Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
29/09/2022 9.397 lượt xem
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) chính thức được ký kết (tháng 11/2020)  giữa 10 nước thành viên ASEAN và 5 đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand (trừ Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định). Khi Hiệp định RCEP được thực thi tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định RCEP sẽ góp phần tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại một cách bền vững.
 
1. Thị trường RCEP đầy tiềm năng
 
Đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ Trung Quốc năm 2019 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng bảo hộ đang nổi lên. RCEP được ký kết đã đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước tham gia. Đặc biệt, các nước thành viên RCEP có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Nhiều quốc gia RCEP có dân số trẻ. Vì vậy, RCEP được coi là động lực tăng trưởng mới cho thương mại quốc tế. RCEP sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới. Bên cạnh đó, RCEP hội tụ những yếu tố cơ bản sau:
 
Một là, RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) duy nhất hội tụ đa dạng, không đồng nhất từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới (Trung Quốc và Nhật Bản), các nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người cao (Singapore, New Zealand, Brunei, Australia), các nền kinh tế công nghiệp hóa (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc), các nền kinh tế có thu nhập trung bình với nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn (Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam) và các nền kinh tế có thu nhập thấp, kém phát triển (Campuchia, Lào, Myanmar). 
 
Hai là, ASEAN là trung tâm của RCEP. Các thành viên không thuộc ASEAN của RCEP được kết nối với ASEAN thông qua các FTA ASEAN+1. Tương lai, RCEP ​​sẽ thay thế tất cả các FTA ASEAN+1. Hiện ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. RCEP được ký kết tạo điều kiện ​​thương mại và đầu tư giữa ASEAN - Trung Quốc tăng nhanh và ảnh hưởng tích cực đến chuỗi giá trị khu vực.
 
Ba là, so với các FTA ASEAN+1, RCEP có khả năng tiếp cận lớn hơn nhiều. RCEP loại bỏ thuế quan đối với gần 90% hàng hóa giao dịch; quy tắc xuất xứ có giá trị trong toàn bộ khu vực địa lý RCEP; quy định mạnh mẽ hơn về thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài xuyên biên giới; nhiều quy tắc mới về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử.
 

 
Hiệp định RCEP tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP khoảng 27 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại.
 
RCEP hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 5 đối tác (ASEAN+5). Hiệp định RCEP do ASEAN lãnh đạo và được Trung Quốc hỗ trợ tích cực. RCEP chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ, được bắt đầu sớm hơn trên một số phương diện, chủ yếu là về quy tắc hoạt động và không có sự phân biệt đối xử nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại trong khuyến khích hợp tác khu vực. Nội dung của 20 chương Hiệp định RCEP đã được các nước tham gia đàm phán thống nhất, trừ Ấn Độ. 
 
RCEP gồm nhiều đối tác ở các trình độ phát triển khác nhau, thậm chí là mức độ tự do hóa của các thành viên cũng khác nhau nên quá trình đàm phán gặp rất nhiều khó khăn. Mục tiêu kỳ vọng của RCEP là nâng cao mức hợp lý về thuế quan, hài hòa về quy tắc xuất xứ, chuẩn hóa ở mức phù hợp về các hàng rào phi thuế quan; tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các thành viên.
 
2. RCEP và những cơ hội đối với Việt Nam
 
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt và đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết RCEP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Được đánh giá là một trong những quốc gia nhận được nhiều lợi ích từ RCEP bởi hầu hết những nước tham gia vào RCEP đều có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, Việt Nam có được nhiều cơ hội và lợi ích kinh tế cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn:
 
Thứ nhất, tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác. Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này. Bởi trước RCEP, nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam do phải sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. Nay cả Trung Quốc và Hàn Quốc (vốn là những nước cung nguồn nguyên liệu chủ yếu) đều nằm trong RCEP khiến vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài các quy tắc đơn giản hóa quy trình và chi phí xuất, nhập khẩu, quy tắc xuất xứ đơn giản hóa sẽ giảm thời gian và chi phí cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, do đó tăng tỷ suất lợi nhuận và làm cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn trên các thị trường RCEP.
 
