Nhìn lại chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng năm 2023 và định hướng năm 2024
02/02/2024 1.888 lượt xem
Năm 2023 đánh dấu tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Trong chặng đường 10 năm qua, ngành Ngân hàng luôn bám sát chủ trương của Đảng và Chính phủ về hội nhập quốc tế, giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.

Đối mặt với những khó khăn, thách thức, biến động phức tạp cả về kinh tế và địa chính trị trên toàn cầu, trong năm 2023, ngành Ngân hàng đã chủ động và tích cực triển khai hoạt động đối ngoại một cách toàn diện, linh hoạt, hiệu quả nhằm bảo vệ an ninh, an toàn của hệ thống, độc lập, chủ quyền của chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời tận dụng cơ hội từ hội nhập để phát triển ngành Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế tốt nhất.


1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về hoạt động đối ngoại
 
Hội nhập quốc tế là một tiến trình dài, với sự thay đổi và hoàn thiện về định hướng chính sách của Đảng, Chính phủ qua từng thời kì. Sau 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết số 22-NQ/TW là văn kiện có ý nghĩa chiến lược, thống nhất nhận thức về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; đồng thời, đánh dấu sự thay đổi tư duy quan trọng của Đảng, chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, theo đó phạm vi, lĩnh vực và tính chất của hội nhập được mở rộng với tâm thế chủ động hơn. Chủ trương này được cụ thể hóa bằng Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhằm đưa ra những định hướng cụ thể triển khai hiệu quả, thực chất đường lối đối ngoại và Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị về bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
 


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia Chea Serey trao đổi Biên bản Hội nghị song phương thường niên giữa hai ngân hàng của hai nước ngày 03/12/2023, tại thành phố Siem Reap, Vương quốc Campuchia (nguồn ảnh: Internet)

 
2. Xu hướng địa kinh tế - chính trị thế giới thời gian qua
 
Thế giới đang biến chuyển nhanh và chứng kiến những xu hướng vận động mới có thể dẫn đến những thay đổi lớn trên quy mô toàn cầu:

(i) Đại dịch Covid-19 đã đi qua nhưng vẫn để lại những hệ quả dai dẳng, làm đứt gãy các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, đẩy lùi các thành quả nhiều năm của phát triển kinh tế, hợp tác đa phương và toàn cầu hóa. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, thương mại, đầu tư quốc tế suy giảm, lạm phát vẫn neo cao trên mức mục tiêu dài hạn tại nhiều nền kinh tế, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất để chống lạm phát tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia.

(ii) Xung đột địa chính trị tiếp tục gia tăng, các điểm nóng khu vực và toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện thêm những điểm nóng mới, thách thức nghiêm trọng quan hệ giữa các nước lớn và an ninh, ổn định toàn cầu, đồng thời làm sâu sắc thêm sự đứt gãy các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sự đảo ngược của tiến trình toàn cầu hóa, đặc biệt về kinh tế.

(iii) Toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế chịu ảnh hưởng mạnh của sự gia tăng cạnh tranh và phân tách giữa các nước lớn. Cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng quyết liệt và toàn diện dẫn tới phân tách, phân tuyến trên nhiều lĩnh vực. Các động thái "chính trị hóa" và "an ninh hóa" hợp tác kinh tế, thương mại gia tăng sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine. Các xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, công nghệ, chuỗi cung ứng sang các quốc gia láng giềng hoặc thân hữu hay xu hướng tự chủ kinh tế cũng diễn biến nhanh dưới tác động của các bất ổn an ninh - chính trị khu vực và quốc tế. Các tổ chức kinh tế, thương mại đa phương đối mặt với các thách thức từ sự phân mảnh kinh tế, sự mở rộng của các tổ chức khu vực và cạnh tranh nước lớn.

