Tài chính toàn diện, Fintech và mô hình đô thị thông minh
30/11/2020 6.440 lượt xem
Bài viết lược khảo khung lý thuyết về tài chính toàn diện, Fintech và vai trò của Fintech đối với sự phát triển các mô hình đô thị thông minh. Các dữ liệu mới nhất của Báo cáo chỉ số Fintech toàn cầu 2020 cũng được chọn lọc phân tích, nhận diện vị thế của Việt Nam trên bản đồ Fintech thế giới, để từ đó, các tác giả đã có những đúc kết các hàm ý chính sách phát triển các trung tâm Fintech cùng mô hình đô thị thông minh tại Việt Nam.
 
1. Tài chính toàn diện 
 
Khái niệm 
 
Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) đã và đang trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy những thay đổi quan trọng về cấu trúc thị trường và thể chế tài chính, tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung. 
 
Tổ chức tài chính hàng đầu thế giới là Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã có định nghĩa như sau về tài chính toàn diện: “Tài chính toàn diện có nghĩa là  các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững”.  
 
Một tổ chức quốc tế khác, Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI), cũng định nghĩa về tài chính toàn diện theo một cách rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là “việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng  các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng”. Như vậy, tài chính toàn diện theo định nghĩa trên được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính như theo cách nhìn của WB, bởi lẽ, trên thực tế, một số người có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng lại không muốn, hoặc do những lý do nào đó, lại không hay không thể sử dụng.

Việt Nam là đất nước có các tiềm năng để trở thành một trung tâm Fintech khu vực
 
Đến đây, khái niệm tài chính  toàn  diện  có thể được hiểu  một cách khái quát là việc mọi thành viên trong xã hội được trang bị các điều kiện, phương tiện và ngay cả kiến thức để có thể tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, được cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện, góp phần tạo cơ hội sinh kế, gia tăng thu nhập và tiết kiệm trong xã hội, thông qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
 
Vai trò của tài chính toàn diện
 
Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Vai trò quan trọng nhất của tài chính toàn diện là thúc đẩy và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối công bằng các phúc lợi xã hội, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính được xem là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và làm trì trệ, hạ thấp tăng trưởng.
 
Tài chính toàn diện mang lại những lợi ích không nhỏ cho xã hội và nền kinh tế. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực cho tăng trưởng kinh tế như gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội sản xuất kinh doanh, đầu tư giáo dục cho con cái, tham gia vào các quỹ hưu bổng để có thể có những khoản tiết kiệm, tích lũy dành cho tuổi về hưu...
 
Tài chính toàn diện còn giúp chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, chẳng hạn, thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, có thể làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó, quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho nhiều người hơn sẽ tăng cường sự tham gia của công dân vào cuộc sống cộng đồng nói chung, từ đó, cải thiện công bằng và bình đẳng.
 
Ở một phương diện khác, đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập, góp phần hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
 
2. Tài chính toàn diện và Fintech
 
Khái niệm Fintech
 
Theo ngữ nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi, Fintech (Financial Technology, nghĩa là, công nghệ tài chính) là việc ứng dụng các sáng tạo công nghệ trong việc nhận diện nhu cầu, hành vi khách hàng, thiết kế và cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng  nhằm thỏa mãn tốt nhất các tiện ích cho người tiêu dùng nhưng với chi phí rẻ hơn. Khách hàng chiến lược, đối tác của Fintech rất đa dạng, có thể là ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính truyền thống và ngay cả người tiêu dùng trực tiếp. Các chuyên gia đã từng dự báo làn sóng Fintech có thể sẽ quật ngã các ngân hàng hoạt động theo kiểu truyền thống, thậm chí cảnh báo rằng ngân hàng nên xem Fintech là đối thủ cạnh tranh. Thực vậy, Fintech đã dần dần phá vỡ các mô hình kết nối truyền thống khách hàng - ngân hàng, tạo cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn cho hoạt động huy động vốn, thanh toán, ký thác, mua bán tiền tệ, sử dụng dịch vụ với chi phí ít tốn kém nhất. Fintech cũng xâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực tài trợ, thanh toán, quản lý tài sản và đầu tư, thu thập dữ liệu, đánh giá và xếp hạng tín dụng, cho vay, tiền điện tử, quản lý vốn lưu động… 
 
Vai trò của Fintech thúc đẩy tài chính toàn diện
 
Zetzsche và cộng sự (2019) đã chứng minh mối quan hệ giữa tài chính toàn diện, Fintech và tính bền vững, một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá Các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals) của Liên Hiệp Quốc.  Trong một nghiên cứu khác, Arner và cộng sự (2019) cho rằng Fintech hiện nay chính là động lực chủ yếu để phát triển tài chính toàn diện thông qua 4 trụ cột chủ yếu: (i) Số hóa hệ thống nhận diện, đơn giản hóa việc mở tài khoản và phát triển hệ thống e-KYC; (ii) Dựa vào trụ cột một để liên thông hóa các hoạt động thanh toán điện tử; (iii) Dựa vào trụ cột một và hai để phát triển các hoạt động thanh toán và dịch vụ công của chính phủ, và (iv) Số hóa các hệ thống và thị trường tài chính, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn các hoạt động tài chính và đầu tư. Mehrotra, A. (2019) cho rằng Fintech là một phương tiện của tài chính toàn diện. Một mặt, Fintech kết hợp với lĩnh vực ngân hàng truyền thống thông qua chia sẻ các giải pháp đổi mới, sự am hiểu sâu sắc về khách hàng, nâng cao hiệu quả sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và các sản phẩm cải tiến và dễ tiếp cận để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của kênh ngân hàng truyền thống. Mặc khác, các công ty Fintech cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự và song song với ngân hàng nhắm đến các đối tượng ở phân khúc thấp hơn. 
 