RCEP là khu vực có quy mô thị trường lớn nhất từ trước đến nay mà Việt Nam đã tham gia. Các doanh nghiệp kỳ vọng RCEP sẽ tạo ra một thị trường “khổng lồ”. Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường với sự đa dạng về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt là được tiếp cận với thị trường mua sắm chính phủ (vốn lâu nay vẫn bị đóng cửa để dành cho doanh nghiệp trong nước). Việc ký kết Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.
 
Thứ hai, mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất - nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn (là đầu vào cho sản xuất) và máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại phù hợp.  Khi RCEP được ký kết và có hiệu lực, nguồn nguyên liệu sản xuất doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN+5 sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước có ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam. Bên cạnh thúc đẩy các doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu, RCEP giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất như thép của Trung Quốc, sản phẩm nhựa của Hàn Quốc và Nhật Bản. RCEP tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phù hợp từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN với mức thuế quan hợp lý. 
 
Cùng với việc giúp cắt giảm 10% các chi phí giao dịch thương mại, nguồn nguyên liệu dệt may lớn từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, còn cho phép Việt Nam vừa mở rộng khả năng đáp ứng tiêu chí xuất xứ, vừa tiếp cận sâu rộng hơn các thị trường tiêu dùng giàu có của Singapore, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cơ hội xuất, nhập khẩu từ RCEP, ưu đãi thuế quan sẽ được cải thiện hơn nữa, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng; thống nhất trong các quy trình về hải quan, tạo thuận lợi thương mại; giảm chi phí dưới tác động của mở cửa thị trường dịch vụ sản xuất. Tham gia RCEP, Việt Nam có cơ hội tăng thêm từ 2 - 4% GDP (2020) so với trường hợp không tham gia1. RCEP chiếm 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu, ký kết RCEP giúp cho các nhà đầu tư được đối xử công bằng, bình đẳng, được bảo hộ an toàn và đầy đủ.
 
Thứ ba, tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. RCEP thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó giúp tận dụng cơ hội trong chuỗi giá trị. RCEP bao trùm toàn bộ chuỗi sản xuất một số loại hàng hóa của Việt Nam. Các thị trường trong khối RCEP hiện bao trùm gần như toàn bộ chuỗi sản xuất của nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh, như sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến…Với sự tham gia của các đối tác là nguồn cung nguyên liệu lớn cho Việt Nam (Trung Quốc, Hàn Quốc...), việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP.
 
Thứ tư, cắt giảm chi phí giao dịch và hưởng môi trường kinh doanh thân thiện hơn. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đang tạo ra sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, RCEP sẽ tạo cơ hội lớn khi Việt Nam là mắt xích trong việc tham gia và vận hành chuỗi cung ứng mới. RCEP là thị trường có mức độ phát triển kinh tế mạnh nên nhu cầu rất lớn. Đặc điểm của người tiêu dùng trong RCEP không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm. Thị trường RCEP có nhu cầu lớn với sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt - may, giày - dép…  Nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN, ưu đãi thuế quan được cải thiện hơn nữa, quy tắc xuất xứ nội khối dễ đáp ứng hơn. Bên cạnh đó, các quy trình về hải quan sẽ được thống nhất, tạo thuận lợi thương mại. RCEP có đàm phán mở cửa tốt hơn cho ngành dịch vụ logistics, viễn thông...; nền tảng thương mại điện tử tốt hơn, môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, cạnh tranh hơn…
 
Việc chủ động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ đem lại giá trị cho nền kinh tế Việt Nam còn cao hơn so với các lợi ích mở cửa thị trường trực tiếp của các nước, giúp Việt Nam có cơ hội trở thành một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế về lâu dài. RCEP góp phần gia tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam. FDI từ các nền kinh tế phát triển sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam, trong đó có chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
 
3. Thách thức của RCEP
 
Bên cạnh những cơ hội và lợi ích có được, Việt Nam phải đối diện với không ít khó khăn. Thách thức của RCEP là không hướng vào vấn đề cắt giảm thuế quan đơn thuần, mà hướng vào giải quyết các yếu tố, thủ tục trong xuất khẩu hàng hóa. Bởi Việt Nam và các nước đang nằm trong RCEP có cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tương đồng nên sẽ có sự cạnh tranh trực tiếp. 
 
