Khung pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng số tại các nước ở châu Á và gợi mở chính sách cho Việt Nam
01/08/2023 2.704 lượt xem
Tóm tắt: Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra trong tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực ngân hàng đã và đang thay đổi mạnh mẽ bởi việc ứng dụng các công nghệ vào sản phẩm, dịch vụ. Quá trình chuyển đổi số đã làm cho cấu trúc của thị trường tài chính - ngân hàng có sự thay đổi cốt lõi khi bên cạnh các ngân hàng truyền thống xuất hiện thêm nhiều “người chơi” mới trên thị trường. Các công ty công nghệ lớn (Big Tech), công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã gia nhập vào cuộc cạnh tranh cung cấp sản phẩm tài chính - ngân hàng. Trước sự phát triển không ngừng của làn sóng Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng số đang nổi lên với tư cách một mô hình, một xu hướng kinh doanh hiệu quả và hấp dẫn, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Bài viết tập trung phân tích khung pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng số tại các nước ở châu Á, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam. 
 
Từ khóa: Ngân hàng số, khung pháp luật, châu Á.
 
ANALYZING THE LEGAL FRAMEWORK GOVERNING DIGITAL BANKING OPERATIONS IN ASIAN COUNTRIES AND RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM
 
Abstract: In the past few decades, the digital transformation process has been taking place in all industries and fields, especially the banking sector which has been witnessing a drastic change by the application of digital technologies in products and services. The process of digital transformation has made the structure of the financial-banking market have a core change when besides traditional banks, many new “players” appear in the market. Big technology companies (Bigtech), financial technology companies (Fintech) have joined the competition to provide financial and banking products. With the continuous development of the Fintech wave in the banking sector, digital banking is emerging as an effective and attractive business model and trend, especially in Asia. The article focuses on analyzing the legal framework governing digital banking operations in Asian countries, thereby making recommendations for Vietnam.
 
Keywords: Digital banking, legal framework, Asia.
 
I. Khái quát chung về ngân hàng số
 
Hiện nay chưa có sự thống nhất cách hiểu về khái niệm “Ngân hàng số” và có nhiều cách lí giải về “Ngân hàng số” khác nhau. Theo Gaurav Sharma (2017), ngân hàng số là mô hình được hình thành trên cơ sở tận dụng sự phát triển của công nghệ để cung cấp các sản phẩm ngân hàng, trong đó các công nghệ mới nhất sẽ được áp dụng ở tất cả các hoạt động và trên tất cả các nền tảng cung cấp dịch vụ. Một ngân hàng số sẽ hoạt động trên nền tảng cung cấp dịch vụ trực tuyến tương tự như việc hoạt động tại các chi nhánh hay trụ sở chính1. Còn theo quan điểm của Chris Skinner (2014), ngân hàng số là mô hình hoạt động của ngân hàng mà trong đó các hoạt động chủ yếu dựa vào nền tảng và dữ liệu điện tử và công nghệ số, là giá trị cốt lõi của hoạt động ngân hàng2. Theo quan điểm của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA), ngân hàng số là ngân hàng chủ yếu cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua Internet hoặc các hình thức khác của các kênh điện tử thay vì chi nhánh vật lí3. Như vậy có thể hiểu, ngân hàng số không đơn giản chỉ là việc số hóa một số dịch vụ hay sản phẩm của ngân hàng mà đó là quá trình thay đổi toàn bộ cách thức tổ chức, hoạt động, vận hành của tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng dựa trên những công nghệ mới hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Khái niệm “Ngân hàng số” cần được hiểu rộng hơn so với các khái niệm phổ biến khác như: Ngân hàng trực tuyến, ngân hàng ảo, ngân hàng điện tử, vì đây chỉ là những khái niệm thể hiện sự chuyển đổi số trong một vài dịch vụ ngân hàng (chuyển khoản, thanh toán, tư vấn tài chính, quản lí tài khoản...) mà không phải là sự tích hợp số hóa đối với toàn bộ hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ4. Với sự kết hợp những hoạt động truyền thống của ngân hàng cùng những công nghệ hiện đại, ngân hàng số đang là một xu hướng phát triển trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia châu Á - có tỉ lệ dân số trẻ, sử dụng phổ cập Internet. Qua quá trình hoạt động của các mô hình ngân hàng số trên thế giới có thể nhận diện một số đặc trưng cơ bản của ngân hàng số bao gồm: 
 
