Khó khăn và thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ hiện nay
22/05/2023 10.867 lượt xem
Có thể nói, công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức; đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải rất linh hoạt, chủ động thích ứng, kịp thời tham mưu để đề xuất các giải pháp điều hành nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau khi chịu tác động nghiêm trọng và nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu ưu tiên hàng đầu đã được luật hóa trong Luật NHNN là kiểm soát lạm phát. Theo đó, CSTT đã và đang phải gồng mình để hoàn thành sứ mệnh đa mục tiêu trước hàng loạt các thách thức bủa vây cả từ bên trong lẫn bên ngoài.


Giảm lãi suất là một trong những chính sách quan trọng mà ngành Ngân hàng đã và đang triển khai quyết liệt với tinh thần đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm đối với người dân, doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
 
1. Thách thức từ bên ngoài

Thứ nhất, năm 2020, kinh tế thế giới từ suy thoái sâu do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái lạm phát cao kỉ lục trong năm 2022, kéo theo đó là sự chuyển hướng chính sách từ nới lỏng để hỗ trợ kinh tế sang thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Sang năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; khó khăn, rủi ro gia tăng; các nền kinh tế phát triển là đối tác chiến lược về thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam đều tăng trưởng thấp đi kèm rủi ro suy thoái trong khi lạm phát vẫn neo ở mức cao; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu chậm lại. Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine là vấn đề bất ngờ phát sinh, làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng thách thức về an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu. Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. Với quốc gia có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam (tỉ lệ xuất khẩu/GDP gần 100%), bối cảnh môi trường quốc tế biến động là thách thức vô cùng lớn. Kinh tế thế giới sụt giảm1 khiến cầu nước ngoài giảm theo, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tư; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; và cuối cùng là tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và công tác điều hành CSTT nói riêng.

Thứ hai, lạm phát toàn cầu mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia khiến ngân hàng trung ương (NHTW) các nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành cao và thậm chí có thể tăng; cộng hưởng với sự biến động khó lường trong giá hàng hóa thế giới đã gây khó khăn cho điều hành CSTT của NHNN, đặc biệt là trong việc kiểm soát lạm phát. Bối cảnh lãi suất thế giới vẫn tăng và neo ở mức cao, CSTT thắt chặt, diễn biến giá hàng hóa thế giới khó lường nhưng NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân; hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đây chính là lựa chọn chính sách khó khăn khi vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định hệ thống ngân hàng vừa phải hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Nhìn lại năm 2022, với áp lực bất ổn vĩ mô cũng như sức ép lạm phát thế giới rất cao, việc NHNN kiên định với mục tiêu kiểm soát là lựa chọn đúng đắn; các tổ chức quốc tế đánh giá cao thành công này của NHNN. Trong khi lạm phát tại nhiều quốc gia liên tục leo lên các mức kỉ lục thì lạm phát trong nước về cơ bản ổn định và được kiểm soát. Đóng góp vào thành công này là nỗ lực của Chính phủ, nhiều bộ, ngành nhưng trong đó có dấu ấn rõ nét đến từ công tác điều hành CSTT của NHNN.

Thứ ba, việc CSTT của các NHTW trên thế giới chuyển đột ngột từ môi trường lãi suất thấp sang lãi suất cao đã làm bộc lộ các điểm yếu của hệ thống tài chính - ngân hàng. Thị trường tài chính biến động mạnh, chỉ riêng trong tháng 3/2023, tại Mỹ đã có 03 ngân hàng tuyên bố phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động; tại châu Âu, ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse khiến người dân rút tiền ồ ạt, gây mất khả năng thanh khoản; thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tại nhiều quốc gia gặp khó khăn đã tác động lan tỏa đến tâm lí các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nền kinh tế trong đó có Việt Nam.

2. Thách thức từ các yếu tố bên trong

Chỉ trong chưa đầy 03 năm, kinh tế trong nước đã phải trải qua 03 giai đoạn chính. Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bắt đầu từ cuối năm 2020, đầu năm 2021 đến tháng 10/2021 - là giai đoạn triển khai nhiều biện pháp “chưa từng có tiền lệ”, thực hiện giãn cách xã hội, ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Tiếp theo là giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, trong đó từng bước mở cửa lại các ngành, lĩnh vực. Và hiện nay là giai đoạn phục hồi và thích ứng với bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu mới, đánh dấu từ việc nước ta chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời ứng phó, thích ứng với những khó khăn, thách thức mới từ bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu.

