admin Mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4
06/10/2021 08:34 7.223 lượt xem
Tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc chủ yếu vào thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Khu vực thương mại - dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (trên 60%) và duy trì xu hướng tăng trong những năm gần đây, ngay cả giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021...
 

1. Cấu trúc kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh trước làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4
 
Tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc chủ yếu vào thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Khu vực thương mại - dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (trên 60%) và duy trì xu hướng tăng trong những năm gần đây, ngay cả giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Trong 5,46% tăng trưởng GRDP sáu tháng đầu năm 2021 có 3,66% đến từ thương mại - dịch vụ, đây cũng là lĩnh vực có sức bật cao so với các ngành khác trong các đợt dịch trước đây. Khu vực công nghiệp - xây dựng của Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai, đóng góp trên 24% GRDP Thành phố. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò chủ đạo cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, chiếm tỷ trọng 69,29% tổng kim ngạch xuất khẩu - không tính xuất khẩu dầu thô; và 49,06% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ở nửa đầu năm 2021, khu vực này đã được xem là động lực chính trong tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Thành phố với kim ngạch xuất khẩu tăng 6,2% và nhập khẩu tăng 12,2% so cùng kỳ năm 2020. Tương ứng, đóng góp chính vào ngân sách Thành phố là từ thu nội địa (64% đến 68%), thu từ xuất nhập khẩu góp 30 - 31% và khoảng 3,2% thu từ dầu thô. 
 
Cấu trúc trụ lực này duy trì ổn định ngay cả sau làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 3. Sang 6 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng vẫn diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đạt 5,46% - tăng gấp ba lần so với 6 tháng đầu năm 2020. Quý I/2021 và Quý II/2021, nền kinh tế Thành phố đã phục hồi ngoạn mục sau khó khăn trong năm 2020. Đúng như nhận định của nhóm nghiên cứu: “Sau tình trạng suy thoái sâu sẽ là sự phục hồi mạnh mẽ, là đặc điểm chính của thành phố năng động và còn nhiều tiềm năng phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh”. Tổng thu ngân sách được cập nhật đến 7 tháng đầu năm 2021 rất cao, đã đạt được 66,67% nhiệm vụ thu cả năm (365.000 tỷ đồng). GRDP đạt 680.328 tỷ đồng, là mức giá trị tạo thành chưa từng có trước đó. Thế nhưng, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã nhanh chóng gây nên sự sụt giảm nghiêm  trọng ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, gây ra nhiều tổn thương nặng nề.
 
2. Mức độ tổn thương do làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4
 
Những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 xuất hiện sớm ở một số ngành từ tháng 5/2021, bắt đầu lan rộng trong tháng 6/2021. Tác động xấu nhất của dịch bệnh Covid-19 đã bộc lộ rõ vào tháng 8/2021 và tiếp tục kéo dài đến nửa đầu tháng 9/2021. 
 
Tháng 7/2021 ghi nhận tổn thương nghiêm trọng nhất xảy ra ở ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Tất cả 10 ngành sản xuất công nghiệp chế biến đều sụt giảm nghiêm trọng. So với cùng kỳ năm 2020, cả 10 ngành đều có tăng trưởng âm. Mà mảng dịch vụ tổn thương nghiêm trọng ngay khi giãn cách. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2021 giảm 27,72% so với tháng 6/2021; tương đương giảm 42,25% so với năm 2020. Các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, lữ hành là hai ngành chịu tổn thất nặng nề nhất. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ lữ hành gần như về 0 và hoàn toàn đóng băng trong suốt hơn nửa năm qua mà chưa có tín hiệu phục hồi. Đóng góp của dịch vụ lưu trú và ăn uống vào tổng doanh thu ngành rất khiêm tốn, đặc biệt lao dốc trong tháng 6/2021 và tháng 7/2021 khi thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16) và Chỉ thị 16+ ở mức cao hơn về giãn cách cùng quy định phong tỏa nhiều khu vực. 
 
Hoạt động vận tải hàng không chịu khủng hoảng nặng nề nhất vì tốc độ tăng trưởng của hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa liên tiếp lao dốc qua từng tháng. Tính đến tháng 6/2021, tỷ lệ này đã rời khỏi mốc -90% và có khả năng tiếp tục giảm. Đường bộ là phương tiện vận tải có kết quả tương đối khả quan so với các phương tiện khác khi tốc độ tăng trưởng là 1,60% và -2,10% trong tháng 5/2021 lần lượt đối với vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.
 
Xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề. Toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19. Sự sụt giảm nghiêm trọng xuất hiện từ tháng 6/2021 và tiếp tục nặng nề hơn trong tháng 7/2021, kéo theo nhiều lệ lụy. Thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhanh, chỉ đạt trung bình 200 tỷ đồng so với mức trung bình 540 tỷ đồng mỗi ngày ở thời kỳ trước. Xuất khẩu dầu thô giảm đến 58% doanh số. Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện, là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi tháng, đã sụt giảm gần ¼ doanh số; tiềm ẩn nguy cơ đối tác xuất khẩu hủy đơn khi doanh nghiệp không đảm bảo được tiến độ giao hàng, hệ lụy có thể kéo dài đến hết năm 2021, qua năm 2022. 
 
Hoạt động nhập khẩu giảm mạnh mức 30 - 40% ở mọi mặt hàng, bắt đầu từ tháng 6/2021 và nghiêm trọng hơn vào tháng 7/2021, ngược hoàn toàn với sự gia tăng mạnh mẽ trong tháng 5/2021 nhờ sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Chỉ riêng có mặt hàng máy vi tính, linh kiện sản xuất sản phẩm điện tử được nhập khẩu mạnh trong tháng 7/2021, tăng 43,39% so với tháng 6 về số tương đối, tương ứng tăng gần 1 tỷ USD về số tuyệt đối. Đây là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt trên 1 tỷ USD mỗi tháng và chiếm xấp xỉ 35% tổng kim ngạch nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu sụt giảm vì nhiều nguyên nhân, từ sản xuất bị ngưng lại, do chuỗi logistics bị gián đoạn, nhưng tập trung nhiều ở lý do khủng hoảng thiếu container làm nghẽn chuỗi cung ứng logistics quốc tế. Các cảng ở Bờ Tây - Mỹ và ở Quảng Đông - Trung Quốc đã trải qua vấn đề này kéo dài hàng tháng và đây cũng đang là mối nguy tại các cụm cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nhập khẩu khó khăn nhưng hàng về đến cảng không được giải phóng do chuỗi logistics bị hạn chế gây nên tình trạng tồn ứ tại cảng, kéo theo hàng loạt hệ lụy. Điển hình tại cảng Cát Lát, hàng nhập tồn hàng chục nghìn container chưa được giải phóng, trong đó 10% đã tồn kéo dài trên 90 ngày. Dịch vụ vận tải đối mặt với tình trạng hàng về không có điểm hạ container, thiếu container rỗng phục vụ cho hàng xuất. Hệ lụy này như vòng xoáy sụt giảm mọi phương diện.
 
Tình hình xấu đi rất nhiều trong tháng 8/2021, doanh số thương mại - dịch vụ chỉ  còn 35.500 tỷ đồng, chưa bằng 30% doanh thu hàng tháng trong điều kiện bình thường. Ngành công nghiệp giảm sâu 22,4% so với tháng 7/2021, nghiêm trọng nhất ở sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, dệt, sản xuất da. Xuất nhập khẩu giảm mạnh từng ngày. Chỉ sau 2 tuần đầu tháng 8/2021, doanh số xuất  khẩu đã giảm đến 24,2%, nhập khẩu giảm 11,7%, thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm  3.860 tỷ đồng, chỉ còn bằng với 2/3 so với 2 tuần cuối tháng 7/2021. 
 
Hệ lụy là việc đảm bảo nguồn thu ngân sách trở nên rất khó khăn, trong khi đó chi bất thường do các ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh. Thu nội địa chịu tổn thương nghiêm trọng và còn kéo dài. Nguồn thu từ dầu thô đã giảm nghiêm trọng do cú sốc kép gồm giá dầu thế giới giảm mạnh và dịch bệnh Covid-19.  Kỳ vọng tăng được nguồn thu từ dầu thô cũng rất hạn chế. Giá dầu đảo chiều, giảm mạnh từ tháng 7/2021 và dự đoán tiếp tục giảm cho đến hết năm 2021. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu dù bị ảnh hưởng nghiệm trọng nhưng dự kiến là lực kéo, tạo nguồn cho thu ngân sách năm 2021. (Hình 1, 2, 3)
 






