Giải pháp ứng phó của Nga trước rủi ro ngắt kết nối SWIFT
23/03/2022 3.620 lượt xem
Hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) là một hệ thống liên ngân hàng quốc tế để truyền thông tin và thanh toán. Chức năng thanh toán bằng thẻ ngân hàng được hỗ trợ bởi hệ thống SWIFT là sự phản ánh an ninh tài chính của đất nước. Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, năm 2014, Hoa Kỳ và châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga trong một số lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực tài chính. Một trong những biện pháp cấp tiến được gọi là ngắt kết nối của các ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thanh toán Nga sử dụng thẻ ngân hàng và do đó, sẽ làm suy yếu hoạt động kinh tế trong và ngoài nước của nước này. Mặc dù biện pháp này trên thực tế chưa được áp dụng cho đến ngày 27/02/2022, khi Hoa Kỳ, EU đạt thỏa thuận về việc loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT, nhưng vấn đề ngăn chặn mối đe dọa nguy hiểm như vậy đối với hệ thống tài chính Nga đòi hỏi một giải pháp cấp bách. Để chống lại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và châu Âu và bảo vệ an ninh tài chính của mình, Nga đã nhanh chóng tạo ra hệ thống thanh toán quốc gia của riêng mình, cũng như Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (Систему передачи финансовых сообщений (СПФС, SPFS)).

Bài viết xem xét các biện pháp mà Nga thực hiện sau năm 2014 để chống lại các lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ liên quan đến mối đe dọa nước này mất kết nối với SWIFT. Các biện pháp này cho phép nghiên cứu một cách có hệ thống về vị trí, vai trò, chức năng và ý nghĩa của hệ thống SWIFT trong quan hệ quốc tế hiện đại, cũng như tác động của nó đối với trật tự thế giới chính trị và kinh tế toàn cầu.

Tác động toàn cầu của hệ thống SWIFT

Trong cuộc sống hiện đại, thẻ ngân hàng là vật mang thông tin về tình trạng tài khoản của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tài chính. Thẻ ngân hàng xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 1950. Sự hồi sinh của hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy sự hình thành khu vực tài chính quốc tế. Bắt đầu từ những năm 1970, sự phát triển nhanh chóng của điện tử và công nghệ, quan trọng nhất là sự tin học hóa rộng rãi đã liên kết tài chính và công nghệ với nhau, điều này đã sớm dẫn đến sự phổ biến của thẻ ngân hàng trên khắp thế giới. Sự xuất hiện của thẻ ngân hàng giúp thực hiện ba hình thức chuyển tiền chính: thứ nhất, chuyển tiền từ thẻ này sang thẻ khác; thứ hai, chuyển tiền vào thẻ bằng telex; thứ ba, chuyển tiền nhanh trong hệ thống chung bằng mã ngắn. Sự phổ biến của thẻ ngân hàng không chỉ làm giảm lưu thông tiền mặt và séc, mà còn xóa bỏ vấn đề hạn chế về thời gian và không gian, làm tăng đáng kể hiệu quả của hệ thống thanh toán ngân hàng. Hệ thống thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát triển là minh chứng cho sự thịnh vượng kinh tế của đất nước, sự phát triển của lĩnh vực tài chính, công nghệ tiên tiến, thương mại và an ninh tài chính.

Ngoài ra, Mỹ, Nhật Bản và các nước có hệ thống tài chính và công nghệ tiên tiến đã phát triển hệ thống trao đổi thông tin tài chính và thanh toán độc lập của riêng mình. Nhờ không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế, các hệ thống này đã dần chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường thế giới, điều này dẫn đến sự xuất hiện của “Big Five” nổi tiếng: MasterCard, VISA, American Express, JBC và Dinner. Năm nhóm này là các doanh nghiệp độc lập lớn lên ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các quốc gia này do có sức mạnh kinh tế nên đã tích cực phát triển kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và chuyển giao thông tin tài chính quốc tế và cuối cùng trở thành các quốc gia độc quyền trên vũ đài tài chính quốc tế. Để hoạt động kinh doanh quốc tế, các tổ chức tài chính của quốc gia phải thiết lập các liên kết kinh doanh với một hoặc nhiều nhóm để hòa nhập vào hệ thống thanh toán quốc tế và hệ thống trao đổi thông tin tài chính.