Thứ nhất, ngân hàng số tận dụng yếu tố công nghệ để đổi mới toàn diện cách thức cung cấp dịch vụ ngân hàng. Một trong những đặc trưng cơ bản để nhận diện các ngân hàng số đó là việc ứng dụng công nghệ số vào trong các hoạt động ngân hàng. Một số các công nghệ tiên tiến hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngân hàng số có thể kể đến như: Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)/sổ cái phân tán (DLT) được ứng dụng để giao kết hợp đồng điện tử trong các hoạt động tài trợ thương mại truyền thống; công nghệ lập trình ứng dụng (API) để kết nối giữa ngân hàng với các bên đối tác thứ ba như nhà cung cấp, doanh nghiệp để tạo thêm nhiều ứng dụng mới, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng5; công nghệ dữ liệu lớn như Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) được các ngân hàng áp dụng để phân tích hành vi, nhu cầu khách hàng giúp tối ưu hóa, cá nhân hóa việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ6; công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) giúp cắt giảm các quy trình, thủ tục, nghiệp vụ tại ngân hàng; công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) giúp tiết kiệm chi phí vào hạ tầng kết nối, truyền tải, lưu trữ thông tin... (Hình 1) 
 
Hình 1. Các công nghệ được ứng dụng trong ngân hàng số

Nguồn: Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ hai, một phần hoặc toàn bộ hoạt động và dịch vụ ngân hàng được thực hiện trên môi trường số. Mặc dù hiện nay có nhiều mô hình ngân hàng số với các cấp độ số hóa khác nhau, tuy nhiên về cơ bản đặc thù của ngân hàng hàng số đó là có quá trình tổ chức và hoạt động được thực hiện hoàn toàn trên môi trường Internet, gần như không có hoặc có rất ít các chi nhánh vật lí. Việc giao tiếp giữa ngân hàng số với khách hàng của mình sẽ được thực hiện thông qua các phương tiện như máy tính hoặc thiết bị di động. Nhìn chung, việc được tổ chức và hoạt động trên môi trường số sẽ giúp cho tổ chức cung cấp dịch vụ giảm tải được các chi phí (bao gồm: Nhân công, vận hành, cơ sở vật chất...) dành cho chi nhánh vật lí đồng thời giúp người sử dụng dịch vụ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức khi sử dụng các giao dịch trực tuyến mà không cần phải di chuyển đến địa điểm giao dịch cụ thể. Các giao dịch được xử lí trên hệ thống với tốc độ nhanh chóng và rất dễ sử dụng, điển hình với các giao dịch chuyển tiền, thanh toán. Ngoài ra, với những công nghệ hiện đại như e-KYC, mã xác thực hay token, việc sử dụng ngân hàng số có những tính năng bảo mật cho người sử dụng, đảm bảo các thông tin an toàn như giao dịch thanh toán, biến động số dư, quản lí tài khoản, quản lí thẻ thanh toán. So với những giao dịch tiền mặt trực tiếp, ngân hàng số mang lại những tính năng bảo mật cao cho người sử dụng bên cạnh sự thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc cung cấp hoàn toàn các dịch vụ trên nền tảng kĩ thuật số cũng khiến cho các ngân hàng số phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ, khả năng kết nối và dữ liệu tiên tiến7 (các công nghệ chủ yếu ứng dụng trong ngân hàng số đã được đề cập trong đặc trưng đầu tiên). Do đó, với các ngân hàng số ngoài việc kiểm soát các rủi ro thông thường (như với các ngân hàng truyền thống) thì việc kiểm soát rủi ro từ yếu tố công nghệ trong quá trình cung ứng dịch vụ được coi là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng.
 
