admin Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và hàm ý chính sách
09/11/2021 9.816 lượt xem
Xã hội loài người ra đời gắn liền với hoạt động lao động để tồn tại và phát triển, lịch sử phát triển nền kinh tế cũng bắt đầu từ nền kinh tế tự cung, tự cấp...
 
Xã hội loài người ra đời gắn liền với hoạt động lao động để tồn tại và phát triển, lịch sử phát triển nền kinh tế cũng bắt đầu từ nền kinh tế tự cung, tự cấp. Hình thức sản xuất tự cung, tự cấp vẫn tồn tại đến ngày nay, kinh tế phi chính thức đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam luôn có vị trí, vai trò nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã  hội. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nghiên cứu đầy đủ, đánh giá đúng và có chính sách đối với kinh tế phi chính thức. 
 
1. Nhận dạng kinh tế phi chính thức
 
Thuật ngữ “khu vực kinh tế phi chính thức” đầu tiên do Hart (1973) đề xuất để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc của sự phân biệt giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức là dựa trên sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. Sau này, khi các nghiên cứu được mở rộng, khái niệm “khu vực kinh tế phi chính thức” dần chuyển sang khái niệm “kinh tế phi chính thức”.
 
Kinh tế phi chính thức bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức. Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu ở đây gồm tất cả các hộ sản xuất, kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân, chưa đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng vẫn sản xuất các hàng hóa, dịch vụ để bán hoặc trao đổi trên thị trường. Còn việc làm phi chính thức được hiểu là việc làm không có bảo hiểm xã hội, nghĩa là việc làm của cả khu vực kinh tế phi chính thức và có thể một phần việc làm của khu vực kinh tế chính thức.
 


Ảnh: Nguồn Internet
 
Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Thế giới - ILO (2002) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2002) lại coi đây là “kinh tế chưa được giám sát” với các thành tố sau: Nền kinh tế phi chính thức (thoát khỏi một phần hoặc hoàn toàn các quy định của Nhà nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển: lao động tự làm); kinh tế ngầm (tránh các quy định của Nhà nước nhằm cố ý khai thấp doanh số, kiểu chợ đen nhằm tránh kiểm toán thuế) và kinh tế bất hợp pháp (buôn bán các sản phẩm và dịch vụ bất hợp pháp như ma túy, mại dâm…).
 
Nhiều học giả của Việt Nam cũng đồng quan điểm như của ILO (2002) và OECD (2002), về ý thức hệ, Việt Nam coi kinh tế bất hợp pháp và kinh tế ngầm là phi đạo đức, không được chấp nhận.
 
Trong Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trình Thủ tướng Chính phủ, cơ quan này cho rằng, cần phải làm rõ khái niệm khu vực kinh tế chưa được quan sát, trên cơ sở quan điểm gồm 5 thành tố như sau:
 
Thứ nhất, các hoạt động kinh tế ngầm, đây là những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu giếm có chủ ý nhằm tránh phải nộp thuế (thuế thu nhập, VAT), đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện các quy định của Nhà nước. Ví dụ, về mức lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, điều kiện sức khỏe cho người lao động… tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính cũng như thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thống kê.
 
Thứ hai, các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, bao gồm các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm, ví dụ như sản xuất, buôn bán ma túy, mại dâm, buôn người… Các hoạt động kinh tế không bị pháp luật cấm nhưng do các nhà sản xuất trái phép thực hiện cũng thuộc vào các hoạt động kinh tế bất hợp pháp.
 
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu cơ bản là tạo công ăn việc làm, thu nhập cho những người thực hiện hoạt động kinh tế đó.
 
Các hoạt động này thường ở quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất đơn giản, chưa phân định rõ ràng giữa lao động và vốn của cơ sở kinh doanh với hộ gia đình. Mối quan hệ giữa người lao động và sử dụng lao động dựa trên nền tảng tạm thời, không dựa trên hợp đồng chính thức.
 
