Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu và một số khuyến nghị
28/08/2024 11:00 928 lượt xem

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu và các chính sách vĩ mô nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang và sẽ tiếp tục định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Bài viết này tổng hợp một số nghiên cứu kinh tế để xác định tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế trong trung hạn và dài hạn. Biến đổi khí hậu gây ra sự phân kỳ thu nhập giữa các cá nhân, lĩnh vực và khu vực, gia tăng biến động lạm phát, căng thẳng thị trường tài chính, gia tăng nợ công và rất nhiều tác động tiêu cực khác. Bên cạnh đó, bài viết nêu một số khuyến nghị góp phần hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chính sách khí hậu, tăng trưởng, lạm phát, thị trường tài chính, thuế carbon
 

CLIMATE CHANGE, CLIMATE POLICIES AND RECOMMENDATIONS

Abstract: Climate change and the public policies to limit damages caused by the climate change have been reshaping the global economy. This article bases on several economic researchs to identify the impacts of climate change on the medium and long-run economic developments. Generally, climate change causes income divergence among individuals, sectors, and regions; increasing inflation variability, financial markets stress and rising public debt. Additionally, the article proposes some recommendations for regulatory agencies to contribitute to limiting the climate change’s negative impacts to the economy.

Keywords: Climate change, climate policy, growth, inflation, financial markets, carbon tax

Không chỉ là vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu còn có thể gây ra những tác động nghiêm trọng
tới sự ổn định của nền kinh tế (Nguồn ảnh: Internet)

 

1. Giới thiệu chung

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi phân bố thời tiết quanh một mức trung bình.

Biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn với tất cả quốc gia trên thế giới. Không chỉ là vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu còn có thể gây ra những tác động nghiêm trọng tới sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, nó cũng là một mối đe dọa đối với sự ổn định của hệ thống tài chính. Giá trị của rất nhiều tài sản tài chính phụ thuộc vào tương lai của việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Khi thế giới chuyển dịch từ nền kinh tế carbon cao sang nền kinh tế carbon thấp (hay kinh tế không carbon), nhiều khoản đầu tư trị giá hàng tỉ USD có thể bị xóa bỏ. Mặt khác, quá trình chuyển đổi xanh hướng tới sự phát triển bền vững với mức phát thải carbon thấp cũng đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ. Hiện nay, hệ thống tài chính lại đóng vai trò trung tâm trong việc phân phối các nguồn lực cho những khoản đầu tư bền vững cũng như dừng tài trợ cho các hoạt động gây tổn hại tới môi trường. Bên cạnh đó, chính phủ nhiều nước cũng đang tích cực triển khai chính sách thuế carbon như là một công cụ chính trong chính sách ứng phó biến đổi khí hậu với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.

2. Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng chung toàn cầu

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến con người và điều kiện kinh tế của họ trong suốt chiều dài lịch sử và sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong tương lai. Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng cao, lũ lụt, hệ sinh thái bị phá hủy và bất ổn tài chính sẽ gây tổn thất cho con người rất nhiều.

Do không thể đoán định chắc chắn về việc khí hậu sẽ thay đổi như thế nào, nên rất khó để đánh giá chính xác các chi phí dự kiến để ứng phó với biến đổi khí hậu. Nguyên nhân chủ yếu là vì nó đòi hỏi phải đưa ra các giả định về những tình huống chưa xảy ra. Các chi phí cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nền kinh tế có sức kháng cự trước tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu tốt như thế nào? Chúng ta có thể thích ứng với điều đó ra sao? Chọn chính sách nào để ngăn chặn nó và các chính sách này thành công đến đâu?

Có thể nói, chi phí ứng phó biến đổi khí hậu sẽ rất lớn và phân bổ không đồng đều. William Nordhaus và Andrew Moffat đưa ra kết luận rằng, trên quy mô toàn cầu, thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tương đương 2% GDP toàn cầu (ECB, 2023). Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết, ​​GDP toàn cầu có thể sẽ mất từ ​​1% đến 5% khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 4oC (IPCC, 2007). Những con số này thoạt nhìn có thể là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, 2% GDP toàn cầu hiện tại tương đương khoảng 1,62 nghìn tỉ USD, đây là một con số lớn. Bên cạnh đó, Burke và cộng sự (2015b) chỉ ra rằng, vào năm 2100, nếu không giảm thiểu biến đổi khí hậu, GDP bình quân đầu người ở châu Phi cận Sahara sẽ thấp hơn 80% so với hiện tại.

