Kinh tế Thủ đô nỗ lực về đích năm 2023
09/10/2023 4.356 lượt xem
Những kết quả ấn tượng

Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó, phải kể đến sự suy giảm cả tổng cung và tổng cầu, áp lực lạm phát, lãi suất cao trên thị trường trong nước và thế giới, trong khi sức chịu đựng của cả cộng đồng doanh nghiệp và nhiều bộ phận dân cư đã tới giới hạn... Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế chung của thế giới năm 2023 sẽ thấp hơn năm 2022 và tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể chỉ đạt khoảng 4,7 - 5,8% thay vì mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đề ra và cho đến nay vẫn chưa có sự điều chỉnh.

Trên thực tế, kinh tế Thủ đô được ghi nhận đã có nhiều động thái phục hồi tích cực, đặc biệt là trong quý III/2023.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thủ đô quý III/2023 tăng khoảng 6,49% so với cùng kì năm trước, trong đó: Khu vực dịch vụ tăng 7,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,21%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,15%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,74%. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá (7,34%), đóng góp 4,76 điểm % vào mức tăng GRDP quý III/2023, trong đó ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,14%, đóng góp 0,93 điểm %.

 


Nỗ lực xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, Thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình lớn, xứng đáng là đầu tầu kinh tế mạnh mẽ, ổn định, tin cậy của cả nước

 
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, GRDP của Hà Nội tăng khoảng 6,08% so với cùng kì năm trước (quý I/2023 tăng 5,81%; quý II/2023 tăng 5,93%; quý III/2023 tăng 6,49%). Trong đó: Khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,2%; ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 4,57%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,5% so với cùng kì năm trước.

Theo giá hiện hành, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 2,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,17%; khu vực dịch vụ chiếm 65,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,68% GRDP 9 tháng năm 2023 (cơ cấu GRDP 9 tháng năm 2022 tương ứng là: 2,07%; 22,89%; 64,05% và 10,99%).

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 328,1 nghìn tỉ đồng, tăng 9% so với cùng kì năm trước; trong đó, vốn Nhà nước là 107,5 nghìn tỉ đồng, tăng 6,9%; vốn ngoài Nhà nước là 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 9,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 22,3 nghìn tỉ đồng, tăng 11,7%.

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội, đến cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đạt khoảng 4.886 nghìn tỉ đồng, tăng 0,24% so với tháng trước và giảm 1,56% so với thời điểm kết thúc năm 2022, trong đó tiền gửi đạt 4.335 nghìn tỉ đồng, tăng lần lượt 0,25% và 0,52%; phát hành giấy tờ có giá đạt 551 nghìn tỉ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước và giảm 15,36% so với thời điểm 31/12/2022. Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 3.219 nghìn tỉ đồng, tăng 0,35% so với tháng trước và tăng 9,27% so với thời điểm kết thúc năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.323 nghìn tỉ đồng, tăng lần lượt 0,38% và 10,85%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.896 nghìn tỉ đồng, tăng lần lượt 0,33% và 8,19%. Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 18,28% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 8,47%; chương trình cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,49%; cho vay xuất khẩu chiếm 8,63%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 7,56%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 6,63%. Tỉ lệ nợ xấu chiếm 2,08% trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả cao hơn so với cùng kì năm trước và hàng tháng đều cao hơn mức trung bình của cả nước. Tính đến ngày 20/9/2023, lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công là 23.469 tỉ đồng, đạt 44,2% kế hoạch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề ra và đạt 50% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Thành phố Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, với tổng số vốn gần 2,53 tỉ USD (đăng kí cấp mới 305 dự án với số vốn đạt 270 triệu USD; 130 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 215 triệu USD; 252 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2.041 triệu USD), chiếm gần 12,5% tổng vốn FDI thu hút được trong 9 tháng đầu năm 2023 của cả nước và tăng gấp 2,46 lần so với cùng kì năm 2022. Tính đến nay, Hà Nội đã quan hệ hợp tác với 116 quốc gia và vùng lãnh thổ; lũy kế tổng số dự án còn hiệu lực là 7.226 dự án, với tổng vốn đăng kí là 62,5 tỉ USD (đứng thứ 2 cả nước).

Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới trong năm 2023 cũng tăng 2% so với cùng kì năm trước; doanh nghiệp giải thể giảm 1%, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 15% và doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 22%.

Hiện nay, Hà Nội có 11 khu công nghiệp (2.930 ha) đã xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động, với tỉ lệ lấp đầy là 60%; 01 khu công nghiệp (368 ha) đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật (khu công nghiệp Nam Hà Nội, giai đoạn II); 03 khu công nghiệp (663,4 ha) đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư (khu công nghiệp cao sinh học, khu công nghiệp Quang Minh II, khu công nghiệp sạch Sóc Sơn); 03 khu công nghiệp (586,8 ha) đã có quy hoạch, đang triển khai một phần công tác chuẩn bị đầu tư (khu công nghiệp Đông Anh, khu công nghiệp Bắc Thường Tín, khu công nghiệp Phụng Hiệp). Các lĩnh vực nhận được dòng vốn đầu tư nước ngoài chính gồm có: Xây dựng, bất động sản chiếm 31%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 30%; thương mại, dịch vụ chiếm 22%; các lĩnh vực khác là 17%.

