Kinh tế tuần hoàn - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
25/04/2021 3.776 lượt xem


Mô hình KTTH trong nông nghiệp của tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F thuộc Tập đoàn Quế Lâm

Tóm tắt
 
Ngày nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu. Đây là những yếu tố đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của nước ta. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, để giải quyết các vấn đề trên, Việt Nam cần phải chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính (hay còn gọi là kinh tế truyền thống) sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Đây là mô hình kinh tế phát triển bền vững, đáp ứng được nhiều mục tiêu, bao gồm: Giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển ở đầu ra, ứng phó với cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu.
 
Từ khóa: KTTH, phát triển bền vững.
 
1. Đặt vấn đề
 
Sự tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng bên cạnh đó là sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu đầu vào và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Để giải quyết những vấn đề trên, nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hướng đến phát triển nền KTTH để đạt được sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.
 
Thuật ngữ KTTH còn khá mới lạ ở Việt Nam. Nhưng những năm gần đây, thuật ngữ này được nhiều hội thảo khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vì những giá trị mà mô hình kinh tế này hướng đến. Đó là, tối ưu hóa lợi ích của nền kinh tế, sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống. Các doanh nghiệp ở nước ta cũng đã bước đầu tiếp cận với KTTH như một sự thay đổi về tư duy trong kinh tế và góp phần định hướng lại mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, chọn mô hình KTTH là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế truyền thống trước đây. Qua đó, giúp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên gắn với mục tiêu phát triển nhanh nhưng bền vững và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
 
Tuy nhiên, để phát triển mô hình KTTH đòi hỏi rất nhiều điều kiện nghiêm ngặt về thể chế, pháp lý cùng các nguồn lực của một đất nước. Vì thế, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ về mô hình KTTH của các quốc gia đi trước, từ đó, đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và vận dụng vào điều kiện kinh tế một cách phù hợp.
 

 
 
2. Giới thiệu về nền KTTH
 
2.1. Khái niệm và đặc điểm 
 
KTTH là khái niệm đối lập với kinh tế tuyến tính ở mô hình và cách thức phát triển. Kinh tế tuyến tính là cách thức phát triển kinh tế theo mô hình đường thẳng, từ quá trình khai thác tài nguyên ở đầu vào cho sản xuất, đến phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là chất thải. Do đó, mô hình kinh tế tuyến tính sẽ đẩy nhanh quá trình khai thác tài nguyên, tạo chất thải nên tất yếu dẫn đến tài nguyên ngày càng cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm (Nguyễn Hoàng Nam và cộng sự, 2020).
 
Thuật ngữ KTTH đã ra đời từ cuối những năm 1970 (MacArthur, 2013), nguồn gốc của thuật ngữ là ở châu Âu và gần đây, được rất nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, bắt đầu từ các tác giả người Trung Quốc sau khi thực hiện các biện pháp kiểm soát quy định ở nước này. Theo đó, KTTH là mô hình kinh tế mà các hoạt động thiết kế, sản xuất với mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ các ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường xung quanh (Potting và cộng sự, 2017). Yuan và cộng sự (2008) cho rằng, cốt lõi của nền KTTH là chu trình luân chuyển khép kín của nguyên liệu ở khâu đầu vào và chất thải ở đầu ra.
 
Các hệ thống tuần hoàn áp dụng quy trình tái sử dụng thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất và tái chế nhằm tạo ra chu trình khép kín trong việc sử dụng tài nguyên, giảm tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng ở khâu đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường và chất thải (Geissdoerfer và cộng sự, 2017; Potting và cộng sự, 2017). 
 
Đây là mô hình kinh tế đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai, vì nó đạt được 3 mục tiêu: (i) Ứng phó với sự cạn kiệt tài nguyên ở khâu đầu vào; (ii) Khắc phục vấn nạn ô nhiễm môi trường ở đầu ra; (iii) Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, mô hình KTTH còn đem đến nhiều lợi ích cho các quốc gia như tiết kiệm chi phí, giảm sự biến động về giá cả, rủi ro từ các nhà cung cấp, phát huy tính đổi mới, sáng tạo thông qua các sản phẩm thay thế. Theo Cơ quan phát triển Liên hiệp quốc, đến năm 2030, lợi ích của nền KTTH có thể mang về 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc¹ (Trương Thị Mỹ Nhân, 2019).
 