Trong bối cảnh đó, vào tháng 5/1973, các ngân hàng quốc tế đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Qua nhiều thập kỷ phát triển SWIFT, khoảng 11.000 tổ chức tài chính từ 215 quốc gia ở tất cả các khu vực trên thế giới đã trở thành thành viên của tổ chức này. Hiện tại, SWIFT là hệ thống chuyển tiền rộng rãi, an toàn và tiện lợi nhất, kết nối các tổ chức tài chính quốc tế.

Trụ sở chính của SWIFT đặt tại Brussels (Bỉ), và cộng đồng có thêm hai trung tâm - ở Amsterdam (Hà Lan) và ở New York (Mỹ). Các tài sản chính của SWIFT bao gồm nền tảng thông tin, hệ thống mã hóa máy tính và hệ thống tiêu chuẩn tài chính. Tại mỗi quốc gia triển khai hệ thống SWIFT, cơ quan quản lý khu vực được thành lập để thu thập, xử lý thông tin và dữ liệu, thực hiện các giao dịch và hoạt động thanh toán bù trừ của các ngân hàng quốc tế. Cả hai trung tâm SWIFT đều trao đổi tất cả dữ liệu trong thời gian thực. Sau năm 2009, một trung tâm SWIFT thứ ba được thành lập tại Thụy Sĩ để tăng cường bảo mật cho các trung tâm dữ liệu châu Âu. Kể từ đó, dữ liệu châu Âu được lưu trữ và xử lý tại các trung tâm ở Hà Lan và Thụy Sĩ, trong khi dữ liệu xuyên Đại Tây Dương được lưu trữ và xử lý tại các trung tâm ở Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Tư cách thành viên trong SWIFT không chỉ phản ánh vị thế quốc tế của một tổ chức tài chính, mà còn cho phép sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu hoặc cơ sở hạ tầng tài chính của nước thứ ba (không phải nước gửi và không phải nước nhận). Việc ngắt kết nối khỏi hệ thống SWIFT có nghĩa là sự tách biệt của hệ thống ngân hàng quốc gia khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và làm suy yếu khả năng chuyển tiền giữa các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức tài chính, gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Trong khuôn khổ của hệ thống SWIFT, các ngân hàng tham gia tương tác với nhau một cách hiệu quả thông qua một thông điệp chuẩn bằng ngôn ngữ SWIFT. Mỗi ngân hàng trong thông điệp được nhận dạng bằng mã SWIFT duy nhất, bao gồm 8-11 chữ cái tiếng Anh và chữ số Ả Rập. Mã SWIFT được gán cho thành viên khi tham gia hệ thống SWIFT và được ISO chứng nhận là mã nhận dạng của tổ chức tài chính này. Đó là lý do tại sao mỗi chi nhánh ngân hàng có một mã riêng.