 Hà Nội có nhiều thuận lợi và đang có nhiều chuyển động tích cực để xây dựng hệ sinh thái sẵn sàng tiếp cận và phát triển lĩnh vực chíp bán dẫn khi được đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài. Theo dự kiến, đầu năm 2024 sẽ có ít nhất 05 doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư trực tiếp vào Hà Nội để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn...

Bên cạnh đó, hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội đang có nhiều khởi sắc, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng khách du lịch đến Hà Nội tăng hơn 36% (khách du lịch quốc tế đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 4 lần); tổng thu từ khách du lịch đạt gần 70 nghìn tỉ đồng, tăng khoảng 67% so với cùng kì năm trước... Dự kiến, Hà Nội sẽ vượt mục tiêu kế hoạch mà Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra ngày 10/3/2023 là đón trên 22 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 3 triệu lượt, khách nội địa đạt 19 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 77 nghìn tỉ đồng.
 
Những nỗ lực không ngừng nghỉ


Những kết quả trên có được là nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô.

Quán triệt chỉ đạo của Trung ương và xuất phát từ thực tiễn, Thành ủy và chính quyền Thủ đô đã triển khai quyết liệt các Nghị quyết, kết luận của Trung ương và Thành phố; chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hạ lãi suất, đơn giản các thủ tục vay vốn, kết nối thương mại, kích cầu tiêu dùng; đồng thời nỗ lực khắc phục những hạn chế, yếu kém, chậm trễ còn tồn tại.

Ngày 30/12/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; cùng với Chương trình về chuyển đối số của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội là những văn bản rất quan trọng nhằm thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Thủ đô văn minh - văn hiến - hiện đại, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế gắn với dịch chuyển cơ cấu lao động... theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thuộc nhóm 05 địa phương và đến năm 2030 sẽ thuộc nhóm 03 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, an toàn, an ninh mạng. Đồng thời, Hà Nội phấn đấu nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Việc ban hành Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội đã khuyến khích sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, góp phần đổi mới tư duy, hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong Thành phố và cùng triển khai nhiệm vụ một cách đồng bộ, theo lộ trình chung. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Hà Nội đã có nhiều tiến bộ và thành tựu ấn tượng như: Hà Nội là một trong các tỉnh/thành phố đầu tiên đảm bảo đầy đủ các điều kiện và kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm phục vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao, trong đó có chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021. Cùng với việc ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cụ thể, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo hoàn thành các hệ thống lớn trong thời gian ngắn như: Hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống quản lí văn bản và điều hành, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Thành phố cũng bắt tay xây dựng phương án cân đối, bố trí nguồn kinh phí cho thực hiện chuyển đổi số theo từng lộ trình cụ thể theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn và các nhà đầu tư khác tham gia vào dự án lớn của Thành phố và kết hợp hiệu quả giữa nguồn kinh phí từ Trung ương với nguồn kinh phí từ ngân sách Thủ đô; xây dựng và triển khai các kế hoạch đào tạo, thu hút đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin có chất lượng tốt vào làm việc trong các đơn vị, cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Hà Nội. Với vị thế Thủ đô, không chỉ là trung tâm thu hút nhiều cơ sở đào tạo công nghệ, đổi mới sáng tạo, mà còn sở hữu hạ tầng viễn thông chất lượng cao, Hà Nội đang và sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 18-NQ/TU nhằm tiến tới tầm nhìn về một Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của các cấp chính quyền, ngay từ nửa đầu năm 2023, Thủ đô đã lọt vào danh sách các địa phương đáp ứng nhiều tiêu chí và nhiệm vụ chuyển đổi số. Để tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp, ngày 16/8/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã kí ban hành Quyết định số 4097/QĐ-UBND về thành lập Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các
doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn. Theo đó, Thành phố Hà Nội đang và sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan Trung ương và các địa phương liên quan, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường; triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công và khuyến khích thu hút đầu tư các cụm công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp xanh, sinh thái, thông minh; phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và phát triển nông nghiệp sinh thái, xanh, tuần hoàn, các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch phù hợp tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương; phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng và tính liên kết ngành cao; đẩy nhanh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng còn nhiều khó khăn.

Hà Nội định hướng nhất quán thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, các sản phẩm có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. Thành phố cũng đảm bảo cung cấp các dịch vụ hạ tầng thiết yếu, như điện, nước, xử lí nước thải, chất thải cũng như dịch vụ logistics; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho vận hành các dự án đầu tư; đồng thời, thực hiện các cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm đầu, áp thuế 5% trong 09 năm tiếp theo và lên mức 10% trong 15 năm sau đó; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định với các nguyên liệu, vật tư và các linh kiện để thực hiện dự án đầu tư theo danh mục; miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp về kết nối, xúc tiến thương mại, tham gia hội trợ triển lãm, đăng kí thương hiệu sản phẩm và dịch vụ logistics...