Một là, áp lực về cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu: Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong RCEP vẫn là việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ RCEP. Sự cạnh tranh trong RCEP hết sức phức tạp nên doanh nghiệp vừa phải vươn lên ở thị trường xuất khẩu nhưng cũng phải củng cố ở nội địa, nếu không sẽ “thua trên sân nhà” trước sức cạnh tranh mạnh mẽ từ các phía. Bởi các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ 14 thành viên còn lại cả trong hoạt động xuất khẩu và tại thị trường nội địa. Khi hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng của các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam còn khiêm tốn so với các sản phẩm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia mà Việt Nam hằng năm vẫn phải nhập siêu rất lớn.
 
RCEP lại là khu vực tập trung nhiều nhất các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, cũng là khu vực Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Cạnh tranh trong RCEP sẽ gay gắt hơn. Nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn, trong khi chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc. Điều này sẽ buộc các nhà sản xuất Việt Nam phải giảm giá và giảm lợi nhuận để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ một chuỗi cung ứng lớn và có kinh nghiệm hơn. Sức ép cạnh tranh sẽ tăng trên thị trường nội địa. Bởi thị trường nội địa cũng phải mở theo RCEP, các hàng hóa có cơ cấu sản phẩm tương tự sẽ tràn vào Việt Nam. Hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh trực diện với các mặt hàng nhập khẩu từ RCEP. Việc giảm thuế quan cũng làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh trực tiếp từ các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường rộng lớn của Nhật Bản.
 
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng với một số đối tác lớn tham gia RCEP (Trung Quốc và một số nước ASEAN) nhưng có năng lực cạnh tranh mạnh hơn. Đây sẽ là một bất lợi. Việc xuất khẩu sang các nước đối tác sẽ ngày một khó khăn hơn, khi các nước này đặt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực mà Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nước RCEP, đặc biệt là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Dịch vụ phân phối có sự cạnh tranh lớn từ những nhà bán lẻ hiện hữu trên thị trường và từ các nhà bán lẻ mới, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.  
 
Hai là, áp lực thâm hụt thương mại gia tăng: Hàng hóa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhập khẩu, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị, mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khiêm tốn. Những đối tác mà Việt Nam thâm hụt thương mại lớn nhất đều nằm ở khu vực RCEP. Thâm hụt với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang gia tăng do nhu cầu nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp FDI tăng. Việc giảm thâm hụt trong thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào sự dịch chuyển của dòng vốn FDI bởi nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đang rất lớn. Trong khi khả năng xuất khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam vào các đối tác trong khu vực không nhiều bởi các nền kinh tế này có sự tương đồng khá lớn với hàng hóa của Việt Nam. Do đó, khả năng giảm thâm hụt sẽ rất khó. 
 
Vì vậy, một mặt Việt Nam không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc gia tăng xuất khẩu ở khu vực RCEP, trừ khi có thể thay đổi cơ cấu sản xuất; mặt khác, Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào khu vực này để gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất của thế giới.
 
Ba là, khó có thể cùng đạt được mức độ mở cửa thị trường chung: RCEP có thể làm tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam, gia tăng sự phụ thuộc vào một số đối tác kinh tế lớn cũng như phụ thuộc nhiều hơn vào việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực. Trong bối cảnh biến động kinh tế - chính trị thế giới được dự báo sẽ diễn biến khó lường, thì việc phụ thuộc ngày càng lớn vào các yếu tố bên ngoài sẽ mang đến nhiều rủi ro cho kinh tế - xã hội Việt Nam.
 
Trong RCEP, có những đối tác đã ký kết FTA, cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ cho nhau ở mức độ nhất định. ASEAN đã ký kết các FTA với từng đối tác trong số 5 đối tác ở RCEP, nhưng cũng có nhiều nước chưa có FTA. Vì vậy, các nước cùng đạt được một mức độ mở cửa thị trường chung là điều rất khó. Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc trong xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và gạo vào thị trường Nhật Bản, trong việc xuất khẩu thực phẩm và may mặc vào Hàn Quốc.
 
Trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên RCEP cũng rất khác biệt, bản thân ASEAN cũng có trình độ phát triển khác nhau, chính sách khác nhau về các lĩnh vực đàm phán như: Chính sách cạnh tranh, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Do vậy, các bên luôn phải tìm các giải pháp xử lý vướng mắc, đồng thời, hài hòa được lợi ích giữa các bên. 
 
Bốn là, những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế: Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam còn nhiều bất cập. Thách thức trong việc giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm, nguồn lực để tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại, các hàng rào phi thuế quan, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước và vùng lãnh thổ truyền thống đã bị thu hẹp, trong khi sang những nước khác cần có thời gian để tìm hiểu, thích nghi.
 
Trình độ công nghệ của Việt Nam còn thấp dẫn đến hạn chế cải thiện vị thế trong mạng lưới sản xuất của RCEP. Trong khi, quy mô sản xuất nhỏ; năng suất hạn chế. Việc quản lý chất lượng và rủi ro trong ngành dịch vụ kém xa so với quy định quốc tế. Thương mại của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số đối tác lớn với một số sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu, do đó dễ bị ảnh hưởng tiêu cực trước những thay đổi cung cầu của thị trường RCEP. Quá trình tái cấu trúc chậm, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên RCEP.
 
Tóm lại, cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, điểm khác biệt của RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại, tạo không gian kết nối chung sản xuất trong toàn ASEAN. Hiệp định RCEP là FTA thế hệ mới tham vọng nhất do ASEAN khởi xướng, góp phần nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khuôn khổ khu vực và tăng cường hợp tác giữa ASEAN và các nước đối tác. RCEP bao gồm các lĩnh vực và nguyên tắc chưa từng có trong các FTA trước đây giữa ASEAN và các nước đối tác. Bên cạnh các điều khoản thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, Hiệp định RCEP còn bao gồm những chương về sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), mua sắm của chính phủ - là những điều khoản tiến bộ và cập nhật hiện nay. 
 
Với bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất, với tác động tăng 0,70% GDP (RCEP 16) hoặc 0,66% (RCEP 15) tới năm 2030. So với CPTPP thì RCEP lớn hơn bởi dân số và nền kinh tế RCEP lớn hơn. RCEP là FTA “toàn diện” hơn vì bao gồm cả các nền kinh tế kém phát triển, thu nhập thấp cũng như thu nhập cao và thu nhập trung bình. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi của khu vực và thế giới, RCEP vẫn tồn tại nhiều thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ không chỉ do căng thẳng thương mại  Mỹ - Trung mà còn bị tác động bởi bất ổn chính trị cũng như mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, không duy trì cao như trước và tác động của đại dịch Covid-19, việc ký kết RCEP là một thông điệp khẳng định các nước trong khu vực vẫn tin tưởng hướng đi mở rộng hội nhập kinh tế khu vực. Hiệp định được kỳ vọng là công cụ giúp khởi động sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Tận dụng tốt những cơ hội và khắc phục được khó khăn khi RCEP được thực thi sẽ tác động toàn diện đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất khu vực và thế giới.
 
1 Cơ hội từ RCEP.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Thanh Trần (2020), RCEP sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam trên những khía cạnh nào? http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/rcep-se-dem-lai-loi-ich-kinh-te-cho-viet-nam-tren-nhung-khia-canh-nao-330007.html
2. Hải Hà (2020), RCEP: Doanh nghiệp Việt phải tăng sức cạnh tranh cả trong nước và xuất khẩu; http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-11-23/rcep-doanh-nghiep-viet-phai-tang-suc-canh-tranh-ca-trong-nuoc-va-xuat-khau-95674.aspx
3. Phong Nguyễn (2020), Thực thi RCEP: Thị trường mới nhiều thách thức, nhưng có thể chinh phục; https://laodong.vn/kinh-te/thuc-thi-rcep-thi-truong-moi-nhieu-thach-thuc-nhung-co-the-chinh-phuc-855540.ldo
4. Mie Oba (2019), RCEP Negotiations for the Reshaping of the Liberal Economic Order; Trade and Economic Connectivity in the Age of Uncertainty; https://www.kas.de/documents/288143/6741384/panorama_trade_MieOba_RCEPNegotiations+fortheReshapingoftheLiberalEconomicOrder.pdf
5. Amitendu Palit (2019), RCEP a positive signal for global trade, China Daily 8 November 2019.