Thứ ba, các ngân hàng số thường hoạt động trong môi trường pháp lí thử nghiệm và chưa hoàn chỉnh. Hầu hết các ngân hàng số trên thế giới cũng như các công ty Fintech nói chung đều hoạt động trong một vùng xám (grey zone) về pháp lí do còn thiếu những quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh. Ngân hàng số buộc phải cân nhắc việc chờ đợi các quy định pháp luật và chậm chân trong cuộc chạy đua cung cấp dịch vụ hay chấp nhận mạo hiểm để đưa ra các sản phẩm mới và lo lắng sẽ bị cấm đoán trong tương lai. Điều này xuất phát từ thực tế các đổi mới về công nghệ tiến triển quá nhanh làm thay đổi toàn bộ cách thức tổ chức và cung ứng dịch vụ ngân hàng, trong khi hệ thống các quy định pháp luật về ngân hàng chưa kịp thời thay đổi và thích ứng. Do đó, ở phần lớn các khu vực pháp lí trên thế giới khi điều chỉnh về hoạt động của ngân hàng số sẽ có xu hướng áp dụng khung khổ pháp luật hiện hành trong lĩnh vực ngân hàng để điều chỉnh. Điều này ít nhiều cũng sẽ tạo ra những khó khăn đối với ngân hàng số bởi các quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng thường được xây dựng một cách chặt chẽ, khắt khe và có mục tiêu chính hướng tới ngăn ngừa và xử lí rủi ro đối với hệ thống ngân hàng và khách hàng hơn là thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Ở một số khu vực khác (như ở các quốc gia châu Á), các nhà làm luật đã đưa ra đưa ra các quy định riêng mang tính chất thử nghiệm (Regulatory Sandbox) đối với ngân hàng số. Trong quá trình thử nghiệm, ngân hàng số có thể được áp dụng các quy định nới lỏng hơn so với các ngân hàng truyền thống để tạo điều kiện cho mô hình này hoàn thiện và phát triển. Khi hết giai đoạn thử nghiệm phần lớn ngân hàng số sẽ đáp ứng đầy đủ các quy định chung về cung cấp dịch vụ ngân hàng. Đối với các cơ quan quản lí nhà nước, giai đoạn thử nghiệm cũng là quá trình các cơ quan này đánh giá được đầy đủ các rủi ro của ngân hàng số để từ đó rà soát, điều chỉnh, ban hành các quy định mới, phù hợp điều chỉnh tổ chức và hoạt động của ngân hàng số.
 
II. Tổng quan về sự phát triển của các ngân hàng số và khung pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng số tại các nước ở châu Á
 
Trong những năm gần đây, châu Á được coi là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng các dịch vụ tài chính công nghệ nói chung, trong đó có dịch vụ ngân hàng số. Trong số 100 ngân hàng số hàng đầu thế giới lọt vào bảng xếp hạng năm 2022 của The Asian Banker có 43 ngân hàng nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC); bao gồm Hồng Kông với 07 ngân hàng kĩ thuật số, tiếp theo là Nhật Bản và Úc với 06 ngân hàng số, Trung Quốc với 05 ngân hàng số, Indonesia có 04 ngân hàng số, Ấn Độ có 04 ngân hàng số, Philippines có 03 ngân hàng số, Hàn Quốc có 03 ngân hàng số, Thái Lan có 02 ngân hàng số, Việt Nam 02 ngân hàng số và Đài Loan có 01 ngân hàng số8.
 
Rõ ràng xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng là không thể đảo ngược và buộc hệ thống pháp luật của các quốc gia phải điều chỉnh để kịp thời thích ứng. Tuy nhiên, việc sửa đổi, điều chỉnh các quy định hiện hành và ban hành quy định pháp luật mới dành cho ngân hàng số là không giống nhau giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tại khu vực châu Á nhìn chung các quy định pháp luật điều chỉnh việc thành lập và hoạt động ngân hàng số được chia thành 04 loại: (i) Các quốc gia quy định về giấy phép dành riêng cho ngân hàng số; (ii) Các quốc gia quy định không cấp giấy phép riêng cho ngân hàng số mà sẽ áp dụng theo giấy phép của ngân hàng truyền thống; (iii) Các quốc gia có kế hoạch công bố về việc cấp phép riêng cho ngân hàng số; (iv) Các quốc gia không xác định việc cấp giấy phép riêng cho ngân hàng số và không có ngân hàng số. Nhìn chung, ở các quốc gia có chính sách pháp luật cụ thể về ngân hàng số (có quy định về việc cấp phép riêng hay sử dụng chung giấy phép với ngân hàng truyền thống) số lượng các ngân hàng số xuất hiện ngày càng nhiều và dịch vụ mở rộng.
 
