Liệu Nhân dân tệ có thể cạnh tranh với USD trong hệ thống tài chính toàn cầu?
04/05/2022 4.884 lượt xem
Các công ty phương Tây đang rời khỏi Nga, đồng nghĩa với việc thương mại với Trung Quốc sẽ mở rộng. Một số ngân hàng Nga đã đề nghị khách hàng mở tài khoản bằng tiền Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liệu Nhân dân tệ (CNY) có thể cạnh tranh với USD trong hệ thống tài chính toàn cầu?

Một CNY - một con đường

Trở lại năm 2019, Moscow và Bắc Kinh quyết định từ bỏ các khoản thanh toán bằng đồng USD. Nhưng vào thời điểm đó, các ngân hàng Trung Quốc đã không loại bỏ đồng tiền của Mỹ. Tuy nhiên, hai nước đã thực hiện những bước đầu tiên hướng tới việc liên kết các hệ thống thanh toán điện tử.
 

Cạnh tranh giữa CNY và USD
 
Hiện nay, chủ đề chuyển đổi thương mại với Nga sang đồng Ruble - hoặc CNY lại được Trung Quốc đưa ra. Các tổ chức tín dụng ở Nga và Belarus cũng đang nghĩ đến việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ thanh toán từ các đồng tiền phương Tây sang các đồng tiền khác. Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB), ngân hàng Nga duy nhất có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc, cùng với Alfa-Bank, đang cho phép người Nga mở tài khoản và gửi tiền bằng đồng CNY. Doanh số giao dịch trong tháng 3/2022 của VTB bằng tiền Trung Quốc lên tới 960 triệu Ruble, cao gấp 21 lần so với tháng 2/2022.

Ngân hàng Trung ương Nga nhắc lại rằng, trong những năm gần đây, đã tăng tỷ trọng vàng và đồng CNY của Trung Quốc lên gần một nửa dự trữ ngoại hối. Sở giao dịch chứng khoán và tiền tệ Belarus đã thông báo bắt đầu giao dịch với đồng CNY.

Đồng tiền dự trữ lớn thứ 5 thế giới

Trung Quốc đã công bố tham vọng thúc đẩy quốc tế hóa đồng CNY từ 10 năm trước và bước đầu, đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích Trung Quốc, ngay cả các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng như các hậu quả khác của chiến dịch đặc biệt ở Ukraine sẽ không dẫn đến sự thay đổi trật tự thế giới trên thị trường ngoại hối toàn cầu. Thành công thực sự sẽ đến với đồng CNY chỉ trong trường hợp cải cách cơ bản cấu trúc tài chính của Trung Quốc, tờ South China Morning Post viết.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, các sự kiện ở Ukraine có thể "thay đổi quỹ đạo tài chính" của Trung Quốc. Trước đó, theo Fed, Bắc Kinh đang hướng tới sự cô lập khỏi hệ thống tiền tệ toàn cầu, và bây giờ, họ có thể tận dụng tình hình và đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa đồng CNY.

Theo IMF, các ngân hàng trung ương trên thế giới nắm giữ số CNY tương đương 319 tỷ USD. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, con số này không quá nhiều: khoảng 2,5% tổng dự trữ. Để so sánh, USD chiếm 60% dự trữ ngoại hối chính thức được công bố trên toàn cầu vào năm 2021; tỷ trọng này đã giảm từ 71% vào năm 2000, nhưng vẫn vượt xa tất cả các đồng tiền khác bao gồm đồng Euro (21%), Yên Nhật (6%), Bảng Anh (5%) và đồng CNY của Trung Quốc (2,5%) (Hình 1).
 
Hình 1: Tỷ trọng các đồng tiền trong dự trữ ngoại hối chính thức toàn cầu
Nguồn: IMF COFER

Như vậy, CNY là đồng tiền dự trữ lớn thứ 5 thế giới. Tỷ trọng của nó đã tăng đáng kể kể từ năm 2016, khi đồng CNY nhận được sự chấp thuận của IMF đưa vào rổ tiền tệ (còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt - SDR). Đừng quên về dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc "Một vành đai - Một con đường". Song song với điều này, khối lượng đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ đang giảm xuống.