 
3. Những tín hiệu tích cực xuất hiện ngay trong giai đoạn khó khăn nhất
 
Mặc dù trong khó khăn, sức khỏe của nền kinh tế vẫn có những dấu hiệu tích cực: Bốn mặt hàng xuất khẩu có tín hiệu phục hồi ngay sau đứt gãy sản xuất trong tháng 6/2021, gồm: Cao su, gạo, cà phê và hàng dệt may (Hình 4). Năm thị trường xuất khẩu chính vẫn còn hoạt động tương đối tích cực, doanh số xuất khẩu tháng 7/2021 tăng mạnh so với tháng 6/2021, gồm Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Nhật và Hàn Quốc. Xuất khẩu đến Hồng Kông tăng 65,61% so với tháng 6/2021, đến Hàn Quốc tăng 21,32%, đến Mỹ tăng 7,3%. Đây là 5 thị trường có giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD mỗi tháng, xét riêng doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có 3 thị trường xuất khẩu quy mô nhỏ vẫn hoạt động tích cực gồm Hà Lan, Singapore, Thái Lan… Tiêu biểu, xuất khẩu sang Singapore tháng 7/2021 tăng 1,5 lần so với tháng 6/2021. 
 

 
 
Kết quả hoạt động trong lĩnh vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ba tháng 5/2021, 6/2021 và 7/2021 vừa qua cho phép khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút vốn FDI và đây là những tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh “âm u” của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4. Số lượng dự án FDI được cấp phép vẫn tăng mạnh ngay cả trong những tháng khó khăn nhất, từ 287 dự án vào tháng 5/2021, đến 262 dự án vào tháng 6/2021 và tiếp tục tăng lên 345 dự án vào tháng 7/2021 (Hình 5). Các hoạt động bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy thu hút được nhiều FDI nhất, cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư. Ngay cả trong tháng 7/2021, khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 trở nên nghiêm trọng hơn, thì vẫn có đến 143 dự án FDI cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này, tăng hơn so với tháng 6/2021 là 29 dự án. Tương ứng, số vốn đăng ký trong tháng 7/2021 là 58,3 triệu USD, tăng hơn so với mức 51,10 triệu USD đăng ký ở tháng 6/2021. Điểm đáng chú ý là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ thu hút rất nhiều dự án FDI trong thời gian này, với 71 dự án được cấp phép trong tháng 6/2021 và 104 dự án trong tháng 7/2021. Số vốn tương ứng là 12,8 triệu USD cho tháng 6/2021 và 16 triệu USD cho tháng 7/2021. Hoạt động kinh doanh bất động sản hút một lượng rất lớn vốn FDI so với trước đó, hơn 1.250 triệu USD mỗi tháng, không chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đang hoành hành. Xấp xỉ một nửa vốn FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh trong các tháng 5/2021, 6/2021 và 7/2021 chảy vào các hoạt động kinh doanh bất động sản này. 
 

 
4. Khả năng hồi phục và các hỗ trợ cần thiết cho sự hồi phục 
 
Mặc dù kết quả đạt được của 8 tháng đầu năm 2021 rất tích cực, nhưng dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn quá trình hồi phục của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng thời gian giãn cách ở nhiều cấp độ, tính đến 15/9/2021 lên đến 108 ngày, chiếm đến 30% quỹ thời gian của 1 năm. Tổn thất tăng cấp số nhân theo số đợt giãn cách và cấp độ giãn cách. Tương ứng, số đợt giãn cách càng dài nền kinh tế càng lún sâu vào khó khăn, khủng hoảng việc làm nghiêm trọng thì càng làm cho  khả năng hồi phục chậm lại. Chính vì vậy, việc đảm bảo cho sự phục hồi trở nên rất thách thức. 
 
Mặc dù nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chịu tổn thương nặng nề ở làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, nhưng với nội lực tốt nên có khả năng tự hồi phục ngay sau khi mở cửa dần trở lại ở mức cơ bản đối với tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên, mức độ phục hồi tự thân sẽ rất hạn chế về mức độ và chậm theo thời gian. Để đảm bảo được sự phục hồi nhanh sau thời gian chịu lực nén do dịch Covid-19, nền kinh tế rất cần sự trợ lực để tạo đà phục hồi, trực tiếp, gián tiếp và tương thích với từng giai đoạn. 
 
