Kinh tế khu vực châu Âu tăng trưởng ngoài kỳ vọng nhưng có xu hướng yếu đi và đối mặt với nguy cơ suy thoái
29/08/2022 11:21 4.667 lượt xem
GDP khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng ngoài kỳ vọng

Dữ liệu về tăng trưởng GDP quý II/2022 của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro) đã khiến nhiều nhà kinh tế khá bất ngờ, với mức tăng theo quý là 0,7%, cao hơn mức 0,5% của quý I/2022 và cao hơn so với mức dự báo chỉ tăng 0,2%. Đây là mức tăng trưởng theo quý cao nhất trong 3 quý vừa qua, được hỗ trợ bởi sự mở cửa trở lại của ngành dịch vụ và du lịch, sự nới lỏng về các hạn chế liên quan đến dịch Covid-19 (Đồ thị 1). Tây Ban Nha, Ý và Pháp có mức tăng trưởng khá cao lần lượt ở mức 1,1%, 1% và 0,5%. Trong khi đó, Đức không tăng trưởng; một số nền kinh tế khác như Bồ Đào Nha tăng trưởng âm 0,2%, Lithuania âm 0,4%, Latvia âm 1,4%. Những con số này cho thấy đã manh nha xuất hiện dấu hiệu suy thoái kinh tế ở một góc nào đó của nền kinh tế khu vực này. Đồng thời, cuộc khủng hoảng năng lượng và cuộc chiến ở Ukraine chưa biết khi nào mới kết thúc, cũng như việc cắt giảm khí đốt tự nhiên từ Nga đang là những mối đe dọa triển vọng kinh tế trong các quý tới, gây áp lực hơn nữa cho lạm phát và tiếp đó là lãi suất.

Đồ thị 1: Tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu (% so với quý trước)
 

Nguồn: tradingeconomics

 
Tuy nhiên triển vọng kinh tế đang yếu đi, dự báo nguy cơ suy thoái kinh tế do đối mặt với nhiều thách thức

Theo các cuộc khảo sát kinh tế được công bố gần đây, triển vọng kinh tế có vẻ khá ảm đạm và không khả quan mặc dù các dữ liệu của nền kinh tế khu vực đồng Euro vẫn cho thấy đang mở rộng trong quý II/2022. Trong tháng 7/2022, chỉ số nhà quản trị mua hàng tổng hợp (PMI) đã giảm dưới mốc trung lập là 50 điểm - mức giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2/2021, ở mức 49,4 điểm (Đồ thị 2).
 
Đồ thị 2: Chỉ số PMI có dấu hiệu thu hẹp dần
Nguồn: tradingeconomics
 
Đáng chú ý, chỉ số PMI sản xuất đã thu hẹp, giảm xuống mức 46,1 điểm kèm theo sự gia tăng kỷ lục trong việc dự trữ hàng hóa thành phẩm, cho thấy nhu cầu giảm lớn hơn dự kiến. Ngoài ra, các đơn đặt hàng mới đều giảm trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng liên tục giảm và ở mức thấp kỷ lục vào tháng 7/2022. Những chỉ số này xấu đi cho thấy triển vọng về kinh tế chung và tài chính của hộ gia đình đang trở nên kém lạc quan.
 
Đồ thị 3: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng

Nguồn: tradingeconomics
 
Các chỉ số trên đây cộng hưởng với tỷ lệ lạm phát tăng cao kỷ lục trong tháng 7/2022 (Đồ thị 3) bất chấp những nỗ lực của Chính phủ nhằm kiềm chế tác động của sự tăng giá năng lượng và điều chỉnh tăng lãi suất, phù hợp với dự báo cho một cuộc suy thoái nhẹ sẽ diễn ra tại khu vực kinh tế đồng Euro vào cuối năm 2022.

Theo nghiên cứu của RaboBank, kịch bản cơ sở suy thoái kinh tế nhẹ có thể sẽ xảy ra vào cuối năm 2022, chủ yếu đến từ việc giá năng lượng duy trì ở mức cao và gia tăng liên tục, chứ không phải do thiếu năng lượng. Kịch bản tồi tệ hơn có thể diễn ra nếu như tình trạng thiếu khí đốt xảy ra khi Nga ngày càng siết chặt nhiều dòng khí đốt sang châu Âu, dẫn đến sự thu hẹp đáng kể các hoạt động kinh tế, đáng chú ý là hai nền kinh tế hàng đầu của châu Âu là Đức và Ý sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng1. Điều này có thể sẽ đẩy toàn bộ châu lục vào suy thoái nhẹ.

Cũng đồng quan điểm này, đầu tháng 8/2022, Ủy ban châu Âu dự báo GDP khu vực sẽ tăng lần lượt 2,7% và 1,5% vào năm 2022 và năm 2023. Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo việc Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt có thể dẫn tới một cuộc suy thoái trong năm 2023.

Lạm phát tiếp tục nóng lên

Các số liệu lạm phát trong tháng 7/2022 có thể sẽ khiến người tiêu dùng tại khu vực này và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải đau đầu nhiều hơn nữa. Lạm phát tháng 7/2022 đã đạt mức cao kỷ lục là 8,9% và chủ yếu là đóng góp do sự gia tăng của giá năng lượng (Đồ thị 4). Lạm phát của khu vực đồng Euro gần đây liên tục lập đỉnh do tác động từ xung đột Nga - Ukraine và các nền kinh tế mở cửa trở lại sau đợt phong tỏa vì dịch Covid-19. Tại Đức, lạm phát là 7,5%; tại Tây Ban Nha, lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 38 năm trở lại đây, lên mức 10,8%.
 
