Bảo hiểm nông nghiệp: "Lá chắn" tài chính trước rủi ro thiên tai
24/09/2024 10:11 1.512 lượt xem
Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhưng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ đối với người dân.
 

Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro từ thiên tai nhưng chưa tiếp cận nhiều đến bảo hiểm

Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức), Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai, với dự báo vào cuối thế kỷ này, các vùng đồng bằng trọng yếu sẽ phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng tới 12% dân số và gây thất thoát 10% GDP. Trong khi đó, nông nghiệp là một trong những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, đem lại sinh kế cho hơn 60% dân số nông thôn, chiếm đến 30% lực lượng lao động trong cả nước và đóng góp gần 12% vào GDP.

Trong tháng 9/2024, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão Yagi (bão số 3), tình trạng mưa lũ kéo dài ở nhiều địa phương tại miền Bắc gây thiệt hại lớn về sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), qua rà soát, thống kê thiệt hại, tính đến hết ngày 12/9/2024, bão số 3 và mưa lũ đã gây ảnh hưởng trên diện rộng về sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh miền Bắc. Cụ thể, 202.094 ha lúa và 39.298 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 22.288 ha cây ăn quả bị hư hại; 1.848 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 4.594 gia súc, 1.786.872 gia cầm bị chết...

Để phòng ngừa tổn thất do thiên tai và những rủi ro khác, nhiều nông dân, doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đã lựa chọn bảo hiểm nông nghiệp như một “tấm lưới” tài chính an toàn.

Vừa ký hợp đồng mua bảo hiểm nông nghiệp cho 150 ha rừng keo với mức phí 2,5 triệu đồng/ha/năm, ông Nguyễn Hữu Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hiệp Thuận (Quảng Nam) chia sẻ, địa phương thường xuyên xảy ra bão lớn, năm 2020, một cơn bão đã gây đổ rừng keo, chủ rừng phải cho người dân khai thác lấy đất trồng lại, nên việc mua bảo hiểm nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp. Mức phí cho hợp đồng bảo hiểm không lớn trong chi phí sản xuất nhưng hỗ trợ tối đa được 75% giá trị. Bên cạnh đó, Hợp tác xã Hiệp Thuận đã lập quỹ hỗ trợ rủi ro, theo đó, mỗi chủ rừng sẽ đóng góp từ 200.000 - 400.000 đồng/ha. Trong trường hợp gặp thiên tai, ngã, đổ, hư hại cây trồng từ 30% sẽ được chi trả gấp 10 lần số tiền đã đóng để tái sản xuất.

Thực tế cho thấy, bảo hiểm nông nghiệp đóng vai trò thiết yếu giúp ổn định nền kinh tế Việt Nam qua việc hỗ trợ người nông dân khi bị thiên tai, rủi ro; giảm thiểu biến động giá trên thị trường lương thực; ngăn ngừa lạm phát và bất ổn kinh tế.

Tuy nhiên, hiện nay, tỉ lệ tham gia bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn ít vì sự thiếu liên kết giữa các tổ chức tín dụng, người dân và doanh nghiệp bảo hiểm. Người dân chưa có các khoản tài chính dành cho chi phí dự phòng và quản lý rủi ro, sản xuất còn manh mún. Trong khi đó, rủi ro trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cao nên có ít doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào mảng này. Các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp trên thị trường mới dừng ở thí điểm theo đối tượng và khu vực.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp bảo hiểm, ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bảo Minh cho biết, việc chào bán sản phẩm khó khăn do nông dân chưa có thói quen mua bảo hiểm vì tâm lý chung của nông dân khi mua bảo hiểm là nếu có thiệt hại xảy ra phải được bồi thường, tuy nhiên, nguyên tắc của ngành bảo hiểm là không bao trùm hết các rủi ro nên không phải trường hợp nào cũng được bồi thường; việc xác định giá trị bồi thường dựa theo đánh giá thiệt hại phải mất nhiều thời gian cũng khiến người mua ngần ngại.

Thông thường, mỗi khi gặp sự cố thiên tai hay dịch bệnh, nông dân thường trông chờ các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác hơn là bảo hiểm. Hơn nữa, bản thân doanh nghiệp bảo hiểm cũng ít có sản phẩm liên quan đến ngành nông nghiệp vì tính chất rủi ro cao, nguy cơ thua lỗ lớn do chi phí nhiều (chi phí quản lý, truyền thông, triển khai nghiệp vụ mới)…
 

Nhân viên bảo hiểm giám định thiệt hại sau mưa bão để bồi thường cho khách hàng

Bàn về giải pháp để gia tăng “lá chắn” của bảo hiểm nông nghiệp, ông Nguyễn Hữu Tự Trí, Giám đốc Igloo Việt Nam - Công ty công nghệ bảo hiểm đề xuất, cần có sự chung tay của các bên liên quan, các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân để đầu tư cho những sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật số. Một mặt, các khoản trợ cấp của Chính phủ và các khung chính sách có thể khuyến khích áp dụng bảo hiểm, mặt khác, sự đổi mới của khu vực tư nhân có thể đem lại những giải pháp dễ dàng tiếp cận, tích hợp công nghệ. Về phía người nông dân, khi nhận thức được lợi ích lâu dài của hình thức bảo hiểm này sẽ tích cực tham gia để bảo vệ mùa màng và nguồn thu cho chính mình.

