Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn
01/12/2023 11:50 4.816 lượt xem
 
Cùng với xu thế phát triển trên thế giới và kiên định với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) như một định hướng ưu tiên và giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững đất nước theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang chủ động kinh doanh theo mô hình chuyển đổi xanh và phát triển KTTH để có thể xuất khẩu các sản phẩm xanh, sản phẩm tuần hoàn vào các thị trường lớn, đem lại nhiều giá trị kinh tế, lợi nhuận cao.

1. Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh
 
Chuyển đổi xanh, “kinh tế xanh” và “tăng trưởng xanh” theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (United Nations Environment Programe - UNEP) và Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) là chiến lược tìm kiếm tối đa hóa sản lượng kinh tế, trong khi giảm thiểu gánh nặng sinh thái, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tính bền vững môi trường, thông qua thay đổi căn bản trong phương thức sản xuất và tiêu dùng xã hội, hướng tới ít phát thải/trung hòa carbon, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao đời sống của con người, cải thiện công bằng xã hội; đồng thời, giảm đáng kể những rủi ro môi trường và thiếu hụt sinh thái.
 


KTTH là mô hình hướng tới mục tiêu kép, vừa bảo vệ môi trường, vừa phát triển kinh tế (Ảnh: Nguồn Internet)

 
Về bản chất, một nền kinh tế chuyển đổi xanh là một nền kinh tế ngày càng có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội và ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái. Nội hàm chuyển đổi xanh mang tính mở cao và ngày càng định hình đầy đủ hơn, với các điểm nhấn về “xanh hóa” phát triển ngày càng rộng khắp các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng xã hội như: “Công nghệ xanh”, “ việc làm xanh”,  “công nghiệp xanh”, “nông nghiệp xanh”, “năng lượng xanh”; “giao thông xanh”, “đô thị xanh”; “cảng xanh”; “lối sống xanh”; “tiêu dùng xanh”, “mô hình nhà ở xanh”; “chi tiêu công xanh”… Những chuỗi giá trị cung - cầu xanh, với các dòng chảy mậu dịch và đầu tư được quy định ngày càng nghiêm ngặt theo yêu cầu phát triển bền vững.

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện. Những chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp của chuyển đổi xanh được đưa ra trong Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 1393/QĐ-TTg  ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; tiếp đó, được khởi động chính thức theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020; sau đó, được cập nhật và bổ sung rõ nét hơn trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 2021 - 2030.

Đặc biệt, với cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và tăng cường thu hút vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị - công trình xanh, tài chính xanh… tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, coi đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon trong dài hạn, với mục tiêu không ngừng mở rộng kinh tế xanh đóng góp mỗi năm vào tổng GDP quốc gia từ quy mô 6,7 tỉ USD năm 2020, lên đến 300 tỉ USD vào năm 2050.

Chuyển đổi xanh tạo cơ hội để Việt Nam giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, với hơn 80% người tiêu dùng Việt Nam được hỏi sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm xanh. Chuyển đổi xanh và phát triển sản xuất, tiêu dùng sạch hơn còn là kênh đầu tư hiệu quả và tạo điều kiện vật chất giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện môi trường đầu tư và thu hút các nguồn công nghệ sạch và nâng cao sức cạnh tranh kinh tế cả vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài.

Bên cạnh đó, chuyển đổi xanh còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp giữ vững thị trường xuất khẩu, gia tăng động lực phát triển nhanh hơn và hội nhập tốt hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu quan trọng triển khai áp dụng thuế suất cao đối với các sản phẩm có “dấu chân carbon” lớn; đặc biệt, trên thế giới, khi nhiều nền kinh tế phát triển đã và sẽ tiếp tục đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA), năm 2023, trong bối cảnh giảm sút đơn hàng chung của thế giới, một số doanh nghiệp thành viên của HUBA sau khi tuân thủ quy trình sản xuất xanh đã gặt hái thành công khi quá tải đơn hàng...