Thứ tư, hoạt động kinh tế hộ gia đình, tự sản tự tiêu của hộ gia đình, bao gồm các hoạt động sản xuất của hộ gia đình tạo ra sản phẩm để tự tiêu dùng và tích lũy cho chính những thành viên trong gia đình (như trồng trọt, chăn nuôi, hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất khác phục vụ nhu cầu trong hộ gia đình), các hoạt động xây nhà để ở, tự sửa chữa nhà, tự tích lũy tài sản cố định khác, hoạt động giúp việc cho gia đình.
 
Cần lưu ý, một số hoạt động phục vụ đời sống hàng ngày (như nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo…) nếu được thực hiện bằng hình thức thuê người ngoài làm thì được tính là hoạt động kinh tế phi chính thức.
 
Thứ năm, các hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản, bao gồm cả các hoạt động kinh tế đáng lý phải thu thập thông tin nhưng bị bỏ sót trong quá trình thu thập số liệu do điều tra không bao phủ đầy đủ phạm vi hoặc đối tượng điều tra không hợp tác…
 
Ngoài ra, cũng phải kể thêm các hoạt động kinh tế phi chính thức như: những người sản xuất thủ công, làm dịch vụ nhỏ lẻ, kinh doanh kiểu “buôn thúng, bán mẹt”, những người bán hàng rong, đánh giày, chạy xe ôm, bán vé số, quán ăn vỉa hè (hay còn gọi là kinh doanh vỉa hè), hoạt động giúp việc gia đình, gia sư, rửa xe, sửa xe ….
 
Theo Tô Trọng Hùng (2021), trên thế giới, mỗi nước có thể xác định cơ sở kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức theo một hoặc đồng thời cả ba tiêu chí: (i) Không có tư cách pháp nhân (không đăng ký); (ii) Quy mô lao động nhỏ; (iii) Hạch toán kế toán chưa hoàn chỉnh. Về phạm vi, khu vực kinh tế phi chính thức của nhiều nước không bao phủ các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực kinh tế phi chính thức có đặc điểm chung: Quy mô nhỏ; địa điểm sản xuất không ổn định; sổ sách kế toán chưa hoàn chỉnh; chi phí sản xuất không thể tách bạch riêng với chi phí cho nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình.
 
2. Đặc điểm và nguyên nhân tồn tại của kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
 
2.1. Đặc điểm kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
 
Trong những năm qua, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, kinh tế phi chính thức ở Việt Nam chiếm khoảng 30% GDP. 
 
Theo ILO, người lao động phi chính thức ở Việt Nam thường có thu nhập thấp và không thường xuyên, giờ làm việc dài và ít tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Người lao động phi chính thức thường làm việc đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ, họ ít có cơ hội giao tiếp xã hội, đa số họ là người lao động có trình độ thấp, không có chuyên môn kỹ thuật. Khu vực phi chính thức có những đặc điểm dễ nhận thấy như: lao động trong khu vực này có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỏa thuận miệng, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người lao động… Trong khi là một nguồn quan trọng tạo việc làm và cơ hội thu nhập cho nhiều người Việt, đời sống của người lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam có đặc điểm chủ yếu là thu nhập thấp và điều kiện lao động không đảm bảo, khiến cho họ dễ bị tổn thương hơn trước các tác động bên ngoài. Tỷ lệ qua đào tạo của lao động phi chính thức khá thấp, chỉ khoảng gần 15%, thấp hơn mức chung của lao động có việc làm trong toàn bộ nền kinh tế 5,7 điểm phần trăm và thấp hơn so với lao động chính thức là 17,4 điểm phần trăm. Gần 98% lao động khu vực phi chính thức không được đóng bảo hiểm xã hội… Nhìn về trung và dài hạn, khu vực lao động phi chính thức còn phải chịu sức ép gián tiếp từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang hình thành ngày càng rõ nét. Trong đó, hai yếu tố chính đáng lưu ý đó là trí tuệ nhân tạo (AI) và robot - công nghệ tự động hóa.
 