Ngoài ra, việc tuân thủ của ngân hàng số đối với các tiêu chuẩn, điều kiện chung trong quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng là không giống nhau giữa các khu vực pháp lí. Nếu như ở Hồng Kông hay Đài Loan, ngân hàng số sẽ phải đáp ứng các yêu cầu thận trọng tương tự như các ngân hàng truyền thống, ví dụ như về vốn pháp định ở Hồng Kông quy định các ngân hàng số phải có mức vốn tương tự như ngân hàng truyền thống là 300 triệu đô la Hồng Kông9, ở Đài Loan là 10 tỉ Đài tệ10. Các ngân hàng số cũng phải tuân theo cùng một hệ thống các yêu cầu giám sát áp dụng cho các ngân hàng thông thường, bao gồm việc tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu khách hàng, tiêu chuẩn kiểm soát an ninh thông tin, hệ thống chống rửa tiền, quản trị công ty... Trong khi đó, tại các quốc gia Đông Nam Á như Singapore và Malaysia, các ngân hàng số được áp dụng quy chế thử nghiệm với các yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn trong quá trình khởi nghiệp ban đầu, đổi lại trong quá trình cung cấp dịch vụ, các ngân hàng số tại hai quốc gia này sẽ hạn chế  hơn nhằm giảm thiểu nguy cơ tạo ra rủi ro đối với khách hàng và hệ thống tài chính. Một điểm rất quan trọng trong quy định của các quốc gia châu Á đối với tổ chức và hoạt động của ngân hàng số đó là với Đài Loan hay Hồng Kông đều đưa ra yêu cầu ngân hàng số phải được nắm giữ phần lớn vốn góp hay cổ phần bởi các ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống (từ 40% đến 50% trở lên), trong khi đó, Singapore không đặt ra yêu cầu này mà chỉ cần người điều hành là người Singapore, hay đối với Malaysia thì sẽ ưu tiên cấp phép ngân hàng số nếu vốn được kiểm soát bởi người bản địa. Đối với yêu cầu về cơ sở vật chất nhìn chung các quốc gia đều yêu cầu phải đặt trụ sở chính tại quốc gia để giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng tuy nhiên không cần thiết lập các chi nhánh vật lí. (Bảng 1)
 
Bảng 1. Tổng hợp quy chế pháp lí điều chỉnh việc cấp phép và hoạt động của một số quốc gia châu Á



 Nguồn: Tác giả tổng hợp

III. Gợi mở chính sách trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về ngân hàng số tại Việt Nam
 
Để một mô hình kinh doanh mới hoạt động hiệu quả và có khả năng nhân rộng trên thị trường thì một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng là phải có hành lang pháp lí rõ ràng cho hoạt động này. Việc ghi nhận cụ thể các mô hình hoạt động kinh doanh mới trong quy định pháp luật sẽ giúp cho các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh có được tư cách pháp lí rõ ràng, xác định được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với khách hàng, đối tác và cơ quan quản lí nhà nước. Đặc biệt, đối với ngân hàng số, việc tạo lập khung pháp lí cho hoạt động của loại hình ngân hàng này còn giúp cho những nhà sáng lập yên tâm phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới mà không phải lo lắng tính pháp lí của sản phẩm, dịch vụ vì đã nắm rõ các giới hạn mà pháp luật đặt ra. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới khi chưa có khung pháp lí rõ ràng sẽ dẫn đến những tác động vô cùng bất lợi đối với sự phát triển của sản phẩm cũng như hoạt động của ngân hàng số bởi sự thiếu chắc chắn trong quy định sẽ dẫn đến việc không thu hút được đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ do dự khi đầu tư vào một công ty đang hoạt động trong bối cảnh không được kiểm soát vì các cơ quan quản lí có thể tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào và coi hoạt động kinh doanh đó là bất hợp pháp11. Qua quá trình nghiên cứu khung pháp luật về ngân hàng số tại các quốc gia châu Á có thể rút ra một số những gợi mở cho Việt Nam như sau:
 
Một là, cần xây dựng và hoàn thiện quy định về vấn đề thành lập, hoạt động của ngân hàng số.
 
