Tuyên Quang: Hiệu quả tín dụng chính sách từ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền
08/12/2023 15:25 1.935 lượt xem
Cuối năm 2022, Tuyên Quang còn 40.522 hộ nghèo, chiếm 18,9% hộ dân toàn tỉnh; dự kiến năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,39%. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm tỉ lệ thiếu hụt việc làm xuống dưới 15%, tạo việc làm cho hơn 15.000 hộ nghèo tại tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu này đang được hiện thực hóa thông qua việc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Tuyên Quang cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn tín dụng chính sách xã hội, đi kèm với những tư vấn, hướng dẫn sinh kế, đảm bảo hộ vay phát huy được hiệu quả đồng vốn, cải thiện đời sống.
 
Cách thị trấn Na Hang chừng 40 km, xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nằm gọn giữa thung lũng được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp, uốn lượn cùng nhiều dòng sông, con suối. Đây là nơi sinh sống của chủ yếu của đồng bào dân tộc Tày, chiếm 97% trong tổng số 1.288 hộ dân trên địa bàn. Dù hộ nghèo chiếm 25,62% và hộ cận nghèo chiếm 16,38%, song, trong lòng những làng, bản của xã vùng III Đà Vị đang ẩn chứa những mạch ngầm cho một sự phát triển mới, khi bản thân những người nghèo nhận thức rõ con đường thoát nghèo không thể khác đó là phát triển kinh tế hàng hóa dựa vào nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.



Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, người dân huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có cơ hội đầu tư phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo
 
Như hộ bà Bàn Thị Hương, thôn Bản Lục, xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang những năm về trước kinh tế gia đình khó khăn vì thiếu vốn sản xuất. Với việc được vay vốn hộ nghèo 100 triệu đồng từ NHCSXH, bà Hương đã đầu tư trồng cây mỡ cũng như chăn nuôi nhỏ. Giờ đây, gia đình bà Hương đã có vốn liếng để thoát nghèo là 3 ha cây mỡ hai năm tuổi đang phát triển xanh tốt. Hơn nữa, con trai bà Hương cũng vừa đi xuất khẩu lao động hồi tháng 8/2023 nhờ nguồn vốn vay xuất khẩu lao động từ NHCSXH và đến tháng 9/2023 đã bắt đầu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng gửi về gia đình. Bà Hương tâm sự, “mình ở nhà chăm chút cây trồng, vật nuôi để sau này có thu nhập trang trải cuộc sống. Cũng mong con đi xuất khẩu lao động về có vốn làm ăn, xây được ngôi nhà mới che mưa, chắn gió, thoát cảnh nghèo khó, có cuộc sống tốt hơn và góp phần cùng xã xây dựng nông thôn mới”. 
 
Hay như đối với ông Nguyễn Đức Ninh, thôn Đông Đa 2, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, nguồn vốn tín dụng chính sách là điểm tựa để gia đình ông có một cuộc sống yên ấm như hôm nay. Ông Ninh cho biết, nếu không có Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua NHCSXH, vợ chồng ông chỉ trông vào làm ruộng thì chẳng thể cho ba người con theo học đại học. Bằng nguồn vốn vay chương trình học sinh, sinh viên, giờ đây, hai người con của ông Ninh đã ra trường, đang làm bác sĩ và công an phục vụ nhân dân Tuyên Quang, người con còn lại hiện là cán bộ ngân hàng ở Hà Nội. “Mình ở nông thôn thì phải chịu khó làm ăn. Ước mơ của gia đình là cho các cháu được đi học, thoát li nông nghiệp, có công ăn việc làm. Nhưng không có Nhà nước hỗ trợ thì khó. Với 4 triệu đồng/tháng NHCSXH cho vay là an tâm cho con đi học đại học rồi”, ông Ninh tâm sự. Hơn nữa, nếu không có hỗ trợ kĩ thuật từ chính quyền, các tổ chức hội cùng những vòng quay vốn ngân hàng cho vay hộ nghèo để đầu tư nuôi trâu từ năm 2019, rồi đến việc được vay vốn sản xuất, kinh doanh vùng khó, gia đình ông Ninh chẳng thể gây dựng và phát triển đàn trâu, bò, dê cho thu nhập mỗi năm cả trăm triệu đồng như hiện tại. Nhờ những chắt chiu làm lụng, chăn nuôi, gia đình ông Ninh cũng đã cất được ngôi nhà mới khang trang yên ổn lúc về già. 
 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đà Vị, huyện Na Hang, Trần Ngọc Lĩnh cho biết, xã Đà Vị có tỉ lệ hộ nghèo cao, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, địa phương đã có nghị quyết tăng thu nhập cho bà con, cùng với các chính sách tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp và thủy sản như trồng cây ăn quả, vườn mẫu theo chương trình nông thôn mới. Một số cây trồng hiệu quả cao đã được trồng thử nghiệm như sâm, cam, bưởi và tới đây sẽ triển khai mở rộng, phát triển các sản phẩm OCOP như bún khô truyền thống của đồng bào Tày, măng khô... “Vốn từ NHCSXH rất tốt cho người dân. Cơ bản khi người dân vay vốn, cán bộ, công chức xã Đà Vị sẽ tư vấn định hướng trồng cây gì, nuôi con gì để bà con sản xuất tốt, có hiệu quả kinh tế”, ông Trần Ngọc Lĩnh chia sẻ. 
 