Về thành phần các thành viên SWIFT, hầu hết đều là các tổ chức tài chính quan trọng của thế giới. Về mặt kỹ thuật, mã SWIFT được sử dụng để chuyển tiền nhanh và "giao ngay" trên khắp thế giới. SWIFT có thể chuyển 11 triệu tin nhắn mỗi ngày; ngày nay, số lượng tin nhắn được truyền đi là 5 triệu tin nhắn mỗi ngày và tổng số tiền chuyển là hàng nghìn tỷ đô la Mỹ. Hoạt động kinh doanh của hệ thống SWIFT ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phúc lợi chính trị và kinh tế của cộng đồng quốc tế. Về bản chất, SWIFT là một công ty cổ phần tư nhân do các cổ đông sở hữu và quản lý theo điều lệ và pháp luật. Cổ đông - đại diện của tất cả các thành viên - những người nắm giữ cổ phiếu SWIFT từ khắp nơi trên thế giới, những người bầu chọn các thành viên Hội đồng quản trị (25 người). SWIFT có trụ sở chính tại Brussels (Bỉ), công ty cũng được đăng ký tại Brussels, các hoạt động của nó phải tuân theo luật pháp của Bỉ và EU, do Bỉ là thành viên của Liên minh châu Âu. Ngân hàng Quốc gia Bỉ (NBB) đóng vai trò hàng đầu trong việc giám sát hàng ngày SWIFT thông qua các ngân hàng trung ương G-10. Về mặt lý thuyết, do các yếu tố nêu trên, hệ thống SWIFT đúng ra phải chịu sự chi phối của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, do vị thế bá chủ của mình trong chính trị quốc tế, cũng như vị thế mạnh và số lượng lớn các tổ chức tài chính của Mỹ, Hoa Kỳ tìm cách chi phối SWIFT theo ý mình. Trong những năm 1980, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cố gắng giành quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu SWIFT nhưng không thành công. Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, các tổ chức tình báo và an ninh tài chính của Mỹ với lý do chống khủng bố đã dần dần tăng cường kiểm soát hệ thống SWIFT, đe dọa sẽ trừng phạt nếu SWIFT không chịu tuân theo các yêu cầu của Mỹ. Vì vậy, vào năm 2011, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu giám sát dữ liệu của hệ thống SWIFT, và Bộ Tài chính Hoa Kỳ bắt đầu đưa vào danh sách đen các ngân hàng "sai trái". Khi một thành viên bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen, các ngân hàng trên khắp thế giới được yêu cầu giữ lại các khoản chuyển tiền cho thành viên đó. Kể từ đó, do sự thống trị ngày càng tăng của Mỹ đối với hệ thống SWIFT, nền tảng thông tin tài chính do các tổ chức tài chính quốc tế tạo ra đã dần biến thành một công cụ phục vụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Lần đầu tiên Hoa Kỳ ngắt kết nối Iran khỏi hệ thống SWIFT vào năm 2012. Sau đó, Hoa Kỳ đe dọa bằng biện pháp này không chỉ "các quốc gia thù địch", mà còn cả các thành viên EU có quan hệ kinh tế với Iran, mà Hoa Kỳ đã biết thông qua việc giám sát hệ thống SWIFT. Do mối quan hệ giữa Mỹ và Nga tiếp tục xấu đi sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã trở thành mục tiêu tiềm tàng chủ yếu cho một cuộc tấn công của Mỹ bằng cách sử dụng ảnh hưởng chi phối của mình đối với hệ thống SWIFT.

Một số biện pháp ứng phó của Nga

Do tầm quan trọng của SWIFT đối với kiến ​​trúc tài chính quốc tế và thực tế là phương Tây đã nhiều lần đe dọa Nga ngắt kết nối với hệ thống, Nga đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ các ngân hàng và khách hàng của Nga khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm phá hoại hệ thống thanh toán tài chính của Nga.

Đầu tiên, một hệ thống thanh toán quốc gia đã được tạo ra. Trước những mối đe dọa tiềm tàng nêu trên, Chính phủ Nga đã quyết định tạo ra một hệ thống thanh toán quốc gia dựa trên Ngân hàng Trung ương Nga. Vào ngày 05/5/2014, Duma Quốc gia đã thông qua Luật về thành lập Hệ thống Thẻ thanh toán quốc gia (NSPK), sau đó, được Tổng thống V.Putin ký ban hành. Theo quy định của Luật này, để thực hiện chức năng của đơn vị vận hành chính Hệ thống Thẻ thanh toán quốc gia, Công ty cổ phần Hệ thống Thẻ thanh toán quốc gia được thành lập. Ngày 23/7/2014, Công ty cổ phần NSPK chính thức được đăng ký thành lập và 100% cổ phần thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung ương Nga. Nhiệm vụ chính của hệ thống này là tạo ra một trung tâm vận hành và thanh toán để xử lý các giao dịch thẻ ngân hàng ở Nga. Vào tháng 7/2015, theo kết quả của cuộc thi sáng tạo toàn Nga về đặt tên và biểu tượng hay nhất của thẻ thanh toán quốc gia đầu tiên ở Nga, cái tên "Mir" đã chiến thắng. Đến nửa đầu năm 2019, 312 ngân hàng Nga đã tham gia hệ thống.

Ngày 15/12/2015, hệ thống thanh toán quốc tế của Nga bắt đầu phát hành lô thẻ ngân hàng đầu tiên, đáp ứng các tiêu chuẩn của hệ thống thanh toán nội địa của Nga - thẻ Mir. Để thúc đẩy thẻ Mir, chính phủ Nga đã ban hành các quy định liên quan, theo đó, tất cả tiền lương, lương hưu và chuyển khoản từ ngân sách liên bang đều được thanh toán bằng thẻ Mir. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính phủ Nga, số lượng thẻ Mir đã tăng lên chóng mặt chỉ trong một thời gian ngắn. Đến cuối năm 2020, lượng thẻ phát hành đã lên tới 74,6 triệu, chiếm 25,3% thị phần thẻ ghi nợ và phạm vi sẽ tiếp tục được mở rộng. Chris Dinga, chuyên gia phân tích thanh toán tại GlobalData, nhận xét: “Nga quyết tâm giảm bớt ảnh hưởng của các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của Mỹ trong nước. Để đạt được điều này, nước Nga đang thúc đẩy việc áp dụng Mir thông qua các nhiệm vụ của Chính phủ trên nền một chiến lược toàn diện và tổng thể.