Tương tự như vậy, tác động của biến đổi khí hậu tới tốc độ tăng trưởng GDP dường như rõ nét và tập trung nhiều ở các khu vực nghèo trên thế giới. Dell và cộng sự (2009) sử dụng những biến động nhiệt độ trong lịch sử các quốc gia để xác định tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế. Họ phát hiện ra rằng, nhiệt độ cao có tác động tiêu cực đến tăng trưởng nhưng chỉ ở các quốc gia nghèo. Cụ thể, khi nhiệt độ trung bình tăng 1oC sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm đó là 1,3 điểm phần trăm. Tuy nhiên, ở các quốc gia giàu có, nhiệt độ thay đổi không có tác động đáng kể đến tăng trưởng. Các bằng chứng cho thấy tác động của chính sách carbon đối với nền kinh tế thực tại EU là không rõ ràng. Känzig (2021) phát hiện ra rằng, chính sách carbon của EU có tác động giảm dần đáng kể và kéo dài. McKibbin và cộng sự (2021) ghi nhận tác động tiêu cực của các chính sách carbon quốc gia ở khu vực đồng Euro đối với GDP, nhưng tác động này biến mất khi các tác giả kiểm soát một số hiệu ứng cố định theo quốc gia và thời gian. Metcalf và Stock (2020) thậm chí còn phát hiện ra tác động tích cực của các chính sách carbon ở châu Âu đối với GDP và tỉ lệ tăng trưởng việc làm nói chung. Tương tự như vậy, Estrada và Santabarbara (2021) lập luận rằng một chính sách carbon được thiết kế tốt có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế trong trung hạn, miễn là khoản thu từ chính sách carbon được sử dụng để giảm các loại thuế khác.

Tác động thực sự của chính sách khí hậu phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ. Các công nghệ thân thiện với môi trường xuất hiện càng nhanh do chính sách khí hậu nghiêm ngặt hơn tác động đến sản lượng và năng suất trong trung hạn càng tích cực. Có thể nói, chưa thể đoán định biến đổi khí hậu sẽ theo chiều hướng nào, nhưng tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế nói chung có khả năng rất lớn (Johannes Breckenfelder và cộng sự, 2023).

3. Tài trợ chuyển đổi xanh

Thị trường tài chính và các tổ chức cũng có thể tích cực đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh bằng cách tạo điều kiện cho các khoản đầu tư thân thiện với khí hậu. Vai trò giảm thiểu rủi ro khí hậu của khu vực tài chính bao gồm từ đổi mới tài chính trong trái phiếu xanh và phân bổ danh mục đầu tư của các tổ chức lớn ngày càng bám sát các mục tiêu phát triển bền vững ESG cho đến những thay đổi trong phân bổ tín dụng dựa trên sở thích của ngân hàng đối với tài sản xanh so với tài sản có hàm lượng carbon cao (Giglio và cộng sự, 2021). Các ngân hàng có thể thực thi việc giảm phát thải bằng cách chủ động cắt giảm tín dụng cho các dự án có hàm lượng carbon cao. Trong những năm gần đây, các ngân hàng đã tham gia vào nhiều hoạt động vì khí hậu khác nhau và đưa ra nhiều cam kết xanh. Bằng chứng thực nghiệm gần đây chỉ ra rằng, các cam kết xanh của ngân hàng ảnh hưởng đến lượng khí thải carbon thông qua việc phân bổ lại tín dụng từ các công ty phát thải nhiều carbon sang các công ty phát thải ít carbon/công ty xanh nhằm giảm lượng khí thải carbon (Degryse và cộng sự, 2022; Kacperczyk và Peydro, 2021).