Với việc trải qua nhiều giai đoạn kinh tế như vậy, các chính sách đòi hỏi cũng phải thích ứng, linh hoạt và phù hợp với bối cảnh tình hình mới, hạn chế tác động tiêu cực lên hoạt động kinh tế... CSTT của NHNN cũng không ngoại lệ. Từ việc triển khai hàng loạt các giải pháp chưa từng có để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong giai đoạn dịch bùng phát (trong đó, đáng chú ý là việc ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid - 19 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung) đến việc chuyển hướng sang thực hiện tăng lãi suất theo xu hướng và bối cảnh quốc tế chung để kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh cơ bản đã qua đi, nhưng hậu quả để lại đối với nền kinh tế vẫn còn dai dẳng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Do đó, việc chuyển hướng chính sách là rất khó để cân bằng hài hòa các mục tiêu, nhiều mục tiêu thì mâu thuẫn nhau. Như đã đề cập ở trên, NHNN vừa phải đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống ngân hàng vừa phải hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch; vừa phải giảm áp lực mất giá mạnh của đồng Việt Nam (do USD thế giới tăng giá kỉ lục trong năm 2022), trong khi vẫn phải giữ ổn định mặt bằng lãi suất, thậm chí phải tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, kiểm soát lạm phát nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế thông qua kênh tín dụng và các biện pháp tháo gỡ khó khăn khác...

Trong bối cảnh đó, bước sang năm 2023, công tác điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức để làm sao xử lí hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau, nhất là trong điều kiện dư địa CSTT là tương đối hạn hẹp.

Thứ nhất, công tác kiểm soát lạm phát gặp thách thức mặc dù lạm phát trong nước có xu hướng chậm lại nhưng giá hàng hóa thế giới biến động phức tạp, lạm phát quốc tế vẫn ở mức cao. Một số chính sách hỗ trợ giá trong nước đã chấm dứt từ cuối năm 2022, giá các mặt hàng Nhà nước quản lí tiếp tục tăng theo lộ trình (tháng 5/2023 tăng giá điện) và việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 cũng gây ra sức ép đến lạm phát trong nước.

Thứ hai, với áp lực lạm phát như vậy, trong khi tình hình kinh tế hiện nay còn nhiều khó khăn, để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Quốc hội, mục tiêu giảm lãi suất gặp nhiều cản trở. Bởi lẽ, các NHTW lớn trên thế giới đang trong tiến trình thắt chặt CSTT, điều chỉnh tăng lãi suất và mức lãi suất này hiện vẫn neo ở mức cao. Để kiểm soát lạm phát trong năm 2022 và phù hợp với bối cảnh quốc tế chung, việc điều chỉnh tăng lãi suất chính sách năm 2022 đã làm gia tăng mặt bằng lãi suất. Do đó, để cân bằng và hài hòa được các mục tiêu là bài toàn vô cùng khó, đòi hỏi nghệ thuật điều hành của các nhà hoạch định chính sách.

Thứ ba, với tình hình huy động qua các kênh cung ứng vốn khác cho nền kinh tế đang gặp khó khăn (thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài...) như hiện nay, sức ép về vốn lại dồn lên vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng để đáp ứng nhu cầu hồi phục kinh tế trong khi tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam ở mức cao so với các nước đang phát triển có điều kiện tương đồng. Do đó, việc nền kinh tế tập trung quá lớn vào vốn từ hệ thống ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa sự an toàn hệ thống, đã và đang tạo ra sức ép và rủi ro chênh lệch kì hạn, rủi ro thanh khoản cho các TCTD trong bối cảnh tín dụng trung dài hạn chiếm tỉ trọng cao trong khi huy động vốn của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn.