Giai đoạn đầu, để hỗ trợ ổn định và tái thiết, cần ưu tiên đảm bảo an sinh và sinh kế, đây là giai đoạn quan trọng tạo bước đệm cho giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn này, các gói hỗ trợ phù hợp bao gồm: Hỗ trợ an sinh cho người dân duy trì mức sống tối thiểu; hỗ trợ chi phí giáo dục cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ cho tiểu thương và hộ kinh doanh để duy trì địa điểm kinh doanh cũng như chuyển đổi phương thức, tập quán kinh doanh từ offline sang online, trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. 
 
Giai đoạn phục hồi, nền kinh tế cần được hỗ trợ 3 yếu tố: Kích cầu tiêu dùng, lao động và vốn. Hỗ trợ thông qua giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng cho người tiêu dùng và giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có tác dụng kích cầu mạnh, nên sử dụng làm bàn đạp đẩy nền kinh tế phục hồi. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp tái tạo việc làm cho người lao động là rất cần thiết và phù hợp. Các gói này hướng đến mục tiêu giúp doanh nghiệp hạn chế sa thải lao động, tuyển dụng trở lại số lao động đã nghỉ việc hoặc giúp chuyển đổi vị trí việc làm cho lao động, giúp thu hút lao động có tay nghề. 
 
Cuối cùng, nhằm tạo sự đột phá, đưa nền kinh tế tăng trưởng lên một bậc và duy trì ổn định ở mặt bằng tăng trưởng mới, cần tập trung vào hỗ trợ yếu tố công nghệ. Gói kích thích số giúp mọi thành viên trong nền kinh tế bắt kịp tốc độ phát triển theo cấp số nhân của công nghệ, đang diễn ra mạnh mẽ và cấp thiết trên toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 cho thấy vai trò to lớn của công nghệ, không chỉ trong duy trì kinh tế mà còn cả trong mọi mặt của đời sống. Về lâu dài, đầu tư công sẽ là cốt lõi để duy trì sự phát triển bền vững. 
 
Thành phố Hồ Chí Minh có thể phục hồi và phát triển mạnh mẽ như đã từng hay không, ngoài việc phụ thuộc vào việc áp dụng các gói hỗ trợ này, còn tính đến khả năng kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 ở mức ổn định. Bên cạnh đó, điều quan trọng là quy mô hỗ trợ phải đủ lớn và thời gian áp dụng đủ dài để phát huy được các tác dụng tích cực.
 
(Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu “Kiến tạo động lực phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn Covid-19 lần thứ 4” do Trường Đại học Kinh tế - Luật và Viện Nghiên cứu Phát triển công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM thực hiện).

 Tài liệu tham khảo:
 
1. Clemens, M., & Roeger, W. (2021). Temporary VAT Reduction during the Lockdown. 
 
2. Funke, M., & Terasa, R. (2020). Will Germany’s Temporary VAT Tax Rates Cut as Part of the Covid-19 Fiscal Stimulus Package Boost Consumption and Growth? 
 
3. Guo, Y. M., & Shi, Y. R. (2021). Impact of the VAT reduction policy on local fiscal pressure in China in light of the COVID-19 pandemic: A measurement based on a computable general equilibrium model. Economic Analysis and Policy, 69, 253-264. 
 
4. International Monetary Fund (IMF). (2021). Policy responses to Covid-19.   Retrieved from https://www.imf.org/en/Topics/imf-and-covid19/Policy-Responses-to-Covid-19#T
 
5. OECD. (2020). Tax and fiscal policy in response to the Coronavirus crisis: Strengthening confidence and resilience. 
 
6. Richard Blundell, Peter Levell, & Helen Miller. (2020). A temporary VAT cut could help stimulate the economy, but only if timed correctly Retrieved from https://ifs.org.uk/publications/14903
 
7. Chính phủ (ngày 01/7/2021): Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
 
8. Hoàng Công Gia Khánh và cộng sự. (tháng 5/2020). Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế giai đoạn Covid-19, Trường Đại học Kinh tế - Luật.
 
9. Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 25/6/2021): Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
 
10. Atashbar., T. (2020). Financing the Covid-19 deficit when you are short of money: Beware of copy-cat policymaking. VoxEU.org, 13 April. 
 