Thị trường chứng khoán phát triển tốt cũng giúp thúc đẩy đổi mới xanh và giảm phát thải carbon. Sử dụng dữ liệu theo các quốc gia và ngành công nghiệp trong giai đoạn 1990 - 2015, nghiên cứu của De Haas và Popov (2022) cho thấy, cấu trúc tài chính nghiêng về tài trợ vốn chủ sở hữu nhằm giảm phát thải carbon ở cấp độ quốc gia, khu vực và công ty. Điều này xảy ra vì thị trường chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ sạch hơn và giúp phân bổ lại các khoản đầu tư vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Phát hiện này ủng hộ kết luận của Bolton và Kacperczyk (2021), những người chỉ ra rằng các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngày càng tránh xa các lĩnh vực có nhiều carbon.

4. Hàm ý đối với chính sách tiền tệ

Biến đổi khí hậu làm giảm năng suất lao động. Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể giống như cú sốc về năng suất. Thời tiết khắc nghiệt cũng có thể phá hủy trực tiếp vốn, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp và làm giảm nguồn cung lao động. Hậu quả của việc giảm nguồn cung đầu vào như vậy đối với nền kinh tế tương tự như tác động của cú sốc năng suất. Việc áp dụng thuế carbon nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu hoạt động giống như cú sốc năng suất tiêu cực tạm thời. Khi đó, năng lực sản xuất chung của nền kinh tế giảm một thời gian khi các doanh nghiệp và hộ gia đình điều chỉnh từ những nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng không phải hóa thạch.

Cú sốc năng suất bất lợi làm tăng chi phí sản xuất cận biên và tác động này gây hiệu ứng lạm phát. Vì biến đổi khí hậu và các chính sách carbon hoạt động giống như cú sốc năng suất tiêu cực, chúng làm tăng chi phí sản xuất biên; do đó, có thể gây ra một số áp lực lạm phát trong nền kinh tế. Những sự kiện thời tiết cực đoan làm giảm tính khả dụng đầu vào của quá trình sản xuất, có thể gây ra lạm phát. Khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, các cú sốc lạm phát liên quan đến khí hậu có thể xảy ra thường xuyên hơn. Các tác động lạm phát của biến đổi khí hậu có thể được gọi là “lạm phát khí hậu”. Các tác động lạm phát trực tiếp của giá năng lượng carbon cao hơn cấu thành “lạm phát hóa thạch”. Quá trình điều chỉnh của doanh nghiệp từ sử dụng năng lượng carbon sang năng lượng không carbon hoặc đầu tư xanh có thể gây ra “lạm phát xanh”.

Biến đổi khí hậu và những thay đổi về chính sách carbon chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế khác nhau, thông qua những biến động giá tương đối. Ví dụ, biến đổi khí hậu có thể có tác động không cân xứng đến nông nghiệp, trong khi thuế carbon đối với các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào năng lượng carbon làm đầu vào. Do biến đổi khí hậu và giá carbon ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nên ​​chúng sẽ gây ra những biến động giá hàng hóa trong nền kinh tế. Những biến động giá như vậy có thể rất dai dẳng, không phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát chung, kể cả khi lạm phát nằm trong ngưỡng mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và cú sốc chính sách carbon không chỉ đơn thuần là "cú sốc cung", vì chúng ảnh hưởng đến tổng chi tiêu, từ đó, ảnh hưởng đến tổng sản lượng. Thiệt hại về năng suất do biến đổi khí hậu làm giảm nguồn lực của xã hội. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình và dòng tiền của các công ty giảm. Vì không phải tất cả hộ gia đình, doanh nghiệp đều có thể vay một khoản tiền tối ưu để cân bằng chi tiêu tiêu dùng và đầu tư của họ, nên tổng chi tiêu sẽ giảm. Tác động này tạo thêm áp lực thắt chặt lên tổng sản lượng, ngoài tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu lên năng suất.

Khi các hộ gia đình và doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, sản xuất và chi phí biên giảm, tạo ra một số áp lực giảm phát trong nền kinh tế. Tác động này có khả năng dai dẳng hơn tác động lạm phát trực tiếp. Nhìn chung, nền kinh tế có thể chịu một số áp lực lạm phát trước mắt từ "phía cung", tiếp theo là một số áp lực giảm phát kéo dài hơn từ "phía cầu". Tỉ lệ lạm phát kỳ vọng ​​có thể tăng đáng kể trong ngắn hạn so với trung hạn, thậm chí được dự báo cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương trong trung hạn nếu không có sự thay đổi về lãi suất của ngân hàng trung ương.