Để các ngân hàng số có thể cung cấp dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, pháp luật cần phải đưa ra các quy định cụ thể điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của mô hình này. Về cơ bản, ngân hàng số vẫn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự như ngân hàng truyền thống, do đó sẽ phải thỏa mãn những quy định chung dành cho các tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng. Điều này xuất phát từ nguyên tắc “Các dịch vụ/hoạt động tương tự nhau, có cùng rủi ro thì áp dụng cùng quy tắc” (nguyên tắc này đã được Liên minh châu Âu tuyên bố cụ thể khi thiết lập các quy tắc về các dịch vụ Fintech nói chung)12. Tuy nhiên, việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số cũng đặt ra những thách thức và yêu cầu riêng về công nghệ, con người... do đó, ngoài những điều kiện chung dành cho các ngân hàng truyền thống, ngân hàng số sẽ phải phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện riêng dành cho mô hình này. Như vậy, khi quy định về vấn đề thành lập và hoạt động của ngân hàng số cần đưa ra: (i) Quy định cụ thể về quy trình thành lập ngân hàng số, trong đó, cần xác định rõ việc thiết lập ngân hàng số có cần theo quy định riêng hay có thể sử dụng quy trình hiện có đối với các ngân hàng truyền thống. Đặc biệt, trường hợp các ngân hàng truyền thống thiết lập ngân hàng số cần quy định cụ thể việc ngân hàng đó cần xin các giấy phép riêng hay có thể đề nghị bổ sung vào giấy phép hiện có. Trường hợp quy định riêng về việc thành lập ngân hàng số, pháp luật cần đưa ra quy trình cấp phép và các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể; (ii) Quy định về hoạt động của ngân hàng số. Các ngân hàng số nhìn chung cũng sẽ phải tuân thủ các quy định chung khi thực hiện các hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đặc thù công nghệ áp dụng khi cung cấp dịch vụ nên pháp luật sẽ cần đưa ra các quy định cụ thể về quy trình cung cấp dịch vụ trên nền tảng số và những yêu cầu đối với hạ tầng công nghệ thông tin. Đặc biệt, qua nghiên cứu các quy định của một số quốc gia châu Á cho thấy, quy định về cấp phép và hoạt động của ngân hàng số cũng cần đưa ra các yêu cầu cụ thể của nhà nước đối với cơ sở vật chất và tổ chức, quản lí của ngân hàng số để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ có chất lượng và giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng.
 
Hai là, cần xây dựng quy định về cơ chế pháp lí thử nghiệm đối với ngân hàng số.
 
Mặc dù trên thế giới các ngân hàng số đã và đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên ở nhiều khu vực, mô hình này vẫn đang được hoạt động theo một cơ chế pháp lí thử nghiệm nhằm đánh giá một cách đầy đủ và khách quan những rủi ro, hạn chế mà mô hình này có thể tạo ra đối với hệ thống ngân hàng cũng như người tiêu dùng dịch vụ. Cơ chế pháp lí thử nghiệm là một khuôn khổ pháp lí do các cơ quan quản lí đưa ra nhằm hướng tới việc tạo lập môi trường cho các doanh nghiệp, dịch vụ đổi mới sáng tạo, thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ mới trong một khoảng thời gian và quy mô xác định13. Vì vậy, để xây dựng khung pháp lí đối với ngân hàng số không thể không đề cập đến các quy định về cơ chế pháp lí thử nghiệm. Các quy định này sẽ bao gồm các nội dung cụ thể: Đối tượng tham gia; mục tiêu và nguyên tắc hoạt động; tiêu chí và quy trình đánh giá các sản phẩm, dịch vụ tham gia; điều kiện để đưa sản phẩm, dịch vụ từ cơ chế thử nghiệm ra thị trường; cơ chế chấm dứt và giải quyết các hậu quả; quy trình đăng kí và phê duyệt thử nghiệm.
 
Ba là, xây dựng các quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
 
Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số đang ngày một gia tăng kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều những vi phạm pháp luật tinh vi, phức tạp, xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Điều này là do ngân hàng số triển khai cung cấp dịch vụ ngân hàng hoàn toàn trên nền tảng số, việc xác thực khách hàng chủ yếu được thực hiện thông qua định danh khách hàng điện tử (e-KYC), đây là cơ hội để các công nghệ giả mạo danh tính khách hàng phát triển. Ngoài ra, việc thu thập và lưu trữ trực tuyến thông tin khách hàng của các ngân hàng số cũng khiến các thông tin này có khả năng bị rò rỉ hoặc đánh cắp. Tội phạm công nghệ cao có thể thông qua các mã độc, virus gây hại để can thiệp vào quá trình nhận diện khách hàng và trộm cắp dữ liệu khách hàng nhằm mục tiêu phạm pháp. Như vậy, khi xây dựng khung pháp luật về ngân hàng số, cần đưa ra các quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng số, trong đó bao gồm các nội dung: (i) Quy định về bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng nói chung; (ii) Quy định riêng về bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng số, trong đó tập trung vào quy định về trách nhiệm của ngân hàng số khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng, quy định về bảo mật thông tin của khách hàng. 
 
