Cơ hội của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương phát hành đối với hệ thống tài chính tiền tệ
21/03/2022 3.979 lượt xem
1. Bối cảnh phát triển
 
Trong suốt chiều dài lịch sử loài người, tiền tệ luôn tiến hóa, biến đổi cùng với sự phát triển của công nghệ. Trong những năm gần đây, các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới không ngừng đẩy mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thanh toán như các hệ thống thanh toán tổng tức thời; hệ thống thanh toán bán lẻ;... nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhu cầu đối với các hệ thống thanh toán bán lẻ không ngừng thay đổi, mở rộng và ngày càng hướng đến thanh toán số, giảm thiểu tiền mặt trong lưu thông. 
 
Tiền kỹ thuật số của NHTW phát hành (Central bank digital currency - CBDC) là một bước tiến mới của tiền tệ nhằm giải quyết những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số như thúc đẩy tài chính toàn diện, đổi mới sáng tạo, tích hợp, mở rộng hệ sinh thái và thanh toán xuyên biên giới. CBDC được hiểu là một dạng tiền mới của NHTW bên cạnh tiền cơ sở1, là đồng tiền pháp định của một quốc gia có chủ quyền và thể hiện quyền truy đòi đối với NHTW2. Xét theo phạm vi phát hành, có thể chia CBDC thành hai loại như sau: CBDC bán buôn nhằm phục vụ các giao dịch thanh, quyết toán các khoản thanh toán liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng và CBDC bán lẻ nhằm phục vụ mục tiêu bán lẻ của người dân. 
 
Động lực nghiên cứu, phát triển CBDC của các NHTW đến từ cuộc chạy đua nghiên cứu, phát hành CBDC giữa các NHTW khi các quốc gia châu Á (dẫn đầu là Trung Quốc) liên tục có những động thái thử nghiệm, thí điểm phạm vi hẹp CBDC, các quốc gia châu Âu và Mỹ tiếp cận vấn đề một cách thận trọng thông qua các nghiên cứu, đánh giá, khảo sát ý kiến diện rộng người dân. Ngoài ra, các xu hướng phát triển gần đây của các đồng tiền mã hóa (cryptocurrency), tiền ảo ổn định (stablecoin) và các tập đoàn công nghệ lớn (Bigtech) tham gia vào hoạt động ngân hàng cũng đem lại nhiều rủi ro, tác động lớn đến nền kinh tế và đòi hỏi sự chú ý, quan tâm sát sao của các NHTW với vai trò đảm bảo ổn định tiền tệ, tài chính của mình.
 
Trước bối cảnh đó, CBDC hứa hẹn mang lại hạ tầng thanh toán an toàn, ổn định cho người dân, nền kinh tế và là công cụ quản lý, kiểm soát hữu hiệu cho chính phủ thông qua các tiềm năng như tăng cường sức mạnh của hệ thống thanh toán, khả năng kiểm soát của NHTW tới nền kinh tế, thúc đẩy chính sách tiền tệ, tăng khả năng thu thuế của chính phủ cũng như thúc đẩy mục tiêu tài chính toàn diện. 
 
2. Cơ hội của CBDC đối với hệ thống tài chính, tiền tệ  
 
2.1. Tổng quan ứng dụng của CBDC đối với hệ thống tiền tệ
 
Nền tảng của hệ thống tài chính, tiền tệ là lòng tin vào đồng tiền. NHTW đóng vai trò mấu chốt đối với các hệ thống thanh toán (cả bán buôn lẫn bán lẻ) với 4 nhiệm vụ chính: (i) Cung cấp đơn vị tính toán cho hệ thống tiền tệ; (ii) cung cấp phương tiện đảm bảo tính dứt khoát của các giao dịch thanh toán bán buôn; (iii) đảm bảo hệ thống thanh toán vận hành ổn định, thông suốt; (iv) giám sát tính toàn vẹn của hệ thống thanh toán, đồng thời duy trì thị trường cạnh tranh bình đẳng. 
 