Khi giá năng lượng, thực phẩm hoặc các hàng hóa khác tăng mạnh do sự gián đoạn nguồn cung vì thời tiết khắc nghiệt, kinh tế - xã hội sẽ khó khăn hơn ngay cả khi mức giá chung vẫn hoàn toàn ổn định. Thuế carbon cũng có khả năng khiến thế hệ hiện tại gặp khó khăn hơn trong một thời gian, vì tổng sản lượng có khả năng giảm tạm thời khi các yếu tố sản xuất được phân bổ lại giữa các lĩnh vực.

Biến đổi khí hậu cùng các cú sốc chính sách carbon có thể làm tăng kỳ vọng lạm phát trung - dài hạn và có thể tạo ra rủi ro lạm phát rất dai dẳng. Nguy cơ lạm phát kéo dài là lý do khiến chính sách tiền tệ phải thắt chặt để ứng phó. Sau mỗi cú sốc, cần có thời gian để đánh giá hậu quả chính xác của nó đối với nền kinh tế. Hơn nữa, nếu ngân hàng trung ương quyết định thay đổi chính sách để ứng phó với cú sốc, thì sự thay đổi chính sách này sẽ chỉ ảnh hưởng đến tổng chi tiêu, sản xuất và lạm phát trễ. Do đó, phản ứng chính sách tiền tệ tối ưu là nhắm mục tiêu dự báo lạm phát thay vì nhắm mục tiêu vào xử lý lạm phát hiện tại. Ngân hàng trung ương cần xây dựng các dự báo có điều kiện về lạm phát và các biến số liên quan khác trong trung hạn dựa trên một số lựa chọn chính sách tiền tệ thay thế và dự báo phù hợp. Điều này áp dụng chung cho các cú sốc do khí hậu hoặc chính sách khí hậu. Sau cú sốc về biến đổi khí hậu hoặc chính sách ứng phó biến đổi khí hậu, với dự báo có điều kiện là chính sách tiền tệ không thay đổi, cho thấy lạm phát có khả năng sẽ tăng cao hơn mục tiêu trong một thời gian.

Việc lựa chọn chính sách tiền tệ sau một "cú sốc cung" bất lợi, bất kể có liên quan đến khí hậu hay không, cũng liên quan đến việc đánh đổi rủi ro lạm phát cao trong thời gian dài với thiệt hại lớn hơn trong ngắn hạn so với trung hạn đối với nền kinh tế. "Cú sốc cung" bất lợi gia tăng áp lực đối với lạm phát. Nếu một "cú sốc cung" gây ra sự gia tăng lạm phát, chiều hướng lạm phát trong tương lai thường sẽ phù hợp với sự ổn định giá cả trong trung hạn, mỗi chiều hướng như vậy liên quan đến một tương lai khác nhau của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thực tế. Sau đó, việc lựa chọn chính sách tiền tệ liên quan đến việc đánh đổi rủi ro lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn với thiệt hại lớn hơn từ ngắn đến trung hạn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế. Sự đánh đổi phụ thuộc vào: (i) Bản chất và quy mô của cú sốc (ví dụ: sự gián đoạn nguồn cung tối đa so với mức tăng khiêm tốn của thuế carbon); (ii) Các điều kiện ban đầu (ví dụ: kỳ vọng lạm phát và lạm phát tại thời điểm xảy ra cú sốc), bất kỳ phản ứng chính sách tài khóa nào đối với cùng một cú sốc; (iii) Dự báo về tình trạng của nền kinh tế (ví dụ: diễn biến tiền lương) trong trung hạn.