Trên hành trình chuyển đổi xanh, bên cạnh các cơ hội, Việt Nam cũng đối diện nhiều thách thức, trong đó nổi bật là vấn đề vốn đầu tư và các công cụ pháp lí cần thiết.

Theo Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG), Việt Nam cần ưu tiên chuyển đổi xanh trong 4 lĩnh vực chính: Năng lượng tái tạo, hydro sạch, giao thông và vận tải sạch, giải pháp công nghiệp xanh. BCG ước tính, tổng nhu cầu vốn đầu tư vào các lĩnh vực xanh tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2050 khoảng 144 tỉ USD; trong đó, sản xuất điện và ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. Trên thực tế, nguồn lực dành cho chuyển đổi xanh trong nước còn hạn chế, nguồn ngân sách nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư công chưa đóng vai trò “vốn mồi”, làm đòn bẩy thúc đẩy huy động đầu tư tư nhân xanh.

Tuy nhiên, nỗ lực chuyển đổi xanh sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được với một số nguồn tín dụng hỗ trợ chuyển đổi xanh từ các tổ chức quốc tế như EU, WB...; cũng như tạo cơ hội thu hút đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho chuyển đổi xanh.

Ngày 31/5/2023, Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gita Gopinath nhấn mạnh, các nước cần thiết lập cơ chế định giá carbon để có nguồn thu tài trợ quá trình chuyển sang năng lượng tái tạo.

Việc xây dựng và tham gia thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon theo Điều 17 Nghị định thư Kyoto 1997
, nơi các quốc gia được bán hoặc mua quyền phát thải; trao đổi, đấu giá, vay mượn, nộp trả, bù trừ và chuyển giao hạn ngạch, tín chỉ carbon trong nước, quốc tế còn giúp Việt Nam thu hút được vốn thông qua bán quyền phát thải trên thị trường tín chỉ carbon quốc tế.
Để thúc đẩy chuyển đổi xanh, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực xây dựng, thực thi chính sách về chuyển đổi xanh; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lí đồng bộ, chặt chẽ cho quá trình chuyển đổi xanh, nhất là một hệ thống tiêu chuẩn xanh quốc gia hoàn chỉnh, làm cơ sở để xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hoặc triển khai các chương trình, dự án thí điểm xanh.

Việt Nam cũng chưa có công cụ giám sát, đánh giá hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030. Trong xây dựng các luật, văn bản dưới luật về đất đai, tài nguyên nước, địa chất, khoáng sản..., các cơ quan chức năng cần tiếp tục lồng ghép các vấn đề về giảm phát thải, xây dựng bộ tiêu chí về dự án xanh, đầu tư xanh, tài chính xanh và các chính sách ưu đãi kèm theo cho các lĩnh vực tăng trưởng xanh; xây dựng chế tài xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Quốc gia về tăng trưởng xanh cần xây dựng, cập nhật kế hoạch, lộ trình thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh như là “sợi chỉ”, nguyên lí xuyên suốt, liên kết, điều phối, dẫn dắt các chiến lược ngành, địa phương đến năm 2025 và 2030, 2050; cập nhật số liệu, chỉ tiêu, mục tiêu về tăng trưởng xanh, cách tiếp cận trong thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng “0”.

Trên thực tế, vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng các bộ tiêu chí, chỉ số để đánh giá, tác động về mặt chính sách ở địa phương; đồng thời thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển theo hướng xanh, bền vững. Trong thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục cập nhật các xu hướng tăng trưởng xanh, KTTH carbon thấp… nhất là trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính.