Bốn là, xây dựng quy định về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
 
Do các giao dịch ngân hàng số hoàn toàn thực hiện trực tuyến nên nguy cơ các tổ chức tội phạm lựa chọn sử dụng dịch vụ của mô hình này để đưa tiền có nguồn gốc bất hợp pháp vào lưu thông là rất cao. Với các giao dịch trực tuyến không yêu cầu gặp mặt trực tiếp, khách hàng có thể mở, dùng tài khoản để xử lí nguồn tiền bất hợp pháp hay tài trợ cho các tổ chức tội phạm trong và ngoài nước. Vì vậy, khi quy định về ngân hàng số, nhà làm luật cần đề cập đến vấn đề về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Có thể áp dụng các quy định chung về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cho hoạt động ngân hàng số, tuy nhiên cũng cần bổ sung thêm các quy định riêng dành cho mô hình này, trong đó tập trung vào vấn đề liên quan đến yêu cầu đối với quy trình nhận dạng khách hàng, kiểm soát hạn mức giao dịch và báo cáo các giao dịch đáng ngờ. 
 
Xu thế công nghệ số nói chung và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, đặc biệt đã tạo ra những thay đổi to lớn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ngân hàng số trở thành lựa chọn tất yếu của các ngân hàng thương mại nếu không muốn bị bỏ lại phía sau»trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng hàng truyền thống và các Fintech, Big Tech. Hơn thế, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thay đổi đáng kể về nhận thức và thói quen của người tiêu dùng trong việc tham gia các giao dịch trên nền tảng số, điều này khiến cho việc phát triển ngân hàng số hiện nay càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để ngân hàng số hoạt động an toàn, hiệu quả việc thiết lập khung pháp luật về ngân hàng số là vô cùng cần thiết. Đây là yếu tố cơ bản quyết định tốc độ phát triển của ngân hàng số cũng như bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng dịch vụ và an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia.
 

1 https://www.ventureskies.com/blog/digital-banking. 
2 Chris Skinner, 2014, Digital banks: Strategies to launch or become a digital bank.
3 Deloitte, Centre for Regulatory Strategy Asia Pacific Digital banks in Asia Pacific: adding value to financial services?
4 Phạm Tiến Đạt, Lưu Ánh Nguyệt, Ngân hàng số - Triển vọng và phát triển trong tương lai, Tạp chí Ngân hàng Số 2+3/2019.
5 Nguyễn Thị Hồng Nhung, Hoàng Hải Yến, Kinh nghiệm về công nghệ tài chính thông qua ngân hàng mở trên thế giới và giải pháp cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng Số 6/2021.
6 Bùi Văn Trịnh, Phạm Minh Trí, Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Ngân hàng Số 21/2022.
7 Johannes Ehrentraud, Denise Garcia Ocampo, Camila Quevedo Vega, 2020, FSI Insights on policy implementation No 27 - Regulating fintech financing: digital banks and fintech platforms, page 9.
8 https://fintechnews.hk/18624/virtual-banking/china-leads-2022-ranking-of-top-digital-banks-in-asia-pacific/
9 Deloitte, Centre for Regulatory Strategy Asia Pacific Digital banks in Asia Pacific: adding value to financial services?
10 https://www.fsc.gov
11 Finextra, 2018, The Role of Regulatory Sandboxes in Fintech Innovation.
12 European Commission. Consultation Document: Fintech: A More Competitive and Innovative European Financial Sector. 2017.
13 Nguyễn Phương Thảo (2021), Tác động của chính sách pháp luật đối với sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech - Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Bài viết trong Hội thảo cấp quốc gia “Vai trò của ngân hàng trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech”.

