Chuẩn hóa về hạ tầng kết nối và an toàn thông tin để phát triển mô hình ngân hàng mở
15/10/2024 09:09 345 lượt xem
Việc triển khai ngân hàng mở (Open Banking) tại Việt Nam cần được luật hóa, quy định cụ thể, rõ ràng cả về tiêu chuẩn Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API), sự chấp thuận của khách hàng, yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin, yêu cầu vận hành và lộ trình tham gia hạ tầng ngân hàng mở đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính.
 
Ngân hàng mở đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành tài chính, mang đến nhiều cơ hội phát triển và cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua sự kết nối giữa ngân hàng và bên thứ ba. Một trong những công nghệ đột phá gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép kết nối, chia sẻ dữ liệu qua API mở (Open API) đã được một số ngân hàng Việt Nam nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào hoạt động thanh toán, nhận biết khách hàng điện tử, cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo.
 

Ngân hàng mở là xu hướng mới trong tài chính, giúp kết nối dữ liệu qua Open API, cải thiện thanh toán
và cung cấp dịch vụ sáng tạo (Nguồn ảnh: Internet)
 
Open API - mở đường cho các giải pháp công nghệ sáng tạo trong ngành Ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến cuối năm 2023, có trên 72% tổ chức tín dụng (TCTD) đã và đang dự tính triển khai các API, trong đó gần 48% đã xây dựng API để cho các bên thứ ba kết nối; khoảng 65% các TCTD sẵn sàng triển khai Open API, trong đó trên 30% TCTD có mức độ sẵn sàng cao đối với Open API. Nhiều TCTD đã xây dựng API cho phép các bên thứ ba kết nối, triển khai API Portal để các đối tác có thể kết nối vào hệ sinh thái ngân hàng. Nhiều nhà cung cấp giải pháp ứng dụng Open API.

Trong xu thế phát triển công nghệ hiện nay, API là giao thức kết nối quan trọng có tính ứng dụng cao, giúp cho việc chia sẻ dữ liệu và xây dựng giải pháp công nghệ cũng như quá trình tương tác giữa các hệ thống trở nên thuận tiện và thông suốt. Quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu dựa trên API sẽ giúp cho ngân hàng và đối tác tạo nên giải pháp công nghệ mới, sản phẩm, dịch vụ liên kết tận dụng được ưu thế và đặc thù riêng có của hệ sinh thái mỗi bên. Ở Việt Nam, dù chưa có chuẩn mực chung về kỹ thuật API nhưng nhiều ngân hàng đã chủ động triển khai các cổng Open API để tích hợp dịch vụ với công ty Fintech, đối tác cung ứng dịch vụ.

Chẳng hạn, Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam (VietinBank) - một trong những ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại, đã xác định mô hình ngân hàng mở là trọng điểm trong việc cung cấp dịch vụ tài chính số. Với mục tiêu hợp tác đa lĩnh vực và tích hợp công nghệ toàn diện với các doanh nghiệp, công ty Fintech, VietinBank đã phát triển nền tảng Open API mang tên VietinBank iConnect. Thông qua iConnect, khách hàng có thể truy cập và tích hợp nhiều dịch vụ tài chính đã được số hóa của VietinBank, từ tài khoản, thanh toán, đến quản lý dòng tiền.

Đăng ký tài khoản tại VietinBank iConnect, khách hàng sẽ được tự do khám phá danh mục API, chức năng hiện có của VietinBank cũng như được giới thiệu các API mới nhất do VietinBank phát triển. VietinBank iConnect hiện đang cung cấp hàng trăm API để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số nhóm API chính bao gồm: (i) Tài chính: Mở tài khoản, mở thẻ, gửi tiết kiệm, đăng ký vay vốn, quản lý thông tin tài chính; (ii) Quản lý dòng tiền: Thu hộ, chi hộ, kết nối hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP); (iii) Thanh toán: Thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, tích hợp cổng thanh toán, thanh toán qua QRCode, POS; (iv) Fintech: Kết nối ví điện tử, nạp, rút, hỗ trợ chuyển tiền...