(iv) Trên phạm vi toàn cầu, xuất hiện xu hướng chuyển dịch quyền lực từ Tây sang Đông, dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước lớn. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở thành tâm điểm của thế giới. Các tập hợp lực lượng tiếp tục biến chuyển linh hoạt, thực dụng. Các nước lớn đẩy mạnh tập hợp lực lượng, điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường mở rộng quan hệ nhằm phát huy ảnh hưởng, kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh lợi ích về mọi mặt và tạo lập một vị thế có lợi nhất trong cục diện an ninh khu vực đang dần định hình.

(v) Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang phát triển mạnh mẽ, thương mại số phát triển vượt bậc, xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuỗi cung ứng bền vững, phát triển bền vững, năng lượng sạch… ngày càng được ưu tiên, tác động mạnh đến các quan hệ kinh tế - thương mại, sản xuất và lực lượng sản xuất toàn cầu, cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế đang dần thay đổi định hướng, chiến lược hoạt động, tài trợ, hướng đến các hoạt động tài trợ xanh, tài trợ khí hậu với các yêu cầu ngày càng cao về các quy định, tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

(vi) Chuỗi cung ứng đang chứng kiến những thay đổi to lớn dẫn đến những thay đổi trong nền sản xuất, sử dụng nhiều công nghệ tự động hóa hơn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các thành tựu CMCN 4.0, giảm tỉ lệ nhân công trong các dây chuyền sản xuất. Các nền kinh tế đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực mới như AI, lượng tử, dữ liệu lớn, hydro xanh… trong khi các nền kinh tế đang phát triển tranh thủ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, nhất là công nghệ cao, bán dẫn, xe điện…

(vii) Các vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu, an ninh mạng, tội phạm xuyên biên giới ngày càng phức tạp, gây ra những biến động về kinh tế - xã hội, an ninh và phát triển của nhiều quốc gia.

3. Dấu ấn hoạt động đối ngoại ngành Ngân hàng trong năm 2023
 
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị - an ninh thế giới biến đổi nhanh chóng, phức tạp, ngành Ngân hàng Việt Nam đã khắc phục được những khó khăn, thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội trong điều kiện mới, tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, linh hoạt và hiệu quả. Năm 2023 khép lại với nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng trên tất cả các bình diện đa phương, song phương và hợp tác với các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế, tài chính tiền tệ khu vực, thế giới và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Dưới đây là một số thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng nổi bật trong năm 2023.

Thúc đẩy hiệu quả các kênh hợp tác về tiền tệ - ngân hàng với các đối tác lớn

Trong bối cảnh địa chính trị diễn biến phức tạp, cạnh tranh, đối đầu chiến lược giữa các nước lớn đang diễn ra ngày càng gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, xu hướng tập hợp lực lượng gia tăng và các rào cản thương mại kèm theo các vấn đề về tiền tệ, thanh toán xuất hiện ngày càng nhiều đã và đang tác động bất lợi đến các nền kinh tế nhỏ có độ mở lớn như Việt Nam. Bám sát đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ về đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, với cách tiếp cận linh hoạt, mềm dẻo, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thúc đẩy hiệu quả các kênh hợp tác về tiền tệ - ngân hàng với các đối tác lớn, xử lí hài hòa các vấn đề về tiền tệ, thanh toán, duy trì và phát triển các kênh trao đổi, hợp tác thực chất và hiệu quả dưới nhiều hình thức, bắt kịp các diễn biến mới và đáp ứng nhu cầu của các bên. Nhờ đó, NHNN đã truyền thông đầy đủ và kịp thời công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá của Việt Nam, giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, quan ngại giữa các bên, đảm bảo thông suốt và an toàn hoạt động thanh toán, góp phần duy trì và thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương; đồng thời khai thác và phát triển các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, các nguồn lực hỗ trợ kĩ thuật và tư vấn chính sách quý báu, kịp thời cho ngành Ngân hàng.

