Tăng trưởng tín dụng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững tại đồng bằng Sông Cửu Long
11/04/2023 983 lượt xem
Tăng trưởng tín dụng xanh và phát triển bền vững là xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế nhằm bảo vệ môi trường, chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường sống và bảo vệ sức khỏe con người. Đóng góp lớn nhất vẫn là đảm bảo phát triển bền vững và từng bước hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh của nền kinh tế trong nước. Bài viết tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xanh và quản lí các rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng của năm tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng. Từ đó, đánh giá hoạt động tín dụng xanh, đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí tốt hơn các rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay vốn tại ĐBSCL.

Các sản phẩm tín dụng xanh đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế,
hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

1. Định hướng tăng trưởng tín dụng phát triển bền vững

Trong những năm qua, quá trình tăng trưởng kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, còn có những bất cập, thiếu tính bền vững mà điển hình là tăng trưởng theo hướng gia tăng các nguồn lực, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất, có nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường, tình trạng biến đổi khí hậu. Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong vòng hai thập kỉ tới không chỉ là tăng trưởng nhanh như các giai đoạn trước đây mà phải là tăng trưởng xanh và bền vững, hướng tới phát triển kinh tế xanh.

Tín dụng xanh đang là một chiến lược rất phổ biến trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) áp dụng. Chiến lược này giúp các TCTD đảm bảo quá trình phát triển của tổ chức không làm tổn hại đến con người, nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Việc này cũng giúp bảo vệ danh mục tín dụng của các TCTD khỏi những rủi ro kinh doanh và tạo cơ hội tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới thân thiện với môi trường.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội nhấn mạnh các mục tiêu: Bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; trong quá trình phát triển đất nước, luôn quan tâm bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; chú trọng bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ đã xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Theo tinh thần đó, Việt Nam chủ trương kết hợp hài hòa giữa phát triển với bảo vệ môi trường và xã hội, thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh, bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) thúc đẩy cấp tín dụng xanh cho những dự án có mục tiêu rõ ràng về việc bảo vệ môi trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường. Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng; ít nhất 10 - 12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lí rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.

Hoạt động tín dụng xanh của ngành Ngân hàng đang có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Nhiều TCTD đã đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay vốn triển khai các dự án có yếu tố “xanh”. Tại Báo cáo Đánh giá tiến bộ quốc gia giai đoạn 2020 - 2021 của Mạng lưới Tài chính và Ngân hàng bền vững (SBFN), Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2 các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững.

Hoạt động tín dụng xanh tại ĐBSCL thời gian qua chủ yếu tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình, mô hình thuộc lĩnh vực nông nghiệp xanh; nước sạch và vệ sinh môi trường; năng lượng sạch; phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản; mô hình du lịch sinh thái nhà, vườn... hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng xanh của vùng. Hoạt động tín dụng xanh chủ yếu thể hiện qua việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp hay cá nhân thông qua việc đánh giá và quản lí rủi ro của các chương trình, dự án đầu tư, trong đó có rủi ro môi trường. Các sản phẩm tín dụng xanh đã và đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, qua đó giúp cho môi trường được bảo vệ, thúc đẩy tăng trưởng xanh của nền kinh tế.

2. Thực trạng tăng trưởng tín dụng xanh ở ĐBSCL

Kết quả khảo sát tình hình hoạt động tín dụng của ngành Ngân hàng tại năm tỉnh thuộc ĐBSCL bao gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Sóc Trăng cho thấy, tín dụng xanh đã được thúc đẩy phát triển từ năm 2016. Các chính sách và biện pháp hỗ trợ của NHNN nâng cao năng lực tài chính cho các TCTD thực hiện tín dụng xanh, các ngân hàng đã thực hiện lồng ghép các quy định pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành về rủi ro môi trường trong hoạt động của ngân hàng. Một số ngân hàng cũng đã tham gia thực hiện bộ tiêu chuẩn về môi trường - xã hội, yêu cầu các dự án và đối tác vay vốn phải tuân thủ nhằm “xanh hóa” tín dụng. Các khoản vay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sạch (nâng cao chất lượng và an toàn cho sản phẩm nông nghiệp), thích ứng với biến đổi khí hậu; du lịch sinh thái, xây dựng khách sạn; các chương trình tín dụng tạo sinh kế và nâng cao mức sống của người dân; chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Lãi suất giảm từ 0,5 - 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay thông thường.