Thứ hai, việc tăng cường hợp tác quốc tế và tích cực phát triển thị trường quốc tế bắt đầu được thực hiện. Ngoài phát triển nội bộ, NSPK có kế hoạch hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài để phát hành thẻ đồng thương hiệu (co-branded card) có thể hoạt động trong một số hệ thống thanh toán. Như đã đề cập ở trên, để liên kết thẻ mới với các tổ chức tài chính quốc tế, cần thiết lập quan hệ hợp tác với Big Five. Vào tháng 12/2015, Gazprombank của Nga bắt đầu phát hành thẻ đồng thương hiệu dưới nhãn hiệu Mir-MasterCard. Ngày nay, một số thẻ đồng thương hiệu đã được phát hành ở Nga, bao gồm Mir-MasterCard, Mir-EX, Mir-JCB, Mir-Unionpay... Đồng thời, NSPK luôn bắt kịp thời đại và tích cực sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Vào tháng 4/2016, giao dịch mua hàng trực tuyến đầu tiên được thực hiện bằng thẻ Mir. Vào tháng 12/2017, chức năng thanh toán điện tử trong hệ thống thanh toán Mir đã được phát triển thêm và hiện tại, nó hỗ trợ dịch vụ Google Pay…

Ngoài ra, Công ty cổ phần NSPK tiếp tục củng cố vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Ngày 12/11/2015, NSPK đã ký biên bản ghi nhớ với hệ thống thanh toán Việt Nam Banknet VN. Thẻ Mir đã hoạt động ở Armenia và Kyrgyzstan, và Nga có kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động sang tất cả các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu. Ngoài ra, một số ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ Mir của Nga. Đ​ến cuối năm 2019, thẻ Mir có thể được sử dụng tại 12 quốc gia (bao gồm Uzbekistan, Tajikistan, Azerbaijan, Bulgaria, v.v.). Thẻ Mir đã chính thức trở thành phương tiện thanh toán chính trong hệ thống thẻ thanh toán của Nga.

Thứ ba, các điều kiện hoạt động của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế tại Nga đã được quy định phù hợp với Hệ thống thanh toán quốc gia của Nga. Bên cạnh các hoạt động phòng thủ tích cực, Nga cũng đang thực hiện các biện pháp tấn công tích cực. Chính phủ Nga không có kế hoạch cấm các loại thẻ ngân hàng quốc tế hiện đang được sử dụng trên thị trường Nga và ngân hàng Nga chỉ tìm cách đảm bảo nội địa hóa tối đa các giao dịch thẻ ngân hàng quốc tế. Đối với thẻ ngân hàng Visa, MasterCard và các hệ thống thanh toán quốc tế khác được sử dụng ở Nga, sau khi nghiên cứu các công nghệ hiện có và các phương án khả thi, Ngân hàng Trung ương Nga không ngăn cản việc lưu hành thêm, tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương cho rằng việc vận hành đồng thời một số doanh nghiệp và trung tâm hoạt động chuyên biệt ở Nga là không phù hợp. Trong quý đầu tiên của năm 2015, một trung tâm giao dịch và thanh toán bù trừ thống nhất của Nga đã được thành lập để xử lý các giao dịch nội địa với thẻ của các hệ thống thanh toán quốc tế. Để tiếp tục hoạt động của mình, các tổ chức phát hành thẻ quốc tế phải ký thỏa thuận hợp tác mới với Hệ thống thanh toán quốc gia Nga và chuyển các giao dịch nội địa của Nga sang hệ thống này. Đồng thời, thẻ do Visa, MasterCard và các hệ thống thanh toán quốc tế khác phát hành đều phải trải qua quá trình xử lý của Hệ thống thanh toán quốc gia Nga. Các biện pháp này sẽ cho phép hệ thống thanh toán quốc tế của Nga theo dõi hoạt động của các tổ chức phát hành thẻ nước ngoài tại Nga.

