Tác động của Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đến mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam và một số kiến nghị
06/03/2023 2.593 lượt xem
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, trong đó, nổi bật là việc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trên thế giới cùng sự tích cực khi tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Các hiệp định này đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế của nước ta, thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một môi trường giao thương buôn bán năng động cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài tác động về mặt kinh tế, hàng loạt các lĩnh vực có sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật cũng chịu sự tác động, trong đó, có lĩnh vực pháp luật về kinh tế tập thể. Từ đó, việc hoàn thiện pháp luật về kinh tế tập thể đã được đặt ra nhằm hướng đến sự phù hợp và tương thích trong quy định của các hiệp định. Xuất phát từ nhu cầu này, bài viết phân tích những tác động của FTA thế hệ mới đến pháp luật về kinh tế tập thể, từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.
 
Từ khóa: Kinh tế tập thể, hợp tác xã, FTA thế hệ mới.
 
IMPACT OF THE NEW GENERATION FREE TRADE AGREEMENTS ON THE COLLECTIVE ECONOMY IN VIETNAM AND RECOMMENDATIONS
 
Abstract: In the context of deepening international integration, Vietnam has got many important achievements in economic development, notably promoting cooperation with countries around the world and actively participating in new-generation free trade agreements. These agreements have strongly impacted our country’s economy, promoted and expanded export markets, created a dynamic trading environment as well as attracted foreign investment. In addition to the economic impact, a series of areas governed by the legal system are also affected, including the legal field of collective economy. Since then, the improvement of the law on the collective economy has been set towards the conformity and compatibility in the provisions of the agreements. Stemming from this need, the article analyzes the impacts of the new generation free trade agreement on the law on the collective economy, thereby, offering some proposals.
 
Keywords: Collective economy, cooperatives, new generation free trade agreements.
 
1. Đặt vấn đề
 
Thuật ngữ FTA thế hệ mới sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu, rộng, toàn diện hơn các FTA thương mại truyền thống1. Việt Nam nhận định rằng mục tiêu chính khi gia nhập các FTA nói chung và FTA thế hệ mới nói riêng là giảm bớt các rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước và nâng cao vị trí, quyền lợi của Việt Nam đối với các đối tác FTA2. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đề ra, Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh định hướng phát triển các chính sách và cả hệ thống pháp luật để phù hợp cho việc hội nhập các chính sách của các FTA đã kí kết. Việc điều chỉnh, thay đổi đó bao gồm cả pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã. Bởi lẽ, thành phần kinh tế tập thể hay các hợp tác xã là một trong những yếu tố chính đóng góp lượng sản phẩm, hàng hóa rất lớn cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia.
 
2. Đặc trưng, xu hướng phát triển và tác động của các FTA thế hệ mới đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã Việt Nam 
 
2.1. Đặc trưng của các FTA thế hệ mới
 
FTA thế hệ mới được đánh giá là đã mở rộng hơn và tác động đến thể chế, chính sách pháp luật của quốc gia ở phạm vi lớn hơn các FTA truyền thống với mức độ cam kết sâu hơn, bao hàm những yêu cầu thực thi cao hơn. Nhìn chung, các FTA thế hệ mới sẽ mang những đặc trưng của FTA truyền thống bên cạnh những đặc trưng riêng biệt. Các đặc trưng của các FTA thế hệ mới bao gồm:
 
Thứ nhất, phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới. Có thể đánh giá rằng, các FTA thế hệ mới có phạm vi cam kết rộng, gồm gần như toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà không có sự loại trừ. Nghĩa là, các FTA thế hệ mới là các hiệp định mang tính toàn diện, không có sự bó hẹp trong các lĩnh vực như các FTA truyền thống. Nếu trước đây, các FTA truyền thống thường có nội dung quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, danh mục hàng hóa được cắt giảm thuế quan và lộ trình cắt giảm thuế quan, các hoạt động giao dịch chủ yếu dựa trên hàng hóa hữu hình, thì các FTA thế hệ mới có đối tượng là ngoài các hoạt động giao dịch còn bao gồm sản phẩm, dịch vụ hàng hóa phi vật thể; nội dung kí kết đa dạng liên quan đến thương mại như đấu thầu, sở hữu trí tuệ, môi trường, cạnh tranh… Mục đích là tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho các quốc gia thành viên của FTA thế hệ mới.
 