Về vấn đề bảo mật, theo VietinBank, tất cả API được chia sẻ trên iConnect đều căn cứ trên cơ sở đồng ý hoặc ủy quyền của khách hàng cho quá trình kết nối và sử dụng dịch vụ. VietinBank sử dụng các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế như OAuth2, OpenID Connect kết hợp với các hình thức OTP để xác thực khách hàng. Nhằm bảo đảm tính bảo mật, tất cả API đều được kiểm tra tấn công thường xuyên, để có thể hợp tác và kết nối đa dạng hơn với những đối tác trong các ngành nghề, lĩnh vực.

Còn tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), hệ thống BIDV Open API được xây dựng trên 4 module chính, gồm API Manager (quản lý và giám sát API), API Gateway (xử lý tích hợp giữa các hệ thống), API Analytics (phân tích dữ liệu hệ thống phục vụ cho báo cáo thời gian thực) và BIDV Open API Portal (trang trực tuyến dành cho nhà lập trình tìm hiểu và trải nghiệm API). BIDV đã công bố 15 gói API với nhiều tính năng phổ biến, bao gồm truy vấn thông tin ngân hàng, BIDV QR, eKYC, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và tích hợp ví điện tử.

Những gói API này không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch điện tử của khách hàng mà còn tạo ra sự tiện lợi và an toàn trong các hoạt động tài chính số. Các công ty Fintech sử dụng gói API của BIDV để tích hợp trực tiếp những dịch vụ tài chính vào nền tảng của mình, giúp người dùng thực hiện giao dịch như thanh toán, chuyển tiền và quản lý tài chính một cách liền mạch, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và mở ra cơ hội sáng tạo các giải pháp mới. Open API còn được BIDV sử dụng để phát triển sản phẩm mới như cho vay và thẻ tín dụng số, thẻ ghi nợ kết nối trực tiếp với ví điện tử. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng quản lý chi tiêu và thực hiện các giao dịch mua sắm, thanh toán trực tuyến thông qua nền tảng ví điện tử, đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính số một cách toàn diện và linh hoạt.

Ngân hàng mở tại BIDV không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ nội bộ mà còn mở rộng khả năng tích hợp với dịch vụ thanh toán của bên thứ ba như: ZaloPay, MoMo, ApplePay… Việc tích hợp này giúp người dùng thẻ BIDV có thể thanh toán linh hoạt, dễ dàng sử dụng ví điện tử hoặc phương thức thanh toán hiện đại ngay trên các ứng dụng quen thuộc của mình. Trong năm 2024, BIDV đã hỗ trợ nền tảng thanh toán thẻ qua Ví ApplePay - chỉ cần chạm nhẹ điện thoại thông minh là có thể hoàn thành giao dịch thẻ nhanh chóng và an toàn. Tất cả những yếu tố này không chỉ tạo ra sự liền mạch và thuận tiện, mà còn giúp BIDV xây dựng một hệ sinh thái tài chính số hoàn chỉnh, đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại kỹ thuật số.

Để bảo đảm an toàn trong các giao dịch trực tuyến, BIDV đã triển khai nhiều công nghệ tiên tiến nhằm bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng. Một trong những công nghệ nổi bật là Tokenization, phương pháp mã hóa thông tin thẻ bằng cách thay thế dữ liệu thẻ thật bằng các “token - thẻ bảo mật” giúp giảm thiểu nguy cơ thông tin thẻ bị đánh cắp trong quá trình giao dịch. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi gian lận và bảo vệ dữ liệu khách hàng tốt hơn.

Ngoài ra, BIDV còn sử dụng hệ thống xác thực hai yếu tố (2FA), yêu cầu người dùng cung cấp thêm một lớp thông tin xác thực thứ hai để hoàn tất giao dịch. Thông qua công nghệ xác thực giao dịch trực tuyến 3D Secure, người dùng nhận được thêm một lớp xác minh từ ngân hàng trước khi giao dịch được hoàn tất, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận.