Giai đoạn 2016 - 2022, dư nợ tín dụng xanh đã tăng từ 3.722 tỉ đồng vào cuối năm 2016 lên 13.131 tỉ đồng vào cuối năm 2021. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh luôn cao hơn so với tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng, tăng trưởng bình quân đạt 30,32%, tương ứng với tăng 1.882 tỉ đồng/năm. Năm 2018 là năm có mức tăng trưởng tín dụng xanh cao nhất với 63,71%, tăng 2.768 tỉ đồng so với năm 2017. (Hình 1)
 
Hình 1: Tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2016 - 2022

 
Nguồn: Báo cáo của NHNN chi nhánh các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2022
 
Năm 2022, dư nợ tín dụng của năm tỉnh khảo sát đạt 286.696 tỉ đồng, cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh phù hợp với chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng dư nợ tín dụng cao nhất, chiếm đến 44,01%, tương ứng với 126.180 tỉ đồng, tiếp đến là lĩnh vực thương mại và dịch vụ (37,93%), công nghiệp và xây dựng (18,06%).

Xét về dư nợ tín dụng xanh, mặc dù có sự tăng trưởng cao qua các năm nhưng quy mô tín dụng xanh vẫn còn thấp so với tổng dư nợ tín dụng (tỉ trọng dư nợ tín dụng xanh chiếm 4,58% tổng dư nợ, tương ứng với 13.131 tỉ đồng). Các khoản vay tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (chiếm 46,57%), lĩnh vực quản lí nước sạch và vệ sinh môi trường bao gồm nguồn vốn Trung ương và địa phương (chiếm 25,53%) (Hình 2), gần đây đang có xu hướng dịch chuyển sang một số lĩnh vực khác như du lịch sinh thái, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (năng lượng điện mặt trời). Đối với các dự án cần vốn lớn thì nguồn vốn tín dụng xanh chủ yếu được hỗ trợ từ hội sở các NHTM thông qua việc đàm phán, kí kết hỗ trợ thực hiện dự án. Ngoài ra, vẫn còn nhiều lĩnh vực quan trọng khác trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như quản lí chất thải chưa được quan tâm đúng mức.
 
Hình 2: Dư nợ tín dụng xanh phân theo lĩnh vực năm 2022
 
 
Nguồn: Báo cáo của NHNN chi nhánh các tỉnh ĐBSCL năm 2022
 
- Rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng tại ĐBSCL

Tại ĐBSCL, các hoạt động kinh tế vẫn còn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ, chưa có những yếu tố hấp dẫn như năng lực kĩ thuật và môi trường đầu tư tốt để thu hút các dự án công nghệ cao. Nhiều địa phương hiện nay vẫn chủ yếu đặt các ưu tiên cho phát triển kinh tế ngắn hạn hơn là mục tiêu dài hạn mang tính bền vững gắn với vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của người dân phần lớn vẫn còn thực hiện theo những phương thức sản xuất truyền thống, mặc dù thời gian gần đây người dân đã ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng mức độ ứng dụng công nghệ cao còn thấp. Thực tại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân gặp rất nhiều rủi ro do yếu tố môi trường, thiên tai, dịch bệnh, giá cả... Điểm yếu nhất vẫn còn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương là chưa có công ty/doanh nghiệp đủ lớn để dẫn dắt thị trường, tập trung sản xuất theo chuẩn an toàn, trong khi hoạt động của mô hình kinh tế tập thể chưa mang lại hiệu quả như kì vọng. Trong khi đó, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp luôn cao hơn so với các lĩnh vực khác nên rủi ro là không thể tránh khỏi.

Thực tế là, có một số dự án không thân thiện, thậm chí có nguy cơ cao đối với môi trường đã được cấp phép đầu tư mà thiếu sự cân nhắc đầy đủ về bảo vệ môi trường. Nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường buộc chính quyền địa phương phải xử lí. Thực tiễn này cho thấy, các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn như: Việc tuân thủ các yêu cầu cao hơn về đảm bảo an toàn môi trường có thể làm giảm tính cạnh tranh, vì khách hàng thường có xu hướng tìm đến những ngân hàng với thủ tục cấp tín dụng cởi mở và đơn giản hơn; nhiều chính sách bảo vệ môi trường đã được ban hành nhưng tính tuân thủ chưa cao. Một số dự án được phê duyệt đầu tư, xem xét rất kĩ mà lại gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, ngay cả nhiều dự án không đạt các quy chuẩn môi trường theo yêu cầu vẫn tiếp tục được phép hoạt động.