Nói một cách dễ hiểu, mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất rồi vứt bỏ sau tiêu dùng, gây ra một lượng phế thải lớn. Trong khi đó, mô hình KTTH lại chú trọng việc quản lý, tái tạo tài nguyên theo một chu trình khép kín nhằm giảm lượng phế thải tạo ra. Nếu vận dụng triệt để tư duy tuần hoàn trong quá trình thiết kế, sản xuất và tái chế sản phẩm thì nền KTTH sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp toàn cầu, cùng với đó là hàng trăm triệu việc làm mới được tạo ra.
 
Trên thế giới, đã có một số tập đoàn lớn bắt đầu hoạt động theo mô hình KTTH. Ví dụ như IKEA (tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới) cam kết ứng dụng hoàn toàn mô hình KTTH vào năm 2030; Lego (tập đoàn nổi tiếng với những bộ sản phẩm lắp ghép đồ chơi) đã bắt đầu triển khai kế hoạch xanh hóa hệ sinh thái với bộ lắp ghép đầu tiên sử dụng bằng nhựa thực vật; Carlsberg (Công ty sản xuất rượu bia của Đan Mạch) cải thiện giải pháp đóng gói giảm dùng nhựa. Tại Schneider Electric (Pháp), các hoạt động KTTH chiếm 12% doanh thu và giúp tiết kiệm khoảng 100 nghìn tấn tài nguyên từ năm 2018 đến năm 2020.
 
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, có đề cập đến chính sách khuyến khích áp dụng mô hình KTTH trong sản xuất, tiêu dùng hướng đến mô hình kinh doanh, kinh tế phi phát thải, tầm nhìn đến năm 2030, tuy nhiên, đến nay triển khai trong thực tế cũng còn hạn chế. Ngày 24/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm phát triển kinh tế hiệu quả; bảo vệ môi trường, xóa đói, giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế; thúc đẩy nền KTTH và phát triển bền vững.
 
Hiện nay, Việt Nam đã tồn tại một vài mô hình kinh tế mới hướng đến gần hơn với KTTH. Chẳng hạn như mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (đầu tôm, vỏ tôm) sản xuất ra SSE, Chitosan; mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Cần Thơ, Đà Nẵng, Ninh Bình; sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang; Heineken Việt Nam với những sáng kiến tái sử dụng phế thải hoặc phụ phẩm nhằm giảm phát thải ra môi trường; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng sáng kiến không thải rác ra thiên nhiên; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản; liên minh tái chế bao bì Việt Nam (Hà Văn Thắng, 2020). Các điển hình này khi được tổng kết, đánh giá sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện về KTTH cho nước ta trong thời gian sắp tới.

2.2. KTTH và sự phát triển bền vững.
 
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (1987), phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của những thế hệ trong tương lai. Tại Việt Nam, khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. 
 
Cách tiếp cận của KTTH giúp các nền kinh tế giải quyết được vấn đề nan giải giữa phát triển kinh tế và tác hại đến ô nhiễm môi trường (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc UNEP, 2011a). Theo đó, phát triển kinh tế một mặt giảm phụ thuộc vào tài nguyên và hạn chế phát thải, mặt khác, các mô hình KTTH còn mang lại lợi ích to lớn về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Thật vậy, theo mô hình ước tính của tổ chức Accenture Strategy, KTTH có thể tạo ra lợi ích 4,5 nghìn tỷ USD ở quy mô toàn cầu từ 2015 đến 2030 (Lacy và Rutqvist, 2015). Riêng tại châu Âu, KTTH có thể đem lại 600 tỷ EUR lợi ích ròng hằng năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và đồng thời, giúp giảm một lượng rất lớn rác thải khí nhà kính của khu vực này (Within, 2015). Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, KTTH là con đường tất yếu phải thực hiện nhằm xây dựng một nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững trong tương lai.
 
Nghiên cứu của Geissdoerfer và cộng sự (2017) cũng cho thấy, tính bền vững là sự kết hợp cân bằng giữa kết quả hoạt động kinh tế, hòa nhập xã hội và khả năng chống chịu với môi trường, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, nền KTTH được xem như một điều kiện nền tảng cho sự phát triển bền vững và có sự tương quan thuận giữa hai yếu tố này. Điều đó được thể hiện thông qua tám loại liên hệ giữa tính bền vững và KTTH.
 