Thứ hai, mức độ cam kết sâu về tự do hóa thương mại. Các cam kết về thuế xuất, nhập khẩu thường là nội dung quan trọng và được các bên thành viên tham gia vào FTA tập trung đàm phán. Thông thường, các bên đàm phán việc xóa bỏ hàng rào thuế quan thương mại, nghĩa là khi các bên chấp nhận tham gia FTA thế hệ mới cần điều chỉnh các chính sách, quy định về thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa tự do luân chuyển trong phạm vi các quốc gia thành viên của FTA đó3.
 
Thứ ba, cơ chế giám sát và thực thi của các FTA thế hệ mới cao hơn, chặt chẽ hơn. Các FTA thế hệ mới hiện nay thường có các quy định cho phép các bên tạm ngừng thực hiện hoạt động nhập khẩu, ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có sự gian lận trong xuất xứ hoặc quốc gia xuất khẩu không hợp tác trong việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm xuất khẩu. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên của FTA thế hệ mới cần phải có các quy định để các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hàng hóa xuất khẩu phải chuẩn bị kĩ lưỡng, minh bạch, rõ ràng.
 
2.2. Xu hướng phát triển của kinh tế tập thể, hợp tác xã dưới sự tác động của các FTA thế hệ mới
 
Thứ nhất, thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã sẽ tiếp tục phát triển nhanh và mạnh, liên tục củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Trong thời gian qua, số lượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng, các loại hình, lĩnh vực hoạt động cũng ngày càng đa dạng hơn nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, các hợp tác xã ngày càng ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh của địa phương, của vùng miền, do đó, sản phẩm sản xuất ra có khả năng truy xuất nguồn gốc, giá trị thương hiệu tăng. Ngoài ra, các hợp tác xã ngày càng có xu hướng liên kết lại với nhau để cùng thực hiện những chuỗi sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian.
 
Thứ hai, các hợp tác xã từng bước hội nhập quốc tế và tận dụng tốt hơn những ưu đãi mà FTA thế hệ mới mang lại nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Cho đến hiện tại, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã và đang tích cực tham gia trồng trọt để xuất khẩu nông sản hay sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) cùng một số mặt hàng chất lượng cao khác. Các sản phẩm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mang chất lượng được cải thiện ngày càng tốt hơn, dần đáp ứng được những yêu cầu, điều kiện của các thị trường khác nhau, kể cả các thị trường khó tính trên thế giới. Chính vì vậy, sẽ ngày càng nhiều hợp tác xã Việt Nam đáp ứng điều kiện và có thể xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.
 
Thứ ba, các hợp tác xã sẽ có xu hướng gia tăng chất lượng thay vì số lượng, tăng quy mô và phát huy lợi thế về quy mô để tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế. Củng cố và phát triển hợp tác xã có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần xây dựng khu vực kinh tế tập thể, nâng cao vị thế của kinh tế tập trung trên thị trường trong nước và quốc tế. Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam đã hình thành và phát triển gần 70 năm, trải qua các thời kì phát triển, đến giai đoạn 2002 - 2021, kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có bước phát triển vượt bậc về số lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng được các giá trị, nguyên tắc hoạt động và vai trò của mình để phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa4.
 
Thứ tư, hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của các hợp tác xã trên thị trường quốc tế. Trong tương lai, các hoạt động hợp tác quốc tế sẽ được Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố chú trọng tổ chức, thực hiện để nâng cao năng lực cho các hợp tác xã, hệ thống liên minh hợp tác xã các cấp; thúc đẩy các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh, xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã chăn nuôi; hỗ trợ các nhóm yếu thế… Ngoài ra, để có thể thực hiện tốt các hoạt động nêu trên, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã chú trọng phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các tổ chức thành viên của Liên hợp quốc như: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB); các tổ chức hợp tác phát triển của các quốc gia khác như Hà Lan, Đức, Nhật Bản… để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm5.
 