Cùng với đó, các bộ, ngành khẩn trương xây dựng bộ công cụ, tiêu chí, quy chuẩn có tính pháp lí để phân loại, đánh giá hiệu quả, khuyến khích, giám sát các hoạt động tăng trưởng xanh về kinh tế, môi trường, xã hội… hình thành nhận thức, văn hóa, đạo đức xã hội đối với tăng trưởng xanh. Trước mắt, sớm xây dựng hệ thống tiêu chí phân loại, đánh giá quốc gia, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế trong lựa chọn dự án đầu tư, lượng hóa kết quả tăng trưởng xanh như: Giảm phát thải, hiệu quả kinh tế, nguồn lực đầu tư của xã hội; tạo việc làm mới, bảo đảm an sinh, hình thành đạo đức, văn hóa của công dân xanh, xã hội xanh, doanh nghiệp xanh…; lựa chọn một số dự án thí điểm có thể tạo ra đột phá, hoàn thiện công nghệ, pháp lí, giáo dục, đào tạo, chứng minh hiệu quả kinh tế, trước khi nhân rộng.

Các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng từ cả yêu cầu, lộ trình tăng trưởng xanh của Chính phủ đến cả yêu cầu của đối tác trong chuỗi cung ứng quốc tế mà họ tham gia. Bởi vậy, trong mỗi doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế cần có những chuyên gia, bộ phận có chức năng, nhiệm vụ chăm lo cho tăng trưởng xanh.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon trong nước, với lộ trình vận hành chính thức từ năm 2028. Theo lộ trình, sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức trong năm 2028. Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng kế hoạch giảm phát thải từ năm 2026 trở đi. Theo thời gian, lượng hạn ngạch được phân bổ cho các cơ sở sẽ giảm dần theo lộ trình giảm phát thải chung quốc gia và giá sẽ tăng lên. Bài toán kinh tế đặt ra cho doanh nghiệp ở đây là làm sao đáp ứng yêu cầu về hạn ngạch với chi phí thấp nhất. Điều 19 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định các cơ sở có thể sử dụng tín chỉ carbon từ các dự án thuộc các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon để bù cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch phát thải. Tuy nhiên, số lượng tín chỉ không được vượt quá 10% tổng số hạn ngạch được phân bổ. Các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực cần sớm tìm hiểu và có sự chuẩn bị tham gia thị trường, chú ý xử lí các vấn đề liên quan đến kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định) cấp quốc gia/ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất; tính toán mức tiêu hao năng lượng và phát thải khí nhà kính trong sản xuất, kinh doanh; tính toán mức giảm thải và tiết kiệm năng lượng nếu dự án được triển khai; xây dựng các mô hình dự án đầu tư giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng…

Ngoài ra, việc đáp ứng Bộ chỉ số CSI 2023, nhất là yêu cầu doanh nghiệp giải trình, báo cáo về bộ đo lường về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) là điểm hỗ trợ đặc biệt, tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

2. Cơ hội và thách thức phát triển KTTH ở Việt Nam

Theo mục 2, Điều 142, Chương XI, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, KTTH là mô hình kinh tế, trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Mục 3, Điều 138, Chương X Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã cụ thể hóa 3 nhóm tiêu chí nổi bật của KTTH: a) Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng; b) Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện; c) Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, bao gồm: Giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.

 

Theo Đề án Phát triển KTTH ở Việt Nam ban hành theo Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phát triển KTTH là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu:

Đến năm 2025, các dự án KTTH bước đầu đi vào thực hiện; phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường; đóng góp vào phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, tỉ lệ che phủ rừng, tăng cường tỉ lệ tái chế rác thải, tăng cường tỉ lệ nội địa hóa của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp xuất khẩu; tái sử dụng, tái chế, xử lí 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương so với giai đoạn trước đây; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Đến năm 2030, các dự án KTTH trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo và trong tăng cường tỉ lệ che phủ rừng. Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lí đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình KTTH đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế; không làm phát sinh việc chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt từ các mô hình KTTH ở đô thị; tối đa hóa tỉ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lí đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định ở các khu đô thị; giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
 

Trên hành trình chuyển đổi xanh và phát triển KTTH, Việt Nam có nhiều thuận lợi: Nhận thức, sự đồng thuận tích cực của người dân và doanh nghiệp; nền tảng chính sách, pháp lí khá đầy đủ; sự phát triển của khoa học - công nghệ và chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên; những kinh nghiệm quý đã tích lũy được về thực hiện mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) trong nông nghiệp và thực hiện mô hình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tham khảo được nhiều mô hình tốt của các quốc gia, đặc biệt là các nước Bắc Âu và các nước có nền kinh tế phát triển...