Chính sách tín dụng xanh được ban hành đã khuyến khích các NHTM thực hiện cấp tín dụng cho các chương trình, dự án, mô hình thân thiện với môi trường. Chính sách tín dụng xanh ban đầu đã đạt được một số kết quả khá ấn tượng với sự gia tăng đáng kể nguồn vốn vào các chương trình, dự án, mô hình xanh. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất của việc thực hiện chính sách tín dụng xanh là việc thiếu một hệ thống đánh giá đáng tin cậy về các ngành nghề và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường để làm cơ sở phân loại dự án, đặc biệt là khi nhiều ngành gây ô nhiễm cũng đang là những ngành mang lợi nhuận cao cho nhiều địa phương. Đối với những chương trình, dự án, mô hình này không được đánh giá một cách đầy đủ dễ dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Kinh nghiệm tại Mỹ, châu Âu có đưa ra những quy định về trách nhiệm đối với môi trường không chỉ của doanh nghiệp gây ô nhiễm mà còn đối với các bên liên quan khác, trong đó có thể bao gồm cả ngân hàng cho vay đối với các công trình, dự án gây ô nhiễm. Hiện nay, các quy định pháp lí, các chế tài về xử lí ô nhiễm quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, cũng như trong Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm môi trường cũng chỉ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ô nhiễm, chưa có quy định chế tài đối với đơn vị tài trợ hay cho vay các dự án gây ô nhiễm.

Mặc dù tỉ trọng dư nợ tín dụng xanh còn khá thấp trong tổng dư nợ tín dụng nhưng có xu hướng ngày càng tăng và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Đối tượng mà các gói tín dụng xanh hướng tới ngày càng đa dạng, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng xây dựng chiến lược quản lí rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh, xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh, quan tâm dành nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này với lãi suất ưu đãi. Khi ngân hàng tăng cường quản lí rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch hơn. Khi đó, hoạt động tín dụng xanh sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường, tích cực hỗ trợ cộng đồng.

3. Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh

Một là, NHNN tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lí về tín dụng xanh, hướng dẫn quản lí rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD để triển khai thực hiện các nội dung về tín dụng xanh đặt ra tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Nghiên cứu, xây dựng, tích hợp các nội dung nhiệm vụ của NHNN triển khai Kế hoạch hành động thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 (Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu). Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời nghiên cứu xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường; các dự án, chương trình phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hai là, các bộ, ngành liên quan cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng tiêu chí môi trường đối với dự án hoặc hạng mục của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Việc xây dựng danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân phát hành trái phiếu và các bên liên quan để quản lí, điều hành và thực hiện hiệu quả việc cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Ba là, về phía NHTM, cần tiếp tục xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, gắn với mục tiêu xanh gồm năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, vệ sinh nước sạch… Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lí nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước cho các dự án “xanh” nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. Đồng thời, các NHTM cũng cần tăng cường ứng dụng công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tăng tiện ích và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, góp phần phát triển sản phẩm tín dụng xanh; nâng cao năng lực tài chính bằng cách huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế hay các nhà tài trợ nước ngoài. Ngoài ra, các chương trình đào tạo, tập huấn cho nhân viên tín dụng cũng cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực thẩm định, đánh giá và quản lí rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng... Cùng với đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng và vai trò của tăng trưởng xanh; nâng cao ý thức của mọi người trong việc sử dụng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; tuyên truyền về tín dụng xanh tại các hội thảo, hội nghị để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng, từ đó cung cấp thông tin để khách hàng nắm bắt và hiểu rõ hơn về tín dụng xanh cũng như lợi ích của tín dụng xanh.