Ngoài ra, một hệ thống trong nước để trao đổi thông tin tài chính đã được thành lập. Về cốt lõi, SWIFT là một hệ thống trao đổi thông tin tài chính quốc tế. Để vô hiệu hóa hiệu quả mối đe dọa về việc Nga bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT, vào cuối năm 2014, Ngân hàng Trung ương Nga đã đưa vào vận hành hệ thống truyền thông điệp tài chính của riêng mình, có tên là SPFS.

Hệ thống truyền thông điệp tài chính của Ngân hàng Trung ương Nga là một hệ thống tương tự hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, là một kênh thay thế để truyền các thông điệp điện tử về các giao dịch tài chính và đảm bảo việc truyền tải các thông điệp tài chính không bị gián đoạn cả trong nước và nước ngoài.

Ngân hàng Trung ương Nga đã đưa ra SPFS ở chế độ thử nghiệm vào năm 2014. Hệ thống có thể truyền dữ liệu ở định dạng SWIFT, nhưng không phụ thuộc vào các kênh của nó. Vào năm 2017, SPFS bắt đầu hoạt động đầy đủ, truyền thông điệp về các giao dịch bằng tất cả các loại tiền tệ. Ban đầu, nó chỉ dành cho tổ chức trong nước, nhưng đến tháng 4/2021, hơn 20 ngân hàng Belarus, Armenia Arshidbank và Kyrgyz Bank of Asia đã kết nối với nó. Các công ty con của các ngân hàng lớn của Nga ở Đức và Thụy Sĩ cũng có quyền truy cập vào nó. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành về các thỏa thuận SPFS với Trung Quốc. Đến nay, đã có 399 tổ chức tham gia vào hệ thống. Vào năm 2020, lưu lượng truy cập hàng tháng của SPFS lên tới 2 triệu tin nhắn, thị phần của hệ thống trong trao đổi dữ liệu tài chính nội bộ của Nga là 20,6%, vượt cả SWIFT.

Vào tháng 12/2021, Denis Baryshkov, Trưởng phòng Phát triển và Quản lý của Hệ thống thanh toán quốc gia thuộc Ngân hàng Trung ương Nga, cho biết trong số những tổ chức sử dụng được kết nối với hệ thống truyền thông điệp tài chính, có 38 tổ chức nước ngoài tham gia từ 9 quốc gia. Sau đó, ông nói rằng tất cả các ngân hàng Belarus đều được kết nối với hệ thống truyền thông điệp tài chính của Nga. Nếu hệ thống SPFS được các tổ chức tài chính quốc tế sử dụng rộng rãi, thì hậu quả tiêu cực của việc Nga ngắt kết nối với hệ thống SWIFT đối với nền kinh tế Nga sẽ không nằm ngoài tầm kiểm soát.

Cuối cùng, sự phối hợp đã được thiết lập với các cơ chế hợp tác quốc tế khác để cùng giải quyết vấn đề. Như đã đề cập, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ trong lĩnh vực tài chính, Nga đã nhanh chóng tạo ra hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống truyền thông điệp chính của riêng mình. Để đối phó với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và châu Âu, Nga đã thực hiện các bước để bảo vệ hệ thống tài chính của mình và đã đạt được những bước tiến quan trọng đầu tiên trong việc làm cho hệ thống này trở nên an toàn hơn. Ngoài ra, Nga cũng nỗ lực tăng cường phối hợp chiến lược với các cơ chế quốc tế khác để cùng nhau vô hiệu hóa các tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu dưới hình thức Nga bị ngắt kết nối khỏi hệ thống SWIFT.

Vì Hoa Kỳ thường dùng đến mối đe dọa "cắt đứt hệ thống SWIFT" và Iran, Nga, Triều Tiên, Venezuela đã phải gánh chịu điều này, nhiều quốc gia bắt đầu tìm cách tự bảo vệ mình khỏi xiềng xích của hệ thống SWIFT. Vì vậy, ngoài hệ thống SPFS của Nga, hai giải pháp thay thế quốc tế khác cho hệ thống SWIFT đã xuất hiện.

Đầu tiên là "Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới" (CIPS) của Trung Quốc, ra mắt vào năm 2015 với mục đích quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Đến tháng 5/2019, Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền thanh toán được sử dụng rộng rãi thứ năm trên thế giới, chỉ sau đô la Mỹ, Euro, bảng Anh và Yên Nhật. Tính đến nửa đầu năm 2019, CIPS có tổng cộng 31 thành viên tham gia trực tiếp và 847 thành viên tham gia gián tiếp, bao gồm 650 ở châu Á (365 ở Trung Quốc), 105 ở châu Âu, 25 ở Bắc Mỹ, 18 ở châu Đại Dương, 16 ở Nam Mỹ và 33 ở châu Phi.