5. Hàm ý chính sách tài khóa

Chính sách khí hậu gắn liền với chính sách tài khóa. Biến đổi khí hậu đang diễn ra vì hoạt động sản xuất thải ra quá nhiều khí nhà kính và các ông chủ không phải trả chi phí liên quan đến phát thải carbon. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tính phí nhà sản xuất cho lượng khí thải của họ. Có hai cách tương đương nhau để thực hiện điều này: Thuế carbon và giấy phép xả thải. Chúng khiến nhà sản xuất chịu chi phí tốn kém hơn cho lượng khí thải thải ra môi trường; đồng thời, tăng doanh thu cho chính phủ. Theo lý thuyết, thuế carbon tối ưu (hoặc giá giấy phép xả thải) bằng với chi phí xã hội của carbon, thiệt hại đối với phúc lợi do một đơn vị carbon gây ra trong suốt thời gian tồn tại của nó trong khí quyển. Theo Greenstone và cộng sự (2013), nhóm công tác liên ngành Hoa Kỳ tính toán rằng, chi phí cho mỗi tấn khí thải CO­2 khoảng 26 USD; trong khi đó, theo Stern (2007), con số này còn cao hơn nhiều, khoảng 250 USD.

Thuế carbon tương tác với phần còn lại của chính sách tài khóa theo ba cách riêng biệt. Đầu tiên, nó ngăn cản hoạt động kinh tế, do đó, làm giảm cơ sở cho các loại thuế khác. Theo cách này, nó làm trầm trọng thêm những biến dạng kinh tế do các loại thuế khác gây ra. Thứ hai, nó làm tăng thu ngân sách, có thể được sử dụng để giảm các loại thuế khác. Nếu một loại thuế carbon được áp dụng rộng rãi tại Liên minh châu Âu dựa trên ước tính về chi phí xã hội của carbon được đưa ra ở trên, thì mỗi năm, thu thuế sẽ tăng từ 0,5% đến 5% GDP. Thứ ba, nó làm giảm tác động của biến đổi khí hậu, do đó, làm giảm số tiền chi tiêu cần thiết của chính phủ nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, thuế carbon tạo ra nhiều dư địa tài chính hơn để các chính phủ tăng chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), với mục đích đẩy nhanh quá trình phát triển những công nghệ xanh đột phá. Barrage (2020a) nghiên cứu về tương tác giữa thuế carbon với chính sách tài khóa, khuyến nghị nên áp thuế carbon thấp hơn 8 - 24% so với chi phí xã hội của carbon, vì tác động tiêu cực đến cơ sở thuế khác là rất lớn (Davide Porcellacchia, Glenn Schepens, 2023).

Việc thích ứng với biến đổi khí hậu hàm ý sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu công; do đó, cần tăng thu ngân sách. Trong bối cảnh này, thuế carbon là một sự bổ sung có giá trị cho công cụ chính sách tài khóa. Về mặt định lượng, Barrage (2020b) nhận thấy rằng, thuế carbon được thiết lập tối ưu ở mức 62 USD/tấn sẽ giảm chi tiêu cần thiết của chính phủ cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu trung bình 0,3% GDP trong phần còn lại của thế kỷ 21, so với kịch bản không có thuế carbon. Tương ứng, thuế thu nhập trung bình thấp hơn 0,7% trong kịch bản có thuế carbon tối ưu. Trong mô hình này, việc áp dụng thuế carbon làm tăng phúc lợi thêm khoảng 23 nghìn tỉ USD trong phần còn lại của thế kỷ. Đây là giá trị của việc áp dụng thuế carbon và nó gần bằng GDP của Hoa Kỳ. Như vậy, có thể thấy, chính sách khí hậu tác động có lợi đối với chính sách tài khóa.

Chính sách tài khóa lỏng lẻo, dẫn đến nợ công cao hơn, khiến các thế hệ mai sau phải giải quyết gánh nặng này. Biến đổi khí hậu là một vấn đề lâu dài và các thế hệ hiện tại không được hưởng lợi từ việc giải quyết vấn đề này nhiều như các thế hệ tương lai. Kotlikoff và cộng sự (2019) nhận thấy rằng vẫn có thể đạt được thành công cho cả hai thế hệ. Để đạt được điều này, họ nhận thấy rằng, việc áp dụng thuế carbon nên đi kèm với việc giảm các loại thuế khác để bù đắp nguồn thu và đảm bảo tính bền vững của ngân sách chính phủ. Điều này làm tăng phúc lợi của các thế hệ hiện tại. Các thế hệ tương lai được hưởng lợi rất nhiều từ việc bảo tồn khí hậu, mặc dù họ phải gánh chịu khoản nợ công cao hơn một chút, nhưng phúc lợi vẫn được cải thiện. Trong một nền kinh tế, ở đó, lãi suất được duy trì ở mức thấp thì lập luận này càng cho thấy sự đúng đắn (David Marques, Conny Olovsson, 2023).

