Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Ngân hàng Việt Nam
12/05/2021 02:08 15.286 lượt xem
Ngày 6/5/1951, tại Lán Hang Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Sự kiện trọng đại này đã mở đầu cho quá trình phát triển nền tiền tệ độc lập và hoạt động của Ngân hàng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. 70 năm qua, cán bộ ngành Ngân hàng luôn ghi nhớ những lời dạy của Người và tự hào vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng văn hóa quan trọng của nền tiền tệ Việt Nam, của ngành Ngân hàng Việt Nam.
 


Bác Hồ thăm Quỹ Tiết kiệm xã hội chủ nghĩa tại Nhà máy dệt Nam Định năm 1960
 
Những lời dạy của Bác đối với cán bộ ngân hàng 
 
Lúc sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm đến hoạt động ngân hàng, đặc biệt Người luôn dặn dò cán bộ ngân hàng phải nâng cao đạo đức cách mạng và hết lòng phục vụ nhân dân.
 
Trong những cuộc họp hay trong những lần gặp mặt cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn nhiều điều đối với cán bộ nói chung, cán bộ ngân hàng nói riêng, mà mục đích sâu xa nhất vẫn là: Mọi hoạt động phải vì dân, phải nâng cao đạo đức cách mạng để phục vụ nhân dân và làm giàu cho đất nước.
 
Ngay trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), Bác đã chỉ rõ “trong lúc các giới khác ra sức hoạt động để giành lấy nền độc lập cho nước nhà, thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”1. Người yêu cầu mọi chính sách về kinh tế, tài chính của Chính phủ đều phải nhằm thực hiện lợi ích của nhân dân, lợi ích của kháng chiến, kiến quốc. Như vậy, Bác đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng kinh tế - tài chính là nhiệm vụ quan trọng của đất nước.
 
Nhưng để xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, Bác luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải nêu gương cần, kiệm, liêm, chính. Người nói: Khi có việc đáng làm, việc ích nước lợi dân, lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù hao tốn bao nhiêu công, tiêu hao bao nhiêu tiền của cũng sẵn sàng, nhưng khi không cần tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, không được tiêu. Tư tưởng, quan điểm của Bác là: “Làm ra nhiều, chi dùng ít. Không cần thì không chi dùng. Đó là tất cả chính sách kinh tế, tài chính của ta”2.
 
Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ tài chính, ngày 20/02/1952, Bác đã đề cập rất cụ thể: “Cán bộ kinh tế tài chính phụ trách nhiều tiền của, mà chưa hoàn toàn thông thạo việc quản lý tiền của ấy. Cho nên chúng ta cần phải ra sức học tập quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách. Đồng thời phải trau dồi đạo đức cách mệnh: chí công vô tư, cần kiệm liêm chính. Một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến. Dùng cách thật thà tự phê bình và phê bình, để tẩy trừ những thói tham ô lãng phí và bệnh quan liêu, để cùng nhau tiến bộ. 
 
Chiến sĩ ta liên tiếp thắng giặc ngoài mặt trận. Tôi mong rằng: Các chú là chiến sĩ kinh tế tài chính ở hậu phương, cũng cố gắng thi đua sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, vượt mọi khó khǎn, làm cho mặt trận kinh tế - tài chính của ta cũng thắng lợi như mặt trận quân sự”. 
 
Như vậy, bên cạnh việc cần thiết nâng cao trình độ chuyên môn, Bác đã rất chú trọng đến yêu cầu về đạo đức đối với cán bộ tài chính - ngân hàng là phải “chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính” và “tẩy trừ những thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu”, vì cán bộ ngân hàng phụ trách nhiều tiền của. Bác đã đề cập đến những khía cạnh hết sức cụ thể như phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành… Có thể hiểu phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức thuộc về phạm trù “đức”, còn trình độ và năng lực chuyên môn thuộc về phạm trù “tài”. Song việc tạm tách như vậy chỉ mang tính chất tương đối, bởi ngay trong từng việc cụ thể, đức và tài bao chứa ở trong nhau. Trong một chừng mực nào đó, giữa hai phạm trù đức và tài trong đạo đức của người cán bộ luôn cần sự thể hiện thống nhất như một chỉnh thể. Việc đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đức, có tài trong thực thi công vụ là Bác muốn đề cập tới những tiêu chuẩn chung nhất, quan trọng nhất của người cán bộ ngân hàng, thể hiện qua những hành vi cụ thể trong quá trình phục vụ nhân dân.
 
