Bàn về một số điểm mới của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
25/04/2024 15:37 25.538 lượt xem
Tóm tắt: Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024. Nội dung Luật có nhiều điểm mới tích cực, được đánh giá sẽ góp phần đảm bảo hoạt động tài chính của các TCTD phát triển lành mạnh, ổn định. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích, đánh giá tác động của một số điểm mới trong Luật Các TCTD năm 2024 nhằm dự báo và có cơ sở tiếp tục hoàn thiện pháp luật đối với các TCTD.

Từ khóa: Luật Các TCTD năm 2024, các điểm mới, đánh giá tác động.


DISCUSSING SOME NEW POINTS OF THE LAW ON CREDIT INSTITUTIONS 2024

Abstract: Law on Credit Institutions 2024 was passed by the National Assembly on January 18, 2024. Several positive new points have been introduced in the Law, which are assessed to contribute to ensuring the financial activities of credit institutions develop healthily and stably. In this article, the authors analyze and evaluate the impact of some new points in the Law on Credit Institutions 2024 in order to forecast and get fundamentals for continuing to improve the law on credit institutions.

Keywords: Law on Credit Institutions 2024, new points, impact assessment.

1. Khái quát những điểm mới của Luật Các TCTD năm 2024

Trong cơ cấu kinh tế của quốc gia, hoạt động của các TCTD có vai trò trung gian tài chính quan trọng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông qua hệ thống các TCTD thực hiện chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cung cấp nguồn vốn tín dụng và hệ thống thanh toán cho nền kinh tế… Các quy định liên quan đến hoạt động của các TCTD luôn được quan tâm, nghiên cứu và hoàn thiện. Để phù hợp với diễn biến phát triển của thị trường tài chính, Luật Các TCTD năm 2024 đã được ban hành gồm 15 chương, 210 điều, điều chỉnh nhiều vấn đề cốt lõi. Cụ thể như:

Thứ nhất, Luật Các TCTD năm 2024 cấm bán bảo hiểm không bắt buộc với cung ứng dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Theo đó, khoản 5 Điều 15 Luật Các TCTD năm 2024 quy định hành vi bị nghiêm cấm đối với: “…5. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.”

Quy định này đã thể hiện được sự quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người vay trong trường hợp ngân hàng bắt buộc mua các khoản bảo hiểm đi kèm khoản vay, các dịch vụ khác của ngân hàng. Tuy nhiên, quy định mới bổ sung này cần cân nhắc một số yếu tố như sau:

(i) Luật Các TCTD năm 2024 cấm bán bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, Luật chưa quy định rõ hành vi này là như thế nào. Trên thực tế, ngân hàng có thể “giới thiệu” các sản phẩm bảo hiểm họ đang cung cấp để đánh vào tâm lý khách hàng là luôn muốn được giải ngân nhanh chóng. Điều này dẫn đến bên vay sẽ tham gia một hợp đồng bảo hiểm tại ngân hàng đó. Vì vậy, quy định này nên có văn bản cụ thể hướng dẫn về việc quản lý, giám sát bán các sản phẩm bảo hiểm tại các ngân hàng, cùng chế tài đi kèm khi các ngân hàng vi phạm.

(ii) Đối với các trường hợp Luật Các TCTD năm 2024 cấm bán bảo hiểm, pháp luật cần quy định cụ thể cơ quan, tổ chức nào sẽ thực hiện việc thanh tra các ngân hàng trong lĩnh vực này. Hiện tại, Điều 207 Luật Các TCTD năm 2024 chỉ đề cập Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, công ty liên kết của TCTD theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, Luật Các TCTD năm 2024 bổ sung theo hướng mở rộng chủ thể phải cung cấp, công bố và công khai thông tin. Tại khoản 2 Điều 49 của Luật quy định: Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của TCTD phải cung cấp cho TCTD các thông tin: a) Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức; ngày cấp, nơi cấp của giấy tờ này; b) Thông tin về người có liên quan theo quy định pháp luật; c) Số lượng, tỉ lệ sở hữu cổ phần của mình tại TCTD đó; d) Số lượng, tỉ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan tại TCTD đó.
1
Quy định này nhằm hướng đến kiểm soát, quản lý việc kiểm soát chéo trong TCTD, hạn chế tình trạng thao túng, chi phối hoạt động của cổ đông lớn tại TCTD và giữa các cổ đông trong các TCTD, hạn chế tình trạng sở hữu chéo. Quy định cũng nâng cao tính minh bạch, hướng tới môi trường ổn định cho môi trường tài chính tại Việt Nam.