CBDC bán buôn được các NHTW phát hành theo mô hình hai cấp và có cơ chế vận hành khá tương đồng với tài khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại NHTW. Tuy nhiên, CBDC bán buôn cho phép khả năng quyết toán giao dịch khi hoàn thiện điều kiện cho trước và có thể triển khai trên nền tảng các công nghệ mới, dễ tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế (như ISO 20022), qua đó, tăng khả năng liên thông của hệ thống. 
 
Mô hình CBDC bán lẻ cho phép người dân tiếp cận trực tiếp với tiền của các NHTW tương tự tiền mặt và trên nền tảng số, qua đó có tiềm năng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ vượt xa CBDC bán buôn. Các loại tiền điện tử khác thể hiện quyền truy đòi đối với các tổ chức trung gian (là các NHTM), qua đó chứa rủi ro thanh khoản khi các tổ chức trung gian thiếu vốn hoặc bị vượt hạn mức trong thanh toán liên ngân hàng. Các rủi ro này được giảm thiểu nhiều thông qua tài sản bảo đảm (dự trữ tại NHTW, giấy tờ có giá cầm cố), tuy nhiên, mô hình CBDC bán lẻ hoàn toàn không có rủi ro do nó thể hiện quyền truy đòi trực tiếp tới NHTW (thông qua bảng cân đối kế toán), tiền gửi của khách hàng cá nhân thể hiện quyền truy đòi trực tiếp tới NHTM. (Hình 1)
 


 Nguồn: Báo cáo CBDCs: An opportunity for the monetary system. BIS. 2021
 
Qua các nghiên cứu, việc phát hành, lưu thông CBDC bán lẻ có thể ảnh hưởng tới việc quản trị dữ liệu cá nhân, sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán của thị trường thanh toán. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thiết kế, cơ chế vận hành mà NHTW có thể giảm thiểu được các rủi ro, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng và đổi mới sáng tạo thông qua việc thiết lập nền tảng thanh toán mở, cho phép các tổ chức tư nhân tham gia phát triển, cung ứng sản phẩm, dịch vụ với các điều kiện tham gia rõ ràng, minh bạch. Một phương án để đạt được mục tiêu này có thể là ban hành các tiêu chuẩn về dữ liệu và cơ chế chia sẻ, khai thác, sử dụng dữ liệu như chuẩn giao diện lập trình ứng dụng (Application programming interface - API). 
 
Bên cạnh đó, mô hình CBDC bán lẻ cung cấp phương pháp quyết toán trực tiếp hơn thay vì qua lớp trung gian, qua đó, làm đơn giản hóa kết cấu của thị trường tiền tệ; cung cấp kết nối rõ ràng hơn giữa người dùng cuối và NHTW tương tự như tiền mặt, thể hiện một “hợp đồng xã hội” giữa NHTW - công chúng và sẽ tiếp tục được duy trì kể cả khi việc sử dụng tiền mặt bị 
suy giảm. 
 
Như vậy, việc phát hành CBDC cần được dựa trên những nghiên cứu, đánh giá chi tiết về khuôn khổ pháp lý, hạ tầng thanh toán, xu hướng phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khảo sát gần đây của NHTW châu Âu về CBDC3, an toàn của hệ thống thanh toán và ổn định tài chính là những yếu tố quan trọng được quan tâm nhất đối với các nền kinh tế phát triển.
 
2.2. Thiết kế của CBDC với hệ thống tài chính, tiền tệ
 
Tùy thuộc vào mô hình thiết kế, hệ thống CBDC có thể mang lại nhiều tác động khác nhau đối với hệ thống tài chính, tiền tệ. Các NHTW cần duy trì một mức cân bằng mới giữa tiền của NHTW và tiền tư nhân, cụ thể là một hệ sinh thái có sự tham gia của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tư nhân nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hệ thống thanh toán mà không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, ổn định tài chính và mục tiêu tài chính toàn diện của NHTW. Đối với phân tích này, chúng ta cần xem xét mô hình CBDC bán lẻ do những đặc trưng rõ ràng hơn CBDC bán buôn đối với hệ thống tiền tệ.
 
Nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) chia việc phát hành, quản lý và xử lý giao dịch CBDC bán lẻ thành 3 mô hình cơ sở4, bao gồm: 
 
(i) Mô hình gián tiếp: NHTW phát hành CBDC tới người dân thông qua các NHTM. CBDC thể hiện quyền truy đòi tới NHTM, NHTM xử lý các giao dịch bán lẻ, NHTW xử lý giao dịch bán buôn; (ii) Mô hình trực tiếp: NHTW phát hành trực tiếp, quản lý, vận hành tài khoản và xử lý các giao dịch bán lẻ cho người dân. CBDC thể hiện quyền truy đòi trực tiếp tới NHTW, NHTW xử lý giao dịch bán lẻ; (iii) Mô hình lai: NHTW phát hành CBDC thông qua các NHTM, tuy nhiên vẫn quản lý tài khoản giao dịch của người dân, các NHTM hỗ trợ quá trình mở tài khoản và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. CBDC thể hiện quyền truy đòi trực tiếp tới NHTW, NHTM xử lý các giao dịch bán lẻ, NHTW thường xuyên cập nhật các giao dịch bán lẻ. (Hình 2)
 

 
Trong 3 mô hình phát hành trên, mô hình trực tiếp buộc NHTW xử lý hầu như toàn bộ các nghiệp vụ thanh toán cho người tiêu dùng, bao gồm mở/đóng/quản lý tài khoản, thực thi các biện pháp phòng, chống rửa tiền (AML) cũng như các dịch vụ hàng ngày. Tại mô hình này, NHTW chiếm phần lớn vai trò của các NHTM, qua đó đặt gánh nặng lên NHTW, cũng như mang lại tác động rất lớn đối với nền kinh tế. Do đó, mô hình này chỉ được nghiên cứu trên lý thuyết chứ không phù hợp với thực tế.
 
NHTW cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên cơ sở tận dụng nguồn lực của các NHTM, công ty công nghệ tài chính (Fintech), Bigtech,... Các mô hình 2 cấp (gián tiếp, lai) được các NHTW ưu tiên nghiên cứu nhiều hơn do phát huy được vai trò của cả NHTW và khối tư nhân. Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và các nhiệm vụ vận hành được các NHTM và các tổ chức khác đảm nhiệm để NHTW tập trung vào phát triển các dịch vụ cốt lõi của hệ thống. Hai mô hình này cho NHTW khả năng lựa chọn thiết kế để đảm bảo việc quản trị dữ liệu cá nhân và đảm bảo quyền riêng tư an toàn, hiệu quả cũng như đảm bảo ổn định hệ thống tài chính, chính sách tiền tệ thông qua một loạt những công cụ hỗ trợ.
 
3. Kết luận
 
Các NHTW đang ở giữa dòng chảy chuyển đổi số mạnh mẽ của nền kinh tế số và các hệ thống thanh toán. Các xu hướng phát triển gần đây trên thế giới như tiền mã hóa, tiền ảo ổn định và các hệ sinh thái đóng của Bigtech thường có xu hướng vận hành ảnh hưởng tới lợi ích của người dân như độc quyền dịch vụ, tập trung hóa dữ liệu,... Các NHTW trên thế giới cần tích cực nghiên cứu, khai thác tiềm năng của những công cụ chính sách mới như CBDC nhằm đảm bảo niềm tin của người dân vào đồng tiền pháp định, hệ thống thanh toán trong bối cảnh biến động lớn hiện nay. Qua đó, việc xây dựng một thiết kế đảm bảo an toàn, an ninh hạ tầng tiền tệ, tăng cường sức mạnh đồng tiền pháp định, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tận dụng sức mạnh của toàn thể hệ thống tài chính là việc hết sức quan trọng, đòi hỏi sự đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như hợp tác quốc tế giữa các chính phủ, NHTW trên thế giới.
 