Thứ năm, các quốc gia sẽ có những chính sách thông qua việc tận dụng mô hình liên minh hợp tác xã, hợp tác xã để trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA thế hệ mới. Khi gia nhập vào các FTA thế hệ mới, các quốc gia thành viên cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc liên quan đến vấn đề cấm trợ giá hàng xuất khẩu nên sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho các đơn vị hợp tác xã xuất khẩu, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam sẽ học hỏi cách hỗ trợ gián tiếp của các quốc gia tiến bộ trên thế giới như hỗ trợ đào tạo, đầu tư máy móc, trang thiết bị hay các chính sách về ưu đãi thuế…
 
3. Tác động của các FTA thế hệ mới đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Việt Nam
 
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh thị trường gay gắt như hiện nay, kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã cùng các thành phần kinh tế khác đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới bằng các FTA mà Việt Nam là thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia kí kết và là thành viên của một số FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), FTA Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN - EAEU FTA)6… Các FTA này mang lại những cơ hội, tạo đà tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động cho nền kinh tế Việt Nam và thành phần kinh tế tập thể, bên cạnh đó cũng đem đến những khó khăn, thách thức buộc Việt Nam phải đối mặt và đưa ra các giải pháp để khắc phục.
 
Bàn về những cơ hội mà các FTA thế hệ mới mang lại cho khu vực kinh tế tập thể và hợp tác xã, đầu tiên phải kể đến rằng, khi Việt Nam là thành viên của các FTA thế hệ mới thì nước ta có thể mở rộng và tiếp cận với các thị trường rộng lớn hơn ra khu vực và toàn thế giới. Việc tham gia vào các FTA nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng, khi các hiệp định này có hiệu lực, các rào cản thuế quan và thương mại giữa các nước với Việt Nam được giảm và rút ngắn, tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, từ đó có thể mở rộng thị trường ra quốc tế. Đơn cử như EVFTA đã tác động giúp rào cản hàng hóa giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu  (EU) giảm khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các hợp tác xã muốn xuất khẩu sản phẩm qua EU phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, từ đó có thể tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế7.
 
Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã còn có khả năng tăng cường hội nhập, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa tiệm cận gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Bước qua rào cản thuế quan không đồng nghĩa là sản phẩm từ Việt Nam sẽ được gia nhập vào thị trường của các quốc gia trên thế giới, bởi các FTA thế hệ mới thường quy định những yêu cầu xuất xứ của hàng hóa vô cùng chặt chẽ. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất trực tiếp nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, đặc biệt là các hợp tác xã trong lĩnh vực này hoàn thiện sản phẩm thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu, từ đó giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nhưng tăng tỉ lệ nội địa hóa cho hàng xuất khẩu8
 
Tuy nhiên, những thuận lợi trên kéo theo cho nền kinh tế Việt Nam bao gồm cả thành phần kinh tế tập trung, hợp tác xã một số khó khăn, thách thức nhất định. Cụ thể: 
 
Thứ nhất, áp lực cạnh tranh khi gia nhập thị trường quốc tế. Việc gia nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam có nhiều cơ hội do toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế mang lại như mở rộng thị trường ra quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ. Với sự thuận lợi về địa vị kinh tế, chính trị, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực giá rẻ, Việt Nam có nhiều lợi thế cho việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng liên quan đến nông sản, dệt may, giày dép, điện tử, nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những lĩnh vực này lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thế giới và Việt Nam vẫn gặp hạn chế trong việc áp dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất nên chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh với đối thủ khác vẫn còn ở vị trí thấp. Ngoài ra, đa số các hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay thường được phát triển ở khu vực nông thôn, cơ sở vật chất còn lạc hậu, trình độ cán bộ quản lí còn hạn chế nên dẫn đến khó cạnh tranh với các cơ sở kinh doanh khác trong điều kiện kinh tế thị trường nội địa thông thường. Chính vì vậy, nếu mang kinh tế hợp tác xã so với thị trường quốc tế thì năng lực cạnh tranh sẽ càng chênh lệch. Trước thực tế này, Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển dành cho khu vực kinh tế tập trung, hợp tác xã, các chính sách hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại dành cho hợp tác xã và đặc biệt là các hợp tác xã ở nông thôn.
 