Thành công này đã được thể hiện qua kết quả của một loạt chuyến thăm Việt Nam năm 2023 của các nhà lãnh đạo cấp cao của các đối tác lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuyên bố chung giữa Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen nhân chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2023 nêu rõ: “Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực không ngừng của NHNN trong việc liên tục hiện đại hóa và tăng cường hơn nữa tính minh bạch của khung khổ điều hành chính sách tiền tệ và tỉ giá của Việt Nam, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng”. Tuyên bố chung của Lãnh đạo hai nước về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 cũng khẳng định: “Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc tiếp tục hiện đại hóa và tăng cường hơn nữa tính minh bạch của khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ và tỉ giá của Việt Nam, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng”. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11/2023 nhấn mạnh: “Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác giữa NHNN với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và giữa các cơ quan giám sát, quản lí tài chính của hai nước. Phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ giữa hai nước. Ủng hộ hai bên đi sâu hợp tác tại Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, cung cấp hỗ trợ về vốn cho các dự án liên quan theo chiến lược, chính sách và quy trình của Ngân hàng”.

Triển khai hiệu quả tiến trình tự do hóa dịch vụ tài chính thông qua việc tích cực, chủ động tham gia đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng mà Việt Nam đã kí kết nhằm khai thác tối đa các cơ hội, lợi thế và hạn chế các rủi ro, tác động bất lợi từ việc tham gia các Hiệp định này. Trong năm 2023, NHNN đã tham gia đàm phán các cam kết về dịch vụ tài chính - ngân hàng tại các FTA như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), FTA Việt Nam - UAE, FTA ASEAN - Canada… Sự chủ động và tích cực tham gia đóng góp vào quá trình hình thành các cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập, mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng của NHNN luôn được các thành viên FTA ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, Việt Nam là một trong 14 quốc gia tham gia đàm phán IPEF, một Hiệp định được xây dựng theo cấu trúc hoàn toàn mới, khác biệt với các FTA truyền thống, tiến trình đàm phán chịu sức ép rất lớn về mặt thời gian. NHNN đã nghiên cứu, rà soát kĩ lưỡng các cam kết để bóc tách tất cả các nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, xác định rõ bản chất, đánh giá khả năng cam kết của Việt Nam đối với các nghĩa vụ có liên quan, xây dựng phương án tổng thể đàm phán IPEF trong lĩnh vực ngân hàng và đề xuất các giải pháp kĩ thuật đúng hướng, bảo vệ lợi ích của ngành.

Nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong khuôn khổ hội nhập kinh tế giai đoạn hậu WTO, góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam sẵn sàng hội nhập, mở cửa trước xu thế hội nhập chung của cộng đồng tài chính quốc tế, phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong năm 2023, NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương xây dựng bản lập luận giải trình cho việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đồng thời, cung cấp các thông tin điều hành chính sách minh bạch, bình đẳng cho các bên liên quan trong các vụ kiện chống trợ cấp và chống bán phá giá của các nước đối với Việt Nam.

Đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. Với phương châm coi mối quan hệ hợp tác trong ASEAN là trọng tâm, nòng cốt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng, năm 2023, NHNN đã đề xuất và phối hợp triển khai nhiều sáng kiến thiết thực liên quan tới các hoạt động hợp tác của ngân hàng trung ương (NHTW) cũng như đảm nhận vai trò đồng chủ trì các Nhóm công tác về Hội nhập ngân hàng ASEAN (ABIF) và Nhóm công tác về Hệ thống thanh toán (PSS). Đặc biệt, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên ASEAN triển khai các sáng kiến nhằm thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới và tăng cường sử dụng nội tệ xuyên biên giới phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, hướng tới mục tiêu cung cấp cho người dân, doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán nhanh hơn, rẻ hơn, minh bạch hơn và thuận tiện hơn; bổ sung và đa dạng hóa các kênh thanh toán. Tháng 5/2023, các Lãnh đạo cấp cao ASEAN đã thông qua Tuyên bố chung về kết nối thanh toán và tăng cường giao dịch bằng đồng bản tệ trong khu vực ASEAN. Cùng với đó, nhiều sáng kiến đã được NHNN phối hợp với NHTW và các tổ chức khu vực, quốc tế triển khai nhằm thiết lập một nền tảng kết nối thanh toán đa phương (Dự án Nexus) và xây dựng khuôn khổ quyết toán đồng nội tệ.