Bên cạnh đó, Hannon và cộng sự (2016) cũng chỉ ra rằng, để đạt mục tiêu phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phải sản xuất được sản phẩm phù hợp với nền KTTH. Theo đó, các doanh nghiệp phải thiết kế được sản phẩm có lợi cho việc tái sử dụng, sửa chữa và tái chế. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có các quy trình và hệ thống để hỗ trợ khách hàng khi sản phẩm bị lỗi, hư hỏng hoặc không còn mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
 
3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển nền KTTH tại Việt Nam 
 
3.1. Cơ hội
 
Thứ nhất, KTTH đang là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, và đã được chứng minh thành công ở nhiều nước như Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Singapore, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,… Do đó, Việt Nam sẽ đúc kết được nhiều bài học từ các nước đi trước và vận dụng phù hợp vào tình hình kinh tế - xã hội của mình.
 
Thứ hai, nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình KTTH sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và theo hướng bền vững.
 
Thứ ba, Việt Nam đã và đang tận dụng nhiều lợi thế từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện phát triển KTTH gắn với nền tảng công nghệ cao, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
 
Thứ tư, áp lực về ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn tài nguyên, lượng phát thải lớn, đặc biệt là chất thải nhựa sẽ giảm đáng kể khi phát triển mô hình KTTH. Bên cạnh đó, nước ta đang thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, nên phát triển mô hình KTTH sẽ giúp giảm thiểu các chất gây ra hiệu ứng nhà kính. Đây chính là phương thức phát triển giúp Việt Nam đạt nhiều tiêu chí về mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 như tinh thần của Quyết định số 889/QĐ-TTg.
 
Thứ năm, phát triển mô hình KTTH sẽ nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của toàn xã hội, vì đây là cách thức phát triển kinh tế giúp giải quyết được sự khan hiếm về tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường sống, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu và đem lại hiệu quả kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.
 
3.2. Thách thức
 
Thứ nhất, hiện tại, nước ta chưa có hành lang pháp lý quy định cụ thể về KTTH. Ngoài ra, bộ tiêu chí để nhận diện, đánh giá và phân loại về mức độ phát triển của KTTH cũng chưa được xây dựng.
 
Thứ hai, còn khó khăn trong việc tạo sự đồng thuận chung trong nhận thức đúng đắn về bản chất của KTTH, từ việc thiết kế đến triển khai trong các ngành, lĩnh vực, đối với từng doanh nghiệp, người dân và các cấp quản lý. Việc này cũng dễ hiểu, vì KTTH là một thuật ngữ không lạ với các nước phát triển nhưng khá mới mẻ với Việt Nam, đặc biệt là phổ cập đến người dân về KTTH.
 
Thứ ba, phát triển KTTH phải đi liền với đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, hầu hết công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Mặt khác, nền KTTH đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi trong các khâu của quy trình sản xuất, nhất là khâu sau cùng - tái sử dụng, tái chế chất thải một cách hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, nước ta hiện nay chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này nên phần lớn dựa vào liên kết và nhận tài trợ từ các nước phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và một số quốc gia thuộc khu vực Liên minh châu Âu. 
 
Thứ tư, năng lực về công nghệ tái sử dụng và tái chế của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, thói quen trong sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm bằng nhựa, nilon dùng một lần của người dân rất lớn, khó thay đổi trong thời gian ngắn. Đây thật sự là thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi, vì mô hình KTTH đòi hỏi phải có sự phân loại, làm sạch phát thải trước khi đưa vào tái chế và tái sử dụng. 
 
4. Một số khuyến nghị nhằm phát triển nền KTTH tại Việt Nam 
 
Một là, phải có hành lang pháp lý rõ ràng cũng như các chính sách hỗ trợ cho quá trình thực hiện các mô hình KTTH từ chủ trương của Đảng đến chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kinh nghiệm từ một số quốc gia đã và đang thực hiện KTTH chỉ ra rằng, cần có luật và quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề này. Khi vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, cần có lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện và tiến đến hoàn thiện thể chế cho phát triển KTTH.
 
Hai là, cần triển khai nghiên cứu sâu, rộng về phát triển KTTH, từ cách tiếp cận ban đầu đến triển khai mô hình thực hiện và các tiêu chí của mô hình, nhằm tạo sự đồng thuận chung từ các cấp chính quyền đến doanh nghiệp và cả người dân. Qua đó, sẽ huy động được sự tham gia của cả cộng đồng vào phát triển nền KTTH, trong đó, vai trò của Nhà nước và các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng.
 