Thứ ba, Luật Các TCTD năm 2024 giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong các TCTD. Cụ thể, Luật Các TCTD năm 2024 quy định: Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một TCTD; Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD. Cổ đông lớn của một TCTD và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một TCTD khác.
2

Đối với các cổ đông đang sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ so với quy định mới, kể từ ngày Luật Các TCTD năm 2024 có hiệu lực thi hành, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ sở hữu cổ phần quy định mới được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỉ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Luật Các TCTD năm 2024, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.3

Dự đoán rằng, việc giảm tỉ lệ sở hữu vốn ảnh hưởng nhiều đến việc cơ cấu tổ chức, quản trị nội bộ của các TCTD. Như vậy, quy định mới này góp phần giải quyết hạn chế việc sở hữu chéo giữa các TCTD, hạn chế các hành vi thao túng thị trường tài chính. Tuy vậy, quy định cũng ảnh hưởng đến cơ cấu hoạt động quản trị của các TCTD, đòi hỏi các TCTD phải có những biện pháp quản trị trước sự thay đổi của quy định pháp luật.

Thứ tư, Luật Các TCTD năm 2024 bổ sung quy định về xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính. Theo Luật Các TCTD năm 2024, TCTD phải có tối thiểu thông tin về mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng có mức giá trị nhỏ gồm
4 :a) Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, khoản cấp tín dụng qua thẻ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Khoản cho thuê tài chính, khoản cho vay tiêu dùng, khoản cấp tín dụng qua thẻ của TCTD phi ngân hàng; c) Khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của quỹ tín dụng nhân dân; d) Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô.

Đồng thời, Luật cũng quy định khách hàng phải cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu theo quy định, thông tin về người có liên quan cho TCTD khi đề nghị cấp tín dụng; TCTD có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính và trả nợ của khách hàng quy định; có quyền yêu cầu khách hàng vay, khách hàng thuê tài chính báo cáo việc sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính và cung cấp tài liệu, dữ liệu chứng minh vốn vay, tài sản cho thuê tài chính được sử dụng đúng mục đích; Khách hàng có nghĩa vụ sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính đúng mục đích đã cam kết, hoàn trả nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận.
5

Trước đây, Luật Các TCTD quy định khi cấp tín dụng, TCTD phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay cho tất cả các khoản vay. Hiện nay, quy định mới của Luật Các TCTD năm 2024 cho phép TCTD cấp tín dụng cho các khoản vay nhỏ khi có một số thông tin như mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính của khách hàng. Quy định này góp phần đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức tiếp cận được các nguồn vốn vay, qua đó, mở ra cơ hội cho việc cấp tín dụng hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, sản xuất - kinh doanh hiện nay.

Thứ năm, Luật Các TCTD năm 2024 quy định về can thiệp sớm các TCTD yếu kém. Theo đó, Luật đã bổ sung một chương quy định dành cho việc can thiệp sớm các TCTD. Các quy định được phát triển từ quy định trước đây cùng với việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng sau hơn 05 năm (từ năm 2018 đến nay). Cụ thể, quy định mới sửa đổi, bổ sung thêm một trường hợp phải thực hiện can thiệp sớm. Đồng thời, quy định những yêu cầu, phương án cụ thể cho các TCTD áp dụng trong thời kỳ bị can thiệp. Quy định này hy vọng sẽ góp phần ổn định hoạt động của các TCTD nói riêng và cơ cấu TCTD nói chung. Đây cũng là công cụ hỗ trợ cho NHNN và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc quản lý các TCTD cũng như thị trường tài chính. Tuy nhiên, các cơ quan ban, ngành cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn nội dung này để sớm thực thi các cơ chế, quy định này trong thực tế.
6

Thứ sáu, Luật Các TCTD năm 2024 giảm dần giới hạn cấp tín dụng. Mức tín dụng được quy định sẽ giảm dần qua từng năm, bắt đầu từ năm 2026. Điều 136 Luật Các TCTD năm 2024 quy định giới hạn cấp tín dụng, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, người có liên quan, cụ thể: a) Từ ngày Luật có hiệu lực thi hành đến trước ngày 01/01/2026, một khách hàng là 14% vốn tự có; một khách hàng và người có liên quan của khách hàng là 23% vốn tự có; b) Từ ngày 01/01/2026 đến trước ngày 01/01/2027, một khách hàng là 13% vốn tự có và 21% đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó; c) Từ ngày 01/01/2027 đến trước ngày 01/01/2028, một khách hàng là 12% vốn tự có và 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó; d) Từ ngày 01/01/2028 đến trước ngày 01/01/2029: một khách hàng là 11% vốn tự có và 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó; đ) Từ ngày 01/01/2029: một khách hàng là 10% và 15% đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.