Biến đổi khí hậu có thể gây ra mối đe dọa đối với tính bền vững của các khoản nợ. Nguyên nhân là do chính phủ sẽ cần chi tiêu nhiều hơn cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu và do tình trạng gián đoạn sản xuất liên quan đến khí hậu có thể trở nên thường xuyên hơn. Melecky và Raddatz (2011) nhận thấy rằng, sau cú sốc thảm họa khí hậu, thâm hụt nợ công ít hơn ở các quốc gia có tỉ lệ tham gia bảo hiểm cao hơn, vì họ có thể nhanh chóng phân bổ nguồn lực tư nhân để phục hồi năng lực sản xuất thay vì sử dụng nguồn lực công.
 
6. Một số khuyến nghị

Một là, cần nghiên cứu áp dụng thuế biên giới carbon tại Việt Nam nhằm: (i) Giúp tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu áp dụng các công nghệ lạc hậu vào sản xuất, nhất là trong các ngành hóa dầu, hóa chất, thép, than, nhiệt điện...; (ii) Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nguồn tăng thu được xem là nguồn lực quan trọng để chi ngân sách cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hằng năm; (iii) Việc áp thuế biên giới carbon cũng nâng cao tiêu chuẩn về giảm khí thải carbon trong quá trình sản xuất tại Việt Nam; (iv) Giảm thiểu sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển sang nước đang phát triển như Việt Nam.  

Thuế carbon được xem như một công cụ mang tính thị trường quan trọng được những quốc gia phát triển vận dụng ngày càng phổ biến. Tốc độ thực thi hàng rào kỹ thuật “xanh” nhanh hơn nhiều so với việc triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) trở thành thách thức đáng kể đối với những ngành, doanh nghiệp không kịp chuyển đổi, thích ứng với những quy định mới, dẫn đến tăng chi phí sản xuất, suy giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; đồng thời, tạo cơ hội kinh doanh cho những nhà cung cấp công nghệ từ những nước phát triển.

Hai là, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển đổi công nghệ để giảm thải khí carbon trong quá trình sản xuất. Chính phủ có thể ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng hay các chính sách khác cho những doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang các lĩnh vực năng lượng sạch hơn cho quá trình sản xuất có thể sẽ khiến chi phí sản xuất các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam tăng lên, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của các hàng hóa sản xuất trong nước tại thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu; đồng thời, giá cả tiêu dùng các mặt hàng tăng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân, nhất là những người có thu nhập thấp trong xã hội.

Ba là, tăng cường tài trợ cho các dự án xanh. Một trong những biện pháp cần thiết là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng cường tài trợ cho các dự án xanh, bao gồm năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. NHNN có thể thiết lập các cơ chế ưu đãi lãi suất cho các khoản vay này, giúp các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận vốn dễ dàng hơn để thực hiện các dự án thân thiện với môi trường.

Bốn là, phát triển thị trường trái phiếu xanh. Thị trường trái phiếu xanh là một công cụ tài chính quan trọng trong việc huy động vốn cho các dự án chống biến đổi khí hậu. NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính và các tổ chức quốc tế để phát triển thị trường này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát hành trái phiếu xanh. Cần có các tiêu chuẩn rõ ràng và minh bạch để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả của các dự án được tài trợ.

Năm là, tích hợp rủi ro biến đổi khí hậu vào quy trình giám sát ngân hàng. NHNN cần tích hợp yếu tố rủi ro biến đổi khí hậu vào quy trình giám sát các ngân hàng và tổ chức tài chính. Điều này bao gồm việc yêu cầu các ngân hàng đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu trong các danh mục đầu tư và cho vay. NHNN có thể ban hành các hướng dẫn và quy định chi tiết, yêu cầu các ngân hàng thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro khí hậu.

Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế. Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính xanh và chống biến đổi khí hậu. NHNN thúc đẩy hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức tài chính khác để học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật cũng như tài chính cho các dự án xanh tại Việt Nam.
 
Tài liệu tham khảo:

1. Acemoglu, D., Aghion, P., Barrage, L., and D. Hemous, 2021. Climate change, directed innovation, and energy transition: The long-run consequences of the shale gas revolution. Mimeo.
2. Acemoglu, D., Aghion, P., Bursztyn, L., and D. Hemous, 2012. The environment and directed technical change. American Economic Review 102, pages 131-166.
3. Aghion, P., Boneva, L., Breckenfelder, J., Laeven, L., Popov, A., Olovsson, C., and E. Rancoita, 2022. Financial markets and green innovation. ECB Discussion Paper, forthcoming.
4. Aghion, P., Dechezlepretre, A., Hemous, D., Martin, R., and J. Van Reenen, 2016. Carbon taxes, path dependency, and directed technical change: Evidence from the auto industry. Journal of Political Economy 124, pages 1-51.
5. Alessi, L., Ossola, E. and R. Panzica, 2019. The Greenium matters: evidence on the pricing of climate risk. JRC Working Papers in Economics and Finance, No 2019/12.
6. Alogoskoufis, S., N. Dunz, T. Emambakhsh, T. Hennig, M., Kaijser, C. Kouratzoglou, M.A. Muñoz, L. Parisi, and C. Salleo, 2021. ECB’s economy-wide climate stress test, Occasional Paper Series 281.
7. Altig, D., Christiano, L., Eichenbaum, M., and J. Linde, 2011. Firm-specific capital, nominal rigidities and the business cycle. Review of Economic Dynamics 14, pages 225 - 247.
8. Amzallag, A., 2021. Fund portfolio networks: A climate risk perspective. Mimeo. Aoki, K., 2001. Optimal monetary policy responses to relative-price changes. Journal of Monetary Economics 48, pages 55-80.
9. Atreya, A., and S. Ferreira, 2015. Seeing is believing? Evidence from property prices in inundated areas. Risk Analysis 35, pages 828–848.
10. Azar, J., Duro, M., Kadach, I., and G. Ormazabal, 2021. The Big Three and corporate carbon emissions around the world. Journal of Financial Economics 142, pages 674–696.
11. Baldauf, M., Garlappi, L., and C. Yannelis, 2020. Does climate change affect real estate prices? Only if you believe in it. Review of Financial Studies 33, pages 56–95.
12. Bank of England, 2022. Results of the 2021 Climate Biennial Exploratory Scenario.
13. Banque de France, 2020. A fist assessment of financial risks stemming from climate change: the main results of the 2020 climate pilot exercise. Analyses et syntheses 122.
14. Barrage, L., 2020a. Optimal dynamic carbon taxes in a climate–economy model with distortionary fiscal policy. The Review of Economic Studies 87, pages 1-39.
15. Barrage, L., 2020b. The fiscal costs of climate change. In AEA Papers and Proceedings 110, pages 107– 112.
16. Batten, S., Sowerbutts, R. and M. Tanaka, 2016. Let's talk about the weather: The impact of climate change on central banks. Bank of England Working Paper 603.
17. Battiston, S., Mandel, A., Monasterolo, I., Schütze, F., and G. Visentin, 2017. A climate stresstest of the financial system. Nature Climate Change 7, pages 283–290.
18. Áp dụng thuế carbon rộng rãi và một số khuyến nghị khi vận dụng ở Việt Nam. Truy cập tại: https://phaply.net.vn/ap-dung-thue-carbon-rong-rai-va-mot-so-khuyen-nghi-khi-van-dung-o-viet-nam-a255887.html
19. Một số tài liệu tham khảo khác.