1 Tiền giấy, tiền xu và dự trữ bắt buộc. 
2 Phân biệt với tiền trong tài khoản ngân hàng thể hiện quyền truy đòi của người dân tới các NHTM. CBDC thể hiện quyền truy đòi tới NHTW, có thể trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào mô hình phát hành.
3 Khảo sát diện rộng của NHTW châu Âu đối với đồng Euro kỹ thuật số (Nguồn:https://www.ecb.europa.eu/press/pr/date/2021/html/ecb.pr210414~ca3013c852.en.html).
4 Báo cáo The technology of CBDC. BIS. Tháng 3/2020.

ThS. Nguyễn Trung Anh (Vụ Thanh toán, NHNN)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
Hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả
08/07/2024 1.301 lượt xem
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày những khó khăn và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống
03/07/2024 1.837 lượt xem
Mục tiêu của bài viết nhằm xem xét cơ chế giao dịch và hoạt động công bố thông tin trong giao dịch bán khống thông qua những quy định hiện hành tại một số quốc gia; qua đó, đưa ra các hàm ý đối với Việt Nam.
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
19/06/2024 2.466 lượt xem
Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tiền mã hóa của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
06/06/2024 3.326 lượt xem
Trong kỉ nguyên của công nghệ số, sự xuất hiện của một hình thức tiền tệ số hay tiền mã hóa là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ (Milutinovic, 2018). Tiền mã hóa sử dụng công nghệ mã hóa và chuỗi khối (Blockchain) để bảo đảm tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính.
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
Các yếu tố mang lại thành công của một số ngân hàng phát triển nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
24/05/2024 4.195 lượt xem
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) là những định chế tài chính phát triển lớn, thành công trên thế giới...
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
Quốc tế hóa Nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN
20/05/2024 4.291 lượt xem
Đi đôi với phát triển kinh tế, Trung Quốc dần hình thành và triển khai chiến lược bài bản xây dựng và củng cố sức mạnh tài chính - tiền tệ với trọng tâm là phát triển CNY trở thành đồng tiền quốc tế...
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia - Kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam
16/05/2024 5.868 lượt xem
Trong kỉ nguyên của nền công nghiệp 4.0, tiền mã hóa là một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ số Blockchain. Các loại tiền mã hóa xuất hiện là tất yếu trong quá trình phát triển của các hình thái tiền tệ, đem đến sự phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và mở ra cho thị trường tài chính một trang mới.
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
Tác động của thực thi ESG đến hệ thống ngân hàng: Góc nhìn từ Việt Nam và tham chiếu thế giới
08/05/2024 4.932 lượt xem
Trong những năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây rất nhiều khó khăn, tổn thất về người, kinh tế cho các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, doanh nghiệp nào theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, công bố các chỉ tiêu ESG (Enviromental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong nhiều năm qua luôn thu hút được sự đồng hành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazil
16/04/2024 5.722 lượt xem
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn.
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam
04/04/2024 7.401 lượt xem
Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TTĐB. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp - Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
21/03/2024 9.041 lượt xem
Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
Dự báo kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn
19/03/2024 27.722 lượt xem
Năm 2023, kinh tế thế giới phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Hoạt động sản xuất, từ sản lượng công nghiệp đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế đều giảm.
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam
07/03/2024 10.151 lượt xem
Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Chính sách tiền tệ của Fed năm 2024 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam
03/03/2024 14.754 lượt xem
Sau gần hai năm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và đưa lạm phát của nền kinh tế Hoa Kỳ về gần lạm phát mục tiêu là 2%, trong năm 2024, dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có những thay đổi lớn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán - Kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị
15/02/2024 10.282 lượt xem
Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường và bảo vệ giá trị của tổ chức thông qua chức năng cung cấp sự đảm bảo, tư vấn khách quan, chuyên sâu và theo định hướng rủi ro.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?