Thứ hai, khó khăn trong công tác quản lí nguồn lực, tài chính. Mặc dù Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi phát triển cho khu vực kinh tế tập thể, cho mô hình hợp tác xã nhưng các chính sách này khi triển khai thực hiện trên thực tế còn chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Nguồn lực phân bổ còn tồn tại các hạn chế, việc tháo gỡ các khó khăn về vốn, cơ sở hạ tầng để xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất chế biến còn thiếu quy hoạch, chưa được giải quyết kịp thời và triệt để. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lí hợp tác xã mặc dù luôn được đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, nhưng thực tế, năng lực giữa mỗi cá nhân chưa đồng đều, thậm chí vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế. Điều này kéo theo công tác quản trị - điều hành sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, việc tiếp cận các nguồn thông tin, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước còn bất cập.
 
Thứ ba, khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Yêu cầu về các quy tắc xuất xứ, chất lượng chặt chẽ trong các FTA thế hệ mới luôn là thách thức lớn đặt ra cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi gia nhập. Để đạt được những điều kiện, quy định này một cách đầy đủ thì đòi hỏi các cơ sở sản xuất Việt Nam cần tập trung vào các kĩ thuật phức tạp, chất lượng nguyên liệu đầu vào của sản phẩm, yêu cầu các ngành sản xuất cần phải đầu tư phát triển nguyên phụ liệu đầu vào và cả ở các khâu gia công, sản xuất, thiết kế… Tuy nhiên, đa số các hợp tác xã Việt Nam được thành lập ở vùng ngoại thành hoặc nông thôn nên hàng hóa sản xuất ra có năng suất còn thấp, công nghệ sản xuất chưa cao kéo theo chất lượng hàng hóa không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, yếu tố môi trường và điều kiện lao động cũng góp một phần không nhỏ trong việc tạo nên chất lượng cho hàng hóa xuất khẩu của hợp tác xã. Những thực trạng này đòi hỏi Việt Nam cần điều chỉnh những chính sách, luật pháp liên quan đến môi trường, điều kiện sản xuất của hợp tác xã để khắc phục những bất cập hiện tại, bảo vệ môi trường khi sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
 
4. Pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã trong bối cảnh tác động của các FTA thế hệ mới và một số đề xuất hoàn thiện 
 
Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào các FTA thế hệ mới dẫn đến vấn đề hoàn thiện pháp luật được đặt ra với mục tiêu tạo sự tương thích, phù hợp với các nội dung của các FTA thế hệ mới, trong đó, có các nội dung về khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Hiện nay, các quy định pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012. Tuy nhiên, trải qua gần 10 năm thi hành, bên cạnh những tác động tích cực đến tổ chức và hoạt động của hợp tác xã thì một số tồn tại, hạn chế đã được bộc lộ, cấp thiết phải sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn9, đặc biệt là trong giai đoạn gia nhập thị trường quốc tế của nước ta cùng quá trình kí kết các FTA thế hệ mới. Chính vì vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi (Dự thảo) đã được đề ra với mục đích hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh những sửa đổi phù hợp và được đánh giá cao thì vẫn còn một số quy định chưa phù hợp, thiếu các nội dung điều chỉnh để thích ứng với sự tham gia các FTA thế hệ mới. Cụ thể:
 