Vốn tín dụng chính sách cũng đang góp phần đẩy mạnh xuất khẩu lao động địa phương. Ông Lĩnh cho biết, "xuất khẩu lao động không chỉ giúp cải thiện đời sống người dân địa phương, mà quan trọng hơn sau khi trở về họ đã có cái nghề tiếp tục làm tại các khu công nghiệp, công ty nước ngoài, đảm bảo đời sống". Hiện nay, toàn xã Đà Vị có 735 hộ vay vốn với tổng dư nợ cho vay là 40,92 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay các chương trình: Hộ nghèo là 22,06 tỉ đồng; hộ cận nghèo là 6 tỉ đồng; xuất khẩu lao động là 1,5 tỉ đồng; hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn là 4,53 tỉ đồng…
 
Những câu chuyện nỗ lực thoát nghèo của người dân với sự trợ lực của NHCSXH và chính quyền địa phương không chỉ riêng có ở xã Đà Vị. Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định rõ tầm quan trọng trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, thường xuyên quan tâm đến hoạt động của NHCSXH thông qua việc chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho NHCSXH, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Kết quả, đến ngày 30/9/2023, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, huyện ủy thác cho NHCSXH tỉnh, huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là 15,1 tỉ đồng, đạt 96,8% kế hoạch năm 2023, đưa tổng nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang lên 3.977,84 tỉ đồng, trong đó, vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 92,6 tỉ đồng. 


Các hộ nghèo làm thủ tục vay vốn tại NHCSXH huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Cùng với việc chủ động khai thác nguồn vốn Trung ương, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời tham mưu cho Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch cho các huyện, thành phố để tổ chức thực hiện, phối hợp với tổ chức hội nhận ủy thác thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn;  tích cực triển khai thực hiện tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm, đến ngày 30/9/2023, tổng dư nợ của toàn tỉnh Tuyên Quang tăng so với ngày 31/12/2022  gần 260,39 tỉ đồng (+7,01%), đạt 98,5% kế hoạch năm 2023, doanh số cho vay tất cả các chương trình của toàn Chi nhánh đạt hơn 748 tỉ đồng, với 15.175 lượt khách hàng được vay vốn, đồng thời nâng tổng dư nợ vốn vay NHCSXH trong toàn tỉnh đạt 3.973,24 tỉ đồng. Tăng trưởng dư nợ tập trung vào một số chương trình tín dụng như: Cho vay hộ nghèo tăng 129,57 tỉ đồng (+11,91%); cho vay hỗ trợ tạo việc làm tăng 58,53 tỉ đồng (+16,71%); cho vay vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025 tăng 19,83 tỉ đồng (+50,4%); cho vay nhà ở xã hội tăng 21,9 triệu đồng (+48,8%). Dư nợ nguồn vốn địa phương đạt 93,513 triệu đồng, tăng 22,5% so với cùng kì năm 2022 và tăng 121,58% so với ngày 31/12/2022, đạt 99,6% kế hoạch dư nợ.
 
Báo cáo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang cho thấy, mặc dù Chi nhánh đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, huyện ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn nhưng tỉ lệ nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay (chiếm 2,3% tổng nguồn vốn) còn hạn chế so với tỉ lệ nguồn vốn địa phương ủy thác bình quân chung toàn quốc hiện nay (chiếm 10% tổng nguồn vốn). Công tác phối hợp giữa UBND các xã, thị trấn với các ngành có liên quan trong việc hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để đạt hiệu quả cao có nơi còn hạn chế.
 
Một số tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác chưa chủ động thực hiện đầy đủ các nội dung công việc được ủy thác như chưa xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoặc đã xây dựng nhưng không đúng quy định; chất lượng kiểm tra, giám sát còn thấp, mang tính hình thức, tỉ lệ kiểm tra hằng năm chưa đạt theo quy định, một số tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay; một số tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn năng lực còn hạn chế.
 