Đặc biệt, tham gia KTTH giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng cao hơn nhờ nhận thức rõ hơn và chủ động áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn; thúc đẩy tái cơ cấu các khâu, cắt giảm chi phí năng lượng, chất thải và tăng cường chuỗi cung ứng trong sản xuất, kinh doanh; chống lại việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, tăng tính bền vững và hiệu quả của việc sử dụng đất trong nông nghiệp, đáp ứng các yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu. từng bước hiện thực hóa nền kinh tế phi phát thải, bảo tồn tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững (SDG) và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hơn nữa, tham gia phát triển KTTH, các doanh nghiệp vừa nhận được nhiều cơ chế hỗ trợ, tránh được các điều chỉnh luật pháp khác về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, vừa trở nên linh hoạt hơn, tăng khả năng ứng phó với những thay đổi từ nguồn cung nguyên liệu, giảm nguyên liệu thô, tăng nguyên liệu tái chế, từ đó đa dạng hóa và mở rộng các cơ hội đầu tư, tăng thu hút nhiều lao động việc làm và tạo ra lợi nhuận mới.

Phát triển KTTH cũng đa dạng hóa và mở rộng quy mô nhu cầu về các dịch vụ mới (như dịch vụ hậu cần, thu gom và hỗ trợ các sản phẩm tái chế, dịch vụ tiếp thị và dịch vụ bán hàng phục vụ, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, tái sản xuất các bộ phận và linh kiện, dịch vụ làm mới sản phẩm...) để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Thực tế cho thấy, nhu cầu và sự khuyến khích đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm xanh từ thị trường, nhất là các thị trường phát triển sẽ là những động lực cho các nỗ lực chuyển dịch mô hình kinh doanh từ tuyến tính, sang phát triển KTTH, nhất là đối với các doanh nghiệp có xuất khẩu.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển KTTH ở Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, nhận thức về KTTH nói chung và mô hình KTTH nói riêng vẫn còn hạn chế đối với toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. KTTH vẫn là vấn đề mới đối với hầu hết các doanh nghiệp, đối tượng chính trong việc triển khai mô hình này.

Thứ hai, sự thiếu thống nhất, đồng bộ và cập nhật, hài hòa giữa các quy định pháp luật, nhất là giữa Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Xây dựng... liên quan đến phát triển KTTH. Các quy định về KTTH tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là rất mới, trong khi các luật khác đã ban hành trước đây chưa kịp bổ sung để đảm bảo sự đồng bộ. Thậm chí, hiện vẫn chưa có tiêu chí nhận dạng kĩ thuật mô hình KTTH và các quy định, hướng dẫn áp dụng mô hình KTTH cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp và ngành; ngay cả việc đưa nội dung KTTH vào quy hoạch, kế hoạch, lộ trình thực hiện liên quan đến doanh nghiệp vẫn là một trở ngại lớn.

Thứ ba, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong triển khai mô hình KTTH gắn với yêu cầu tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh, thiết kế lại quy trình, tăng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng và kéo dài vòng đời sản phẩm, thu hồi chất thải công nghệ, tái sử dụng, tái chế hoặc bảo đảm đầu vào cho hoạt động sản xuất khác; trong khi còn nhiều hạn chế về mặt bằng, công nghệ, kết nối và nhân lực triển khai chuỗi, mạng lưới sản xuất khép kín trong mô hình KTTH.

Thứ tư, quy hoạch và kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp thiếu sự đồng bộ và tính liên kết cho phát triển KTTH. Công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp cũng chưa xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của mô hình KTTH. Trên thực tế, hầu hết các khu công nghiệp và khu kinh tế trên cả nước hiện mang dáng dấp đại công trường thủ công xưa kia, nơi tập hợp thập cẩm các loại hình doanh nghiệp ít gắn kết về công nghệ và sản phẩm với nhau, dù theo bề dọc hay bề ngang.