Mức giới hạn tín dụng của tổ chức phi ngân hàng cũng giảm so với trước đây. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng (trước đây 25%); đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng (trước đây là 50%).

Về mặt tích cực, quy định này sẽ giúp các TCTD giảm rủi ro cho vay phụ thuộc vào một nhóm khách hàng, ổn định cơ cấu tài chính. Đồng thời, việc xây dựng lộ trình giảm dần tỉ lệ cấp tín dụng qua từng năm cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn tránh bị thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, quy định này cũng nhằm quản lý, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, giảm tỉ lệ sở hữu của cá nhân trong TCTD. Ngoài ra, việc giảm hạn mức cấp tín dụng cũng giúp cho nhiều cá nhân, tổ chức cần nguồn vốn được tiếp cận nguồn vay vốn. Cơ hội được cấp tín dụng, vay vốn tại ngân hàng sẽ được chia sẻ nhiều hơn qua từng năm.

Tuy nhiên, quy định này dẫn đến sẽ có nhiều người vay vốn hơn so với cùng một tỉ lệ như trước đây và TCTD phải tiến hành việc thẩm định hồ sơ, thực hiện nhiều thủ tục cấp tín dụng hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng ảnh hưởng tới việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp trong việc phục hồi và phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình sau giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Việc giảm tỉ lệ cấp tín dụng có thể trở thành rào cản cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án lớn trong thời gian lâu dài. Do đó, từ thời điểm sau khi Luật Các TCTD năm 2024 bắt đầu có hiệu lực đến năm 2026 (thời điểm bắt đầu áp dụng việc giảm dần mức cấp tín dụng), các doanh nghiệp cần có những phương án đầu tư, kinh doanh giảm dần việc phụ thuộc mức cấp tín dụng của TCTD, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Thứ bảy, Luật Các TCTD năm 2024 bổ sung các quy định về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Đối với việc bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu Điều 196 của Luật quy định: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật. Giá bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ xấu. Đồng thời, khoản 1 Điều 198 của Luật quy định: Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.

Ngoài ra, quy định về chuyển nhượng tài sản bảo đảm, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về các TCTD được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan, nhưng không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản đối với bên chuyển nhượng dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản.
7

Quy định mới đã nhắc đến các vấn đề xử lý tài sản của các TCTD theo quy định của Luật Đất đai cũng như Luật Kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, để các quy định này được đưa vào thực thi hiệu quả thì không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan ban ngành trong việc quản lý, giám sát, ban hành các văn bản hướng dẫn.

Luật Các TCTD năm 2024 cũng bổ sung những quy định cho phép một số hoạt động mới phù hợp xu thế chuyển đổi số như cho phép cơ chế thử nghiệm (Sandbox) đối với Fintech trong lĩnh vực ngân hàng; hoạt động cho vay trực tuyến, giao dịch điện tử,… Theo đó, nhóm tác giả đánh giá rằng, các quy định này có ý nghĩa tích cực trong việc kiến tạo phát triển các hoạt động mới mẻ trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, sắp tới, các hướng dẫn thực hiện chi tiết vẫn phải kiểm soát được rủi ro đối với những hoạt động mới này. Đồng thời, cần xem xét xây dựng quy định đối với ngân hàng số thuần túy (số hóa 100%, dạng không trụ sở, không giấy tờ…) đang dần trở nên là xu hướng trong lĩnh vực tài chính.
8

Luật Các TCTD năm 2024 cũng sửa đổi, bổ sung các nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng, cho công tác giám sát của các cơ quan, ban, ngành liên quan đến hoạt động tài chính, cũng như các tổ chức, cá nhân khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các TCTD của ngân hàng chính sách, hoạt động của các TCTD phi ngân hàng (TCTD là hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính…). Điều này thúc đẩy phát triển toàn diện của thị trường tài chính theo hướng lành mạnh, bền vững hơn.9

2. Nhận định về tác động của những điểm mới trong Luật Các TCTD năm 2024

Luật Các TCTD năm 2024 được ban hành là một trong những đạo luật sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành Tài chính - Ngân hàng và cả hệ thống kinh tế quốc gia.