Thứ hai, công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (Instrument in Support of Trade Exchanges, INSTEX) của Liên minh châu Âu. Khi Mỹ đe dọa ngắt kết nối các quốc gia có quan hệ thương mại với Iran khỏi hệ thống SWIFT, các quốc gia châu Âu đã khởi động hệ thống thanh toán xuyên biên giới của riêng họ. Hệ thống Thanh toán quốc tế châu Âu ra đời vào năm 2018 và ban đầu được gọi là tổ chức có mục đích đặc biệt (Special-Purpose Vehicle, SPV) trước khi đổi tên thành INSTEX. SPV được phát triển chủ yếu để các thành viên EU giao dịch với Iran, nhưng ngày nay, nó là một nền tảng thương mại đơn giản cho các giao dịch hàng đổi hàng. Trên nền tảng này, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp và có mục đích nhân đạo được giao dịch, cũng như thuốc men, thiết bị y tế; dầu mỏ không có trong danh sách này. Đối với Iran, bất kỳ hệ thống thanh toán nào không bao gồm xuất khẩu dầu đều ít được quan tâm trong thực tế, vì Iran phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu. Hơn nữa, khi cuộc đối đầu Mỹ - Iran tiếp tục, Iran có khả năng sẽ rút khỏi Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện. Nếu điều này xảy ra, triển vọng cho hệ thống này sẽ trở nên rất mơ hồ. Vào tháng 7/2019, Nga bày tỏ sự sẵn sàng tham gia hệ thống INSTEX và đề nghị bao gồm xuất khẩu dầu từ Iran, điều này khiến tương lai của hệ thống càng trở nên bất định.

Ngoài ra, các nước BRICS đã thành lập Ngân hàng Phát triển BRICS và Quỹ Dự trữ ngoại hối, đồng thời bắt đầu đặt cáp quang để đảm bảo an ninh cho thông tin liên lạc mạng. Việc đặt cáp quang BRICS đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên của tổ chức này đã đạt đến một cấp độ hợp tác mới trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, truyền thông, thông tin và mạng, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau mang tính chiến lược sâu sắc. Điều này chắc chắn sẽ tạo động lực cho sự phát triển của một hệ thống trao đổi thông tin tài chính quốc tế mới.

Đối với Nga, trước các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ và châu Âu do hậu quả của cuộc khủng hoảng Ukraine, các biện pháp đã được thực hiện để đề phòng những hậu quả kinh tế tàn khốc. Thông qua các quyết định lập pháp, thành lập doanh nghiệp, phát triển hệ thống và hành động quyết đoán của Chính phủ, Nga đã thiết lập một hệ thống thanh toán thẻ quốc gia độc lập và SPFS trong một thời gian ngắn, giúp vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt tài chính của Hoa Kỳ và châu Âu và củng cố an ninh tài chính của đất nước. Các biện pháp mà Nga thực hiện để chống lại các lệnh trừng phạt đã có kết quả. Chỉ ba năm sau khi thành lập hệ thống thanh toán quốc gia Nga và SPFS, Mỹ và châu Âu đã ngừng coi chức năng thanh toán của thẻ ngân hàng Nga là đối tượng của các lệnh trừng phạt tài chính mới chống lại Nga. Mối đe dọa của Hoa Kỳ và châu Âu đối với việc thực hiện các giao dịch thanh toán ở Nga bằng thẻ ngân hàng và SPFS trước đây đã được loại bỏ. Đồng thời, những biến động chính trị ở Venezuela vào tháng 3/2019 một lần nữa cho thấy quyền thống trị của Mỹ trong lĩnh vực tài chính quốc tế và sự phụ thuộc của Nga vào các công nghệ tài chính của Mỹ. Ngoài ra, thẻ Mir có thể được sử dụng tự do và không lo ngại các biện pháp trừng phạt của phương Tây chỉ trên lãnh thổ của Nga, và việc sử dụng nó cho các hoạt động kinh tế bên ngoài đất nước bị hạn chế.