ThS. Vũ Nhật Quang
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Xu hướng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á
Xu hướng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á
21/09/2023 114 lượt xem
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi rất nhiều yếu tố làm suy giảm đà phục hồi, nền kinh tế các nước tại khu vực châu Á cũng nằm trong xu hướng đó và được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại với các động lực tăng trưởng yếu, áp lực lạm phát ở mức vừa phải.
Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: Nguyên nhân và tác động
Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: Nguyên nhân và tác động
20/09/2023 269 lượt xem
Căng thẳng ngân hàng tại Mỹ bắt đầu xảy ra vào tháng 3/2023, khi Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ, sau đó lan truyền sang một số ngân hàng khác, làm dấy lên lo ngại về tính ổn định trong khu vực tài chính. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố dẫn đến khủng hoảng ngân hàng, biện pháp xử lí của cơ quan quản lí, tác động của nó cũng như bài học kinh nghiệm rút ra là hết sức cần thiết.
Chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh tại các quốc gia trên thế giới
Chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh tại các quốc gia trên thế giới
04/09/2023 1.662 lượt xem
Các quốc gia hiện nay ngoài mục tiêu phát triển kinh tế thì đã từng bước chú trọng bảo vệ môi trường. Theo đó, các chính sách đã được ban hành, trong đó có chính sách chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, con người, bảo tồn hệ sinh thái và các khoản chi khác nhằm chuyển dịch nền kinh tế hướng tới tăng trưởng xanh.
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tại các quốc gia châu Âu và một số vấn đề đặt ra
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tại các quốc gia châu Âu và một số vấn đề đặt ra
16/08/2023 2.830 lượt xem
Ngành Ngân hàng đã trải qua một sự chuyển đổi đáng kể trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ tiện lợi và được cá nhân hóa. Sự xuất hiện của dữ liệu lớn và các công cụ phân tích tiên tiến đã mở ra những cơ hội mới cho các ngân hàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng.
Các nguyên tắc ngân hàng bền vững - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với  Việt Nam
Các nguyên tắc ngân hàng bền vững - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam
04/08/2023 4.092 lượt xem
Phát triển bền vững là một khái niệm mới và đang dần trở thành mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), nguồn lực tài chính là yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo đó, ngân hàng bền vững đã, đang và sẽ trở thành một triết lí nền tảng của các ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng mà còn mang lại lợi nhuận cho khách hàng.
Dự thảo Luật Ổn định tài chính và một số cải cách pháp lí của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Dự thảo Luật Ổn định tài chính và một số cải cách pháp lí của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Hàm ý chính sách đối với Việt Nam
20/07/2023 4.809 lượt xem
Tháng 4/2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã dự thảo Luật Ổn định tài chính (Luật ODTC) và hiện đang lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân để chính thức ban hành luật. Nếu được thông qua (dự kiến vào cuối quý III/2023), Luật ODTC của Trung Quốc sẽ là cơ sở pháp lí đầu tiên điều chỉnh cụ thể việc phòng ngừa, giải quyết và xử lí rủi ro hệ thống; đối tượng điều chỉnh là các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm và công ty tài chính. Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử, một số diễn biến quan trọng và nguyên nhân khiến Trung Quốc “mạnh tay” cải cách pháp lí đối với hệ thống tài chính.
Dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ: Thực tiễn các quốc gia  châu Á và bài học kinh nghiệm
Dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ: Thực tiễn các quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm
13/07/2023 5.243 lượt xem
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian qua đã tạo ra sự bùng nổ về lượng thông tin được thu thập, dẫn đến kỉ nguyên mới của dữ liệu.
Phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện
Phát triển ngân hàng di động hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện
08/06/2023 8.622 lượt xem
Công nghệ ngân hàng di động (Mobile Banking) đã và đang được các ngân hàng thương mại áp dụng rộng rãi như một chiến lược mở rộng thị phần mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Nó là một công cụ hữu ích cho các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bởi tính tiện lợi, chất lượng dịch vụ tốt, nhanh chóng, không phụ thuộc vào yếu tố thời gian và mức độ bao phủ lớn, đáp ứng mục tiêu tài chính toàn diện.