Đồ thị 4: Lạm phát tăng cao kỷ lục


Nguồn: tradingeconomics

Chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát

Nhằm hạn chế đà tăng liên tục của lạm phát, ngày 21/7/2022, ECB đã quyết định tăng lãi suất với mức là 50 điểm cơ bản. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của ECB trong 11 năm. Mức lãi suất huy động âm (-0,5%) của ngân hàng này đã được duy trì kể từ năm 2014. Với mức tăng lãi suất mới, lãi suất tiền gửi hiện là 0%.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà hoạch định chính sách

Để chống lại lạm phát, các Ngân hàng Trung ương sẽ dùng các biện pháp để tác động làm giảm tổng cầu. Nhưng với diễn biến lạm phát hiện tại, nguyên nhân gia tăng không xuất phát nhiều đến từ việc nhu cầu tăng lên quá nóng của nền kinh tế mà lại do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng khiến giá cả hàng hóa gia tăng. Chính vì vậy, sự suy thoái nhẹ của nền kinh tế có thể không đủ để làm giảm lạm phát. Và do đó, ECB có thể phải lựa chọn giữa việc để lạm phát hạ nhiệt hay là duy trì tăng trưởng kinh tế. Song, việc duy trì sự ổn định giá cả vẫn là nhiệm vụ chính của ECB. Sau cuộc họp tháng 7/2022, bà Lagarde - Chủ tịch ECB nhấn mạnh rằng “rủi ro lạm phát vẫn gia tăng, đặc biệt là trong ngắn hạn”. Đáng chú ý, những rủi ro lạm phát này sẽ càng trở nên trầm trọng hơn do sự mất giá gần đây của đồng Euro so với USD (mất giá 9,8%) (Đồ thị 5). ECB đang đối mặt với tình thế khó xử khi hoạch định chính sách. Việc tăng lãi suất mạnh có thể làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế và nguy cơ khủng hoảng nợ giữa các thành viên của khu vực. Kinh tế khu vực không chỉ đang đối diện tình trạng chôn chân trong lạm phát mà nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế đang tăng trưởng chậm lại rõ rệt.
 
Đồ thị 5: Diễn biến tỷ giá EUR/USD

Nguồn: tradingeconomics
 
Nguy cơ suy thoái dần hiện hữu

Như vậy, với những đánh giá nhận định trên đây, việc kinh tế Đức lao dốc, lạm phát gia tăng tại toàn khu vực châu Âu làm bào mòn sức mua của người tiêu dùng, chính sách tiền tệ thắt chặt, trong khi đó, một cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn đang rình rập là những yếu tố có thể đẩy kinh tế khu vực vào một cuộc suy thoái kinh tế.
 
Doanh số bán lẻ của Đức đã lao dốc 8,8% trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu năm 1994.

ThS. Thái Sơn (NHNN)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?
Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao?
13/12/2024 08:32 376 lượt xem
Bài viết giới thiệu nghiên cứu của Giáo sư Antonio Fatas (2024), trong đó phân tích những lý do dẫn đến “sự bất khả xâm phạm” đáng ngạc nhiên của châu Á, vốn trước đây, giống như tất cả các nền kinh tế đang phát triển, dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát ...
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam
09/12/2024 08:32 475 lượt xem
Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành.
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam
05/12/2024 07:51 716 lượt xem
Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)...
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách
22/11/2024 10:50 1.224 lượt xem
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB).
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam
15/11/2024 10:30 1.473 lượt xem
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam
11/11/2024 10:22 1.432 lượt xem
Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc”
03/11/2024 07:15 1.601 lượt xem
Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội.
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam
Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam
30/10/2024 09:30 1.560 lượt xem
Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam
23/10/2024 08:04 12.342 lượt xem
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 cho thấy có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, với dự báo tăng trưởng đạt 3,1 - 3,2% GDP và lạm phát giảm xuống 5,8 - 5,9%.
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
14/10/2024 15:40 1.713 lượt xem
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kiều hối đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
08/10/2024 08:03 2.074 lượt xem
Ngân hàng mở là một khái niệm mới nổi trong ngành tài chính - ngân hàng, mang lại sự đổi mới và cách mạng hóa phương thức hoạt động của ngân hàng truyền thống.
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam
03/10/2024 14:46 1.758 lượt xem
Nằm ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ấn Độ là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với quy mô thị trường ước đạt 372,94 tỉ USD vào cuối năm 2024, dự kiến ​​sẽ đạt 473,72 tỉ USD vào năm 2029 (Mordorintelligence, 2024).
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế
01/10/2024 16:10 2.912 lượt xem
Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của địa chính trị đến thương mại toàn cầu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ năng chính là khai thác, phân tích, tổng hợp và bình luận các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan.
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
30/09/2024 08:01 1.921 lượt xem
Tập đoàn tài chính không phải là một hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới trên thị trường mà bắt đầu được hình thành từ những năm 60 tại Mỹ khi hiện tượng các ngân hàng với hoạt động cấp tín dụng kết nối các công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua sở hữu vốn...
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng
26/09/2024 13:23 10.440 lượt xem
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?