, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 390.717 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Tổng số tiền đầu tư ước đạt 324.644 tỷ đồng, tăng 31%. Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 247.500 tỷ đồng, tăng 31%. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 82.584 tỷ đồng, tăng 26%. Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 151.001 tỷ đồng. Năm 2018, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã tăng vốn thêm khoảng 15.000 tỷ đồng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và để đảm bảo khả năng thanh toán. Toàn ngành Bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 36.415 tỷ đồng, trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.765 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 18.650 tỷ đồng. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2018 ước đạt 9.654 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm trước…Tỷ lệ biên khả năng thanh toán bình quân của hệ thống DNBH đạt 239% (cuối 2017: 237%), cao hơn mức 100% theo quy định. Chỉ có 1/48 DNBH có tỷ lệ biên khả năng thanh toán dưới 100%, chiếm 0,4% tổng tài sản toàn hệ thống.
 
Triển vọng năm 2019
 
Năm 2019, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc tiếp tục gia tăng kéo theo rủi ro rút vốn và khủng hoảng cơ chế tỷ giá hối đoái tại các nước mới nổi; thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm. Tăng trưởng thương mại thế giới được IMF dự báo chỉ khoảng 4%, giảm 0,2 điểm % so với năm 2018. Giá hàng hóa, giá dầu dự báo biến động không nhiều. Xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tiếp tục diễn ra tạicác nước phát triển, nhưng thận trọng và dè dặt hơn.Tại Mỹ, Fed có thể chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần thay vì 3 lần như dự báo. Do đó, đồng USD được dự báo tăng không nhiều, thậm chí có tổ chức dự báo giảm… 
 
Triển vọng kinh tế Việt Nam 2019 được dự báo khá thuận lợi, với mức tăng trưởng GDP đạt 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 và hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất do tác động của chiến tranh thương mại, cũng như do triển vọng thực thi  các hiệp định mới như CPTPP và các các FTAs khác; áp lực CPI có thể tăng mạnh hơn năm 2018.
 
Đặc biệt, năm 2019 và thời gian tới, có nhiều cơ sở để kỳ vọng vào hệ thống ngân hàng Việt Nam, hệ thống tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển an toàn trên cơ sở xiết chặt hơn giới hạn tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%, nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 200%; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài; kiên định mục tiêu chống tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, điều hành ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay nội tệ trong nền kinh tế, quyết liệt xử lý nợ xấu, tăng vốn điều lệ và bảo đảm chỉ tiêu hệ số an toàn vốn (CAR) đối với các NHTM, khuyến khích hoạt động M&A và niêm yết cổ phiếu các NHTM trên TTCK. Năm 2019, áp lực lên tỷ giá có chiều hướng thuận lợi hơn do khả năng USD sẽ không tăng nhiều, thậm chí có thể suy yếu hơn; giá hàng hóa thế giới tăng không lớn…
 
Năm 2019 cũng kỳ vọng có sự gia tăng các gói vay “tín dụng xanh” dành cho khách hàng kinh doanh, sản xuất bảo vệ môi trường với lãi suất ưu đãi, chỉ khoảng chỉ 5 - 6% một năm. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN, dư nợ tín dụng xanh đang tăng nhanh, từ mức đạt 180.121 tỷ đồng vào quý IV/2017, lên mức 188.270 tỷ đồng quý I/2018 và 188.132 tỷ đồng quý II 2018, còn trong quý III/2018 đạt 235.717 tỷ đồng.
 
Thống kê của NHNN cho thấy, hiện có khoảng 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, trong đó chủ yếu được thực hiện tại một số hội sở chính và chi nhánh của các ngân hàng như Sacombank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, SHB, ACB, Viet A Bank, OCB, Kien Long Bank, PVCombank, HSBC...Bên cạnh đó, có 26% số ngân hàng xây dựng và triển khai quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các ngân hàng được cấp phép hoạt động dưới hình thức ngân hàng 100% vốn sở hữu nước ngoài như HSBC, Standard Chartered... Một số ngân hàng cổ phần trong nước cũng đã xây dựng và ban hành quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội bằng văn bản. 
 