Mỹ càng thường xuyên áp đặt các biện pháp trừng phạt như vậy, thì các quốc gia khác sẽ càng tích cực tìm cách phát triển các phương án dàn xếp thay thế. Một khi giải pháp thay thế tỏ ra hiệu quả, nó sẽ không chỉ làm suy yếu các lệnh trừng phạt của Mỹ mà còn giáng một đòn mạnh vào quyền thống trị của nước này. Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất, và cộng đồng quốc tế vẫn còn một chặng đường dài phía trước để thiết lập một trật tự kinh tế và chính trị mới. Nhiều giải pháp thay thế khác nhau chỉ mới bắt đầu xuất hiện, nhưng các biện pháp để chống lại các lệnh trừng phạt đã được thực hiện và đang bắt đầu mang lại kết quả mong muốn.

Trước tuyên bố chung của Hoa Kỳ và châu Âu về việc loại nước Nga khỏi SWIFT, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina đảm bảo cơ sở hạ tầng tài chính nội bộ đã và đang phát triển trong những năm gần đây sẽ vận hành trôi chảy.
“Chúng tôi có hệ thống truyền thông điệp tài chính (SPFS) có thể thay thế SWIFT trong nước và có thể có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài. Hệ thống thanh toán quốc gia xử lý toàn bộ lưu lượng thanh toán nội địa bằng thẻ. Các thẻ của các hệ thống thanh toán quốc tế được phát hành bởi các ngân hàng bị trừng phạt sẽ tiếp tục hoạt động trong nước như bình thường”, bà Nabiullina nói.

Để đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Trung ương Nga liên tục cung cấp cho các ngân hàng thanh khoản cho các ngân hàng. Do nhu cầu tiền mặt tăng cao, hệ thống ngân hàng đã chuyển sang trạng thái thiếu hụt thanh khoản cơ cấu. Tuy nhiên, các ngân hàng có đủ tài sản thế chấp, nếu cần thiết, có thể được hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương Nga.

“Chúng tôi thường xuyên liên hệ với các ngân hàng và sẵn sàng thực hiện kịp thời các biện pháp cần thiết để hỗ trợ. Do đó, một số quy định nới lỏng đã được thông qua và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi nhu cầu của các ngân hàng để có cơ chế giúp ngân hàng làm việc dễ dàng hơn trong điều kiện mới”, bà Nabiullina nhấn mạnh.
 
Nhật Trung

(Lược dịch từ bài viết "Отключение от SWIFT - главная угроза финансовых санкций США против России" của Xu Venhung, Tiến sĩ Luật, Phó Giáo sư Viện Nga, Đông Âu và Trung Á, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc  và cập nhật một số thông tin mới nhất)
 

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
08/07/2024 1.307 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
03/07/2024 1.842 lượt xem
Mục tiêu của bài viết nhằm xem xét cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống thông qua những quy định hiện hành tại một số quốc gia; qua đó, đưa ra các hàm ý đối với Việt Nam.
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
19/06/2024 2.472 lượt xem
Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
06/06/2024 3.332 lượt xem
Trong kỉ nguyên của công nghệ số, sự xuất hiện của một hình thức tiền tệ số hay tiền mã hóa là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ (Milutinovic, 2018). Tiền mã hóa sử dụng công nghệ mã hóa và chuỗi khối (Blockchain) để bảo đảm tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính.
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
24/05/2024 4.203 lượt xem
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) là những định chế tài chính phát triển lớn, thành công trên thế giới...
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
20/05/2024 4.295 lượt xem
Đi đôi với phát triển kinh tế, Trung Quốc dần hình thành và triển khai chiến lược bài bản xây dựng và củng cố sức mạnh tài chính - tiền tệ với trọng tâm là phát triển CNY trở thành đồng tiền quốc tế...
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
16/05/2024 5.881 lượt xem
Trong kỉ nguyên của nền công nghiệp 4.0, tiền mã hóa là một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ số Blockchain. Các loại tiền mã hóa xuất hiện là tất yếu trong quá trình phát triển của các hình thái tiền tệ, đem đến sự phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và mở ra cho thị trường tài chính một trang mới.
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
08/05/2024 4.940 lượt xem
Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây rất nhiều khó khăn, tổn thất về người, kinh tế cho các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, doanh nghiệp nào theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, công bố các chỉ tiêu ESG (Enviromental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong nhiều năm qua luôn thu hút được sự đồng hành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 5.726 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 7.405 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 9.047 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 27.738 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 10.155 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 14.761 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 10.286 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?