11. Fornaro, L and M Wolf (2020). Coronavirus and Macroeconomic Policy. VoxEU.org, 10 March. 
 
12. HM Government (2021). Covid-19 response - Spring 2021, https://assets.publishing. 
 
13.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/963491/Covid-19_Response_-_Spring_2021.pdf (truy cập ngày 25/8/2021).
 
14. International Monetary Fund (IMF). (July 2021). Fiscal Monitor Database of Country Fiscal Measures in Response to the Covid-19 Pandemic. https://www.imf.org/en/Topics/imf-and-covid19/Fiscal-Policies-Database-in-Response-to-COVID-19 (truy cập ngày 25/8/2021).

TS. Phạm Thị Thanh Xuân
PGS., TS. Hoàng Công Gia Khánh
ThS. Huỳnh Thị Minh Lý 


Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam
19/11/2024 09:44 244 lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng...
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm
18/11/2024 11:30 474 lượt xem
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
11/11/2024 08:25 678 lượt xem
Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này.
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
05/11/2024 08:10 812 lượt xem
Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng.
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
Đánh giá khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng của NHTM Việt Nam bằng mô hình định lượng
04/11/2024 08:23 1.157 lượt xem
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi từ khách hàng thông qua phương pháp khảo sát và phân tích hồi quy dữ liệu của 37 NHTM Việt Nam.
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam
31/10/2024 08:07 962 lượt xem
Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà loài người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sau gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế
29/10/2024 15:02 3.856 lượt xem
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng lên, khẳng định vai trò tích cực và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, hợp tác phát triển và thúc đẩy tiến bộ toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 và một số đề xuất, khuyến nghị
22/10/2024 14:35 6.794 lượt xem
Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 9, quý III và 9 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung 9 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam
21/10/2024 08:35 2.335 lượt xem
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
18/10/2024 08:05 2.108 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét tác động của tiền gửi đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2014 - 2023.
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Thách thức và giải pháp tài chính trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
17/10/2024 08:45 1.792 lượt xem
Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động lớn đến đời sống và kinh tế toàn cầu, nông nghiệp tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trên hai khía cạnh thích ứng với môi trường và tác động tiêu cực đến môi trường.
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
Tiếp cận phương pháp xác định hành vi quản trị lợi nhuận theo hướng truyền thống và hiện đại
16/10/2024 08:00 951 lượt xem
Quản trị lợi nhuận là một chiến lược có thể được ban quản lí cố ý sử dụng để điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập của công ty với các mục tiêu đã xác định trước.
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - công cụ hỗ trợ phát triển “tam nông”: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
15/10/2024 08:02 563 lượt xem
Bảo lãnh tín dụng được coi là một công cụ hữu hiệu giúp khắc phục được “điểm nghẽn” về vốn cho phát triển “tam nông”. Bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Nhật Bản về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững
14/10/2024 08:00 809 lượt xem
Quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp về tiền tệ, tín dụng để khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
Xây dựng mô hình dự báo hiện tại tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam
11/10/2024 09:58 508 lượt xem
Dự báo hiện tại (Nowcasting) rất quan trọng trong kinh tế học vì dữ liệu cho các chỉ số chính như GDP thường có độ trễ và sai số đo lường đáng kể (Giannone và cộng sự, 2008)...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

83,700

86,200

Vàng SJC 5c

83,700

86,220

Vàng nhẫn 9999

83,700

85,600

Vàng nữ trang 9999

83,600

85,200


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,150 25,502 26,092 27,523 31,263 32,592 158.81 168.04
BIDV 25,190 25,502 26,295 27,448 31,648 32,522 160.63 167.55
VietinBank 25,198 25,502 26,307 27,507 31,676 32,686 160.27 168.02
Agribank 25,200 25,502 26,225 27,408 31,448 32,511 160.54 168.04
Eximbank 25,160 25,502 26,287 27,168 31,543 32,559 161.12 166.54
ACB 25,170 25,502 26,309 27,212 31,642 32,598 160.68 167.03
Sacombank 25,180 25,502 26,294 27,267 31,555 32,708 160.81 167.32
Techcombank 25,184 25,502 26,134 27,486 31,274 32,605 157.32 169.76
LPBank 25,190 25,502 26,591 27,484 31,928 32,590 162.28 169.38
DongA Bank 25,230 25,500 26,300 27,150 31,600 32,550 159.20 166.40
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?