Sau khi NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam vào tháng 8/2018, tín hiệu tích cực đầu tiên về sự hưởng ứng của các NHTM đã được ghi nhận vào ngày 18/12/2018, khi Ngân hàng Nam Á và Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) chính thức ký kết triển khai chương trình “tín dụng xanh” cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân với lãi suất ưu đãi. Đây là bước đi đầu tiên của ngân hàng này trong dự án cộng đồng “tôi chọn sống xanh”. Tín dụng xanh là những khoản tín dụng được ngành Ngân hàng hỗ trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Chương trình “tín dụng xanh” không chỉ đem lại những lợi ích lớn cả về tăng trưởng phát triển kinh tế, mà còn nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường. 
 
Đặc biệt, dư luận hoan nghênh chủ trương của NHNN dự kiến năm 2019 sẽ tung ra gói tín dụng 5.000 tỷ đồng giao cho Agribank triển khai để phục vụ nhu cầu vay cấp bách của người dân, với điều kiện, thủ tục hết sức đơn giản, thời gian xét duyệt khoản vay nhanh, trong một ngày và mức cho vay tối đa khoảng 30 triệu đồng. Còn lãi suất cho vay cũng tính toán hợp lý; nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tệ nạn phức tạp của tín dụng đen (ước tính đang cho vay khoảng 2.500 tỷ đồng).
 
Việt Nam sẽ vững ở vị trí thị trường IPO số 1 khu vực từ nay đến năm 2021. Theo một báo cáo từ Baker McKenzie và Oxford Economics, từ nay đến năm 2021, Việt Nam sẽ vững ở vị trí thị trường IPO số 1 khu vực theo sau là Singapore và Thái Lan, do Việt Nam đang đẩy mạnh việc bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước. 
 
Năm 2019, TTCK Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực của diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm; nhưng vẫn nằm trong nhóm các thị trường mới nổi có khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài do kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và triển vọng nâng hạng TTCK; mặc dù cần tiếp tục bổ sung các loại hình quỹ đầu tư, như quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ tín thác...; đa dạng hóa sản phẩm và phương thức giao dịch (nghiệp vụ bán khống, cho vay cổ phiếu để bán); cải thiện tính minh bạch của thông tin…
 
Đặc biệt, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dự báo sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Đồng thời, hoạt động phát hành TPDN ra thị trường quốc tế cũng có thể sẽ sôi động hơn nhờ Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành TPDN thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho các DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. 
 
Trong năm 2019, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ đưa sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ (TPCP) lên giao dịch trên TTCK phái sinh nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thu hút hơn nữa các nhà đầu tư tham gia TTCK phái sinh. HĐTL TPCP sẽ là sản phẩm giao dịch chủ yếu hầu như chỉ dành cho nhà đầu tư tổ chức (các quỹ đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng), vì vậy, sẽ tăng dần tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức cho thị trường phái sinh… Tuy nhiên, với chỉ 57.000 tài khoản của các nhà đầu tư trên TTCK phái sinh, trong đó, hơn 5.000 tài khoản có giao dịch, thì trước mắt, TTCK phái sinh Việt Nam mới chỉ là công cụ phòng ngừa rủi ro và đầu tư cho hơn 5.000 nhà đầu tư (chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân). Đây là thách thức lớn cho TTCK phái sinh nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung trong việc “định chế hóa” bên cầu của thị trường, giúp cho TTCK phát triển bền vững hơn.
 
Ngoài ra, dù quy mô TTCK hiện vượt mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là đến năm 2020 đạt 70% GDP, từng bước trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, nhưng việc đăng ký, giao dịch niêm yết trên TTCK của các doanh nghiệp cổ phần hóa chậm. Đến nay, còn 667 doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK, ảnh hưởng tới mục tiêu đổi mới khu vực DNNN là tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
 
Cở sở pháp lý quản lý thị trường tài chính sẽ được tăng cường trong năm 2019. Bộ Tài chính đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); trình Chính phủ Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sáp nhập 2 Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) và sẽ tập trung xây dựng, ban hành các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán, như đa dạng hóa sản phẩm phái sinh; cơ chế tạo lập thị trường, tăng cường quản trị công ty… nhằm thu hút nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài.
 