2.2. Nguyên nhân tồn tại kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
 
Sự ra đời và tồn tại của các hoạt động kinh tế phi chính thức do nhiều nguyên nhân. Tùy theo từng nhóm sẽ có những nguyên nhân khác nhau nhưng tựu chung có thể đề cập một số nguyên nhân chính đối với từng nhóm như sau:
 
Thứ nhất, đối với nhóm hoạt động kinh tế bất hợp pháp: Nguyên nhân chủ yếu là do chạy theo lợi ích kinh tế. Những tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này đã bất chấp pháp luật để tiến hành việc kinh doanh phi pháp với mục đích kiếm lời. Một nguyên nhân khác khiến hoạt động kinh tế bất hợp pháp phát triển là do bộ máy quản lý của Nhà nước còn yếu, không đủ sức răn đe, kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động này.
 
Thứ hai, đối với nhóm hoạt động kinh doanh gian lận: Nguyên nhân đa dạng hơn, ngoài việc chạy theo lợi ích kinh tế, cũng có những nguyên nhân khách quan buộc người sản xuất, kinh doanh phải thực hiện các hành vi gian lận như:
 
- Thủ tục hành chính nhiêu khê, luật lệ phức tạp, không rõ ràng, không nhất quán làm người dân và doanh nghiệp tốn kém thời gian, tiền bạc, từ đó buộc họ phải trốn tránh, gian lận, tức là chuyển sang hoạt động phi chính thức.
 
- Sân chơi bất bình đẳng.
 
- Gánh nặng thuế và các chi phí (chính thức và không chính thức).
 
- Phát triển thương mại điện tử, buôn bán qua mạng ngày càng phổ biến nhưng các cơ quan nhà nước không kiểm soát được.
 
Thứ ba, đối với nhóm hoạt động kinh tế của hộ gia đình hoặc người kinh doanh nhỏ: Nguyên nhân tồn tại chủ yếu là sự phát triển thấp của nền kinh tế làm cho khu vực kinh tế chính thức không đáp ứng được nhu cầu về việc làm và thu nhập của người dân, buộc họ phải tự tìm kế sinh nhai bằng cách tham gia các hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động kinh tế tuy có quy mô khá lớn nhưng các chủ thể kinh doanh vẫn không chuyển sang khu vực kinh tế chính thức, vì họ cho rằng, chuyển sang khu vực chính thức sẽ gặp khó khăn hơn khu vực phi chính thức.
 
3. Vị trí, vai trò của kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
 
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đánh giá lại quy mô nền kinh tế, trong đó có chỉ tiêu GDP. Theo Tổng cục Thống kê công bố GDP tính lại tăng thêm 25%. Theo nghiên cứu của Đại học Fulbright, GDP của Việt Nam đã tăng thêm được 25 - 30% so với số liệu đã được công bố chính thức. Việc tính lại GDP được các nước trên thế giới thực hiện thường xuyên và Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt. Thực tế, chỉ riêng năm 2017, bình quân trong 158 quốc gia, số GDP được tính lại đã tăng thêm trên 31%, trong đó cao nhất là Zimbabwe với trên 60%, thấp nhất là Thụy Sĩ với trên 7%, đáng kể là Italy trên 19%, Tây Ban Nha trên 17%.
 
Hai trong số bốn nguyên nhân chủ yếu làm cho GDP tăng là do chúng ta đã không chủ trương thống kê kinh tế phi chính thức và không thừa nhận kinh tế bất hợp pháp, loại trừ kinh tế ngầm.
 
Việc không thừa nhận kinh tế bất hợp pháp được coi là phù hợp với quan niệm về đức trị của Việt Nam, coi bất hợp pháp đồng nghĩa với phi đạo đức. Tuy nhiên, cần có giới hạn cho khu vực kinh tế bất hợp pháp, hoặc phân biệt rõ giữa kinh tế bất hợp pháp (illegal economy) với các loại kinh tế có tên thiếu chuẩn mực như kinh tế ngầm, kinh tế đen (shadow economy)...
 
Về vấn đề này, nhiều nước trên thế giới đã không ngừng có sự “tính lại GDP”. Điển hình là dịch vụ “mại dâm”, có nước tính loại hình kinh tế dịch vụ này vào GDP, có nước trước không tính, nay đã tính.
 
