Kinh tế khu vực châu Âu trước nguy cơ rơi vào suy thoái
06/01/2023 5.416 lượt xem
Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực châu Âu đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức; nguy cơ khủng hoảng kinh tế ngày một rõ nét.

1. Hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô đều cho thấy dấu hiệu của một cuộc suy thoái xuất hiện rõ hơn

Tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể, nhiều nền kinh tế của khu vực đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. Tăng trưởng GDP quý II/2022 và III/2022 lần lượt ở mức 0,8% và 0,3%; trong đó, các nền kinh tế hàng đầu đều tăng trưởng thấp như Ý (0,5%); Đức (0,3%); Pháp (0,2%); Tây Ban Nha (0,2%)... thậm chí có nền kinh tế tăng trưởng âm hai quý liên tiếp như Latvia (-1,4% và -1,7%).

Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) tổng hợp liên tục giảm từ tháng 4/2022 cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang thu hẹp dần. Mặc dù từ tháng 10/2022, chỉ số PMI có xu hướng tăng lên, song kết thúc tháng 12/2022 vẫn chỉ ở mức 48,8 điểm, dưới ngưỡng 50 điểm, phản ánh nền kinh tế “suy giảm” so với tháng trước.
 
Hình 1: Chỉ số PMI liên tục giảm tại khu vực châu Âu
Nguồn: Tradingeconomics
 
 Cán cân thương mại tại khu vực châu Âu liên tục trong trạng thái thâm hụt. Trong tháng 10/2022, thâm hụt thương mại ở mức 26,5 tỷ EUR, trong đó nhập khẩu tăng mạnh 30,7%, trong khi xuất khẩu chỉ tăng 18%. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại thâm hụt 291,8 tỷ EUR, mức thâm hụt tăng mạnh so với mức thặng dư 129,3 tỷ EUR của cùng kỳ 10 tháng năm 2021. Trong đó, thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên đến 336,3 tỷ EUR; với Nga là 134,6 tỷ EUR.
 
Hình 2: Thâm hụt thương mại tại châu Âu (tỷ EUR)

Nguồn: Eurostat
Ghi chú: Chưa có số liệu tháng 11 và 12/2022

 
Lạm phát tại khu vực liên tục lập kỷ lục mới, đến tháng 10 và tháng 11/2022, lạm phát đã lập kỷ lục ở mức trên 10% so với cùng kỳ năm 2021 - mức cao nhất kể từ khi thống kê chỉ số này. Trong đó, Estonia, Lithuania, Latvia tăng trên 20%; Hà Lan, Ba Lan tăng trên 16%, Bỉ trên 13%, Đức tăng gần 12%.
 
Hình 3: Lạm phát châu Âu liên tục tăng (% so với cùng kỳ)
Nguồn: Tradingeconomics
Ghi chú: Chưa có số liệu tháng 12/2022

 
Thị trường tài chính tiền tệ ảm đạm, EUR mất giá, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh. EUR liên tục mất giá so với USD, có thời điểm mạnh nhất ngày 27/9/2022, EUR giảm giá khoảng 10% so với USD khi tỷ giá EUR xuống 0,95 EUR/USD. Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm mạnh. Đến ngày 29/12/2022, so với cuối năm 2021, chỉ số Euro Stoxx 50 giảm 11%, chỉ số MOEX của Nga giảm hơn 43%, chỉ số IT40 của Italy giảm hơn 12%...

Hình 4: Tỷ giá đồng EUR/USD
Nguồn: Tradingeconomics
 
Bên cạnh đó, đời sống xã hội khu vực châu Âu gặp nhiều bất ổn, làn sóng biểu tình phản đối bão giá, lạm phát đang bùng phát và lan rộng. Lạm phát tăng vọt do khủng hoảng năng lượng được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất bình ngày càng tăng của người dân.