Tháng 01/1965, trong thư gửi Hội nghị cán bộ ngân hàng, Bác cũng đã căn dặn: “Quản lý tiền bạc là một công tác rất quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cán bộ ngân hàng là người có trách nhiệm giữ tiền cho nhà nước và nhân dân, phải học tập cách quản lý tiền cho tốt, đừng để lãng phí, mất mát. Một đồng vốn bỏ ra phải bảo đảm tăng thêm của cải cho xã hội, phải luân chuyển nhanh, đừng để đọng. Phải tích cực huy động tiền nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất”. “Cán bộ ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu học tập lý luận và nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn”.
 
Trong những lời căn dặn của Bác, văn hóa, đạo đức đối với người cán bộ ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Vì cán bộ ngân hàng giữ tiền của cho Nhà nước, cho nhân dân, nên phải nêu cao đạo đức cách mạng, phải trong sáng, liêm chính…, song song đó cũng phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu để quản lý được tiền của cho Nhà nước, cho nhân dân, để không bị thất thoát, lãng phí, đồng thời phải tăng thêm của cải cho xã hội. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của cán bộ ngân hàng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng văn hóa quan trọng của nền tiền tệ quốc gia
 
Đối với nền tiền tệ Việt Nam, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò vô cùng quan trọng, trở thành biểu tượng của một nền tiền tệ độc lập, tự chủ của Nhà nước Việt Nam mới.
 
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ Cách mạng đã khẩn trương xây dựng một nền tiền tệ độc lập, với việc phát hành tiền Việt Nam trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nền tiền tệ Việt Nam non trẻ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự phá hoại của thực dân Pháp và quân đội Tưởng Giới Thạch. Vì vậy, trong giai đoạn đầu (1945 - 1954), tiền Việt Nam chưa được sử dụng thống nhất ở cả ba miền đất nước, mà phải hình thành ba khu vực tiền tệ riêng biệt là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mặc dù phải lưu hành ba loại giấy bạc khác nhau ở ba miền, nhưng các tờ giấy bạc Việt Nam đều in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và được nhân dân tin tưởng gọi là “Giấy bạc Cụ Hồ”. Trong giai đoạn khó khăn ấy, nhiều tờ giấy bạc trong lưu thông bị rách nát nhưng dân chúng vẫn tiêu dùng và truyền nhau “còn một sợi râu của Cụ Hồ là còn tiêu được”3. Như vậy, có thể thấy, giá trị biểu tượng to lớn của chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nền tiền tệ Việt Nam, biểu trưng cho ý nguyện thiêng liêng nhất của quốc gia là độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
 
Trong giai đoạn cam go nhất của đất nước nói chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, của nền tiền tệ Việt Nam. Hình ảnh Bác là biểu tượng của sự gắn kết ba miền, là một “bảo chứng” quan trọng cho giấy bạc Việt Nam trong điều kiện khó khăn cả về in ấn, phát hành và bảo quản tiền trong suốt giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước.
 
Trên mặt trận quân sự, để thống nhất lãnh thổ thì có những anh bộ đội Cụ Hồ; còn trên mặt trận tiền tệ thì có giấy bạc Cụ Hồ, với những chiến sĩ kinh - tài đấu tranh thống nhất nền tài chính quốc gia. Trong giai đoạn chiến tranh đầy cam go ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất quan tâm đến việc xây dựng và thống nhất nền kinh tế - tài chính độc lập, mà phương tiện thể hiện chính là nền tiền tệ cách mạng. Người đã dặn dò những cán bộ ngân hàng “Các chú là chiến sĩ kinh tế - tài chính ở hậu phương, cũng cố gắng thi đua sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, vượt mọi khó khǎn, làm cho mặt trận kinh tế - tài chính của ta cũng thắng lợi như mặt trận quân sự”4.  
 
Tiền Việt Nam, từ bộ tiền đầu tiên đến bộ tiền hiện hành, chân dung duy nhất trên các tờ tiền chính là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một sự khác biệt lớn so với tiền của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước như Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc… sử dụng nhiều chân dung của những nhân vật nổi tiếng, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của lịch sử đất nước. Với tính chất “duy nhất” của chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền giấy Việt Nam, có thể thấy, hình ảnh Bác trên tiền giấy không chỉ là biểu tượng của sự thống nhất tuyệt đối về mặt ý chí của toàn Đảng, toàn dân, mà còn là khát vọng về sự thống nhất lãnh thổ, sự thống nhất của nền tiền tệ độc lập, tự chủ, đồng thời thể hiện tình cảm và sự kính trọng của nhân dân đối với Bác.
 