3. Điều hành CSTT linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả

Với bối cảnh có nhiều áp lực trong điều hành CSTT như vậy, nhưng trong hơn 04 tháng đầu năm 2023, CSTT đã được điều hành linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để chung tay, góp sức, chia sẻ và đồng hành cùng nền kinh tế khắc phục khó khăn, đạt được các mục tiêu vĩ mô đặt ra và được dư luận xã hội đánh giá cao. Một số kết quả chính có thể kể đến như: Việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở đã đảm bảo thanh khoản cho hệ thống TCTD trong trạng thái dư thừa; theo đó, lãi suất liên ngân hàng giảm nhanh tạo điều kiện để TCTD có thêm dư địa giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế. Thanh khoản dư thừa, dư địa tăng trưởng tín dụng còn lớn, TCTD thuận lợi trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Tỉ giá về cơ bản ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp vào giá trị đồng Việt Nam. Việc NHNN mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối cũng góp phần đưa một lượng lớn tiền đồng ra nền kinh tế, tạo thanh khoản cho TCTD. Mặt bằng lãi suất sau khi tăng trong năm 2022 do áp lực trong và ngoài nước thì đến nay đã giảm so với cuối năm 2022 sau khi NHNN điều chỉnh giảm 02 lần liên tiếp lãi suất điều hành, vận động và khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Với việc giảm lãi suất cho vay này cho thấy xu hướng lãi suất sẽ giảm dần trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN đã khẩn trương ban hành 02 Thông tư để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế: (i) Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2024 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hành gặp khó khăn; (ii) Thông tư số 03/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Thống đốc NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.

4. Một số yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra

Như phân tích trên đây, bối cảnh kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế trong nước tiếp tục khó khăn, do đó đòi hỏi sự phối hợp và triển khai quyết liệt của các bộ ngành, địa phương để đạt được các mục tiêu đề ra. Theo đó, một số yêu cầu đặt ra đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới:

(i) Tiếp tục kiên trì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng.

(ii) Tình hình kinh tế thế giới dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, khó lường, do đó cần theo dõi sát, nắm bắt kịp thời các vấn đề mới, các điều chỉnh chính sách của các nước để có giải pháp điều hành chủ động, kịp thời, phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

(iii) Tiếp tục triển khai quyết liệt, kịp thời nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh theo chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; khai thác thúc đẩy tăng cầu nội địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

(iv) Đẩy mạnh các giải pháp để phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lí giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
 
1 Hầu hết các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới - WB; Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF) đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023.