Ba là, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ cao. Đây là một trong những vấn đề tiên quyết để xây dựng KTTH, vì chỉ có công nghệ hiện đại mới mang lại một tương lai không phát thải và phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện đổi mới, sáng tạo trong sản xuất với những sản phẩm thân thiện với môi trường cùng khả năng tái sử dụng cao. Hiện nay, Việt Nam đã thực hiện phân loại rác tại nguồn và rác sau khi phân loại được thu gom, làm sạch, vận chuyển trước khi đưa vào khâu tái chế, tái sử dụng. Phân loại rác tại nguồn đã thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc, một tiêu chí để đánh giá văn hóa người dân, và dần dần, sẽ thay đổi được nhận thức của toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp phát triển KTTH của đất nước.
 
Bốn là, các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội, lợi thế từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thực hiện phát triển KTTH gắn với công nghệ cao, đồng thời, tăng cường trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã và đang triển khai thành công mô hình kinh tế này. Mặt khác, cần tiếp tục phát triển thêm một bước nữa đối với các mô hình KTTH đã có tại nước ta thời gian qua, nhất là các sản phẩm bằng nhựa và nilon phải được thực hiện, giải quyết triệt để trong thời gian gần nhất nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường. 
 
5. Kết luận
 
Để phát triển KTTH ở Việt Nam đòi hỏi tất cả các thành phần trong xã hội phải hiểu rõ bản chất và mục đích của mô hình kinh tế này. Do vậy, Nhà nước và các ban, ngành có liên quan cần tổng kết và đánh giá lại những mô hình phát triển đã có đối với một số lĩnh vực, ngành nghề, từ đó rút kinh nghiệm, làm cơ sở để xây dựng các tiêu chí của nền KTTH trong thời gian tới. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tận dụng những cơ hội về mô hình này và có các biện pháp khắc phục với những thách thức trong quá trình phát triển KTTH.
 
¹ Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDG), còn được gọi là mục tiêu toàn cầu, là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh, đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc.

Tài liệu tham khảo:
 
1. Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016 của Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030.
3. MacArthur, E. (2013). Towards the circular economy. Journal of Industrial Ecology, 2, 23-44.
4. Within, G. (2015). A circular economy vision for a competitive Europe. Ellen Macarthur Foundation, 01-98.
5. Geissdoerfer, M., Savaget, P., Bocken, N. M., & Hultink, E. J. (2017). The Circular Economy–A new sustainability paradigm?. Journal of cleaner production, 143, 757-768.
6. Hannon, E., Kuhlmann, M., & Thaidigsmann, B. (2016). Developing products for a circular economy. Cross-functional Collaboration and Customer-focused Design Thinking Can Help Companies Reap More Value from the Energy and Resources They Use. McKinsey & Company.
7. Hà Văn Thắng. (2020). KTTH: Nền tảng của phát triển bền vững, truy cập từ https://vietnamfinance.vn/kinh-te-tuan-hoan-nen-tang-cua-phat-trien-ben-vung-20180504224233929.htm
8. Lacy, P., & Rutqvist, J. (2015). Waste to Wealth: The Circular Economy Advantage. Accenture. United Kingdom: Palgrave Macmillan.
9. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Thế Chinh, Trần Văn Ý. (2020). Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, KTTH và phát triển bền vững. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 3, Tập 502 (4/2020), 1-15.
10. Potting, J., Hekkert, M. P., Worrell, E., & Hanemaaijer, A. (2017). Circular economy: measuring innovation in the product chain (No. 2544). PBL Publishers.
11. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Quốc hội ban hành ngày 23/6/2014.
12. Trương Thị Mỹ Nhân. (2019). Kinh nghiệm xây dựng nền KTTH và các điều kiện để chuyển đổi ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 12/2019, 38-41. 
13. UNEP. (2011a). Decoupling natural resource use and environmental impacts from economic growth. A Report of the Working Group on Decoupling to the International Resource Panel. Fischer-Kowalski, M., Swilling, M., von Weizsäcker, E.U., Ren, Y., Moriguchi, Y., Crane, W., Krausmann, F., Eisenmenger, N., Giljum, S., Hennicke, P., Romero Lankao, P., Siriban Manalang, A. UNEP/Earthprint.
14. Yuan, Z., Bi, J., Moriguichi, Y., (2008). The Circular Economy: A New Development Strategy in China. J. Ind. Ecol. 10, 4–8. 