Về tổng thể, thách thức lớn nhất trong việc áp dụng mô hình KTTH là đòi hỏi đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng thu gom, phân loại và tái chế rác thải; đảm bảo hài hòa các chi phí và các lợi ích từ thu hồi và tái chế, tái sử dụng chất thải trong chu kì sản xuất; mở rộng nhu cầu về các sản phẩm tuần hoàn và các sản phẩm thay thế; thu hút được sự tham gia từ những chuyên gia có trình độ, kĩ thuật để thực hiện mô hình kinh tế mới này. Các mô hình sản xuất, kinh doanh theo nền KTTH hiện chưa phổ biến; đa số các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động theo logic nền kinh tế tuyến tính, tập trung vào việc tạo ra giá trị ngắn hạn, trong khi KTTH là mô hình tạo ra giá trị dài hạn.

Bởi vậy, trong thời gian tới, để thúc đẩy KTTH cần tập trung vào xử lí một số nhóm vấn đề và nhiệm vụ nổi bật sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và các quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật, môi trường, quản lí và tái sử dụng, tái chế chất thải cho phát triển KTTH; thực hiện lồng ghép KTTH ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả thực hiện KTTH phù hợp với ngành, lĩnh vực, sản phẩm và địa bàn được giao quản lí; xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTH gắn với chuyển đổi kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực và cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về KTTH.

Trước mắt, ưu tiên xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển KTTH; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về KTTH làm cơ sở đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, phù hợp với các chương trình, chính sách hiện hành có liên quan như: Chương trình quốc gia về sản xuất tiêu dùng bền vững giai đoạn 2025 - 2030; Nghị định về phát triển ngành Công nghiệp môi trường...

Hai là, thúc đẩy hợp tác, liên kết cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lí khu công nghiệp và khu kinh tế; phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng các mô hình KTTH, sản xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường. Quy định chặt chẽ về trách nhiệm của doanh nghiệp với chất thải do doanh nghiệp tạo ra.

Ba là, tăng cường trao đổi, học hỏi và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam với những kinh nghiệm quốc tế, nhất là mô hình của các quốc gia đã và đang thực hiện thành công phát triển công nghệ sạch, tái sử dụng, tái chế chất thải như một nguồn tài nguyên; chủ động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững; phối hợp giải quyết những vấn đề toàn cầu, khu vực (liên quốc gia): Giảm phát thải carbon; ô nhiễm nguồn nước, không khí; khai thác rừng; đập thủy điện; những vấn đề xã hội như di dân, xuất khẩu lao động…

Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường, các sản phẩm dán nhãn lưu hành của sản phẩm trên thị trường châu Âu (CE). Nâng cao ý thức về phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm chi phí trong việc sử dụng và tái chế rác thải; đưa vào chương trình giáo dục - đào tạo ở các cấp học những kiến thức về KTTH nhằm cung cấp những tri thức cơ bản về KTTH và đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành mô hình KTTH gắn với đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ cao.

Đồng thời, có chính sách khen thưởng rõ ràng những tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm phát triển bền vững; tăng cường sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Sinh viên, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư, đảm bảo phối hợp các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp cũng như báo chí, truyền thông.

Chuyển đổi xanh và phát triển KTTH là xu hướng tất yếu và sống còn không chỉ riêng đối với doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh thế giới đang định hình “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư; tạo sức ép và cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050.

Để thành công, Việt Nam cần tiếp tục chủ động nhận diện sâu sắc, thống nhất nhận thức và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; lồng ghép phát triển các mô hình kinh tế vào các quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư phát triển các cấp; không ngừng hoàn thiện và triển khai đồng bộ cả những giải pháp khung, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chung, cũng như những giải pháp đặc thù, phù hợp yêu cầu và mục tiêu phát triển của mỗi mô hình kinh tế mới; đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản đạt năng suất, chất lượng cao, gắn sản xuất với thị trường; thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh; phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất, tiêu dùng bền vững; xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa, thân thiện với thiên nhiên và điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lí...