2. Đánh giá một số nguyên nhân khiến kinh tế khu vực châu Âu đứng trước nguy cơ suy thoái
 
 
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang thắt chặt để kiềm chế lạm phát (Ảnh minh họa; nguồn: Internet)

Năm 2022, môi trường kinh tế, chính trị toàn cầu khá bất ổn là yếu tố khách quan khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại đáng kể, trong đó có khu vực châu Âu. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá cả nguyên liệu đầu vào, nhất là giá năng lượng tăng cao; Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid trong suốt cả năm 2022 cũng đã làm giảm đáng kể hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại toàn cầu. Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan như nắng nóng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, nắng nóng và hạn hán có thể khiến sản lượng ngũ cốc, hoa hướng dương và đậu tương ở châu Âu giảm từ 8 đến 9%. Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các đợt nắng nóng liên tiếp và thời tiết khô hạn đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng gió ở châu Âu. Điều này cộng hưởng với cuộc xung đột ở Ukraine và tình trạng ngừng hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân Pháp càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng tại khu vực này. Thêm vào đó, việc nắng nóng kéo dài cũng cản trở đà phục hồi của ngành du lịch khi nhiều du khách nước ngoài thay đổi địa điểm để tránh nóng.

3. Nhận diện rõ những khó khăn do tác động từ bên ngoài cũng như nội tại khu vực, khu vực châu Âu đã ban hành nhiều chính sách để đối phó với nguy cơ suy thoái

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Theo đó, ECB đã điều chỉnh lãi suất với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, 03 lần tăng lãi suất và đưa lãi suất lên mức 1,25%; dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn gia tăng nhằm đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%; đồng thời, ECB cũng đã kết thúc chương trình mua tài sản (PEPP) để ứng phó với đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 khiến nợ công tăng lên hơn 150% GDP ở Ý và 185% GDP ở Hy Lạp. Nếu tính cả khoản nợ của gói phục hồi có tên gọi “Thế hệ mới Liên minh châu Âu (EU)” thì tỷ lệ này tăng lên mức 155% với Ý và 190% với Hy Lạp. Ngoài ra, xu hướng giá năng lượng tăng và cuộc xung đột tại Ukraine đang làm trì hoãn sự phục hồi, tiếp tục gây căng thẳng tài chính công của châu Âu. Chính vì thế, EU đình chỉ thực hiện các quy định giới hạn trần nợ công (60% GDP) và thâm hụt (3% GDP) thêm 01 năm cho đến năm 2024 (EU đã hoãn thực hiện quy định này từ tháng 3/2020 do đại dịch Covid-19 bùng phát) và cho phép các nước thành viên linh hoạt trong điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch kiểm soát nợ, thâm hụt trong 4 năm.

Châu Âu chi tiền để hỗ trợ chi phí năng lượng trong ngắn hạn. Theo Tổ chức tư vấn Bruegel, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), Chính phủ các nước châu Âu đã chi hơn 700 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bù đắp thiệt hại khi giá năng lượng tăng, nhưng tình trạng này được dự báo sẽ kéo dài trong nhiều năm. Theo đó, Đức công bố gói hỗ trợ trị giá 65 tỷ EUR hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình trang trải chi phí năng lượng; Áo có gói hỗ trợ giá điện trị giá 4 tỷ EUR; Ý và Tây Ban Nha có gói trợ cấp năng lượng trị giá 22 tỷ EUR. Tuy nhiên, nếu các nước tiếp tục thực hiện những gói cứu trợ tương tự, đây có thể sẽ là thách thức rất lớn trong các năm tiếp theo để Chính phủ phải xử lý trong những năm tới, do những khoản hỗ trợ này là số tiền tương đối lớn.

Xung đột với Ukraine làm các quốc gia châu Âu nhận thức rõ hơn về sự phụ thuộc quá mức vào năng lượng của Nga. Chính vì thế, các quốc gia đã thiết lập quan hệ và tìm kiếm các đối tác cung cấp năng lượng mới. Đức tìm đến các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông thì Ý cầu viện các đối tác châu Phi; tăng cường hợp tác với các nước châu Phi có tiềm năng lớn về khí hóa lỏng (LNG) như Nigeria, Angola...

Như vậy, có thể thấy, trong bối cảnh kinh tế đối mặt với nguy cơ suy thoái, các cơ quan chức năng của EU đã điều chỉnh các chính sách để hạn chế tác động tiêu cực từ khủng hoảng năng lượng, kiểm soát lạm phát,...