Tại Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMGM) vào tháng 8/2023, Lãnh đạo NHNN đã kí Biên bản ghi nhớ đa phương về hợp tác kết nối thanh toán khu vực nhằm thúc đẩy các giao dịch thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, minh bạch hơn, toàn diện hơn, với chi phí thấp hơn. Biên bản ghi nhớ là điểm nhấn quan trọng của hoạt động hợp tác ASEAN trong lĩnh vực ngân hàng năm 2023. Đây cũng bước tiến lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực ASEAN, phù hợp với xu hướng đẩy mạnh kết nối thanh toán xuyên biên giới và là tiền đề đẩy mạnh hợp tác về kết nối thanh toán trong khu vực.

Với sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của NHNN trong tiến trình hợp tác ASEAN thời gian qua, các nước ASEAN đã tín nhiệm và giao NHNN giữ trọng trách đồng chủ trì Ủy ban cấp cao về hội nhập ngân hàng ASEAN (SLC) giai đoạn 2024 - 2026. Trên cương vị đồng chủ trì SLC, NHNN sẽ có nhiều vai trò và tiếng nói hơn nữa trong việc xác lập định hướng hội nhập ngân hàng khu vực ASEAN và định hình được các hoạt động hợp tác và hội nhập ngân hàng của khu vực trong thời gian tới.

Nâng cao tính sẵn sàng và hiệu quả của các mạng lưới an toàn tài chính khu vực. Trong khuôn khổ hợp ASEAN, ASEAN+3, NHNN đã cùng các nước thành viên không ngừng hoàn thiện và củng cố Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) và Thỏa thuận Hoán đổi tiền tệ ASEAN (ASA) nhằm hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp lẫn nhau khi xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán, hướng tới việc ổn định thị trường tài chính - tiền tệ trong khu vực. Trong năm 2023, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN+3 xây dựng và thông qua thể thức hỗ trợ nhanh (Rapid Financing Facility - RFF) với mục tiêu hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên trong trường hợp gặp khó khăn về cán cân thanh toán do tác động của các cú sốc bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh.

Phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác song phương. Bên cạnh việc phát triển theo chiều sâu quan hệ hợp tác ngân hàng với các đối tác làng giềng, truyền thống như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nga… NHNN tiếp tục mở rộng hợp tác song phương với các đối tác mới, tiềm năng tại khu vực ASEAN, Trung Đông, châu Phi, Trung Nam Á. Nhiều bản ghi nhớ/thỏa thuận hợp tác với NHTW các nước về đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán, phòng chống rửa tiền, thanh tra giám sát ngân hàng, an ninh mạng, tăng cường năng lực… đã được kí kết, tạo khuôn khổ hợp tác nhiều mặt giữa NHNN với NHTW, cơ quan quản lí tiền tệ ngân hàng các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư song phương.

Năm 2023, hoạt động của các tổ, nhóm công tác với NHTW các nước đã đạt được nhiều tiến triển tích cực, trong đó nổi bật là hoạt động hợp tác kết nối thanh toán song phương trong lĩnh vực bán lẻ sử dụng công nghệ mã phản hồi nhanh (QR code). Với nỗ lực của các bên liên quan, ngày 03/12/2023, trong khuôn khổ Hội nghị song phương giữa NHNN và Ngân hàng Quốc gia Campuchia tại Sieam Reap, Thống đốc của NHTW hai nước đã bấm nút khai trương kết nối mã QR thanh toán bán lẻ xuyên biên giới giữa hai quốc gia. Việc kết nối thanh toán này thể hiện tinh thần hợp tác giữa cơ quan quản lí, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh kinh tế và công nghệ tài chính biến đổi nhanh chóng, hướng tới mục tiêu cung cấp một phương thức thanh toán với chi phí rẻ, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ.

Bên cạnh đó, NHNN đã tích cực tham gia vào các diễn đàn, ủy ban hợp tác liên chính phủ, ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại, đầu tư, chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiên cứu, xây dựng cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán, chuyển tiền, đầu tư nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước đối tác.