Phổ biến hơn, đó là kinh tế “hàng giả, hàng nhái”. Loại kinh tế này rõ ràng là bất hợp pháp, một phần đã bắt được quả tang, thậm chí đã có phần đưa ra xét xử trước tòa án, nhưng đa phần khác vẫn còn sản xuất - lưu thông - tiền tệ hóa trên thị trường như một loại hàng hóa thực thụ. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, năm 2020, Cơ quan này đã phát hiện, xử lý 185.461 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp ngân sách Nhà nước 24,8 nghìn tỷ đồng. Loại bỏ kinh tế “hàng giả, hàng nhái” ra khỏi GDP liệu có sai so với định nghĩa của chỉ số này không? Một tỷ lệ không hề nhỏ, thậm chí ngày càng tăng cao là hàng giả, hàng nhái đã tràn vào Việt Nam từ biên giới phía Bắc chứng tỏ nền kinh tế thuộc top đầu thế giới cũng đã không từ bỏ loại kinh tế này, và biết đâu họ vẫn cho đó là một hợp phần trong quy mô cực lớn nền kinh tế của họ. Nếu không tính lại loại kinh tế này, liệu có thiếu công bằng đối với Việt Nam trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
 
Về vai trò quan trọng của kinh tế phi chính thức
 
Thứ nhất, phải nói rằng kinh tế phi chính thức này đã hình thành và phát triển ngay từ những năm thoái trào của kinh tế kế hoạch hóa. Đối với khu vực nông thôn, kinh tế phi chính thức trở thành cứu cánh cho hàng triệu hộ gia đình với việc kinh doanh trên mảnh đất 5%, bên cạnh đất ruộng 95% nộp vào hợp tác xã. Đã từng có đánh giá rằng, đất 5% đã tạo ra 95% thu nhập cho các hộ gia đình, còn đất 95% chỉ tạo ra số còn lại là 5%. Vậy là từ năm 1992, số thu nhập từ đất 5% trên đây đã không được tính vào GDP.
 
Còn ở thành thị, trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, từ kế hoạch tập trung và thống nhất đã xuất hiện “kế hoạch 3 phần”, trong đó: một là “phần làm cho Nhà nước 100%”, hai là “làm cho Nhà nước một phần, làm cho thị trường một phần”, ba là  “làm cho doanh nghiệp 100%”.
 
Đối với "kế hoạch 3 phần" đó, phần 1 nhằm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; phần 2 nhằm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp; phần 3 nhằm bảo đảm đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức trong doanh nghiệp. Phần 2 và 3 thuộc khu vực kinh tế phi chính thức và hai phần này không được tính vào GDP từ trước năm 1992.
 
Thứ hai, kinh tế phi chính thức là một đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, đó là kinh tế tự cung tự cấp ở cả nông thôn và thành thị. Có thể gọi đó là kinh tế “bà nội trợ”. Việc này có từ xưa đến nay, coi đó là một truyền thống, không chỉ là phụ nữ, hiện nay giới “mày râu” cũng tích cực tham gia. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, cả nước có 26,9 triệu hộ gia đình. Với số lượng hộ gia đình đó thì cũng có bấy nhiêu “bà nội trợ”, nếu phải trả theo giá thị trường, thì ở thành thị không dưới 7 triệu đồng/tháng, ở nông thôn không dưới 3 triệu đồng/tháng cho mỗi gia đình. Đó là tự sản tự tiêu trong bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình nông thôn. Các hộ này có thể không phải mua gạo nhưng vẫn phải thổi cơm; có thể không phải mua rau, đậu, cá, trứng, thịt nhưng vẫn phải có món xào, luộc, rán… trên bàn ăn. Nếu không tự sản xuất được những sản phẩm tươi sống đó, họ phải mua trên thị trường, với giá không dưới 2 triệu đồng/tháng cho mỗi người trong gia đình. Vậy mà cho đến nay, phần kinh tế tự sản tự tiêu trên đây vẫn chưa được tính vào GDP. Việc này có thể đúng với các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, nhưng không đúng với Việt Nam khi còn đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong đó còn có những bộ phận kinh tế đã là hàng hóa nhưng còn chưa tiền tệ hóa được.
 