Thứ nhất, Luật Các TCTD năm 2024 thiết lập cơ sở pháp lý hạn chế được việc định giá khống đối với tài sản bảo đảm. Quy định hướng tới tính an toàn, bền vững cho các TCTD trong hoạt động cho vay vốn, nhận thế chấp và xử lý tài sản bảo đảm. Quy định cũng làm tăng trách nhiệm cho bên vay vốn từ TCTD, đòi hỏi họ phải đảm bảo việc hoàn trả lại khoản vốn và khoản tiền lãi liên quan nếu không muốn các tài sản bảo đảm của mình bị TCTD xử lý theo các quy định. Dự đoán rằng, quy định trong Luật Các TCTD năm 2024 sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành bất động sản. Thực tế, nguồn vốn từ TCTD có vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn các dự án bất động sản. Nếu thiếu các thiết chế giám sát các hoạt động tín dụng, một số trường hợp có thể định giá khống dự án, từ đó khiến hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng, cũng như an toàn của hệ thống tài chính khi dư nợ kinh doanh bất động sản đang chiếm tỉ trọng trên 21%.
10

Thứ hai, quy định mới của Luật Các TCTD năm 2024 làm tăng trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan. Đồng thời, cũng tăng cường trách nhiệm thẩm định hồ sơ, định giá các tài sản vay vốn cho các TCTD. Do đó, các TCTD cần phải đánh giá, xem xét thận trọng trước khi cấp tín dụng, đặc biệt là cho các dự án đầu tư với thời gian thực hiện lâu dài và nguồn vốn lớn. Điều này sẽ giúp dòng tiền lưu thông trên thị trường đảm bảo hoạt động hiệu quả đúng mục đích, số tiền cấp tín dụng có thể đến được với các tổ chức, cá nhân uy tín, dự án đầu tư tốt. Như vậy, có thể thấy các quy định mới của Luật Các TCTD năm 2024 góp một phần vào việc ổn định, khôi phục thị trường bất động sản, giúp cho lĩnh vực này phát triển bền vững và lành mạnh hơn.

Thứ ba, các cơ quan, tổ chức cần nâng cao trách nhiệm quản lý, giám sát đối với hoạt động của các TCTD. Quy định mới đề ra các hoạt động của TCTD cần các cơ quan như Bộ Tài chính, NHNN quản lý, giám sát, từ các hành vi bị cấm, cơ cấu của các TCTD và cơ cấu vốn điều lệ giữa các TCTD cho đến việc giám sát, thanh tra, kiểm tra các ngân hàng rơi vào tình trạng hoạt động yếu kém
11. Điều này đòi hỏi các công cụ quản lý cần hiệu quả hơn nữa đối với hoạt động của các TCTD. Do đó, cơ quan, ban, ngành cần nghiên cứu xây dựng các quy định để quản lý, giám sát các hoạt động, tránh những hệ lụy xấu cho thị trường tài chính - ngân hàng.

3. Kết luận

Thông qua việc phân tích những điểm mới nổi bật của Luật Các TCTD năm 2024, cùng với những nhận định về tác động của Luật khi áp dụng thi hành vào thực tế cho thấy, Luật Các TCTD năm 2024 sẽ giải quyết được các tồn đọng khi áp dụng Luật Các TCTD năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Luật được hoàn thiện theo hướng chặt chẽ, hiệu quả đối với các vấn đề tồn tại đang được dư luận quan tâm hiện nay; qua đó, hướng tới hoàn thiện hơn nữa các quy định đối với các TCTD trong hoạt động ngân hàng.

 
1 Trước đây, Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD phải thực hiện trách nhiệm cung cấp, công khai thông tin.
2 Khoản 2, 3, 4 Điều 63 Luật Các TCTD năm 2024; Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD, trừ các trường hợp theo quy định pháp luật; cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD.
Khoản 11 Điều 210 Luật Các TCTD năm 2024
Khoản 2 Điều 102 Luật Các TCTD năm 2024
Khoản 3,5,6 Điều 102 Luật Các TCTD  năm 2024
6 Chương IX (từ Điều 156 đến Điều 161) Luật Các TCTD năm 2024. Trước đây, quy định về can thiệp sớm được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD năm 2017 tại Điều 130a. Sau thời gian áp dụng cho thấy, quy định này cần nghiên cứu hoàn thiện, bởi lẽ hoạt động tài chính - ngân hàng luôn là một hoạt động có nhiều rủi ro và ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Do đó, việc quản lý và can thiệp sớm các TCTD yếu kém sẽ đảm bảo cho cơ cấu tài chính hoạt động lành mạnh.
Khoản 3 Điều 200 Luật Các TCTD năm 2024
Đỗ Lê, Luật Các TCTD (sửa đổi): Tăng tính an toàn cho các TCTD, truy cập ngày 26/3/2024, https://nhnn.laichau.gov.vn/tin-hoat-dong-ngan-hang/luat-cac-to-chuc-tin-dung-sua-doi-tang-tinh-an-toan-cho-cac-tctd-292.html
Đỗ Lê, Luật Các TCTD (sửa đổi): Tăng tính an toàn cho các TCTD, truy cập ngày 26/3/2024, https://nhnn.laichau.gov.vn/tin-hoat-dong-ngan-hang/luat-cac-to-chuc-tin-dung-sua-doi-tang-tinh-an-toan-cho-cac-tctd-292.html
10 Trần Đại Nghĩa, Luật Các TCTD 2024 tác động lớn tới thị trường bất động sản, truy cập ngày 26/3/2024, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/luat-cac-to-chuc-tin-dung-2024-tac-dong-lon-toi-thi-truong-bat-dong-san-post338476.html
11 Chương XIV Luật Các TCTD năm 2024 quy định về trách nhiệm, quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCTD.