Tóm lại, với vai trò là nhà cung cấp vốn đầu tư, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong “xanh hóa” dòng vốn đầu tư thông qua việc hướng dòng tiền vào các lĩnh vực sản xuất sạch, hạn chế tối đa đầu tư nguồn vốn vào những dự án gây ảnh hưởng môi trường, tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhiệm vụ thúc đẩy tín dụng xanh sẽ chỉ thành công nếu như có sự thống nhất, song hành cùng “quyết tâm chính trị” của Chính phủ, ngành Ngân hàng, cũng như các bộ, ngành liên quan và chính quyền các địa phương.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Trịnh, Phạm Minh Trí, Nguyễn Quốc Bình (2022). Tăng trưởng tín dụng xanh và hạn chế rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Tín dụng xanh tại Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân viện Vĩnh Long. Trang 57-69.
2. Anh, N.T. (2018). Một số gợi ý về thúc đẩy phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam. Tạp chí Công Thương, 4, 294-297.
3. Hà, N.V., Hà, Đ. N. (2019). Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 211, 74 - 84.
4. Liên, N.T. (2016). Thúc đẩy tín dụng xanh vì sự phát triển bền vững đất nước. Tạp chí Môi trường và Phát triển, 6/2016, 48-49.
5. Mạnh, L.V., Toản, M.T., Bình, T.Đ., Hải, N.T., Hương, N.T. (2022). Khung pháp lí thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tạp chí Môi trường, 01/2022, 45-49.
6. Nguyệt, Đ. T. M., Phương, N.T., Trung, P.T. (2021). Tác động của triển khai tín dụng xanh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, 7, 40-46.
7. Trang, N.T.Đ. (2017). Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - Trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 190, 17-24.
8. Thắm, B.T.H. (2021). Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Tạp chí Công Thương, 3, 118-123.
9. Thủy, T.T., Anh, N.H., Dũng, N.V. (2016). Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của NHTM ở Việt Nam. Trung tâm Con người và thiên nhiên, Hà Nội, Việt Nam.
10. Báo cáo thường niên giai đoạn 2016 - 2022 của NHNN chi nhánh các tỉnh ĐBSCL.
11. Campiglio, E. (2016). Beyond carbon pricing: The role of banking and monetary policy in financing the transition to a low-carbon economy. Ecological Economics, 121, 220-230.
12. Kiernan, P. (2014). Risky Business, The Economist Intelligence Unit.
13. Leaton, J., Ranger, N., Ward, B., Sussams, L. & Brown, M. (2013), Unburnable Carbon 2013: Wasted Capital and Stranded Assets, London: Cacbon Tracker &The Grantham Research Institute, London School of Economics and Political Science.
14. Maylor, H. (2010). Project Management, 4th edition, London: Financial Times Prentice Hall.
15. Wang, e., Liu, x., Wu, j., & Cai, d. (2019). Green Credit, Debt Maturity, and Corporate Investment - Evidence from China. Sustainability, 11, 583.
 
TS. Trần Thanh Long (Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên)
ThS. Trần Trọng Triết (NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang)