Tuy nhiên, việc điều chỉnh này có thể chưa tác động và có hiệu quả ngay trong năm tới. Bởi nhiều tổ chức quốc tế vẫn đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực năm 2023. Tháng 10/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP khu vực châu Âu chỉ tăng 0,5% (giảm 0,7% so với dự báo tháng 7/2022, giảm 1,8% so với dự báo tháng 01/2022); Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng GDP khu vực châu Âu xuống 0,3%, thấp hơn so với mức dự báo 1,6% trước đó. Theo dự báo của IMF, lạm phát khu vực châu Âu dự kiến tiếp tục sẽ tăng cao trong năm 2023, khoảng 5,7% và 6,6% theo dự báo của OECD.     

Phương Huy
NHNN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
15/05/2023 758 lượt xem
Theo tài liệu “Các vấn đề xử lí tổ chức tín dụng hợp tác - Tổng quan về các đặc điểm và công cụ xử lí” (Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế - IADI, 2018), các tổ chức tài chính nhận tiền gửi như hiệp hội tín dụng, các ngân hàng hợp tác hoặc tương hỗ hay quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được gọi chung là tổ chức tín dụng (TCTD) hợp tác, là một thành viên quan trọng trong hệ thống tài chính của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nhìn chung, các TCTD hợp tác có những đặc điểm khác biệt với ngân hàng.
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
19/04/2023 1.859 lượt xem
Điều tra thị trường (Market Intelligence - MI) là một công cụ đắc lực được các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới tiến hành để bổ sung, hoàn thiện cho công tác thống kê truyền thống. Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính quốc tế, vai trò của hoạt động này ngày càng được coi trọng và tại nhiều quốc gia, hoạt động điều tra thị trường được tổ chức một cách bài bản với cơ cấu nhân sự độc lập.
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
18/04/2023 3.150 lượt xem
Chỉ vài ngày trước khi phá sản, Silicon Valley Bank (SVB) vẫn được xem là một tổ chức tài chính uy tín trong giới công nghệ khi cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn startup tại Mỹ. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 48 giờ, ngân hàng 40 tuổi này bất ngờ sụp đổ. Sự sụp đổ quá nhanh và bất ngờ của SVB là “thảm kịch” ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ khi ngân hàng Washington Mutual tan rã vào năm 2008.
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
03/04/2023 2.734 lượt xem
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và các rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ thống tài chính - ngân hàng ngày càng lớn, chủ đề giám sát rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương (NHTW) các nước.
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
17/03/2023 3.539 lượt xem
Công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua với sự tác động mạnh mẽ trên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Đứng trước những biến đổi này, ngành Ngân hàng cũng không thể đứng ngoài cuộc đua công nghệ.
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
10/03/2023 4.383 lượt xem
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lí và các ngân hàng thương mại (NHTM). Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã công bố bản sửa đổi gần nhất vào năm 2016 so với bản trước đó (năm 2004), dẫn đến sự điều chỉnh và thay đổi từ phía các NHTM trên thế giới.
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
02/03/2023 3.790 lượt xem
Có thể thấy, triển vọng kinh tế khu vực châu Á đã sáng sủa hơn mặc dù vẫn còn những thách thức lớn trong dài hạn, kể cả đối với kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Những tác động tiêu cực của suy thoái sâu
Những tác động tiêu cực của suy thoái sâu
24/02/2023 5.241 lượt xem
Một phân tích về hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế ở 24 quốc gia trong hơn 50 năm qua đã chỉ ra rằng, việc các nền kinh tế quay trở lại mức tăng trưởng trước đó sau suy thoái là khó dự đoán, vì còn phụ thuộc vào độ sâu của suy thoái. Những tác động tiêu cực của suy thoái nghiêm trọng mang tính dai dẳng và lâu dài.
Ngân hàng trung ương và rủi ro an ninh mạng
Ngân hàng trung ương và rủi ro an ninh mạng
15/02/2023 4.037 lượt xem
Theo khảo sát của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), ước tính của các ngân hàng trung ương (NHTW) về tổn thất tiềm năng từ các cuộc tấn công mạng vào hệ thống tài chính có thể lên tới 5% GDP. Sự cần thiết phải đối phó với những rủi ro ngày càng tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể ngân sách của các NHTW dành cho công nghệ thông tin (CNTT).