Tài liệu tham khảo:

1. Luật Các TCTD năm 2010.
2. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD năm 2017.
3. Luật Các TCTD năm 2024.
4. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2024.
5. Luật Đất đai năm 2024.
6. Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.
7. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
8. Đỗ Lê, Luật các TCTD (sửa đổi): Tăng tính an toàn cho các TCTD, truy cập ngày 26/3/2024,
https://nhnn.laichau.gov.vn/tin-hoat-dong-ngan-hang/luat-cac-to-chuc-tin-dung-sua-doi-tang-tinh-an-toan-cho-cac-tctd-292.html
9. Trần Đại Nghĩa, Luật Các TCTD 2024 tác động lớn tới thị trường bất động sản, truy cập ngày 26/3/2024, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/luat-cac-to-chuc-tin-dung-2024-tac-dong-lon-toi-thi-truong-bat-dong-san-post338476.html
 
ThS. Lê Huỳnh Phương Chinh, Ngô Thị Khánh Linh
Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam
Vai trò của chính sách tín dụng xanh đối với chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam
19/12/2024 08:46 161 lượt xem
Bài viết cung cấp thêm những luận điểm khoa học về vai trò của tín dụng xanh trong sự chuyển đổi xanh của doanh nghiệp; phân tích những tồn tại và rào cản mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện chuyển đổi xanh; từ đó, đưa ra các khuyến nghị.
Dòng chảy tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm
"Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm
18/11/2024 16:45 1.317 lượt xem
Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo.
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát
Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát
11/11/2024 07:30 4.201 lượt xem
Từ đầu năm 2024 đến nay, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao...
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
08/11/2024 08:00 1.685 lượt xem
Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền.
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng
Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng
05/11/2024 13:46 2.281 lượt xem
Bài viết làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi
Xây dựng và thiết lập hạ tầng chung cho phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam
Xây dựng và thiết lập hạ tầng chung cho phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam
29/10/2024 10:00 2.639 lượt xem
Thời gian tới, để triển khai và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, hướng đến ngân hàng mở (Open Banking) thành công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác, kết nối trong lĩnh vực ngân hàng
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
23/10/2024 08:25 1.922 lượt xem
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bảo hiểm nông nghiệp: Lá chắn tài chính trước rủi ro thiên tai
Bảo hiểm nông nghiệp: "Lá chắn" tài chính trước rủi ro thiên tai
24/09/2024 10:11 3.570 lượt xem
Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhưng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ đối với người dân.
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
19/09/2024 08:36 4.891 lượt xem
An ninh tài chính, tiền tệ có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ không chỉ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô mà còn góp phần bảo đảm an ninh về chính trị, quân sự.
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
23/08/2024 11:11 3.467 lượt xem
Ngày 22/8/2024, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
15/08/2024 07:00 4.434 lượt xem
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong tổ chức hoạt động kinh doanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)...
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
13/08/2024 08:02 4.050 lượt xem
Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng đang trở thành một trong những trọng tâm nghiên cứu của những người làm chính sách, các học giả nghiên cứu cũng như các ngân hàng nhằm duy trì sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng và thúc đẩy niềm tin của công chúng.
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
07/08/2024 11:02 7.133 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ của TCTD trong phạm vi hợp đồng thế chấp cho nghĩa vụ vay tại ngân hàng nhằm đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật.
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
09/07/2024 14:31 3.615 lượt xem
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
01/07/2024 14:47 8.618 lượt xem
Năm 2024, chống hoạt động IUU được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam. Các quy định IUU được thiết lập thống nhất trên toàn EU để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị đánh giá là có hoạt động IUU vào thị trường EU nhằm hướng tới ngành ngư nghiệp, ngành kinh tế thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?