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Agribank góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thủy sản Việt Nam
Agribank góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thủy sản Việt Nam
10/05/2023 1.034 lượt xem
Trong những năm qua, ngành thủy sản luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và đạt được những bước phát triển khả quan. Năm 2022, ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng 23,6%, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng vượt bậc, lần đầu tiên vượt mốc 10 tỉ USD. Tuy nhiên, năm 2023, bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát gia tăng và cạnh tranh gay gắt dự báo một năm đầy thách thức với ngành thủy sản.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang: Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh
09/05/2023 776 lượt xem
Với quan điểm: “Đồng hành cùng khách hàng vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là quyền lợi của ngân hàng, ngân hàng chỉ an toàn hoạt động, phát triển khi khách hàng ổn định và phát triển” và mong muốn kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang luôn phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tuyên Quang để đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác phối hợp năm trước và đề ra nhiệm vụ, giải pháp những năm tiếp theo.
Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi tiệm cận với thông lệ quốc tế
Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi tiệm cận với thông lệ quốc tế
05/05/2023 925 lượt xem
Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược phát triển BHTG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2022. Trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tựu đã đạt được, kết hợp quan điểm chỉ đạo đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước...
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh cho vay vốn phát triển kinh tế địa phương
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh cho vay vốn phát triển kinh tế địa phương
01/05/2023 1.148 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng tỉnh Tây Ninh đã có những đóng góp quan trọng giúp dòng vốn tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng không bị gián đoạn, phục vụ hiệu quả quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Bảo mật trong hệ thống ngân hàng trực tuyến
Bảo mật trong hệ thống ngân hàng trực tuyến
28/04/2023 1.685 lượt xem
Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) ứng dụng những công nghệ quan trọng, phổ biến với nhiều tính năng mới được cập nhật liên tục nhằm tạo ra sự thuận tiện cho người dùng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đã cung cấp các ứng dụng trực tuyến về dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, đi kèm với nó là rủi ro đối với ngân hàng và khách hàng vì sự đổi mới mà công nghệ có thể mang lại những lỗ hổng bảo mật.
Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
25/04/2023 1.054 lượt xem
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: Đất liền và hải đảo. Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên là 1.982,56 km2, dân số 1.197.318 người, 322.698 hộ dân; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 là 6.589 hộ, chiếm tỉ lệ 2,04% tổng số hộ dân, trong đó, hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 1.278 hộ, chiếm 0,4%; hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia 1.533 hộ, chiếm 0,48%; hộ nghèo theo chuẩn tỉnh 3.778 hộ, chiếm 1,17%.
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia
Tối ưu hóa nguồn lực hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia
24/04/2023 622 lượt xem
Cùng với các chính sách tổng thể thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững, chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện là một cấu phần quan trọng trong các CTMTQG.
Agribank điểm tựa vững chắc cho nông nghiệp Việt Nam
Agribank điểm tựa vững chắc cho nông nghiệp Việt Nam
24/04/2023 512 lượt xem
Tính đến nay, tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đạt trên 1,89 triệu tỉ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỉ đồng. Do đó, Agribank luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank, gần 70% tổng dư nợ cho vay của Agribank là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dư nợ tín dụng “Tam nông” tại Việt Nam.
Ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp
Ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp
19/04/2023 780 lượt xem
Thực tế, không ít người dân do hạn chế hiểu biết về pháp luật đã sẵn sàng cho thuê, mượn, sử dụng trái phép danh tính và các giấy tờ tùy thân. Từ đó, cho phép các đối tượng xấu dễ dàng mở tài khoản ví điện tử, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử để thực hiện hành vi phạm tội, lẩn tránh các biện pháp xác minh, xác thực của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Tập trung vốn ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tập trung vốn ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
06/04/2023 982 lượt xem
Để tạo đột phá mới cho nền kinh tế của 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong liên kết triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
Cần tối ưu hóa một chính sách tín dụng nhân văn
Cần tối ưu hóa một chính sách tín dụng nhân văn
06/04/2023 737 lượt xem
Cùng với các chương trình thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lí nhà ở xã hội, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã góp phần giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp gặp khó khăn về chỗ ở, đồng thời, trực tiếp và gián tiếp đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng cấu trúc không gian xã hội, tạo ra xương sống cho sự thịnh vượng kinh tế và ổn định xã hội.
Tiến tới làm sạch dữ liệu khách hàng, ngăn ngừa các hành vi phạm tội trong mở và sử dụng tài khoản ngân hàng
Tiến tới làm sạch dữ liệu khách hàng, ngăn ngừa các hành vi phạm tội trong mở và sử dụng tài khoản ngân hàng
05/04/2023 1.212 lượt xem
Hoạt động làm sạch dữ liệu khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo, cho thuê mượn tài khoản ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, ngăn ngừa tội phạm gian lận, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm của Chính phủ
Hệ thống ngân hàng tỉnh Quảng Nam quyết liệt triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm của Chính phủ
05/04/2023 713 lượt xem
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển khởi sắc, tăng trưởng hầu hết trên tất cả các lĩnh vực.
Theo chân cán bộ tín dụng Agribank trên những địa bàn vùng cao
Theo chân cán bộ tín dụng Agribank trên những địa bàn vùng cao
05/04/2023 497 lượt xem
Xuất phát từ cái tâm với nghề, thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn cùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đã tạo động lực để những cán bộ tín dụng Agribank quyết tâm bám địa bàn, đưa nguồn vốn ưu đãi về thôn, bản, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mối quan hệ giữa thẩm định tín dụng và hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mối quan hệ giữa thẩm định tín dụng và hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam
31/03/2023 1.292 lượt xem
Ngành Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp tín dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế (Owino, 2013). Sự thành công của các NHTM phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả của hệ thống quản lí tín dụng vì hoạt động này tạo ra phần lớn thu nhập từ tiền lãi thu được (Njeru và cộng sự 2016).
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.070

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.750

56.700

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,270 23,640 24,575 25,951 28,261 29,466 163.78 173.39
BIDV 23,320 23,620 24,752 25,940 28,372 29,619 164.31 173.07
VietinBank 23,235 23,655 24,821 25,956 28,606 29,616 164.85 172.8
Agribank 23,270 23,635 24,830 25,832 28,510 29,336 165.92 172.71
Eximbank 23,250 23,630 24,854 25,531 28,548 29,326 165.67 170.18
ACB 23,200 23,700 24,861 25,488 28,689 29,295 165.51 169.86
Sacombank 23,280 23,685 25,018 25,532 28,788 29,304 166.23 171.78
Techcombank 23,310 23,655 24,609 25,935 28,217 29,502 161.45 173.73
LPBank 23,300 23,900 24,794 26,122 28,725 29,665 164.18 175.63
DongA Bank 23,330 23,660 24,880 25,550 28,610 29,320 163.5 170.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?