Thứ nhất, Dự thảo đã mở rộng đối tượng điều chỉnh, ngoài hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Dự thảo đã bổ sung hai đối tượng là tổ hợp tác và liên đoàn hợp tác xã, trong đó, các nội dung về liên đoàn hợp tác xã được xem là quy định mới của Dự thảo đáp ứng tình hình thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập các FTA thế hệ mới. Theo đó, liên đoàn hợp tác xã là tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân, có quy mô cấp vùng, cấp quốc gia hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nhất định, do ít nhất 05 thành viên sáng lập là liên hiệp hợp tác xã hoặc hợp tác xã tự nguyện thành lập hoặc được thành lập theo quy định của pháp luật (khoản 13 Điều 4 Dự thảo). Có thể thấy rằng, phạm vi hoạt động của liên đoàn hợp tác xã hướng đến việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và năng lực xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu thành viên, đồng thời hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thành viên của mình. Dự thảo cũng đã quy định điều kiện của thành viên liên đoàn hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ của liên đoàn hợp tác xã lần lượt tại Điều 84, Điều 85 của Dự thảo. Tuy nhiên, các quy định này còn khá chung chung, dẫn đến khó khăn khi áp dụng các điều luật này trên thực tế. Do đó, đề xuất Dự thảo cần quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của liên đoàn hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ của thành viên liên đoàn hợp tác xã bên cạnh quyền và nghĩa vụ của liên đoàn hợp tác xã; có quy định chi tiết về việc thành lập doanh nghiệp hoặc liên kết với các tổ chức kinh tế khác để hình thành các chuỗi phát triển - tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ khép kín, phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh phục vụ mục tiêu phát triền bền vững hay cách thức, quy trình về việc huy động nguồn lực hợp pháp trong nước và nước ngoài phục vụ hoạt động của liên đoàn hợp tác xã (khoản 7 Điều 85 Dự thảo).
 
Thứ hai, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (thành lập, đăng kí và giải thể các tổ chức kinh tế hợp tác10). Dự thảo đã quy định cụ thể về thủ tục đăng kí hợp tác xã, trong đó, bổ sung mới quy định về đăng kí điện tử. Tại khoản 3, khoản 4 Điều 25 Dự thảo thì các hợp tác xã được quyền đăng kí thành lập qua môi trường điện tử. Đó là việc người thành lập nộp hồ sơ đăng kí qua mạng trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng kí kinh doanh. Dự thảo cũng đã công nhận giá trị pháp lí của hồ sơ đăng kí điện tử là tương đương với hồ sơ bằng bản giấy. Thủ tục đăng kí thành lập đã được đơn giản hơn trước bằng việc công nhận hình thức đăng kí điện tử. Tuy nhiên, đối với thủ tục giải thể hợp tác xã thì việc thực hiện giải thể điện tử chưa được quy định. Cụ thể, tại khoản 6 Điều 91 Dự thảo chỉ quy định, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đăng kí kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của hợp tác xã. Do vậy, để tạo thuận lợi cho các hợp tác xã khi thực hiện thủ tục giải thể, thì Dự thảo nên cân nhắc bổ sung quy định về thủ tục giải thể hợp tác xã thông qua môi trường điện tử.
 
Thứ ba, bổ sung những quy định về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tại điểm b khoản 5 Điều 19 Dự thảo đã đề ra chính sách về chuyển đổi số trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Theo đó, Nhà nước xây dựng các chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế hợp tác chuyển đổi số trong sản xuất, quản trị sản xuất và lưu thông sản phẩm thông qua xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp thiết bị đầu cuối và các phần mềm, ứng dụng dùng chung. Có thể thấy rằng, chuyển đổi số là xu hướng chung và tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, giúp tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh. Đối với hoạt động của hợp tác xã cũng không ngoại lệ, đặc biệt là khi các FTA thế hệ mới đang dần rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Nếu kinh tế tập thể, hợp tác xã không có chính sách chuyển đổi số phù hợp và kịp thời thì tất yếu nước ta sẽ bị lạc hậu nhanh chóng. Do vậy, việc Dự thảo quy định về chính sách chuyển đổi số cho các hợp tác xã được đánh giá là kịp thời. Tuy nhiên, Dự thảo cần quy định cụ thể hơn nữa về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nền tảng số cũng như vấn đề bảo mật thông tin. Ngoài ra, Dự thảo cũng cần có các quy định liên quan đến nâng cao, tạo điều kiện cho thành viên trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể bên cạnh các chính sách chung cho cả khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Có như vậy, quá trình chuyển đổi số trong hoạt động của hợp tác xã mới thực sự toàn diện và hiệu quả. 
 