Trước tình hình đó, để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023 và làm nền tảng phát triển cho những năm tiếp theo, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục bám sát mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, chấp hành nghiêm túc Nghị quyết của HĐQT và Tổng Giám đốc NHCSXH, Nghị quyết của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Tuyên Quang để tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kết luận số 06-KL/TW, Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, Công văn số 625-CV/TU ngày 19/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, văn bản số 3213/UBND-TH ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, Quyết định số 1663/QĐ-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
 
Bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các Phòng giao dịch NHCSXH huyện bám sát các chỉ tiêu tín dụng đã được Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH giao và kế hoạch thu hồi nợ đến hạn để có kế hoạch tổ chức giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, không để tồn đọng vốn; phấn đấu đến ngày 31/12/2023 cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tín dụng Trung ương giao năm 2023. Phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát nhu cầu vay vốn, đẩy mạnh triển khai các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình và kịp thời cho vay đảm bảo đúng quy định. Trong thực hiện cho vay, ưu tiên nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025 để góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương; ưu tiên nguồn vốn cho các Dự án khởi nghiệp của Thành đoàn và đoàn viên thanh niên.
 
Đặc biệt, để đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo, tạo việc làm cho người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo hoàn thành tối thiểu kế hoạch tăng trưởng năm 2023 mà NHCSXH Việt Nam đã giao để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách, đặc biệt, cho vay phục hồi kinh tế khắc phục đại dịch Covid-19 và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang.
 
Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tuyên Quang, bốn tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cần xem xét chỉ đạo các cấp hội trực thuộc mở tài khoản tiền gửi tại NHCSXH, gửi các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, các quỹ hiện đang gửi ở các đơn vị và các tổ chức tín dụng khác vào NHCSXH tỉnh, huyện cùng cấp để tăng cường nguồn lực cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần giải quyết được nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời, giảm cấp bù cho ngân sách nhà nước…

Ngọc Mai (Hà Nội)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
21/12/2024 09:55 56 lượt xem
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40-CT/TW), hàng nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã được vay vốn tín dụng chính sách xã hội phát triển sản xuất, kinh doanh...
Viết tiếp sứ mệnh lịch sử con đường huyền thoại Vietcombank (kỳ 3)
Viết tiếp sứ mệnh lịch sử con đường huyền thoại Vietcombank (kỳ 3)
21/12/2024 08:10 75 lượt xem
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành Ngân hàng vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong 9 tháng đầu năm 2024, Vietcombank đã nỗ lực triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp kinh doanh bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ...
Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường quốc tế
Tiếp sức cho doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường quốc tế
20/12/2024 10:23 95 lượt xem
Với sứ mệnh là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã không ngừng khẳng định vai trò tiên phong trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo động lực cho doanh nghiệp Việt phát triển bền vững và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế...
Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
20/12/2024 07:35 83 lượt xem
Bài viết đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ cho người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài từ năm 2021 - 2023, trong đó có chính sách cho vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho người lao động tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới.
Viết tiếp sứ mệnh lịch sử con đường huyền thoại Vietcombank (kỳ 2)
Viết tiếp sứ mệnh lịch sử con đường huyền thoại Vietcombank (kỳ 2)
19/12/2024 15:10 101 lượt xem
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) luôn áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất, ưu tiên tăng cường đầu tư ngân sách và nguồn nhân lực trình độ cao nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Viết tiếp sứ mệnh lịch sử con đường huyền thoại Vietcombank
Viết tiếp sứ mệnh lịch sử con đường huyền thoại Vietcombank
17/12/2024 17:15 223 lượt xem
Năm 2025 là năm có ý nghĩa lịch sử, một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam: Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 - 03/02/2025), 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)...
Hiệu quả về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Hiệu quả về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
11/12/2024 09:50 398 lượt xem
Những kết quả mà NHCSXH tỉnh Hòa Bình đạt được qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 đã mang đến một bức tranh với gam màu sáng trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
11/12/2024 08:48 415 lượt xem
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, đặc biệt với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
Đảm bảo hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng được an toàn, hiệu quả
Đảm bảo hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng được an toàn, hiệu quả
06/12/2024 10:15 558 lượt xem
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung).
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
Nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
05/12/2024 20:31 417 lượt xem
Theo Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 của Thống đốc NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng, kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng...
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
Nâng cao hiệu quả vốn tín dụng hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
27/11/2024 13:25 748 lượt xem
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng và là xu thế tất yếu của nhiều quốc gia.
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo
Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo
26/11/2024 10:30 757 lượt xem
Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
26/11/2024 08:58 579 lượt xem
Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ
Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ
25/11/2024 14:30 187 lượt xem
Thời gian qua, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu sau bão. Mặc dù các hộ dân bị mất trắng toàn bộ vốn liếng, tài sản nhưng gần như đa số đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức
22/11/2024 08:05 370 lượt xem
Trong những năm qua, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?