Ngoài ra, cần có thêm chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm để tăng động lực tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09/5/2022 về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, trong đó cho phép dùng ngân sách hỗ trợ cho bà con nông dân đến 20% phí bảo hiểm, song Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể về quy tắc, quy trình bảo hiểm để triển khai.

Tuy nhiên, trong điều kiện có hạn, việc hỗ trợ phí cho bảo hiểm nông nghiệp tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến các cân đối lớn. Việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cần phải có thời hạn cụ thể và giảm dần mức hỗ trợ theo thời gian chứ không nên hỗ trợ trong một thời gian quá dài.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quy mô, mức độ tổn thất do thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm cơ sở thống nhất cho việc xác định tổn thất và thiệt hại để bồi thường nhằm bảo đảm tính minh bạch trong quá trình xác định thiệt hại; cần quy định cơ quan có trách nhiệm giám sát việc thanh toán, chi trả bồi thường đối với người nông dân bị tổn thất, để việc nhận tiền được đúng hạn, kịp thời tái đầu tư, sản xuất.

Hương Giang
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách*
19/09/2024 08:36 1.897 lượt xem
An ninh tài chính, tiền tệ có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ không chỉ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô mà còn góp phần bảo đảm an ninh về chính trị, quân sự.
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính
23/08/2024 11:11 2.668 lượt xem
Ngày 22/8/2024, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp
15/08/2024 07:00 3.370 lượt xem
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong tổ chức hoạt động kinh doanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)...
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới
13/08/2024 08:02 3.219 lượt xem
Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng đang trở thành một trong những trọng tâm nghiên cứu của những người làm chính sách, các học giả nghiên cứu cũng như các ngân hàng nhằm duy trì sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng và thúc đẩy niềm tin của công chúng.
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn
07/08/2024 11:02 3.539 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ của TCTD trong phạm vi hợp đồng thế chấp cho nghĩa vụ vay tại ngân hàng nhằm đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật.
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện
09/07/2024 14:31 3.216 lượt xem
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp
01/07/2024 14:47 5.694 lượt xem
Năm 2024, chống hoạt động IUU được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam. Các quy định IUU được thiết lập thống nhất trên toàn EU để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị đánh giá là có hoạt động IUU vào thị trường EU nhằm hướng tới ngành ngư nghiệp, ngành kinh tế thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
Chính sách tiền tệ xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
20/06/2024 14:47 2.531 lượt xem
Chính sách tiền tệ (CSTT) xanh của ngân hàng trung ương (NHTW) trong việc cho vay đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Nâng cao vai trò của Ủy ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ  trong công ty cổ phần
Nâng cao vai trò của Ủy ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ trong công ty cổ phần
18/06/2024 09:03 3.273 lượt xem
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán giữ vai trò quan trọng đối với sự lành mạnh về thông tin công bố trên thị trường tài chính nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Thành công bước đầu trong mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước
Thành công bước đầu trong mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước
06/06/2024 06:35 1.895 lượt xem
Đến sáng 05/6/2024, khoảng cách giữa giá vàng miếng SJC trong nước quy đổi so với giá vàng thế giới được thu hẹp đáng kể - đây là thành công bước đầu trong giải pháp mà NHNN mới đưa ra.
Quyết liệt triển khai các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Quyết liệt triển khai các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
31/05/2024 11:04 2.170 lượt xem
Kết thúc năm 2023, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng tiền Việt Nam cơ bản ổn định; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách trong tầm kiểm soát...
Chính sách tiền tệ góp phần hạn chế sự hình thành các doanh nghiệp zombie tại Việt Nam
Chính sách tiền tệ góp phần hạn chế sự hình thành các doanh nghiệp zombie tại Việt Nam
31/05/2024 07:54 1.556 lượt xem
“Doanh nghiệp zombie” lần đầu tiên được đề xuất như một thuật ngữ kinh tế bởi Kane (1987) và được nhắc đến nhiều nhất vào những năm 1990 trong thời kì khủng hoảng kinh tế kéo dài khoảng 10 năm (1991 - 2001) sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản tại Nhật Bản.
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định lạm phát tại Việt Nam
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định lạm phát tại Việt Nam
13/05/2024 08:22 5.109 lượt xem
Ổn định lạm phát luôn được coi là một biến số kinh tế vĩ mô trọng tâm tại Việt Nam. Trong giai đoạn lạm phát phi mã từ năm 1986 đến năm 1990, chính sách tiền tệ đóng vai trò chủ đạo với giải pháp nâng lãi suất để hút tiền khỏi quá trình lưu thông. Đến giai đoạn lạm phát cao từ năm 2007 đến năm 2012, chính sách tiền tệ và tài khóa cùng thắt chặt để giảm lượng vốn đầu tư, thể hiện trực tiếp cho lượng tiền tệ trong nền kinh tế.
Thực tiễn thi hành về sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và một số đề xuất
Thực tiễn thi hành về sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và một số đề xuất
01/05/2024 16:40 2.081 lượt xem
Bài viết nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật và quy chế nội bộ của Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) về hoạt động cho vay hỗ trợ từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ bảo toàn) và thực tiễn thi hành từ thời điểm thành lập năm 2014 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hỗ trợ từ Quỹ bảo toàn.
Bàn về một số điểm mới của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Bàn về một số điểm mới của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
25/04/2024 15:37 17.509 lượt xem
Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024. Nội dung Luật có nhiều điểm mới tích cực, được đánh giá sẽ góp phần đảm bảo hoạt động tài chính của các TCTD phát triển lành mạnh, ổn định.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?