Tăng cường quan hệ, nâng cao vị thế, tiếng nói tại các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Năm 2023, NHNN tiếp tục hoàn thành tốt vai trò là đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế bao gồm Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (IBEC), Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) với việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên, đóng góp hiệu quả vào công tác quản trị điều hành của các tổ chức này, tích cực và chủ động tham gia sâu vào quá trình xây dựng các định hướng, chiến lược, chính sách hoạt động và quản trị, điều hành của các tổ chức. Vị thế, tiếng nói của Việt Nam nói chung và NHNN nói riêng tại các tổ chức này ngày càng được nâng cao, giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một thành viên có trách nhiệm và đóng góp hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, NHNN cũng duy trì kênh đối thoại và tư vấn chính sách thường xuyên với các tổ chức để trao đổi thông tin, cập nhật diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới phục vụ công tác hoạch định và điều hành chính sách trong nước.

Đẩy mạnh huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế. Với việc trở thành nước thu nhập trung bình thấp, việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức/ngân hàng quốc tế cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam bị thu hẹp. Điều này đòi hỏi NHNN phải tích cực xúc tiến gia nhập các tổ chức mới, tìm kiếm các nguồn lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2023, NHNN tích cực vận động WB và ADB có các chính sách hỗ trợ Việt Nam sau chuyển đổi để thích nghi với các các điều kiện vay vốn kém ưu đãi mới, đồng thời giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức từ việc không còn được tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ. Bên cạnh đó, NHNN đã có những tham mưu kịp thời cho Chính phủ về những thay đổi trong định hướng chính sách, chiến lược tài trợ của các đối tác quốc tế lớn để có những điều chỉnh phù hợp trong quan hệ hợp tác với các tổ chức này nhằm khai thác và phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế. Song song với đó, NHNN đã và đang nghiên cứu, kết nối, thúc đẩy huy động nguồn vốn WB, ADB, AIIB cho khu vực tư nhân không cần bảo lãnh Chính phủ.

NHNN đã khẳng định được vai trò cầu nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp với các ngân hàng phát triển quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài. Kênh đối thoại chính sách giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tế thông qua Diễn đàn doanh nghiệp, Nhóm Công tác Ngân hàng được NHNN triển khai một cách hiệu quả nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, khơi thông và định hướng nguồn lực của cộng đồng quốc tế phù hợp với mục tiêu, ưu tiên trong các chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đảm bảo hiệu quả hỗ trợ cao nhất. Kết quả của các hoạt động này đã giúp phát huy vai trò làm chủ và nâng cao năng lực xây dựng, hoạch định chính sách của Việt Nam, giúp tạo dựng môi trường kinh doanh hiệu quả, năng động tại Việt Nam cũng như mang lại lợi ích chung cho Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài.
NHNN cũng phát huy vai trò chủ động trong hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua định hướng phát triển ngân hàng xanh, ngân hàng bền vững, hướng dòng vốn vào các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh các tổ chức tài chính quốc tế đang dần thay đổi chiến lược tài trợ theo hướng gắn nhiều hơn với tài trợ khí hậu, tài trợ xanh. Nhiều chương trình, dự án, hỗ trợ kĩ thuật quan trọng và cấp thiết cho ngành Ngân hàng đã được NHNN huy động, triển khai, tập trung vào các lĩnh vực: Tài chính toàn diện, ngân hàng xanh, tín dụng xanh, tài chính vi mô, công nghệ tài chính (Fintech), ngân hàng số, phòng chống rửa tiền… Các hỗ trợ này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường năng lực của ngành Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa cũng như trong xu thế phát triển nhanh và mạnh mẽ của CMCN 4.0.

Yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại ngành Ngân hàng trong tình hình mới

Hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng ngày càng gia tăng những nội dung, hình thức mới, đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng

Mức độ hội nhập kinh tế sâu rộng và mở cửa thị trường lớn của Việt Nam hiện nay đặt ra yêu cầu ngày càng cao về năng lực triển khai hoạt động đối ngoại ngành Ngân hàng, không chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ trong các lĩnh vực đối ngoại, kinh tế, tài chính, ngân hàng, mà còn cần có khả năng nắm bắt kịp thời các xu thế địa kinh tế - chính trị cũng như phát triển mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ESG… Theo đó, công tác đối ngoại ngành Ngân hàng cần không ngừng đổi mới tư duy, cập nhật các kiến thức mới, nâng cao khả năng ứng biến trước các xu thế, diễn biến mới, từ đó kịp thời đề xuất, tham mưu để không rơi vào thế bị động; đồng thời, đổi mới phương thức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả.

Xu hướng lồng ghép các vấn đề về tiền tệ trong các rào cản kĩ thuật thương mại ngày càng gia tăng, đòi hỏi tăng cường hơn nữa các kênh đối thoại, hợp tác về tiền tệ - ngân hàng để hỗ trợ công tác truyền thông chính sách, xử lí hiệu quả các vấn đề quan ngại, vướng mắc với các nước đối tác lớn và các nhà đầu tư quốc tế

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước ngày càng phức tạp, xu hướng “phân tách”, “phân tuyến” các hoạt động kinh tế, thương mại, các nước đặt ra ngày càng nhiều rào cản thương mại, đưa vấn đề tiền tệ trở thành một trong những công cụ để gây sức ép, kiểm soát, kiềm chế hoạt động kinh tế - thương mại lẫn nhau. Xu hướng này đặt Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó bao gồm việc các nước đối tác lớn tăng cường giám sát đối với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá và xuất nhập khẩu của Việt Nam, số lượng các vụ kiện chống trợ cấp, chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam theo đó cũng gia tăng. Bối cảnh này đòi hỏi công tác đối ngoại của ngành Ngân hàng phải linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo, hài hòa trong mối quan hệ với các nước đối tác; nắm vững pháp luật quốc tế để có các tham mưu kịp thời cho các cấp, các ngành; thiết lập, duy trì và củng cố các kênh đối thoại, trao đổi thường xuyên ở các cấp với các đối tác nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng tính minh bạch, hỗ trợ tích cực công tác truyền thông chính sách, đồng thời kịp thời xử lí các quan ngại, vướng mắc giữa các bên nhằm đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc cũng như an ninh, an toàn của hệ thống.

Thúc đẩy ngành Ngân hàng tiên phong thực thi ESG

Các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế đang dần thay đổi định hướng, chiến lược hoạt động, tài trợ, hướng đến các hoạt động tài trợ xanh, tài trợ khí hậu với các yêu cầu về ESG. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đứng trước yêu cầu cải cách cấp thiết trong bối cảnh nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế ngày càng thu hẹp và hướng đến các lĩnh vực xanh, đòi hỏi Việt Nam phải chú trọng thiết kế các dự án đáp ứng các tiêu chí xanh, bền vững, thân thiện với môi trường… Với vai trò quan trọng trong cung cấp và điều phối nguồn vốn cho nền kinh tế, ngành Ngân hàng cần đóng vai trò tiên phong trong việc thực thi ESG nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững. Đây cũng là cơ hội để xây dựng lợi thế cạnh tranh mới cho các ngân hàng Việt Nam.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền và tội phạm công nghệ cao

Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng, gây nhiều hệ lụy tiêu cực. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Fintech và quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, công tác giám sát của cơ quan quản lí đối với vấn đề đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền lợi người tiêu dùng, nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố… ngày càng trở nên phức tạp hơn. Những thách thức này đòi hỏi ngành Ngân hàng cần tăng cường phối hợp giữa các quốc gia nhằm chia sẻ thông tin, dữ liệu; tham gia các diễn đàn, tổ chức quốc tế đa phương về phòng, chống rửa tiền, tội phạm công nghệ cao; học hỏi kinh nghiệm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực phòng, chống rửa tiền của các ngân hàng thương mại…


4. Định hướng hoạt động đối ngoại ngành Ngân hàng năm 2024
 
Năm 2024 được dự báo tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh lĩnh vực ngân hàng đã hội nhập sâu rộng và trước diễn biến kinh tế, chính trị thế giới luôn biến động, để công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng có thể phát huy hiệu quả hơn nữa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng để biến thách thức thành cơ hội, chủ động đi trước, đón đầu các xu thế hội nhập mới. Theo đó, một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với hoạt động đối ngoại ngành Ngân hàng năm 2024 bao gồm:

Thứ nhất, triển khai hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế ngành Ngân hàng một cách tích cực, chủ động, toàn diện; bám sát định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của ngành Ngân hàng, hướng đến mục tiêu đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia, đảm bảo an ninh - an toàn hệ thống.