Việc triển khai công nghệ ngân hàng mở mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức với ngân hàng Việt Nam. Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư là một yếu tố hàng đầu, khi cần bảo đảm rằng dữ liệu người dùng được bảo vệ an toàn trước các nguy cơ từ bên ngoài. Cùng với đó, tích hợp công nghệ hiện đại đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật tiên tiến để hỗ trợ ngân hàng mở hoạt động hiệu quả. Cạnh tranh từ công ty Fintech cũng là một thách thức lớn khi những công ty này có khả năng cung cấp dịch vụ thẻ nhanh và sáng tạo hơn, buộc ngân hàng truyền thống phải không ngừng cải tiến để giữ vững thị phần. Trong khi đó, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn chung về hạ tầng công nghệ và kết nối cũng như hành lang pháp lý về ngân hàng mở còn chưa hoàn chỉnh, chưa có quy định về giám sát để bảo đảm an ninh, an toàn, chống lộ, lọt thông tin của khách hàng ra ngoài.

Bảo mật thông tin và dữ liệu khách hàng là ưu tiên hàng đầu

Về khía cạnh pháp lý, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho ngân hàng mở, bao gồm Luật Giao dịch điện tử năm 2023, Luật Các TCTD năm 2024, cùng nhiều nghị định và thông tư khác nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân, tăng cường bảo mật và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. NHNN cũng đang trong quá trình nghiên cứu, ban hành các quy định mới về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, về triển khai Open API, mở đường cho những sáng kiến sáng tạo trong ngành Ngân hàng.

Tuy nhiên, quá trình triển khai ngân hàng mở sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và công việc cần thực hiện. Về mặt kỹ thuật, để chuyển đổi số có thể phát triển bền vững, ngành Ngân hàng cần phải thiết lập sự kết nối chặt chẽ với tất cả các lĩnh vực kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc kiến thức về ngân hàng mở và Open API không chỉ dừng lại trong khuôn khổ ngành Ngân hàng, mà còn phải được áp dụng sâu rộng trong mọi ngành nghề và lĩnh vực kinh tế. Đây là một yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi mỗi chúng ta đều phải hiểu rõ và thực hiện quá trình chuyển đổi này.

Việc triển khai ngân hàng mở tại Việt Nam cần được xây dựng thành luật, với những quy định chi tiết, rõ ràng về tiêu chuẩn API, sự chấp thuận của khách hàng, cũng như các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu. Đồng thời, các quy định này cũng phải xác định rõ các yêu cầu vận hành và lộ trình tham gia hạ tầng ngân hàng mở cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Thời gian tới, về phía NHNN cần tiếp tục: (i) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, bảo mật thông tin, dữ liệu khách hàng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát việc ứng dụng công nghệ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ và triển khai mô hình kinh doanh mới; (ii) Trình Chính phủ ban hành những nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Sandbox)…; (iii) Sớm ban hành các thông tư về Open API; (iv) Rà soát sửa đổi, ban hành quy định về hoạt động thanh toán; giao dịch điện tử và an ninh an toàn bảo mật, biện pháp xác thực giao dịch; tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn dữ liệu, API; (v) Phối hợp các bộ, ngành liên quan (như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an) để xây dựng quy định về giám sát để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, chống lộ, lọt thông tin của khách hàng ra ngoài, phối hợp trong phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm công nghệ cao; (vi) Cần triển khai hiệu quả và đồng bộ hệ thống phòng, chống tấn công mạng; đẩy mạnh truyền thông để hướng dẫn khách hàng hiểu rõ về quy trình thực hiện,bảo mật thông tin và nhận biết để phòng, tránh những rủi ro lừa đảo, gian lận..; tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bên để kịp thời hỗ trợ xử lý những vướng mắc, sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ; (vii) Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng cường các giải pháp về an toàn, an ninh thông tin và khả năng tích hợp kết nối hạ tầng công nghệ của toàn Ngành; khuyến khích các TCTD, trung gian thanh toán xây dựng, phát triển API mở và kết nối với các đối tác để cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích…

Có thể nói, việc triển khai thành công khung pháp lý cho Open API sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng Fintech cung cấp các dịch vụ sáng tạo mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng theo kịp với sự phát triển trên toàn thế giới về cung cấp dịch vụ ngân hàng. Đồng thời khi chuẩn hóa danh sách API mà ngân hàng có thể cung cấp và có tiêu chuẩn chung về nền tảng kỹ thuật cũng như pháp lý rõ ràng cho việc cung cấp API của các bên thì thị trường tài chính - ngân hàng sẽ thực sự phát triển được mô hình ngân hàng mở.
  