Do bị bỏ qua như vậy, bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986, năm 2000, GDP Việt Nam được xác định chỉ là 31 tỷ USD,  bình quân 403 USD/người. Với mức này, 100% người dân thuộc diện nghèo, trong khi đó, tỷ lệ này trên thực tế chỉ là 29%, thậm chí Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo vào năm 2006, về đích trước 10 năm. Ở mức thấp xa so với thực tế như vậy, nên GDP Việt Nam mới đạt mức 101 tỷ USD vào năm 2010, 6 năm sau đạt mức 202 tỷ USD, và năm 2020 đạt được 340 tỷ USD.
 
Kinh tế phi chính thức đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động.  Thông thường ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp 60% lao động tìm được cơ hội việc làm, còn ở Việt Nam hiện 82% việc làm có thể coi là việc làm phi chính thức.
 
Theo Niên giám Thống kê tóm tắt năm 2020 của Tổng cục Thống kê, số lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2020 là 8,7 triệu lao động, trong đó, lao động bình quân trong một cơ sở cá thể là 1,7 triệu lao động. Cả nước có khoảng 5,2 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 77% hoạt động dịch vụ xe ôm, hàng rong, bán lẻ hàng hóa ở chợ cóc… Mặc dù, kinh tế phi chính thức tản mát, rời rạc, song, chiếm tới 87,7% tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh và chiếm tới 32% tổng số lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh tế, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
 
Kinh tế phi chính thức đã giúp nền kinh tế tồn tại trong giai đoạn suy thoái: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kinh tế phi chính thức ở một góc độ nào đó cũng tạo ra mạng lưới an toàn cho nền kinh tế, nó hấp thụ những cú sốc của nền kinh tế rất tốt. Điều đó giải thích vì sao khu vực này thường phát triển mạnh trong bối cảnh suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế. Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, Việt Nam đang phải trải qua những tháng ngày gian khó bởi dịch bệnh Covid-19, cũng những lúc gian nan này chúng ta mới hiểu hơn về vai trò của kinh tế phi chính thức.
 
4. Hàm ý chính sách đối với kinh tế phi chính thức
 
Kinh tế phi chính thức đã và đang hiện hữu trong nền kinh tế và có vị trí, vai trò nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, cần có những chính sách nhất quán để phát huy những mặt tích cực và hạn chế/ngăn chặn những mặt tiêu cực của kinh tế phi chính thức.
 
Hiện tại, có khoảng 5,2 triệu hộ làm kinh tế và tạo ra số công ăn việc làm lớn nhất trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khung khổ chính sách áp dụng đối với chủ thể kinh doanh này hiện còn rất thiếu, có sự chưa bình đẳng so với các doanh nghiệp hoạt động chính thức đang được điều chỉnh bằng nhiều luật khác, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp. Vì lẽ đó, khu vực kinh tế hộ gia đình còn bị phân biệt đối xử, chẳng hạn như việc tiếp cận vốn. Theo chúng tôi, hộ kinh doanh phải được đối xử như doanh nghiệp, cần đưa khu vực này vào trong Luật Doanh nghiệp khi chúng ta tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật này trong thời gian tới. Việc đưa khu vực này vào Luật Doanh nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ để họ phát triển chứ không phải “trói buộc”, “quản lý” họ. Trong tổng số khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký. Ít nhất, những hộ đã đăng ký này phải được công nhận là doanh nghiệp. Điểm khác biệt ở chỗ các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ này đều được đăng ký chính thức, từ EU đến châu Mỹ, châu Á. Các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ được đăng ký một cách rất dễ dàng tại chính quyền sở tại hoặc qua mạng và chi phí tuân thủ các quy định pháp lý, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều so với các loại hình công ty khác do bản chất và quy mô của loại hình doanh nghiệp này.
 
Do vậy, chi phí tuân thủ các quy định pháp luật và mức thuế áp dụng đối với doanh nghiệp một chủ tại các quốc gia này thấp ở một mức hợp lý, phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ và cá nhân hay hộ gia đình kinh doanh.
 
Đó cũng là yếu tố quyết định tới tính hấp dẫn của loại hình doanh nghiệp này và khiến phần lớn người dân khi tiến hành đăng ký kinh doanh đã lựa chọn đăng ký chính thức theo hình thức doanh nghiệp một chủ, như người dân tại Việt Nam đã lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể.
 