5. Kết luận
 
Hợp tác xã được đánh giá là một trong những mô hình ưu việt tại các quốc gia khi tham gia vào các FTA thế hệ mới. Ở Việt Nam, khu vực kinh tế tập thể, mô hình hợp tác xã đang tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh các FTA thế hệ mới đang tác động mạnh mẽ. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho Nhà nước là rất lớn khi phải khắc phục những khó khăn mà khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đang phải đối mặt. Một trong những giải pháp được đưa ra chính là hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như khung pháp lí về hợp tác xã. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012 là cấp thiết để đáp ứng các điều kiện tất yếu trong bối cảnh hiện nay.
 

1 Trung tâm WTO, “Các FTA thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam”, https://trungtamwto.vn/an-pham/15709-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-vietnam, truy cập ngày 03/12/2022.
2 Thủy Trần, "Các FTA thế hệ mới tạo thuận lợi phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh”, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta-the-he-moi-tao-thuan-loi-phat-trien-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh.html, truy cập ngày 03/12/2022.
3 Tạp chí Tài chính, “Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi các FTA thế hệ mới”,  https://tapchitaichinh.vn/cam-ket-ve-thue-xuat-nhap-khau-trong-thuc-thi-cac-fta-the-he-moi.html, truy cập ngày 04/12/2022.
4 Nguyễn Xuân Phúc, “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan”, https://special.nhandan.vn/phat-trien-kinh-te-HTX-la-tat-yeu-khach-quan/index.html, truy cập ngày 05/12/2022.
5 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, “Hợp tác quốc tế của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017”, https://vca.org.vn/hop-tac-quoc-te-cua-he-thong-lien-minh-htx-viet-nam-trong-giai-doan-2013-2017-a80.html, truy cập ngày 05/12/2022.
6 Trang Thông tin điện tử Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, “Thực thi các FTA thế hệ mới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, https://vass.gov.vn/hoi-nghi-hoi-thao/Thuc-thi-cac-FTA-the-he-moi-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-Viet-Nam, truy cập ngày 05/12/2022.
7 Trang tin điện tử Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, “Hiệp định EVFTA và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam”, http://quatest3.com.vn/hiep-dinh-evfta-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam, truy cập ngày 07/12/2022. 
8 Báo điện tử VTV, “Mở rộng thị trường từ các FTA”, https://vtv.vn/kinh-te/mo-rong-thi-truong-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta-20221128112109947.htm, truy cập ngày 07/12/2022.
9 Lê Anh, “Sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã 2012”, https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-tuc.aspx?ItemID=69661&CategoryId=0, truy cập ngày 07/12/2022.
10 Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi đã bổ sung thuật ngữ Các tổ chức kinh tế hợp tác. Theo đó, các tổ chức kinh tế hợp tác bao gồm tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên đoàn hợp tác. Vì đây là nội dung mới của Dự thảo, nên trong bài viết, tác giả vẫn sử dụng thuật ngữ hợp tác xã.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Luật Hợp tác xã năm 2012;
2. Dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác;
3. Lê Anh, “Sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã năm 2012”, https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin tuc.aspx?ItemID=69661&CategoryId=0, truy cập ngày 07/12/2022.
4. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, (2019) “Hợp tác quốc tế của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017”, https://vca.org.vn/hop-tac-quoc-te-cua-he-thong-lien-minh-htx-viet-nam-trong-giai-doan-2013-2017-a80.html, truy cập ngày 05/12/2022.
5. Nguyễn Xuân Phúc, “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan”, https://special.nhandan.vn/phat-trien-kinh-te-HTX-la-tat-yeu-khach-quan/index.html, truy cập ngày 05/12/2022.
6. Thủy Trần, “Các FTA thế hệ mới tạo thuận lợi phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh”, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta-the-he-moi-tao-thuan-loi-phat-trien-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh.html, truy cập ngày 03/12/2022.
7. Trung tâm WTO, “Các FTA thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam”, https://trungtamwto.vn/an-pham/15709-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam, truy cập ngày 03/12/2022.
8. Tạp chí Tài chính, “Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi các FTA thế hệ mới”,  https://tapchitaichinh.vn/cam-ket-ve-thue-xuat-nhap-khau-trong-thuc-thi-cac-fta-the-he-moi.html, truy cập ngày 04/12/2022.
9. Trang Thông tin điện tử Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, “Thực thi các FTA thế hệ mới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, https://vass.gov.vn/hoi-nghi-hoi-thao/Thuc-thi-cac-FTA-the-he-moi-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-Viet-Nam, truy cập ngày 05/12/2022.
10. Trang tin điện tử Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, “Hiệp định EVFTA và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam”, http://quatest3.com.vn/hiep-dinh-evfta-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam, truy cập ngày 07/12/2022. 
11. Báo điện tử VTV (2022), “Mở rộng thị trường từ các FTA”, https://vtv.vn/kinh-te/mo-rong-thi-truong-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-fta-20221128112109947.htm, truy cập ngày 07/12/2022.