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
Kinh nghiệm quốc tế về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi hỗ trợ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
15/05/2023 9.785 lượt xem
Theo tài liệu “Các vấn đề xử lí tổ chức tín dụng hợp tác - Tổng quan về các đặc điểm và công cụ xử lí” (Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế - IADI, 2018), các tổ chức tài chính nhận tiền gửi như hiệp hội tín dụng, các ngân hàng hợp tác hoặc tương hỗ hay quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được gọi chung là tổ chức tín dụng (TCTD) hợp tác, là một thành viên quan trọng trong hệ thống tài chính của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nhìn chung, các TCTD hợp tác có những đặc điểm khác biệt với ngân hàng.
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
Điều tra thị trường cho hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương
19/04/2023 10.557 lượt xem
Điều tra thị trường (Market Intelligence - MI) là một công cụ đắc lực được các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới tiến hành để bổ sung, hoàn thiện cho công tác thống kê truyền thống. Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính quốc tế, vai trò của hoạt động này ngày càng được coi trọng và tại nhiều quốc gia, hoạt động điều tra thị trường được tổ chức một cách bài bản với cơ cấu nhân sự độc lập.
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley - Những vấn đề đặt ra
18/04/2023 13.361 lượt xem
Chỉ vài ngày trước khi phá sản, Silicon Valley Bank (SVB) vẫn được xem là một tổ chức tài chính uy tín trong giới công nghệ khi cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn startup tại Mỹ. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 48 giờ, ngân hàng 40 tuổi này bất ngờ sụp đổ. Sự sụp đổ quá nhanh và bất ngờ của SVB là “thảm kịch” ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ khi ngân hàng Washington Mutual tan rã vào năm 2008.
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
Ứng phó của ngân hàng trung ương các nước trước rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu: Bài học đối với Việt Nam
03/04/2023 11.263 lượt xem
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và các rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ thống tài chính - ngân hàng ngày càng lớn, chủ đề giám sát rủi ro tài chính liên quan đến khí hậu ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương (NHTW) các nước.
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
17/03/2023 9.715 lượt xem
Công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua với sự tác động mạnh mẽ trên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Đứng trước những biến đổi này, ngành Ngân hàng cũng không thể đứng ngoài cuộc đua công nghệ.
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
10/03/2023 10.970 lượt xem
Quản lí rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lí và các ngân hàng thương mại (NHTM). Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã công bố bản sửa đổi gần nhất vào năm 2016 so với bản trước đó (năm 2004), dẫn đến sự điều chỉnh và thay đổi từ phía các NHTM trên thế giới.
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
Kinh tế tại châu Á: Giảm bớt những “cơn gió ngược”, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn
02/03/2023 9.763 lượt xem
Có thể thấy, triển vọng kinh tế khu vực châu Á đã sáng sủa hơn mặc dù vẫn còn những thách thức lớn trong dài hạn, kể cả đối với kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

Vàng SJC 5c

68.500

69.320

Vàng nhẫn 9999

57.050

58.000

Vàng nữ trang 9999

56.900

57.700


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,125 24,495 25,317 26,733 29,360 30,610 160.52 169.95
BIDV 24,180 24,480 25,512 26,712 29,514 30,597 161.34 169.69
VietinBank 24,083 24,503 25,582 26,717 29,748 30,758 161.29 169.24
Agribank 24,140 24,480 25,574 26,287 29,616 30,459 162.17 166.20
Eximbank 24,070 24,490 25,588 26,312 29,657 30,496 162 166.59
ACB 24,140 24,490 25,671 26,315 29,881 30,508 161.79 167.01
Sacombank 24,125 24,485 25,732 26,400 29,927 30,449 162.05 168.63
Techcombank 24,169 24,520 25,380 26,714 29,359 30,663 157.97 170.26
LPBank 24,190 24,750 25,584 26,917 29,886 30,820 160.55 172.08
DongA Bank 24,170 24,470 25,690 26,280 29,790 30,520 160.2 166.9
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?