Việt Nam trong hành trình hướng tới các mục tiêu  phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris  và đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững cấp thiết
Việt Nam trong hành trình hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris và đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững cấp thiết
25/01/2023 5.233 lượt xem
Cùng với sự phát triển của xã hội, thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển bền vững ngày càng trở thành một chủ đề lớn, thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia. Chúng ta đang sống và phát triển trên một hành tinh hữu hạn, do đó, chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về cách quản lý tài nguyên của Trái đất để đáp ứng những nguyện vọng của xã hội và thực trạng dân số đang tăng lên từng ngày, đồng thời đảm bảo rằng các thế hệ hiện tại và tương lai có cơ hội có được chất lượng cuộc sống tốt, khỏe mạnh và phát triển thịnh vượng.
Kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện hữu
Kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện hữu
29/12/2022 5.842 lượt xem
Bức tranh kinh tế thế giới năm 2022 phân chia thành hai nửa rõ rệt: 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm 2022. Bước vào đầu năm 2022, kinh tế toàn cầu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau một năm suy thoái vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2022, khi xung đột Nga - Ukraine gia tăng, kết hợp chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc làm chậm lại đà phục hồi kinh tế toàn cầu, gia tăng tình trạng gián đoạn nguồn cung và đẩy giá hàng hóa thế giới tăng mạnh.
Năm 2022: Một năm đầy khó khăn của thị trường tài chính toàn cầu
Năm 2022: Một năm đầy khó khăn của thị trường tài chính toàn cầu
28/12/2022 5.421 lượt xem
Sau một năm ảnh hưởng bởi sự tàn phá nặng nề của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi. Động lực cơ bản thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng này là chính sách hỗ trợ khổng lồ, cả về tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ này cũng là yếu tố gây lạm phát cao. Ban đầu, lạm phát chỉ tăng đối với một số ít mặt hàng hóa, nhưng đầu năm 2022, đà tăng giá cả dịch vụ có dấu hiệu kéo dài và đã vượt mức giá trước đại dịch tại nhiều khu vực trên thế giới.
Phương thức thanh toán quốc tế BPO - Góc nhìn công nghệ số
Phương thức thanh toán quốc tế BPO - Góc nhìn công nghệ số
12/12/2022 5.905 lượt xem
Sự ra đời của phương thức BPO (Bank Payment Obligations - Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng) là sáng kiến nhằm cung cấp một công cụ thanh toán mới hỗ trợ hoạt động thương mại toàn cầu để thích ứng với sự phát triển của thời đại số.
Vận đơn đường biển điện tử - điều kiện áp dụng tại Việt Nam
Vận đơn đường biển điện tử - điều kiện áp dụng tại Việt Nam
08/12/2022 6.247 lượt xem
Đại dịch Covid-19 xảy ra gây tác động không nhỏ đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu, Logistics bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nhiều quốc gia đưa ra chính sách giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến việc chuyển giao vận đơn đường biển trở nên khó khăn, tốn kém, mất nhiều thời gian.
Mô hình ngân hàng số: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
Mô hình ngân hàng số: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
07/12/2022 5.225 lượt xem
Trong bối cảnh kỷ nguyên số với hành vi khách hàng thay đổi nhanh chóng, nhiều đột phá công nghệ và mô hình kinh doanh mới, các ngân hàng, tổ chức tài chính ở vị thế bắt buộc phải chuyển đổi số bằng công nghệ, dữ liệu và mô hình kinh doanh sáng tạo để thích ứng, vượt lên thách thức của kỷ nguyên số.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.350

66.950

Vàng SJC 5c

66.350

66.970

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.450

56.150


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,280 23,650 24,502 25,874 28,257 29,461 162.61 172.15
BIDV 23,320 23,620 24,683 25,868 28,388 29,643 163.61 172.34
VietinBank 23,231 23,651 24,769 25,904 28,658 29,668 164.32 172.27
Agribank 23,270 23,630 24,756 25,757 28,524 29,350 165.11 171.87
Eximbank 23,250 23,630 24,808 25,484 28,613 29,392 165.16 169.66
ACB 23,200 23,700 24,826 25,453 28,770 29,379 165.1 169.44
Sacombank 23,271 23,674 24,959 25,471 28,836 29,349 165.55 171.09
Techcombank 23,310 23,653 24,574 25,891 28,282 29,572 161 173.28
LPBank 23,290 23,890 24,715 26,049 28,678 29,610 162.64 174.07
DongA Bank 23,330 23,660 24,800 25,480 28,610 29,380 162.6 169.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?