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một vấn đề thực tiễn cần phải được giải quyết, cần điều chỉnh và cải cách về mô hình kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam, góp phần trả mô hình này về đúng vị trí của nó để phát huy hết tiềm năng vô cùng to lớn của loại hình doanh nghiệp này.
 
Việc công nhận chính thức có thể góp phần quan trọng cho việc cải cách khu vực hộ kinh doanh, khuyến khích chính thức hóa một cách tự nguyện của khu vực hộ kinh doanh, nâng cao tính chính thức của khu vực tư nhân, nâng cao năng suất và hiệu quả tổng thể của khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
 
Những đơn vị hộ kinh doanh sử dụng hàng chục, hàng trăm lao động thực chất là các doanh nghiệp tư nhân đích thực. Nhằm thúc đẩy họ áp dụng những tiêu chuẩn quản trị tốt để dần lớn lên thành những doanh nghiệp đủ lớn, cần phải tháo bỏ các rào cản về thuế, sổ sách kế toán… để hàng triệu hộ kinh doanh có động lực trở thành một cộng đồng doanh nghiệp tư nhân 
đủ mạnh.
 
Luật Doanh nghiệp cần sửa đổi để giảm tối đa các điều kiện hoạt động cho nhóm doanh nghiệp chính thức nhỏ và siêu nhỏ, tạo tiền đề để sửa đổi, bổ sung Luật Thuế và Luật Kế toán thời gian tới, mặt khác tạo ra cơ chế để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
 
Nhìn chung, khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam đang có xu hướng phình to, phổ biến ở cả nông thôn và thành thị. Điều đó cho thấy, khu vực này là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Do vậy, Việt Nam cần sớm có cơ chế chính sách can thiệp, kịp thời đánh giá đúng mức về vai trò của khu vực kinh tế này nhằm hợp pháp hóa để khu vực này phát triển, giảm dần việc bỏ sót nghĩa vụ đóng thuế, tăng thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội và hạn chế tối đa tiêu cực.
 
Đối với hoạt động kinh tế bất hợp pháp: Đây là những hoạt động cần được ngăn chặn, do đó, phải tăng cường kiểm tra, xử lý để buộc các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này từ bỏ việc làm ăn bất hợp pháp, chuyển sang hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, cũng có giải pháp khác là từng bước công nhận và nghiên cứu một cơ chế thử nghiệm, xem xét chuyển một số hoạt động hiện đang bị coi là phi pháp thành hoạt động hợp pháp như cho phép đánh bạc, cá cược, mại dâm theo khu vực dân cư… như một số nước đã thực hiện. Khi đó, các hoạt động này dần dần được chuyển từ phi chính thức sang chính thức và giá trị gia tăng của chúng sẽ được cơ quan thống kê tổng hợp vào GDP.
 
Đối với các hoạt động kinh tế gian lận: Trước hết, phải phân tích kỹ thực trạng để tìm ra nguyên nhân, cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp, từ đó, hình thành hệ thống các giải pháp khắc phục. Đối với những nguyên nhân từ phía Nhà nước (hệ thống các văn bản pháp luật còn chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thông thoáng…), Nhà nước cần xem xét sớm tháo gỡ. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý. Khi các nguyên nhân trên được khắc phục, hoạt động mang tính chất gian lận của khu vực này sẽ bị đẩy lùi để chuyển sang hoạt động công khai, minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật.
 
Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, môi trường kinh doanh thông thoáng, điều kiện kinh doanh thuận lợi trên cơ sở tuân thủ pháp luật thì sẽ khuyến khích người dân khởi nghiệp, kinh tế chính thức sẽ hoạt động mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của hệ thống tài chính - ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt cũng sẽ giảm động cơ của kinh tế phi chính thức. Những giao dịch bằng tiền mặt cần được sớm thay thế bằng những giao dịch thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.
 
Ngoài ra, không thể thiếu yếu tố con người. Kỹ năng lao động sẽ quyết định cách thức tham gia thị trường lao động. Nếu lao động có tay nghề, trình độ được thừa nhận, họ sẽ không chấp nhận phải làm việc trong các điều kiện không chính thức.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Lý Quỳnh Anh, Vài nét về kinh tế phi chính thức; ncif.gov.vn.
 