Thứ hai, thường xuyên theo dõi, nghiên cứu chính sách và động thái chính trị của các nước đối tác lớn để kịp thời tham mưu, đề xuất chính sách đối ngoại ngành Ngân hàng một cách phù hợp; tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật quốc tế có liên quan để phối hợp các bên xử lí hiệu quả các vụ kiện chống trợ cấp, chống bán phá giá đối với Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường hoạt động truyền thông chính sách, thúc đẩy và củng cố các kênh hợp tác tiền tệ - ngân hàng với các nước đối tác, Nhóm Công tác ngân hàng để trao đổi thông tin, làm rõ quan điểm và định hướng điều hành chính sách của NHNN nói riêng và Việt Nam nói chung, xử lí kịp thời và hiệu quả các vấn đề vướng mắc, quan ngại của các nước đối tác và nhà đầu tư nước ngoài, hướng đến một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, bình đẳng nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình cam kết tại các FTA song phương và đa phương đã kí kết, bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập chủ quyền chính sách tiền tệ của Việt Nam trong đàm phán các FTA.

Thứ năm, tiếp tục tăng cường vị thế, tiếng nói của Việt Nam tại các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế và các cơ chế, diễn đàn hợp tác đa phương thông qua việc tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động xây dựng định hướng, chiến lược, cơ chế, chính sách, quản trị, điều hành của các tổ chức này; huy động và tận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức cho phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn lực mới và cơ hội tham gia các tổ chức, cơ chế, sáng kiến hợp tác mới mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam.

Thứ sáu, phát triển và tăng cường hợp tác song phương với các NHTW và các đối tác trong khu vực và trên thế giới theo hướng phát triển theo chiều sâu quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ với các đối tác mới, tăng cường tính chủ động trong hợp tác với các đối tác tiềm năng.

Thứ bảy, tăng cường huy động và khai thác hiệu quả các nguồn hỗ trợ kĩ thuật từ các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, các cơ chế và diễn đàn hợp tác đa phương, các đối tác song phương cho ngành Ngân hàng để nâng cao năng lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lí ngành Ngân hàng; củng cố công tác thanh tra, giám sát, phòng, chống rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính, hướng đến áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế tốt nhất; thúc đẩy tài chính xanh, tài chính toàn diện, chuyển đổi số, phát triển bền vững, thực thi ESG… trong lĩnh vực ngân hàng.
 