Phạm Ngọc Phong, Nguyễn Thị Ánh Ngọ
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Phân hiệu Vĩnh Long
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
26/04/2024 70 lượt xem
Việc quản lý và phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay nhằm mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả, an toàn, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân loại trong xử lí nợ xấu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
01/04/2024 374 lượt xem
Nghiên cứu phân biệt ba nhóm doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, gồm: Doanh nghiệp không có nợ xấu, doanh nghiệp có nợ xấu còn hoạt động và doanh nghiệp có nợ xấu dừng hoạt động.
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
21/03/2024 1.295 lượt xem
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính.
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
Bộ đệm vốn nghịch chu kì - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III
18/03/2024 534 lượt xem
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) (2010) đã thiết kế Bộ đệm vốn nghịch chu kì (CCyB) với mục tiêu an toàn vĩ mô ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng vượt mức có tính chu kì (được phản ánh qua sự tăng, giảm của chu kì tài chính) tiềm ẩn rủi ro hệ thống đối với khu vực ngân hàng.
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
29/02/2024 1.859 lượt xem
Bài viết đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
19/01/2024 605 lượt xem
Hành vi tiêu dùng của khách hàng trong nghiên cứu này được tiếp cận theo hướng sự ủng hộ của khách hàng, được đo lường bằng 3 chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận và tỉ lệ giữ chân khách hàng. Trên cơ sở kết quả khảo sát từ 238 nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
Tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hiện nay
29/12/2023 850 lượt xem
Tín dụng đầu tư là một hình thức hỗ trợ vốn của Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế thông qua hoạt động cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư.
Đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại từ mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất
Đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại từ mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất
18/12/2023 1.491 lượt xem
Nghiên cứu này với mục đích cung cấp phương pháp đo lường về khả năng thanh toán dựa trên trạng thái vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua mô hình kì tới hạn (The Maturity Model) trong quản lí rủi ro lãi suất.
Giám sát rủi ro biến đổi khí hậu của ngân hàng trung ương các nước châu Âu và gợi ý cho Việt Nam
Giám sát rủi ro biến đổi khí hậu của ngân hàng trung ương các nước châu Âu và gợi ý cho Việt Nam
05/12/2023 1.255 lượt xem
Rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu đã làm phát sinh những rủi ro đáng kể cho sự ổn định tài chính ở mỗi quốc gia.
Tác động tràn của chính sách tiền tệ Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam
Tác động tràn của chính sách tiền tệ Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam
04/12/2023 2.580 lượt xem
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
Các tổ chức tài chính vi mô - Quá trình chuyển đổi tại Việt Nam
Các tổ chức tài chính vi mô - Quá trình chuyển đổi tại Việt Nam
01/12/2023 1.695 lượt xem
Quá trình chuyển đổi của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam là một sự phát triển tất yếu theo quan điểm học thuật và thực tiễn quá trình hoạt động của TCVM trên thế giới.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiền gửi không kì hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiền gửi không kì hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ
30/11/2023 2.279 lượt xem
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ CASA của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Rủi ro đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của nhân viên trong bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại
Rủi ro đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của nhân viên trong bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại
29/11/2023 2.616 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề rủi ro đạo đức và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gây ra rủi ro đạo đức của nhân viên trong bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Khả năng sử dụng dịch vụ tài chính số của người trung niên tại Việt Nam - Cách tiếp cận từ dân trí tài chính
Khả năng sử dụng dịch vụ tài chính số của người trung niên tại Việt Nam - Cách tiếp cận từ dân trí tài chính
28/11/2023 1.822 lượt xem
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của dân trí tài chính dưới góc độ xem xét cả ba yếu tố: Kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính lên khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính số (Digital financial services - DFS) của người trung niên tại Việt Nam.
Hoạt động cho vay của ngân hàng Việt Nam trước ảnh hưởng của thị trường tập trung
Hoạt động cho vay của ngân hàng Việt Nam trước ảnh hưởng của thị trường tập trung
27/11/2023 2.672 lượt xem
Nghiên cứu phân tích tác động của cấu trúc thị trường tập trung đến khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM).
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?