ThS. Trần Linh Huân, Nguyễn Phạm Thanh Hoa, Nguyễn Phạm Hải Phượng
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Ổn định tài chính trong bối cảnh lạm phát và rủi ro địa chính trị tăng cao
Ổn định tài chính trong bối cảnh lạm phát và rủi ro địa chính trị tăng cao
23/05/2023 638 lượt xem
Báo cáo cập nhật về ổn định tài chính toàn cầu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đánh giá tình hình tài chính hiện nay trong bối cảnh lạm phát và rủi ro địa chính trị leo thang.
Khó khăn và thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ hiện nay
Khó khăn và thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ hiện nay
22/05/2023 746 lượt xem
Có thể nói, công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức; đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải rất linh hoạt, chủ động thích ứng, kịp thời tham mưu để đề xuất các giải pháp điều hành nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau khi chịu tác động nghiêm trọng và nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu ưu tiên hàng đầu đã được luật hóa trong Luật NHNN là kiểm soát lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tiếp lửa cho đà cải thiện môi trường kinh doanh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: "Tiếp lửa" cho đà cải thiện môi trường kinh doanh
16/05/2023 885 lượt xem
Với vai trò huyết mạch tiền tệ và thanh toán của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) luôn đi đầu trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia theo định hướng của Chính phủ với 3 trọng tâm đột phá: (i) Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; (ii) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm duy trì chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng, nâng cao độ phủ thông tin tín dụng; (iii) Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh
Điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh
11/05/2023 1.124 lượt xem
Thời gian qua, kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến kém tích cực do hậu quả của đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị, rủi ro bất ổn gia tăng, xung đột Nga - Ukraine chưa thể kết thúc. Lạm phát vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia khiến ngân hàng trung ương (NHTW) các nước giữ lãi suất điều hành ở mức cao và tiếp tục có xu hướng tăng.
Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí - Thực trạng và một số khuyến nghị hoàn thiện
Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí - Thực trạng và một số khuyến nghị hoàn thiện
03/05/2023 1.551 lượt xem
Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động cần thiết bởi điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo sự bình đẳng, trung thực và lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, khung pháp lí điều chỉnh về vấn đề này chưa thật sự đầy đủ, thống nhất, do đó đã ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.
Kinh tế Việt Nam khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và một số định hướng hoàn thiện
Kinh tế Việt Nam khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và một số định hướng hoàn thiện
02/05/2023 2.213 lượt xem
Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế thế giới, việc tích cực đẩy mạnh tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào “sân chơi” mới, đưa những sản phẩm của Việt Nam đến gần hơn với thị trường thế giới.
Dự báo lạm phát Việt Nam và một số kiến nghị
Dự báo lạm phát Việt Nam và một số kiến nghị
28/04/2023 2.337 lượt xem
Năm 2022, lạm phát Việt Nam tăng 3,15% so với bình quân năm 2021, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội đề ra, nhưng vẫn cao hơn mức lạm phát bình quân 5 năm giai đoạn 2017 - 2021 (2,98%). Trong đó, một số nhóm hàng có mức tăng rất cao so với mức tăng bình quân 5 năm như giao thông, đồ uống, thiết bị đồ dùng gia đình, văn hóa giải trí; một số nhóm hàng giảm giá mạnh, chủ yếu là nhóm hàng thuộc quản lí của Nhà nước như y tế, giáo dục
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
18/04/2023 1.756 lượt xem
Năm 2023, Việt Nam có được những thuận lợi cơ bản từ đà phục hồi kinh tế ấn tượng của năm 2022. Đến nay, Việt Nam có nền kinh tế lớn thứ tư ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong Top 20 của thế giới (đạt gần 740 tỉ USD), là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới.