2. Nguyễn Quỳnh Anh (2021), Mở rộng diện bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực phi chính thức tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 6/2021.
 
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
 
4. ILO (2016), Lao động phi chính thức Việt Nam.
 
5. Tô Trọng Hùng (2021), Đánh giá tính bền vững trong thu nhập, chi tiêu và tổn thương của khu vực phi chính thức tại Việt Nam: Mô hình phân tích đa tầng, Đề tài nghiên cứu cấp Học viện Chính sách và Phát triển.
 
6. Một số tài liệu tham khảo khác.
 
TS. Vũ Trường Sơn

Trường Đại học Đại Nam 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 83 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 246 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
22/07/2024 240 lượt xem
Ở thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thẻ tín dụng dần trở thành một phương tiện thanh toán khá phổ biến đối với bất kì khách hàng nào bởi tính tiện dụng trong chi tiêu và thanh toán.
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
Chủ động sử dụng và ứng phó với phòng vệ thương mại
22/07/2024 185 lượt xem
Ngày nay, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu, phát triển ngày càng sâu rộng trên thế giới, ngày càng có nhiều nước tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã được ký kết.
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
Nghiên cứu xây dựng mô hình học sâu phát hiện tin nhắn rác dựa trên bộ dữ liệu phức hợp được cập nhật
19/07/2024 233 lượt xem
Dựa trên bộ dữ liệu phức hợp mới được cập nhật, bài viết này đề xuất mô hình học máy nhằm phát hiện tin nhắn rác giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro mà người dùng thiết bị di động đang phải đối mặt, đặc biệt là rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính.
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
Đánh giá tác động của tham nhũng địa phương đến hoạt động ESG của doanh nghiệp Việt Nam
18/07/2024 262 lượt xem
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng địa phương (tham nhũng cấp tỉnh/thành phố) đến hoạt động ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị) của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
Lãi suất theo quy định pháp luật Việt Nam và sự cân nhắc về “mức giới hạn trần” trong hoạt động cho vay của các công ty tài chính.
16/07/2024 444 lượt xem
“Lãi suất là công cụ tích cực trong phát triển kinh tế và đồng thời cũng là một công cụ kìm hãm của chính sự phát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại trong việc sử dụng chúng” - đây là phát biểu của nhà kinh tế học người Pháp A. Poial.
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
Giải pháp và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
15/07/2024 327 lượt xem
Với xu hướng hội nhập tài chính quốc tế, để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một trong những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh xu hướng này, góp phần hoàn thiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy lĩnh vực kế toán - kiểm toán phát triển; đảm bảo việc ghi nhận sổ sách theo cơ chế thị trường vận hành và thông lệ quốc tế.
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
11/07/2024 426 lượt xem
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đất nước (1986 - 2024), khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng hoạt động và đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
01/07/2024 671 lượt xem
Mục tiêu của bài viết này là phân tích và đánh giá thực trạng an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Qua đó, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
Tác động truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới người tiêu dùng
27/06/2024 558 lượt xem
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và nghiên cứu định lượng qua việc chạy mô hình hồi quy Logistic nhị phân (Binary Logistic Regression) để đánh giá tác động từ truyền thông chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tới người tiêu dùng.
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình tập trung trong thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/06/2024 623 lượt xem
Có nhiều mô hình thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại các ngân hàng trên thế giới, bao gồm mô hình tập trung, phân tán, thuê ngoài và các mô hình thanh toán khác.
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
19/06/2024 671 lượt xem
Phát huy vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí trong cả nước và đội ngũ những người làm báo quan tâm, chăm lo, thực hiện; từng bước đề ra nhiều nội dung, giải pháp, phương thức, phát huy hiệu quả vai trò của báo chí cách mạng.
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Ứng dụng ESG trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
19/06/2024 654 lượt xem
Kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đề cao trách nhiệm xã hội đang là xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
Vai trò điều tiết của đa dạng hóa thu nhập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù với khả năng sinh lời của ngân hàng
17/06/2024 479 lượt xem
Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính, các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc chuyển vốn từ bên thừa sang bên thiếu vốn.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?