Trong giai đoạn kháng chiến kiến quốc, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở hai miền Nam - Bắc rất khó khăn và biến động phức tạp, song nền tiền tệ Việt Nam vẫn đảm bảo tự chủ và vô cùng linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa cung cấp nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam. Trong giai đoạn khó khăn ấy, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền giấy là một biểu trưng cao đẹp được lưu hành rộng rãi, góp phần làm tăng thêm ý chí và sức mạnh tinh thần để cán bộ ngân hàng cùng nhân dân cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Cán bộ ngân hàng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
 
Trong 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Ngân hàng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Rất nhiều cán bộ ngân hàng đã được cử vào miền Nam tham gia chiến đấu và làm nhiệm vụ ngân tín trong giai đoạn kháng chiến kiến quốc. Đến giai đoạn đất nước thống nhất hai miền Nam - Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế, cán bộ ngân hàng lại tiếp tục nêu cao tinh thần lao động hăng say, khắc phục khó khăn, cống hiến trí lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 
Với đặc thù là một ngành nghề hoạt động liên quan trực tiếp đến tiền tệ, nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ. Thấm nhuần lời dạy của Bác “cán bộ là gốc của mọi công việc”, hơn nữa “các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”5, cho nên việc nêu gương trong ngành Ngân hàng luôn được các cấp chú trọng và thực hiện nghiêm túc, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động học hỏi, tự “sửa mình” và rèn luyện đạo đức, nâng cao văn hóa nghề nghiệp. Từ những đức tính, phẩm chất đạo đức mà Bác Hồ đã căn dặn cán bộ ngân hàng, trong những năm qua, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng đã cụ thể hóa thành những phẩm chất đạo đức, những đức tính cần thiết đối với từng vị trí công tác, trong từng giai đoạn cụ thể, để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.
 
Hiện nay, bên cạnh nhiều cơ hội, cán bộ ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới, như sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, thị trường lao động mở rộng phạm vi ra toàn thế giới, trình độ lao động đòi hỏi ngày càng cao, hay những mặt trái của nền kinh tế thị trường có những tác động tiêu cực đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng… Nên cán bộ ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, trung thực, năng động, sáng tạo và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để vừa phát triển cơ quan, đơn vị, đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
 
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp và khó lường, ngành Ngân hàng Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ ngân hàng: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” vẫn còn nguyên giá trị và càng quý giá. Các thế hệ cán bộ ngân hàng vẫn luôn ghi nhớ lời Bác dạy và lấy làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, để tu dưỡng, học tập và rèn luyện đạo đức, góp phần xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn của Người.

 
1Thư của Hồ Chủ tịch gửi giới công thương, ngày 13/10/1945.

2Bác Hồ nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngày 18/01/1949.
 
3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1991), 40 mùa sen nở, Hà Nội, tr.286.
 
4Thư của Hồ Chủ tịch gửi Hội nghị cán bộ tài chính, ngày 20/02/1952.
 
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr.284.