Quỳnh Anh (Hà Nội)

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
Phát triển thanh toán qua kênh điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay
16/09/2024 08:14 99 lượt xem
Bài viết nghiên cứu sự phát triển của thanh toán qua kênh ĐTDĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế trong thanh toán qua kênh ĐTDĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động thanh toán qua kênh ĐTDĐ tại Việt Nam trong thời gian tới.
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
Các biến thể tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và những tác động lên bảng cân đối tài sản của ngân hàng trung ương
10/09/2024 08:28 422 lượt xem
Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử đã mở đường cho sự ra đời và phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC.
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
Tác động của rủi ro địa chính trị và bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá thị trường của cổ phiếu tại Việt Nam
06/09/2024 11:22 782 lượt xem
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ, thị trường chứng khoán (TTCK) không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà còn bởi các sự kiện và chính sách quốc tế.
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Đánh giá từ phía ngân hàng
30/08/2024 08:01 1.038 lượt xem
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng số là xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đứng trước xu thế phát triển tất yếu này, các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thay đổi nhận thức trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
Khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường
29/08/2024 09:21 926 lượt xem
Việc Việt Nam được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp tháo gỡ nhiều trở ngại và rào cản, tạo sự bình đẳng và giảm thiểu các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước khác đối với Việt Nam trong các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
26/08/2024 09:22 817 lượt xem
Nghiên cứu này đánh giá tác động Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp.
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
16/08/2024 07:06 907 lượt xem
Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), đưa ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kinh doanh và tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14/08/2024 08:09 1.105 lượt xem
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Một cách tổng quát, mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010).
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển dịch vụ mua trước trả sau tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và thách thức
08/08/2024 07:50 1.203 lượt xem
Dịch vụ mua trước trả sau không chỉ là dịch vụ mới nổi tại Việt Nam mà còn là một xu hướng toàn cầu, có nguồn gốc từ sự phát triển của công nghệ thanh toán và tín dụng tiêu dùng.
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam
02/08/2024 08:09 1.041 lượt xem
Bài viết tìm hiểu khái niệm “tăng trưởng xanh”, Bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, các thành tựu đã đạt được cũng như khó khăn phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh hướng đến kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
Ưu đãi lãi suất trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị
31/07/2024 08:15 1.025 lượt xem
Bài viết nghiên cứu chính sách lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước và thực trạng vận hành chính sách đó trong việc xác định lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
29/07/2024 14:02 1.158 lượt xem
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường đầu tiên phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền, đảm bảo duy trì giá trị đồng tiền và phòng, chống rửa tiền. Bài viết phân tích thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng giai đoạn 2018 - 2023, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng
26/07/2024 08:35 3.507 lượt xem
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong năm mũi đột phá của Việt Nam cần được tập trung để thúc đẩy tăng trưởng phát triển và hội nhập.
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của Fintech và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/07/2024 08:30 1.470 lượt xem
Sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính, thúc đẩy phát triển các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống...
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
Một số rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng - Kinh nghiệm và bài học cho giới trẻ
22/07/2024 16:28 699 lượt xem
Ở thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), thẻ tín dụng dần trở thành một phương tiện thanh toán khá phổ biến đối với bất kì khách hàng nào bởi tính tiện dụng trong chi tiêu và thanh toán.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.000

66.820

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.000

66.800

Vàng SJC 5c

66.000

66.820

Vàng nhẫn 9999

51.200

52.100

Vàng nữ trang 9999

51.100

51.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,360 24,730 26,526 27,982 31,456 32,795 168.91 178.78
BIDV 24,400 24,740 26,774 27,992 31,880 32,828 170.69 178.32
VietinBank 24,373 24,713 26,765 27,965 31,875 32,885 170.38 178.13
Agribank 24,370 24,720 26,681 27,903 31,654 32,768 169.50 178.08
Eximbank 24,340 24,820 26,731 27,759 31,732 32,897 171.16 177.77
ACB 24,360 24,720 26,754 27,687 31,846 32,825 170.62 177.46
Sacombank 24,710 25,050 27,321 28,074 32,561 33,263 169.55 175.56
Techcombank 24,678 25,069 26,942 28,299 32,019 33,351 164.87 177.39
LPBank 24,490 25,250 26,981 28,628 32,421 33,426 167.40 179.30
DongA Bank 24,740 25,050 27,120 27,950 32,280 33,250 166.80 174.30
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,20
2,20
2,50
3,50
3,50
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,60
3,60
3,60
4,90
4,90
5,30
5,20
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?