Tài liệu tham khảo:


1. https://www.sbv.gov.vn
2. https://bidv.com.vn/
3. https://www
.vietinbank.vn/
 
Hà Trang (Hà Nội)
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của sự phát triển Fintech đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
14/10/2024 14:51 480 lượt xem
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, Fintech bùng nổ đã làm thay đổi toàn bộ ngành dịch vụ tài chính.
Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng
Hoàn thiện pháp lý và chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật: Tạo nền tảng thúc đẩy số hóa ngân hàng
10/10/2024 16:58 493 lượt xem
Với những giải pháp và nỗ lực của cả hệ thống, chuyển đổi số ngân hàng đã gặt hái nhiều “trái ngọt”. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cản trở quá trình số hóa ngân hàng.
Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo
Tăng tốc và nâng tầm chuyển đổi số ngành Ngân hàng với trí tuệ nhân tạo
10/10/2024 16:09 571 lượt xem
Ngành Ngân hàng đang trải qua công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ.
Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng  - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
04/10/2024 16:27 1.211 lượt xem
Điện toán đám mây đang trở thành yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích vượt trội về hiệu suất, bảo mật và đặc biệt là tăng lợi thế cạnh tranh.
Một số khuyến nghị trong việc tăng cường các quy định pháp luật về tội phạm công nghệ cao
Một số khuyến nghị trong việc tăng cường các quy định pháp luật về tội phạm công nghệ cao
20/09/2024 13:52 2.376 lượt xem
Việc bùng nổ của công nghệ số và sự phát triển nhanh chóng của không gian mạng đã tạo ra những cơ hội mới nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức to lớn về an ninh mạng.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động ngân hàng - Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
17/09/2024 11:29 4.819 lượt xem
Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được liên kết với nhau nhờ mã hóa.
Phòng, chống hành vi gian lận liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Phòng, chống hành vi gian lận liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán
13/09/2024 16:12 3.251 lượt xem
Thực tế trong thời gian vừa qua, nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có liên quan đến tài khoản “rác”. Các tài khoản này thường bị lợi dụng vào các mục đích vi phạm pháp luật như rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài trợ khủng bố...
Trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
13/09/2024 08:22 3.285 lượt xem
Khi công nghệ liên tục phát triển, sự tích hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán lượng tử đã nổi lên như một giải pháp đem đến khả năng vượt trội để phân tích và điều hướng sự phức tạp của hệ thống tài chính, ngân hàng.
Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến đánh giá rủi ro tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng
Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến đánh giá rủi ro tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng
11/09/2024 16:17 2.766 lượt xem
Lĩnh vực tài chính đang trải qua giai đoạn chuyển đổi đáng kể do sự phát triển của AI, cung cấp một bộ công cụ và kỹ thuật mạnh mẽ giúp các tổ chức tài chính quản lý rủi ro, đưa ra quyết định đầu tư và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội và một số giải pháp phòng, chống
Nhận diện thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội và một số giải pháp phòng, chống
09/09/2024 08:03 3.143 lượt xem
Bài viết khái quát một số vấn đề chung về tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội. Đồng thời, chỉ ra những biểu hiện giúp nhận diện chính xác các thủ đoạn phạm tội; từ đó kiến nghị các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với đối tượng tội phạm này.
Ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia, định danh và xác thực điện tử thúc đẩy số hóa ngân hàng
Ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia, định danh và xác thực điện tử thúc đẩy số hóa ngân hàng
05/09/2024 11:43 2.282 lượt xem
Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã chủ động, nỗ lực thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên nhiều mặt, lấy người dân làm trung tâm và tiện ích, lấy thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ là thước đo hiệu quả.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong báo cáo tài chính - Xu hướng tất yếu cho kinh tế số
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong báo cáo tài chính - Xu hướng tất yếu cho kinh tế số
04/09/2024 08:13 2.845 lượt xem
Trong thời đại nền kinh tế số, sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mở ra những cơ hội quan trọng và đột phá trong thực hiện báo cáo tài chính lĩnh vực tài chính, ngân hàng. AI không chỉ nâng cao khả năng dự báo, phân tích mà còn tăng tính minh bạch và chính xác của thông tin tài chính.
Đảm bảo an toàn thông tin và phòng, chống lừa đảo qua mạng trong lĩnh vực ngân hàng
Đảm bảo an toàn thông tin và phòng, chống lừa đảo qua mạng trong lĩnh vực ngân hàng
22/08/2024 14:18 3.527 lượt xem
Thời gian gần đây, tội phạm sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tình trạng mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng và rửa tiền có tổ chức, xuyên quốc gia tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ứng dụng dữ liệu dân cư trong đánh giá khách hàng vay góp phần bảo đảm cho vay tiêu dùng an toàn, hiệu quả
Ứng dụng dữ liệu dân cư trong đánh giá khách hàng vay góp phần bảo đảm cho vay tiêu dùng an toàn, hiệu quả
09/08/2024 13:51 4.085 lượt xem
Hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân định danh điện tử sẽ định danh được cá nhân tham gia quá trình vay vốn, giúp ngân hàng tổng hợp, đánh giá, nhận định chính xác về khách hàng, từ đó đẩy nhanh quá trình giải ngân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn chính thống.
An ninh, bảo mật khi áp dụng AI và Blockchain trong hoạt động ngân hàng số
An ninh, bảo mật khi áp dụng AI và Blockchain trong hoạt động ngân hàng số
29/07/2024 08:04 5.131 lượt xem
An ninh, bảo mật trong hoạt động ngân hàng đang trở nên cực kỳ quan trọng trong thời đại công nghệ số. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (Fintech), đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và chuỗi khối (Blockchain)...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82.000