Đồng thời, đồng CNY đã đạt vị trí thứ tư trên thị trường thanh toán quốc tế so với vị trí thứ 35 vào năm 2010: đứng đầu là đồng USD (40,51%); thứ hai: Euro (36,65%); thứ ba: Bảng Anh (5,89%); thứ tư: CNY (2,7%) và thứ năm: Yên Nhật (2,57%) (Hình 2).
 
Hình 2: Tỷ trọng các đồng tiền trong thanh toán quốc tế
 

Ông Vladislav Petlenko, Giám đốc đầu tư tại Sigma Global Management cho biết,  hiện nay, đồng CNY được sử dụng làm đồng tiền dự trữ ở khoảng 75 quốc gia trên thế giới. Đồng CNY đã được giao dịch trực tiếp giữa Trung Quốc với Úc và Nhật Bản. Nghĩa là, cả hai nước này đều không cần USD cho các giao dịch với Trung Quốc.

Các nhà phân tích ở Trung Đông cũng có quan điểm tương tự. "Nga sẽ mở đường cho sự kiểm soát thế giới của Trung Quốc", Abd al-Moneim Sayyid, cựu cố vấn của Tiểu vương Qatar, cho biết trên tờ báo Ai Cập Al-Ahram. Theo ý kiến ​​của ông, đồng CNY sẽ trở thành tiền tệ quốc tế mới, bởi vì, Trung Quốc có nền kinh tế mạnh và là nước sản xuất ra mọi thứ - "từ cái kim đến tên lửa".

Chính sách của phương Tây chỉ thúc đẩy Liên bang Nga giao thương với các nước châu Á. Và điều này không chỉ áp dụng cho Trung Quốc. Ví dụ, Ấn Độ và Nga đang thảo luận về việc tạo ra một cơ chế thanh toán bằng tiền tệ quốc gia. Các nhà xuất khẩu trong nước sẽ có thể được trả bằng đồng Rupee thay vì USD và Euro.

Mối đe dọa đối với đồng USD

Bằng cách này hay cách khác, Nga và Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay sẽ gia tăng kim ngạch thương mại. Moscow hầu như không còn cách nào khác: Mỹ và các đồng minh đã đóng băng một nửa dự trữ ngoại hối của Nga, cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương và chặn một số ngân hàng chủ chốt tiếp cận SWIFT.

Trung Quốc là một trong những nước sở hữu dự trữ ngoại hối lớn nhất của Nga, chiếm tỷ trọng 13,8%, tương đương hơn 85 tỷ USD. Ngoài ra, Bắc Kinh là đối tác thương mại chính của Moscow. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã vượt 148 tỷ USD vào năm 2021.

Đồng thời, Washington tiếp tục đe dọa Bắc Kinh bằng các biện pháp trừng phạt vì lách các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow. Một công cụ để lách lệnh trừng phạt có thể là đồng CNY kỹ thuật số, được triển khai thí điểm hạn chế từ tháng 4/2020 và có thể áp dụng cho người nước ngoài vào tháng 2/2022. Giống như các loại tiền điện tử khác, nó cho phép bỏ qua một số kiểm tra ngân hàng về việc tuân thủ danh sách hàng hóa thuộc diện cấm vận.

Tại Washington, sự ra mắt đồng CNY kỹ thuật số đã gây ra một số lo ngại: đồng USD kỹ thuật số vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển. Ngân hàng Trung ương Mỹ cho rằng với tốc độ này, vị thế thống trị quốc tế của đồng USD có thể bị lung lay. Hơn nữa, đồng Euro đang bám sát đồng tiền Mỹ. Hình 2 cho thấy, vào tháng 12/2021, đồng USD chiếm 40,51% thanh toán toàn cầu, trong khi đồng Euro chiếm 36,65%.

Triển vọng dài hạn

Tỷ trọng của đồng USD đã giảm đáng kể 11% từ năm 2000; ngược lại, tỷ trọng của đồng Euro đã giảm từ năm 2007 (26,1%) còn 21% vào năm 2021. Đồng CNY của Trung Quốc đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên thị trường tài chính toàn cầu sau năm 2010, khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tự do hóa tài khoản vốn và quốc tế hóa tiền tệ của nước này thông qua nhiều biện pháp chính sách. Vào năm 2016, đồng CNY đã được chấp thuận đưa vào SDR cùng USD, Euro, Yên Nhật và Bảng Anh với quyền số 10,92%, đứng sau USD (41,73%) và Euro (30,93%) đã tạo thêm động lực cho quá trình quốc tế hóa đồng CNY.