TS. Tô Huy Vũ
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, NHNN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
26/07/2024 72 lượt xem
Sau 12 năm thi hành, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đã góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống các TCTD, bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền. Đây cũng là chặng đường đủ dài ghi nhận những hạn chế, tồn tại; đồng thời, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam.
Tuyên Quang: Tín dụng tăng trưởng bền vững, góp phần hỗ trợ vốn cho người dân, doanh nghiệp
Tuyên Quang: Tín dụng tăng trưởng bền vững, góp phần hỗ trợ vốn cho người dân, doanh nghiệp
22/07/2024 210 lượt xem
Tính đến ngày 30/6/2024, tín dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tăng 6,3% so với đầu năm và đạt 180% so với cùng kỳ năm 2023 (6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,5%) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cho biết.
Đắk Lắk 10 năm bền bỉ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Đắk Lắk 10 năm bền bỉ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
11/07/2024 382 lượt xem
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành đã phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị trong tỉnh Đắk Lắk cùng chung tay giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Agribank tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua hợp tác liên ngành với Hội Nông dân
Agribank tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua hợp tác liên ngành với Hội Nông dân
10/07/2024 513 lượt xem
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng, đặc biệt với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
09/07/2024 478 lượt xem
Tài chính toàn diện mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính thuận tiện và chất lượng, mở rộng khả năng tiếp cận cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, đồng thời tạo cơ hội đồng đều và hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền
28/06/2024 941 lượt xem
Thời gian qua, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và chính quyền địa phương, NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với các chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của Ngành đến các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn nói chung, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng một cách kịp thời, hiệu quả.
Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng
Ứng dụng nền tảng SaaS trong hoạt động Ngân hàng
21/06/2024 630 lượt xem
Mô hình ngân hàng toàn diện đang chứng tỏ hiệu quả khi cung cấp sản phẩm tài chính linh hoạt và thuận tiện. Trong đó, công nghệ điện toán đám mây và mô hình phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS) được nhận định giúp ngành Ngân hàng trở nên tiên tiến và toàn diện hơn thông qua việc cung cấp ứng dụng cho các ngân hàng để mở rộng cơ sở hạ tầng và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới.
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh  “Tam nông”
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt sứ mệnh “Tam nông”
11/06/2024 825 lượt xem
Thời gian qua, trên cơ sở bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank), chính quyền địa phương và diễn biến thị trường, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng...
Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng
Đồng vốn nhân văn trên quê hương huyện Lắk anh hùng
10/06/2024 824 lượt xem
Đồng vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế bền vững không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên quê hương huyện Lắk anh hùng mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội...
Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới
Ngân hàng bán vàng cho người dân: Hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới
02/06/2024 4.460 lượt xem
Từ ngày 03/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.
Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
29/05/2024 1.134 lượt xem
Trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã tập trung huy động các nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen
Hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang tăng cường các giải pháp góp phần đẩy lùi “tín dụng đen"
27/05/2024 1.059 lượt xem
NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Vai trò tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế
22/05/2024 2.269 lượt xem
Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình đổi mới.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên: Tập trung vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững
14/05/2024 1.107 lượt xem
70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, những vết tích đau thương của mảnh đất hoang sơ, đổ nát do bị tàn phá bởi chiến tranh khốc liệt đang dần được xoa dịu bởi màu xanh bạt ngàn cây công nghiệp, cây ăn trái. Cùng với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội mà cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Điện Biên nỗ lực trải rộng trên 100% các thôn, bản, những người dân Điện Biên đang từng ngày vượt lên khó khăn, phát triển sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo và gìn giữ mảnh đất phên dậu của Tổ quốc.
Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
13/05/2024 1.004 lượt xem
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, giảm nghèo và từng bước làm giàu, qua đó, góp phần cùng hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

77.500

79.500

Vàng SJC 5c

77.500

79.520

Vàng nhẫn 9999

75.600

77.000

Vàng nữ trang 9999

75.500

76.600


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,127 25,477 26,885 28,360 31,917 33,274 156.80 165.96
BIDV 25,157 25,477 27,090 28,390 32,186 33,429 157.71 166.56
VietinBank 25,157 25,477 27,180 28,380 32,396 33,406 158.36 166.11
Agribank 25,160 25,477 27,065 28,310 32,089 33,255 157.73 165.80
Eximbank 25,130 25,476 27,140 27,981 32,273 33,175 158.91 163.85
ACB 25,140 25,477 27,136 28,068 32,329 33,306 158.59 164.86
Sacombank 25,190 25,477 27,338 28,340 32,507 33,217 159.66 164.69
Techcombank 25,132 25,477 27,000 28,353 31,994 33,324 155.51 167.92
LPBank 24,937 25,477 26,998 28,670 32,415 33,421 157.95 169.10
DongA Bank 25,180 25,477 27,140 28,010 32,200 33,300 156.60 164.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,30
3,60
4,30
4,40
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,60
2,60
2,90
3,80
3,80
4,50
4,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
2,00
2,00
2,30
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
2,90
3,10
3,20
4,00
4,00
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?