TS. Nguyễn Phương Thảo
Học viện Ngân hàng
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
15/05/2024 337 lượt xem
Tài chính toàn diện ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển, ổn định kinh tế của mỗi quốc gia. Nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) trên các góc độ: Nhà cung cấp dịch vụ (NHCSXH); người sử dụng dịch vụ (khách hàng của NHCSXH) và một số nhân tố khác.
Lạm phát Việt Nam năm 2023 - 2024 và một số khuyến nghị
Lạm phát Việt Nam năm 2023 - 2024 và một số khuyến nghị
11/05/2024 939 lượt xem
Kinh tế Việt Nam năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đã tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi, phát triển kinh tế và ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Thực tiễn báo cáo ESG của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Thực tiễn báo cáo ESG của hệ thống ngân hàng Việt Nam
06/05/2024 867 lượt xem
Bài viết này đánh giá thực trạng ngân hàng trong việc thực thi phát triển bền vững và công bố báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị), từ đó, đưa ra một số khuyến nghị điều chỉnh để hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao trong hành trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.
Dự đoán rủi ro tín dụng sử dụng học sâu
Dự đoán rủi ro tín dụng sử dụng học sâu
03/05/2024 733 lượt xem
Việc đánh giá và dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng là rất quan trọng để ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Vì lí do này, các ngân hàng thường xây dựng hệ thống xử lí yêu cầu cho vay dựa trên tình trạng của khách hàng, chẳng hạn như tình trạng việc làm, lịch sử tín dụng...
Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
01/05/2024 772 lượt xem
Một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là tìm kiếm lợi ích cho cổ đông. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại (NHTM) cũng là một nhân tố hình thành các hoạt động xã hội với những cá nhân và tổ chức liên quan, tạo nên mối liên kết với các chủ thể trong nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/04/2024 1.034 lượt xem
Thời gian qua, quá trình số hóa diễn ra liên tục và mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đã mang lại những lợi ích đáng kể cho sự ổn định của khu vực tài chính nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nhờ quá trình này mà các tổ chức tài chính có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, ngân hàng với chi phí thấp hơn, giúp nâng cao trải nghiệm và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, tăng cường minh bạch trong giao dịch tài chính và phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng.
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng  phát triển trong thời đại 4.0
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng phát triển trong thời đại 4.0
23/04/2024 844 lượt xem
Dữ liệu đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Việc chia sẻ dữ liệu mở ra những cơ hội mới, tạo thêm nhiều giá trị, đồng thời góp phần bồi đắp kho dữ liệu hiện có, khai phá tiềm năng tối ưu hóa và đổi mới mô hình kinh doanh.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
19/04/2024 0 lượt xem
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
12/04/2024 1.627 lượt xem
Phát triển bền vững đang là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai, theo đó tăng trưởng xanh với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu này.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
10/04/2024 1.485 lượt xem
Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam...
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
05/04/2024 1.747 lượt xem
Nghiên cứu trình bày về tầm quan trọng của ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong quá trình phát triển bền vững của ngân hàng, thực tiễn triển khai các hoạt động về ESG, các kết quả đạt được và thách thức, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai ESG trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
03/04/2024 1.540 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
02/04/2024 1.438 lượt xem
Bài viết dựa trên cơ sở tổng quan về giám sát tài chính, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học và khuyến nghị đối với công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
01/04/2024 1.465 lượt xem
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đó là việc thiếu nguồn lực tài chính để ứng phó với biến đổi khí hậu, hay còn gọi là tài chính khí hậu...
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 1.532 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

87.700

90.200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

87.700

90.200

Vàng SJC 5c

87.700

90.220

Vàng nhẫn 9999

75.350

77.050

Vàng nữ trang 9999

75.250

76.250


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,149 25,479 26,702 28,166 31,044 32,364 158.36 167.61
BIDV 25,179 25,479 26,793 28,019 31,049 32,343 158.35 166.71
VietinBank 25,245 25,479 26,954 28,259 31,482 32,492 160 167.95
Agribank 25,175 25,479 26,876 28,193 31,199 32,373 159.42 167.40
Eximbank 25,140 25,478 26,948 27,838 31,387 32,326 160.63 165.93
ACB 25,180 25,479 27,031 27,736 31,543 32,236 160.33 165.67
Sacombank 25,220 25,479 27,165 27,917 31,626 32,344 161.37 166.39
Techcombank 25,230 25,479 26,807 28,155 31,084 32,043 156.65 169.03
LPBank 24,959 25,479 26,628 28,121 31,404 32,307 158.17 169.32
DongA Bank 25,240 25,479 27,030 27,720 31,420 32,280 158.60 165.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,10
2,10
2,30
3,40
3,45
4,30
4,30
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?