Vậy liệu đồng CNY có đặt ra thách thức thực tế đối với đồng USD về dài hạn hay không? Tỷ trọng lớn và ngày càng tăng của của nền kinh tế Trung Quốc trong GDP và thương mại toàn cầu chắc chắn sẽ kích thích việc sử dụng đồng CNY nhiều hơn trong định giá và thanh toán thương mại xuyên biên giới: tỷ trọng GDP của Trung Quốc trên GDP toàn cầu đã tăng từ 13,68% năm 2010 lên 18,72% năm 2021 (Hình 3); tỷ trọng thương mại của Trung Quốc so với thương mại toàn cầu đã tăng từ 4% khi bắt đầu gia nhập WTO năm 2001 lên 13,1% năm 2020.

Hình 3: Tỷ trọng GDP Trung Quốc so với GDP toàn cầu
 

Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, vai trò của đồng CNY với tư cách là tiền tệ thanh toán quốc tế sẽ bị hạn chế bởi Chính phủ Trung Quốc chưa sẵn sàng tự do hóa tài khoản vốn và cho phép giá trị của đồng tiền được xác định bởi các lực lượng thị trường. Vai trò của đồng CNY trong nền tài chính toàn cầu cuối cùng sẽ được xác định bởi mức độ cam kết mà chính phủ Trung Quốc thực hiện đối với các cải cách thị trường tài chính và nền kinh tế.

Tuy nhiên, do Trung Quốc có tầm ảnh hưởng với tư cách là một đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia khác và vai trò đặc biệt lớn của nước này trong thương mại hàng hóa toàn cầu; cuộc khủng hoảng địa chính trị trực tiếp giữa Nga và Ukraine và gián tiếp giữa Mỹ - NATO với Nga cùng với các lệnh cấm vận, đóng băng dự trữ ngoại hối, tài sản của Nga và các công dân Nga của các nước phương Tây; việc Nga buộc các quốc gia không thân thiện thanh toán dầu mỏ và khí đốt bằng đồng Ruble, không phải là không hợp lý khi hình dung một thế giới, trong đó, tỷ trọng áp đảo của đồng USD, Euro trong dự trữ ngoại hối, thanh toán quốc tế, đặc biệt đối với dầu mỏ, khí đốt không còn chỉ tính bằng USD, Euro, mà thay vào đó, sẽ sử dụng nhiều đồng tiền khác hơn như CNY, Ruble, Rupee… và đồng CNY có khả năng tiến xa hơn nữa, sẽ trở thành một trong những đồng tiền quốc tế chủ chốt.

Tài liệu và trích dẫn tham khảo:

[1]. An Huy, “Đồng USD đang thất thế trong dự trữ ngoại hối toàn cầu”, https://vneconomy.vn/dong-usd-dang-that-the-trong-du-tru-ngoai-hoi-toan-cau.htm, truy cập ngày 06/4/2022.
[2]. As Russia is increasingly cut off, can China’s yuan find a greater role as a global currency?, retrieved from https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3169658/russia-increasingly-cut-can-chinas-yuan-find-greater-role?module=perpetual_scroll_0&pgtype=article&campaign=3169658 on 06 April 2022. 
[3]. Carol Bertaut, Bastian von Beschwitz, Stephanie Curcuru, The International Role of the U.S. Dollar, FEDS notes, retrieved from https://www.federalreserve.gov/econres/notes/feds-notes/the-international-role-of-the-u-s-dollar-20211006.htm#:~:text=In%20part%20because%20of%20its,are%20denominated%20in%20U.S.%20dollars on 06 April 2022.
[4]. “Global economic flux means yuan bulls would do well to change focus from US dollar”, retrieved from https://www.scmp.com/comment/opinion/article/3173036/global-economic-flux-means-yuan-bulls-would-do-well-change-focus-us?module=opinion&pgtype=homepage on 05 April 2022.
[5]. GT staff reporters, “China delivers stellar trade performance as global clout grows after 20 years in WTO”, https://www.globaltimes.cn/page/202112/1240925.shtml, truy cập ngày 17/4.
[6]. Payne Lubbers & Alexandre Tanzi, “Yuan’s popularity for global payments hits highest in six years”, retrieved from https://www.dailymaverick.co.za/article/2022-01-20-yuans-popularity-for-global-payments-hits-highest-in-six-years/ on 06 April 2022
[7]. TS. Phạm Sỹ Thành, “Vì sao Trung Quốc đẩy mạnh phát triển tiền kỹ thuật số”, https://thesaigontimes.vn/vi-sao-trung-quoc-day-manh-phat-trien-tien-ky-thuat-so/, truy cập ngày 06/4/2022.
[8]. “The renminbi’s inclusion in the SDR adds impetus to its internationalization”, https://www.centralbanking.com/central-banks/currency/7863626/the-renminbis-inclusion-in-the-sdr-adds-impetus-to-its-internationalisation, truy cập ngày 17/04/
[9]. Дмитрий Ермаков, “Доллар - черная дыра". Станет ли юань главной мировой валютой”, https://ria.ru/20220404/kitay-1781314723.html, truy cập ngày 06/4/2022.