Phát hành cam kết bảo lãnh ngân hàng theo ISP98
Phát hành cam kết bảo lãnh ngân hàng theo ISP98
11/04/2023 2.193 lượt xem
Bảo lãnh ngân hàng là một sản phẩm tài chính có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Cùng với bảo lãnh độc lập (demand guarantee), thư tín dụng dự phòng (standby letter of credit) là một hình thức bảo lãnh ngân hàng được sử dụng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi có đối tác đến từ Hoa Kì.
Tín dụng xanh tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Tín dụng xanh tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
30/03/2023 4.882 lượt xem
Là một trong những trụ cột chính của hệ thống tài chính xanh, tín dụng xanh đang là chủ đề được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Mô hình tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường và khí hậu. Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng xanh cũng đã được triển khai thực hiện trong những năm gần đây và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao.
Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
30/03/2023 2.767 lượt xem
Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 1813). Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1813, hoạt động TTKDTM đã đạt được những kết quả tích cực. Thời gian tới, cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành trong xây dựng hành lang pháp lí và đẩy nhanh quá trình kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy thanh toán số, chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
Quản lí nhà nước đối với mô hình kinh tế hợp tác xã tại Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị
Quản lí nhà nước đối với mô hình kinh tế hợp tác xã tại Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị
29/03/2023 2.619 lượt xem
Phát triển kinh tế tập thể được xem là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay và đây cũng chính là thành phần kinh tế quan trọng bên cạnh kinh tế nhà nước của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể hay mô hình hợp tác xã của nước ta ở thời điểm hiện tại chưa thực sự phát huy hiệu quả theo đúng mục tiêu, chính sách của Nhà nước.
Basel III: Quá trình thực hiện tại Việt Nam và một số khuyến nghị
Basel III: Quá trình thực hiện tại Việt Nam và một số khuyến nghị
27/03/2023 6.184 lượt xem
Hiện nay, bên cạnh Basel II, nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã áp dụng Basel III, IFRS 9. Đây là chuẩn mực quốc tế giúp các ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng Ngành. Bên cạnh đó, điều này cũng góp phần giúp hệ thống tổ chức tín dụng nói chung phát triển hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng Basel III vẫn còn nhiều vướng mắc bởi Hiệp ước này có những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn.
Bảo vệ quyền và lợi ích của người mua nợ trong giao dịch mua, bán nợ với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Bảo vệ quyền và lợi ích của người mua nợ trong giao dịch mua, bán nợ với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
22/03/2023 2.975 lượt xem
Xử lí nợ nhanh chóng và hiệu quả luôn được coi là một trong những mục tiêu cơ bản, quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng (TCTD). Có nhiều phương thức khác nhau để TCTD xử lí nợ và trong những năm gần đây, TCTD có xu hướng lựa chọn nhiều hơn việc xử lí nợ thông qua mua, bán nợ với các chủ thể có nhu cầu trên thị trường.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.600

56.550

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.650


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,290 23,660 24,463 25,833 28,475 29,689 164.04 173.66
BIDV 23,345 23,645 24,640 25,823 28,589 29,852 164.82 173.61
VietinBank 23,232 23,652 24,706 25,841 28,825 29,835 165.1 173.05
Agribank 23,285 23,645 24,701 25,701 28,715 29,544 166.24 173.05
Eximbank 23,270 23,650 24,760 25,434 28,812 29,596 166.31 170.84
ACB 23,200 23,700 24,766 25,391 28,946 29,558 165.95 170.31
Sacombank 23,280 23,683 24,902 25,415 29,011 29,518 166.42 171.98
Techcombank 23,312 23,656 24,501 25,826 28,441 29,726 161.77 174.06
LPBank 23,290 23,890 24,739 26,073 28,836 29,778 163.78 175.23
DongA Bank 23,350 23,680 24,750 25,440 28,810 29,600 163.9 171.2
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?