Tích hợp và phát huy sức mạnh cộng hưởng, lợi ích lan tỏa của chuyển đổi xanh và phát triển KTTH cũng chính là sự kết hợp hài hòa, hiện thực hóa và cụ thể hóa quá trình triển khai hiệu quả hơn công cuộc phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn của Việt Nam, tập trung vào mục tiêu cao nhất đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.

Tài liệu tham khảo:

1.https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-co-hoi-va-thach-thuc-nao-doi-voi-viet-nam.html
2.https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825071/kinh-te-tuan-hoan-huong-toi-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam.aspx
3. Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.
5. Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
6. Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
7. Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.


Nguyễn Minh (Hà Nội) 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của tín dụng xanh đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng
Tác động của tín dụng xanh đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Vai trò điều tiết của quy mô ngân hàng
20/09/2024 10:40 57 lượt xem
Trong bối cảnh mở rộng và thúc đẩy tăng trưởng xanh, tín dụng xanh đang dần trở thành lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mà các tổ chức tín dụng ngày càng quan tâm.
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
16/09/2024 08:14 332 lượt xem
Bài viết nghiên cứu sự phát triển của thanh toán qua kênh ĐTDĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong thanh toán qua kênh ĐTDĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thanh toán qua kênh ĐTDĐ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
10/09/2024 08:28 617 lượt xem
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã mở đường cho sự ra đời và phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC.
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
06/09/2024 11:22 1.092 lượt xem
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà còn bởi các sự kiện và chính sách quốc tế.
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
30/08/2024 08:01 1.259 lượt xem
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng số là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đứng trước xu thế phát triển tất yếu này, các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
29/08/2024 09:21 1.112 lượt xem
Việc Việt Nam được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp tháo gỡ nhiều trở ngại và rào cản, tạo sự bình đẳng và giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước khác đối với Việt Nam trong các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
28/08/2024 11:00 957 lượt xem
Bài viết này tổng hợp một số nghiên cứu kinh tế để xác định tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế trong trung hạn và dài hạn.
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
26/08/2024 09:22 847 lượt xem
Nghiên cứu này đánh giá tác động Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp.
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
16/08/2024 07:06 956 lượt xem
Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), đưa ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14/08/2024 08:09 1.172 lượt xem
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Một cách tổng quát, mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010).
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
08/08/2024 07:50 1.325 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau không chỉ là dịch vụ mới nổi tại Việt Nam mà còn là một xu hướng toàn cầu, có nguồn gốc từ sự phát triển của công nghệ thanh toán và tín dụng tiêu dùng.
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
02/08/2024 08:09 1.077 lượt xem
Bài viết tìm hiểu khái niệm “tăng trưởng xanh”, Bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, các thành tựu đã đạt được cũng như khó khăn phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh hướng đến kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
31/07/2024 08:15 1.045 lượt xem
Bài viết nghiên cứu chính sách lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước và thực trạng vận hành chính sách đó trong việc xác định lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
29/07/2024 14:02 1.262 lượt xem
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường đầu tiên phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền, đảm bảo duy trì giá trị đồng tiền và phòng, chống rửa tiền. Bài viết phân tích thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng giai đoạn 2018 - 2023, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 08:35 3.854 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

80.000

82.000

Vàng SJC 5c

80.000

82.020

Vàng nhẫn 9999

77.900

79.200

Vàng nữ trang 9999

77.800

78.800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,360 24,730 26,526 27,982 31,456 32,795 168.91 178.78
BIDV 24,400 24,740 26,774 27,992 31,880 32,828 170.69 178.32
VietinBank 24,373 24,713 26,765 27,965 31,875 32,885 170.38 178.13
Agribank 24,370 24,720 26,681 27,903 31,654 32,768 169.50 178.08
Eximbank 24,340 24,820 26,731 27,759 31,732 32,897 171.16 177.77
ACB 24,360 24,720 26,754 27,687 31,846 32,825 170.62 177.46
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?