Nhật Trung
Đại học Hòa Bình 

 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Xu hướng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á
Xu hướng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á
21/09/2023 107 lượt xem
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi rất nhiều yếu tố làm suy giảm đà phục hồi, nền kinh tế các nước tại khu vực châu Á cũng nằm trong xu hướng đó và được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại với các động lực tăng trưởng yếu, áp lực lạm phát ở mức vừa phải.
Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: Nguyên nhân và tác động
Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: Nguyên nhân và tác động
20/09/2023 262 lượt xem
Căng thẳng ngân hàng tại Mỹ bắt đầu xảy ra vào tháng 3/2023, khi Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ, sau đó lan truyền sang một số ngân hàng khác, làm dấy lên lo ngại về tính ổn định trong khu vực tài chính. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố dẫn đến khủng hoảng ngân hàng, biện pháp xử lí của cơ quan quản lí, tác động của nó cũng như bài học kinh nghiệm rút ra là hết sức cần thiết.
Chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh tại các quốc gia trên thế giới
Chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh tại các quốc gia trên thế giới
04/09/2023 1.653 lượt xem
Các quốc gia hiện nay ngoài mục tiêu phát triển kinh tế thì đã từng bước chú trọng bảo vệ môi trường. Theo đó, các chính sách đã được ban hành, trong đó có chính sách chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, con người, bảo tồn hệ sinh thái và các khoản chi khác nhằm chuyển dịch nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh.
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tại các quốc gia châu Âu và một số vấn đề đặt ra
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tại các quốc gia châu Âu và một số vấn đề đặt ra
16/08/2023 2.820 lượt xem
Ngành Ngân hàng đã trải qua một sự chuyển đổi đáng kể trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ tiện lợi và được cá nhân hóa. Sự xuất hiện của dữ liệu lớn và các công cụ phân tích tiên tiến đã mở ra những cơ hội mới cho các ngân hàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng.
Các nguyên tắc ngân hàng bền vững - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với  Việt Nam
Các nguyên tắc ngân hàng bền vững - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam
04/08/2023 4.084 lượt xem
Phát triển bền vững là một khái niệm mới và đang dần trở thành mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), nguồn lực tài chính là yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo đó, ngân hàng bền vững đã, đang và sẽ trở thành một triết lí nền tảng của các ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng mà còn mang lại lợi nhuận cho khách hàng.
Dự thảo Luật Ổn định tài chính và một số cải cách pháp lí của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Dự thảo Luật Ổn định tài chính và một số cải cách pháp lí của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Hàm ý chính sách đối với Việt Nam
20/07/2023 4.802 lượt xem
Tháng 4/2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã dự thảo Luật Ổn định tài chính (Luật ODTC) và hiện đang lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân để chính thức ban hành luật. Nếu được thông qua (dự kiến vào cuối quý III/2023), Luật ODTC của Trung Quốc sẽ là cơ sở pháp lí đầu tiên điều chỉnh cụ thể việc phòng ngừa, giải quyết và xử lí rủi ro hệ thống; đối tượng điều chỉnh là các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm và công ty tài chính. Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử, một số diễn biến quan trọng và nguyên nhân khiến Trung Quốc “mạnh tay” cải cách pháp lí đối với hệ thống tài chính.
Dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ: Thực tiễn các quốc gia  châu Á và bài học kinh nghiệm
Dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ: Thực tiễn các quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm
13/07/2023 5.236 lượt xem
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian qua đã tạo ra sự bùng nổ về lượng thông tin được thu thập, dẫn đến kỉ nguyên mới của dữ liệu.
Phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện
Phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện
08/06/2023 8.615 lượt xem
Công nghệ ngân hàng di động (Mobile Banking) đã và đang được các ngân hàng thương mại áp dụng rộng rãi như một chiến lược mở rộng thị phần mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Nó là một công cụ hữu ích cho các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bởi tính tiện lợi, chất lượng dịch vụ tốt, nhanh chóng, không phụ thuộc vào yếu tố thời gian và mức độ bao phủ lớn, đáp ứng mục tiêu tài chính toàn diện.
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
15/05/2023 9.778 lượt xem
Theo tài liệu “Các vấn đề xử lí tổ chức tín dụng hợp tác - Tổng quan về các đặc điểm và công cụ xử lí” (Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế - IADI, 2018), các tổ chức tài chính nhận tiền gửi như hiệp hội tín dụng, các ngân hàng hợp tác hoặc tương hỗ hay quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được gọi chung là tổ chức tín dụng (TCTD) hợp tác, là một thành viên quan trọng trong hệ thống tài chính của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nhìn chung, các TCTD hợp tác có những đặc điểm khác biệt với ngân hàng.
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
19/04/2023 10.550 lượt xem
Điều tra thị trường (Market Intelligence - MI) là một công cụ đắc lực được các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới tiến hành để bổ sung, hoàn thiện cho công tác thống kê truyền thống. Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính quốc tế, vai trò của hoạt động này ngày càng được coi trọng và tại nhiều quốc gia, hoạt động điều tra thị trường được tổ chức một cách bài bản với cơ cấu nhân sự độc lập.
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
18/04/2023 13.354 lượt xem
Chỉ vài ngày trước khi phá sản, Silicon Valley Bank (SVB) vẫn được xem là một tổ chức tài chính uy tín trong giới công nghệ khi cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn startup tại Mỹ. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 48 giờ, ngân hàng 40 tuổi này bất ngờ sụp đổ. Sự sụp đổ quá nhanh và bất ngờ của SVB là “thảm kịch” ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ khi ngân hàng Washington Mutual tan rã vào năm 2008.
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
03/04/2023 11.255 lượt xem
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và các rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ thống tài chính - ngân hàng ngày càng lớn, chủ đề giám sát rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương (NHTW) các nước.
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
17/03/2023 9.708 lượt xem
Công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua với sự tác động mạnh mẽ trên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Đứng trước những biến đổi này, ngành Ngân hàng cũng không thể đứng ngoài cuộc đua công nghệ.
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
10/03/2023 10.961 lượt xem
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lí và các ngân hàng thương mại (NHTM). Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã công bố bản sửa đổi gần nhất vào năm 2016 so với bản trước đó (năm 2004), dẫn đến sự điều chỉnh và thay đổi từ phía các NHTM trên thế giới.
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
02/03/2023 9.756 lượt xem
Có thể thấy, triển vọng kinh tế khu vực châu Á đã sáng sủa hơn mặc dù vẫn còn những thách thức lớn trong dài hạn, kể cả đối với kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

Vàng SJC 5c

68.500

69.320

Vàng nhẫn 9999

57.050

58.000

Vàng nữ trang 9999

56.900

57.700


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,125 24,495 25,317 26,733 29,360 30,610 160.52 169.95
BIDV 24,180 24,480 25,512 26,712 29,514 30,597 161.34 169.69
VietinBank 24,083 24,503 25,582 26,717 29,748 30,758 161.29 169.24
Agribank 24,140 24,480 25,574 26,287 29,616 30,459 162.17 166.20
Eximbank 24,070 24,490 25,588 26,312 29,657 30,496 162 166.59
ACB 24,140 24,490 25,671 26,315 29,881 30,508 161.79 167.01
Sacombank 24,125 24,485 25,732 26,400 29,927 30,449 162.05 168.63
Techcombank 24,169 24,520 25,380 26,714 29,359 30,663 157.97 170.26
LPBank 24,190 24,750 25,584 26,917 29,886 30,820 160.55 172.08
DongA Bank 24,170 24,470 25,690 26,280 29,790 30,520 160.2 166.9
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?