84.000

Vàng SJC 5c

82.000

84.020

Vàng nhẫn 9999

81.600

83.000

Vàng nữ trang 9999

81.550

82.700


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,550 24,920 26,604 28,064 31,668 33,015 163.07 172.56
BIDV 24,580 24,920 26,828 28,045 32,079 33,022 165.6 172.99
VietinBank 24,578 24,918 26,859 28,059 32,139 33,149 165.46 173.21
Agribank 24,570 24,930 26,777 28,005 31,882 33,001 164.72 173.02
Eximbank 24,520 24,980 26,795 27,806 31,943 33,105 166.07 172.35
ACB 24,560 24,920 26,840 27,772 32,108 33,091 165.78 172.4
Sacombank 24,580 24,920 26,852 27,824 32,039 33,191 166.17 173.18
Techcombank 24,560 24,951 26,679 28,031 31,738 33,083 162.54 175.04
LPBank 24,365 25,090 26,732 28,383 32,170 33,181 164.34 176.25
DongA Bank 24,600 24,910 26,830 27,720 32,030 33,010 164.10 171.70
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết

(Cập nhật trong ngày)

Ngân hàng

KKH

1 tuần

2 tuần

3 tuần

1 tháng

2 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

Vietcombank

0,10

0,20

0,20

-

1,60

1,60

1,90

2,90

2,90

4,60

4,70

BIDV

0,10

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,70

VietinBank

0,10

0,20

0,20

0,20

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

ACB

0,01

0,50

0,50

0,50

2,30

2,50

2,70

3,50

3,70

4,40

4,50

Sacombank

-

0,50

0,50

0,50

2,80

2,90

3,20

4,20

4,30

4,90

5,00

Techcombank

0,05

-

-

-

3,10

3,10

3,30

4,40

4,40

4,80

4,80

LPBank

0.20

0,20

0,20

0,20

3,00

3,00

3,20

4,20

4,20

5,30

5,60

DongA Bank

0,50

0,50

0,50

0,50

3,90

3,90

4,10

5,55

5,70

5,80

6,10

Agribank

0,20

-

-

-

1,70

1,70

2,00

3,00

3,00

4,70

4,80

Eximbank

0,10

0,50

0,50

0,50

3,10

3,30

3,40

4,70

4,30

5,00

5,80


Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?