Phạm Liên

Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề đặc biệt 2021
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy để xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững
02/07/2021 09:36 21.333 lượt xem
Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến,...
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán
Ký ức không quên về Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán
10/06/2021 09:51 21.291 lượt xem
Chiều một ngày cuối năm 1994, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đỗ Quế Lượng chủ trì một cuộc họp. Tham gia cuộc họp là đại diện một số vụ, cục thuộc NHNN, gồm: Cục Công nghệ tin học; ...
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia
Những ngày đầu tham gia xây dựng Nhà máy In tiền Quốc gia
09/06/2021 20:52 23.173 lượt xem
Tôi luôn có những cảm xúc sâu sắc, thiêng liêng, xen lẫn tự hào khi bồi hồi nhớ lại những năm tháng làm việc trong ngành Ngân hàng. Trong quãng thời gian ấy, tôi đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi cùng với các anh chị em, các cán bộ, kỹ sư tham gia làm việc tại Ban Quản lý xây dựng công trình K84 (Nhà máy In tiền Quốc gia). Ôn lại những kỷ niệm đã qua thấy thật vinh dự, tự hào là một trong những cán bộ đã từng tham gia xây dựng công trình K84.
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển
Hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Dấu ấn 30 năm đổi mới và phát triển
07/06/2021 08:25 29.844 lượt xem
Ngày 23/5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)... Trụ sở NHNN...
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam
Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng - Điểm nhấn trong 70 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Việt Nam
04/06/2021 08:07 32.107 lượt xem
Năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 70 năm thành lập (6/5/1951 - 6/5/2021). Trong 70 năm xây dựng và phát triển, toàn Ngành luôn nỗ lực, vượt qua nhiều gian nan, thử thách, đạt được nhiều thành...
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp
35 năm cải cách Ngân hàng: Thành quả, hạn chế và thách thức, gợi mở các giải pháp
03/06/2021 08:55 24.306 lượt xem
Quá trình cải cách khu vực ngân hàng đi liền với sự đổi mới thể chế kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 2021, ngành Ngân hàng...
Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Dấu ấn xây dựng và đổi mới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
02/06/2021 08:47 14.513 lượt xem
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, trải qua bao nhiêu thăng trầm, hệ thống ngân hàng đã có những bước phát triển trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Với hơn 15 năm làm việc trong lĩnh v...
Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
01/06/2021 09:39 62.208 lượt xem
Trải qua 70 năm xây dựng, củng cố và phát triển (1951 - 2021), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng...
                                    Yêu cầu và thách thức trong công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam
Yêu cầu và thách thức trong công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam
01/06/2021 08:55 14.494 lượt xem
Trong bối cảnh hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ và đe dọa làm mất ổn định hệ thống tài chính, an ninh, chính trị, xã hội và cản trở sự thịnh vượng của...
Kết quả Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 70 năm Ngân hàng Việt Nam”
Kết quả Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 70 năm Ngân hàng Việt Nam”
31/05/2021 13:47 8.471 lượt xem
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 70 năm Ngân hàng Việt Nam” trên website Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, diễn ra từ ngày 12/4/2021 đến ngày 26/4/2021 với 3 kỳ thi; đã thu hút gần 70.000 lượt thi của cán bộ, đoàn viên, người lao động trong ngành Ngân hàng.
Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
27/05/2021 01:49 14.393 lượt xem
Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt 70 năm qua đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đ...
Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần 3 thập kỷ xây dựng và trưởng thành
Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần 3 thập kỷ xây dựng và trưởng thành
27/05/2021 01:41 13.043 lượt xem
Cùng nhìn lại trang sử 70 năm vẻ vang của ngành Ngân hàng, Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tự hào đã góp một phần công sức trong hành trình đó. Với gần 30 năm xây dựng và phát triển, ...
Nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vàng
Nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản lý thị trường vàng
26/05/2021 03:41 11.486 lượt xem
Để có được sự ổn định trên thị trường vàng trong những năm gần đây, đó là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong “cuộc chiến” dai dẳng kéo dài. Trong 10 năm qua...
Giá trị truyền thống ngành Ngân hàng trong thời chiến với hoạt ðộng truyền thông hiện nay
Giá trị truyền thống ngành Ngân hàng trong thời chiến với hoạt ðộng truyền thông hiện nay
26/05/2021 03:24 10.192 lượt xem
Lịch sử ngành Ngân hàng đã được các thế hệ của Ngành viết lên bằng lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, trách nhiệm, sáng tạo và niềm tin để đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
                                    Hệ thống ngân hàng tỉnh Ninh Bình:  30 năm đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Hệ thống ngân hàng tỉnh Ninh Bình: 30 năm đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương
24/05/2021 10:46 10.457 lượt xem
Trong những năm qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Ninh Bình đã bám sát và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực thi có hiệu quả c...
Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82,700

85,200

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82,700

85,200

Vàng SJC 5c

82,700

85,220

Vàng nhẫn 9999

82,700

84,200

Vàng nữ trang 9999

82,600

83,800


Ngoại tệXem chi tiết
Tỷ giá - Xem theo ngày 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,146 25,176 26,016 27,442 31,414 32,749 163.16 172.65
BIDV 25,189 25,479 26,240 27,437 31,822 32,750 164.18 171.99
VietinBank 25,175 25,479 26,275 27,475 31,883 32,893 165.21 172.96
Agribank 25,195 25,479 26,136 27,340 31,588 32,680 164.83 172.81
Eximbank 25,170 25,479 26,222 27,172 31,719 32,824 166 172.03
ACB 25,170 25,479 26,255 27,156 31,830 32,791 165.46 172
Sacombank 25,210 25,479 26,259 27,234 31,750 32,918 166.1 173.11
Techcombank 25,201 25,479 26,098 27,451 31,472 32,810 162.25 174.72
LPBank 25,200 25,479 26,520 27,419 32,093 32,618 166.89 173.97
DongA Bank 25,200 25,479 26,340 27,100 31,800 32,730 164.20 171.60
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,50
2,70
3,50
3,70
4,40
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,80
2,90
3,20
4,20
4,30
4,90
5,00
Techcombank
0,05
-
-
-
3,10
3,10
3,30
4,40
4,40
4,80
4,80
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,20
4,20
4,20
5,30
5,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,90
3,90
4,10
5,55
5,70
5,80
6,10
Agribank
0,20
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
Eximbank
0,10
0,50
0,50
0,50
3,10
3,30
3,40
4,70
4,30
5,00
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?