Phong Sơn (NHNN)
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Giải pháp tăng cường phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
Giải pháp tăng cường phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
24/11/2023 387 lượt xem
Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng gia tăng, gây nhiều hệ lụy tiêu cực. Đây là cuộc chiến thực sự và đòi hỏi Việt Nam cần liên tục cập nhật, nhận diện và hoàn thiện các giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn kịp thời và hiệu quả các hành vi này, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp
Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp
17/11/2023 542 lượt xem
Doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau hơn 35 năm đổi mới, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước vào nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng điện tử tại Việt Nam
07/11/2023 923 lượt xem
Bảo lãnh là một trong 09 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự và được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực xã hội, nhất là trong các hoạt động của tổ chức tín dụng. Ngày 30/9/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng (Thông tư số 11/2022/TT-NHNN), trong đó, tại Điều 9 có điểm mới nổi bật là hoạt động bảo lãnh điện tử.
Điều hành tỉ giá linh hoạt đã giúp Việt Nam vượt qua những “cú sốc”
Điều hành tỉ giá linh hoạt đã giúp Việt Nam vượt qua những “cú sốc”
28/10/2023 1.101 lượt xem
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 7/2023, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết: “Bộ Tài chính Hoa Kỳ ghi nhận các thành tựu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong quá trình hiện đại hóa công tác điều hành chính sách tiền tệ, cụ thể là cơ chế điều hành tỉ giá. Tỉ giá đã trở nên linh hoạt và minh bạch hơn. Có thể nói, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ tỉ giá đang được phát huy tốt, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hai năm qua, kinh tế thế giới đã trải qua các cú sốc lớn và theo quan điểm của tôi, việc điều hành tỉ giá linh hoạt hơn đã giúp Việt Nam vượt qua những cú sốc này”.
Nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
Nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
18/10/2023 1.478 lượt xem
Trong 9 tháng đầu năm 2023, bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam nhìn từ góc độ chính sách
Tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam nhìn từ góc độ chính sách
13/10/2023 1.552 lượt xem
Những năm qua, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã trở thành chủ đề được phân tích và bàn luận rộng rãi tại nhiều diễn đàn với các góc độ tiếp cận khác nhau. Thực tế cho thấy, tác động của CMCN 4.0 đã và đang hiện diện rõ nét trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và chính trị tại Việt Nam.
Một số quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Một số quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
06/10/2023 2.293 lượt xem
Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sau hơn 12 năm thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã soạn thảo Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi
03/10/2023 2.054 lượt xem
Rửa tiền là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự an toàn và minh bạch của hệ thống tài chính tiền tệ và an ninh quốc gia. Hiện nay, với sự phát triển của môi trường số, sự hỗ trợ của công nghệ khiến hành vi rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp và khó kiểm soát. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia trong thời kì hội nhập quốc tế.
Triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số khuyến nghị
Triển khai thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số khuyến nghị
29/09/2023 1.956 lượt xem
Trong những năm qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thêm vốn sản xuất, kinh doanh đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Một trong những chính sách nổi bật và đã phát huy hiệu quả là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP được đánh giá là bước đột phá mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay so với các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn trước đây.
Tín dụng đầu tư của Nhà nước - Sự cần thiết cho đầu tư phát triển quốc gia
Tín dụng đầu tư của Nhà nước - Sự cần thiết cho đầu tư phát triển quốc gia
28/09/2023 2.361 lượt xem
Tín dụng đầu tư của Nhà nước là tín dụng do Nhà nước thực hiện để hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế và các vùng khó khăn cần khuyến khích, nhằm thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng thời kì.
Đổi mới sáng tạo với phát triển khu đô thị công nghệ cao Việt Nam
Đổi mới sáng tạo với phát triển khu đô thị công nghệ cao Việt Nam
27/09/2023 2.571 lượt xem
Đổi mới sáng tạo cùng với phát triển khoa học, công nghệ đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực công nghệ mới.
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
26/09/2023 3.351 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, còn nhiều rào cản khiến quy mô tín dụng xanh chưa được như kì vọng.
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng và một số kiến nghị hoàn thiện
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng và một số kiến nghị hoàn thiện
21/09/2023 3.091 lượt xem
Kiểm soát hoạt động bảo hiểm tiền gửi trong ngân hàng là vấn đề rất cần thiết bởi điều này góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển an toàn và lành mạnh.
Thông tư số 06 góp phần giảm “tín dụng đen” và hạ lãi suất cho vay
Thông tư số 06 góp phần giảm “tín dụng đen” và hạ lãi suất cho vay
19/09/2023 3.327 lượt xem
Ngày 28/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (Thông tư số 06) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN (Thông tư số 39) quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là TCTD) đối với khách hàng.
Phối hợp đồng bộ các giải pháp trong đẩy lùi “tín dụng đen”
Phối hợp đồng bộ các giải pháp trong đẩy lùi “tín dụng đen”
15/09/2023 3.298 lượt xem
Thời gian qua, NHNN đã hoàn thiện khung khổ pháp lí về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp. NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tài chính, tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

73.200

74.400

Vàng SJC 5c

73.200

74.420

Vàng nhẫn 9999

61.600

62.750

Vàng nữ trang 9999

61.450

62.450


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,020 24,390 25,663 27,072 29,913 31,187 160.34 169.73
BIDV 24,085 24,385 25,866 27,062 30,080 31,206 161.34 169.85
VietinBank 23,985 24,405 25,952 27,087 30,348 31,358 161.89 169.84
Agribank 24,050 24,390 25,906 26,697 30,145 31,120 162.46 167.45
Eximbank 24,000 24,390 25,979 26,705 30,253 31,099 162.78 167.33
ACB 24,040 24,390 26,018 26,673 30,441 31,082 162.21 167.47
Sacombank 24,030 24,383 26,083 26,746 30,514 31,035 162.55 169.11
Techcombank 24,063 24,403 25,722 27,064 29,938 31,252 158.46 170.9
LPBank 24,100 24,660 25,941 27,280 30,455 31,415 161.26 172.81
DongA Bank 24,080 24,380 25,980 26,650 30,290 31,120 160.5 167.6
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
2,60
2,60
2,90
3,90
3,90
5,00
5,00
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
3,20
3,30
3,40
4,50
4,55
4,60
4,60
Sacombank
-
-
-
-
3,40
3,50
3,60
4,50
4,75
4,80
4,95
Techcombank
0,10
-
-
-
3,20
3,20
3,50
4,50
4,55
4,90
4,90
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,50
3,60
3,70
4,80
4,90
5,30
6,10
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
3,90
4,90
5,10
5,40
5,60
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,30
4,30
4,30
5,30
5,30
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,70
4,80
5,10
5,40
5,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?