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội  đẩy mạnh rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính tránh phiền hà, làm cản trở các hoạt động bình thường của nhân dân và doanh nghiệp; nhận diện và khắc phục tình trạng trì trệ, chồng chéo, xử lí nghiêm cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi thực thi công vụ; tăng cường tính công khai, minh bạch; nâng cao trách nhiệm cá nhân và giải trình với người dân; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực; tăng cường kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỉ luật, kỉ cương, kiểm soát quyền lực, gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt mức cao nhất, đưa kết quả giải ngân thành một chỉ tiêu để đánh giá thi đua năm 2023.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng Thành phố tăng cường phối hợp với các cơ quan Trung ương và đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác lập và quản lí nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị và bảo vệ môi trường; sớm hoàn thành và trình duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai thực hiện nhiệm vụ đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; hoàn thành một số quy hoạch chi tiết khu chung cư cũ và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo chung cư cũ; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất...

Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy vị thế Thủ đô, đồng hành và xứng đáng là trung tâm động lực, đầu tầu kinh tế mạnh mẽ, ổn định, tin cậy của cả nước. Những nỗ lực và sự đồng thuận, đồng lòng “dọc ngang thông suốt”, với truyền thống cách mạng, tinh thần kiên quyết “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, dám nghĩ, dám làm, chủ động đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng, phát huy năng lực, hiệu quả về phản ứng với chính sách và thị trường nhằm thích ứng, khai thác tốt những tiềm năng, qua đó, cập nhật, nắm bắt kịp thời những cơ hội mới trong thời gian tới.

Đó là những kì vọng để Hà Nội tăng tốc, tạo bứt phá, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, tiếp tục phát triển Thủ đô đồng đều, toàn diện, bền vững, đồng hành và góp phần quan trọng vào hành trình đạt được các mục tiêu phát triển chung của cả nước năm 2023 và kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
 

TS. Nguyễn Minh Phong
Hà Nội 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thực tiễn báo cáo ESG của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Thực tiễn báo cáo ESG của hệ thống ngân hàng Việt Nam
06/05/2024 165 lượt xem
Bài viết này đánh giá thực trạng ngân hàng trong việc thực thi phát triển bền vững và công bố báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị), từ đó, đưa ra một số khuyến nghị điều chỉnh để hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong hành trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.
Dự đoán rủi ro tín dụng sử dụng học sâu
Dự đoán rủi ro tín dụng sử dụng học sâu
03/05/2024 370 lượt xem
Việc đánh giá và dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng là rất quan trọng để ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Vì lí do này, các ngân hàng thường xây dựng hệ thống xử lí yêu cầu cho vay dựa trên tình trạng của khách hàng, chẳng hạn như tình trạng việc làm, lịch sử tín dụng...
Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
01/05/2024 413 lượt xem
Một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là tìm kiếm lợi ích cho cổ đông. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại (NHTM) cũng là một nhân tố hình thành các hoạt động xã hội với những cá nhân và tổ chức liên quan, tạo nên mối liên kết với các chủ thể trong nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/04/2024 703 lượt xem
Thời gian qua, quá trình số hóa diễn ra liên tục và mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đã mang lại những lợi ích đáng kể cho sự ổn định của khu vực tài chính nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nhờ quá trình này mà các tổ chức tài chính có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, ngân hàng với chi phí thấp hơn, giúp nâng cao trải nghiệm và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, tăng cường minh bạch trong giao dịch tài chính và phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng.
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng  phát triển trong thời đại 4.0
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng phát triển trong thời đại 4.0
23/04/2024 614 lượt xem
Dữ liệu đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Việc chia sẻ dữ liệu mở ra những cơ hội mới, tạo thêm nhiều giá trị, đồng thời góp phần bồi đắp kho dữ liệu hiện có, khai phá tiềm năng tối ưu hóa và đổi mới mô hình kinh doanh.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
19/04/2024 0 lượt xem
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
12/04/2024 1.357 lượt xem
Phát triển bền vững đang là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai, theo đó tăng trưởng xanh với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu này.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
10/04/2024 1.373 lượt xem
Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam...
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
05/04/2024 1.562 lượt xem
Nghiên cứu trình bày về tầm quan trọng của ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong quá trình phát triển bền vững của ngân hàng, thực tiễn triển khai các hoạt động về ESG, các kết quả đạt được và thách thức, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai ESG trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
03/04/2024 1.395 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
02/04/2024 1.294 lượt xem
Bài viết dựa trên cơ sở tổng quan về giám sát tài chính, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học và khuyến nghị đối với công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
01/04/2024 1.315 lượt xem
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đó là việc thiếu nguồn lực tài chính để ứng phó với biến đổi khí hậu, hay còn gọi là tài chính khí hậu...
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 1.410 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 1.794 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 2.602 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,10
2,10
2,30
3,40
3,45
4,30
4,30
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?