Một động thái khác đáng chú ý là xu hướng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động. Theo đó, từ ngày 19/12/2018, Sacombank (ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất nhóm cổ phần) đã thông báo lãi huy động với mức tối đa tăng 1,4% so với trước; kỳ hạn 12 tháng lãi suất 7,7% một năm. Lãi suất cao nhất của VPBank hiện nay là 7,8% mỗi năm (tăng 0,5 điểm % so với tháng 11) áp dụng cho các kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng với khoản tiền gửi từ 5 tỷ đồng. Chung xu hướng, đầu tháng 12, ACB tăng lãi suất kỳ hạn 3 tháng 0,1% cho hình thức gửi tiết kiệm thông thường và tăng khoảng 0,2% với khách hàng ưu tiên ở một số kỳ hạn chính. Hiện kỳ hạn 18 tháng có mức lãi suất cao nhất tại  khi niêm yết mức 7,2% một năm được áp dụng với số tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên. Trước đó 1 tháng, BIDV cũng đã tăng 0,5% so với các mức cũ. Vietinbank cũng tăng 0,3% cho các mức lãi suất huy động của mình.
 
Rủi ro của mô hình cho vay ngang hàng sẽ có thể gia tăng nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ từ NHNN và thiếu hiểu biết của người dân.
 
Sự phát triển của mô hình P2P Lending trên thế giới trong một thập niên gần đây đã tạo ra kênh cung ứng vốn mới trên thị trường. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia, có thể gây ra mất ổn định kinh tế xã hội.  Tại Việt Nam, đã xuất hiện một số công ty cung ứng dịch vụ tương tự mô hình các công ty vận hành cho vay ngang hàng (P2P Lending). Tuy nhiên, mô hình này còn nhiều bất cập, khiến tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên và cả xã hôi, nhất là do không minh bạch về mức lợi nhuận; khả năng bị đánh cắp thông tin do lỗ hổng bảo mật; một số đối tượng núp bóng giao dịch để trốn thuế, rửa tiền; biến tướng để huy động tài chính đa cấp; nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen núp bóng nền tảng P2P Lending để cho vay vượt trần lãi suất; không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải, hoặc tình trạng đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia. Nếu xảy ra tranh chấp do việc không đòi được các khoản đã cho vay, người cho vay có thể mất tiền, khó truy đòi trách nhiệm từ các công ty cung ứng nền tảng cho vay ngang hàng.
 
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, toàn thị trường bảo hiểm đặt mục tiêu năm 2019 tăng trưởng 25% doanh thu phí bảo hiểm, trong đó, dự kiến lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng 35%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10%. Dự báo, thị trường bảo hiểm tiếp tục có vị trí quan trọng trên thị trường tài chính, riêng số tiền được đầu tư từ các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm cần có chuẩn bị kỹ lưỡng về công nghệ, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực để nắm bắt thời cơ và vào cuộc một cách mạnh mẽ trước xu hướng của cuộc cách mạng số mà dự báo sẽ làm thay đổi, tác động rất nhiều đến các lĩnh vực kinh tế xã hội.
 
Đặc biệt, thực thi CPTPP sẽ có tác động mạnh hai chiều tới TTTC Việt Nam. Một mặt, CPTPP sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng; tăng cơ hội thu hút đối tác ngoại và mở rộng thị phần, cũng như áp lực xử lý tranh chấp tại các TTTC nước ngoài; mặt khác, các ngân hàng Việt Nam cũng chịu thêm nhiều áp lực cạnh tranh và thu hẹp thị phần ngay trên sân nhà.

TS. Nguyễn Minh Phong
ThS. Nguyễn Trần Minh Trí


Nguồn: TCNH số 2+3/2019
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 244 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 473 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 678 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 812 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.157 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 962 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 3.856 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 6.789 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 2.334 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.108 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
17/10/2024 08:45 1.791 lượt xem
Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
16/10/2024 08:00 951 lượt xem
Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước.
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
15/10/2024 08:02 563 lượt xem
Bảo lãnh tín dụng được coi là một công cụ hữu hiệu giúp khắc phục được “điểm nghẽn” về vốn cho phát triển “tam nông”. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
14/10/2024 08:00 809 lượt xem
Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp về tiền tệ, tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
11/10/2024 09:58 508 lượt xem
Dự báo hiện tại (Nowcasting) rất quan trọng trong kinh tế học vì dữ liệu cho các chỉ số chính như GDP thường có độ trễ và sai số đo lường đáng kể (Giannone và cộng sự, 2008)...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?