3. Tài chính toàn diện, Fintech và đô thị thông minh
 
Khái niệm đô thị thông minh
 
Thuật ngữ đô thị thông minh xuất hiện từ cuối những năm 1990, cho đến nay, đã có ít nhiều nhiều sự thay đổi, tu chỉnh theo thời gian. Thời gian đầu, đô thị thông minh thường được hiểu một cách giản đơn là việc đưa hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động quản lý, vận hành đô thị. Đến giữa những năm 2000, các nhu cầu phát triển đô thị thông minh ở mức độ cao hơn đã khai sinh ra một khái niệm mới. Đó là khái niệm “hạ tầng mềm” bao gồm xã hội, nguồn lực con người, sự tham gia của người dân/doanh nghiệp trong mối quan hệ, tương tác với CNTT. Kể từ 2010 đến nay, đô thị thông minh là sự kết hợp giữa hạ tầng cứng (công nghệ CNTT và các tiến bộ công nghệ) và hạ tầng phần mềm, hướng đến việc cung cấp một cách bền vững cuộc sống chất lượng cao cho cư dân và dịch vụ/môi trường kinh doanh chất lượng cao, trong đó, có các dịch vụ công, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho người dân và doanh nghiệp. 
 
Theo Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, khái niệm đô thị thông minh được định nghĩa như sau: “Thành phố thông minh hoặc cộng đồng thông minh là một cộng đồng, ở đó, được ứng dụng các công nghệ thông tin, truyền thông đổi mới sáng tạo, tiên tiến và đáng tin cậy, các công nghệ năng lượng và các cơ chế liên quan khác để: Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo ra một cộng đồng, ở đó, người dân cảm thấy tốt hơn về các mặt an toàn, an ninh, bền vững, có sức chống chịu, đáng sống và đáng làm việc.” 
 
Cụ thể hơn, theo Frost & Sullivan, đô thị thông minh là nơi thực hiện chiến lược phát triển tổng thể, thống nhất dựa trên các công nghệ và giải pháp thông minh với từ 5 - 8 thành phần: công dân thông minh, năng lượng thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh, tòa nhà thông minh, di động thông minh, cơ sở hạ tầng, công nghệ và điều hành thông minh của chính quyền và giáo dục thông minh.
 
Mối quan hệ giữa tài chính toàn diện, Fintech và đô thị thông minh
 
Kalra (2019) đã có những nghiên cứu về tác động của các hoạt động số hóa (Digitalisation) đến lối sống thông minh (Smart Living). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc số hóa các hoạt động quản lý cơ sở hạ tầng đã có những đóng góp tích cực đến lối sống thông minh. Dựa vào các bộ dữ liệu của World Bank, Musabegovic (2019) trong một nghiên cứu về tác động của Fintech đến hệ thống tài chính, đã khám phá quan hệ cùng chiều giữa GDP trên đầu người với việc ứng dụng, phát triển các công nghệ thanh toán thông qua điện thoại thông minh. Trong một nghiên cứu khác, Inzirillo (2019) cho rằng, dưới sức ép của tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, với nhu cầu của giới trẻ đương đại đã và sẽ quen dùng với các công cụ, kỹ thuật số hóa (Digital Native), thì Fintech phải được xem là một trong những tâm điểm của các nhà quản trị đô thị trong tiến trình chuyển biến các đô thị truyền thống thành các đô thị thông minh. Morley (2020) cũng có những đóng góp tương tự, khi cho rằng Fintech sẽ cung ứng cho người tiêu dùng tại các đô thị thông minh các sản phẩm cùng giá trị nhưng với chi phí tài chính rẻ hơn, ít tốn kém thời gian hơn, và đặc biệt là với tính minh bạch cao hơn. 
 
Winterhoff (2019) gợi ý rằng, một trong những tương đồng giữa Fintech và đô thị thông minh là việc giảm thiểu những thủ tục hành chính rối rắm. Theo tác giả, một khi đô thị cố gắng làm sao cho việc thanh toán xuyên biên giới được thực hiện nhanh chóng và với chi phí rẻ, thì hiển nhiên là điều đó sẽ giúp những cư dân đô thị đó có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với thị trường toàn cầu.
 
4. Định hướng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
 
Đô thị hóa là tiến trình lịch sử tất yếu diễn ra trên toàn thế giới từ hàng ngàn năm nay, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống con người. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng gây ra những thách thức lớn đối với cư dân, doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý đô thị, chẳng hạn, vấn đề về khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, tắc nghẽn giao thông, xử lý chất thải, chăm sóc sức khỏe, đói nghèo, cơ sở hạ tầng... Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đô thị thông minh (smart city) chính là mô hình mang tính chiến lược bằng việc tận dụng các nguồn lực công nghệ kể cả hạ tầng mềm, để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nêu trên. Việc xây dựng thành phố thông minh giúp cuộc sống của con người được thuận lợi hơn, giúp quản trị quốc gia được thuận lợi và hiệu quả hơn.
 
Mới đây, vào ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử.
 
Theo đó, mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là phát triển chính phủ số với 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% tại cấp huyện và 60% tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
 
100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời...; phấn đấu Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử.
Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử (Nguồn: Báo Thanh niên https://thanhnien.vn/thoi-su/viet-nam-phan-dau-vao-nhom-50-nuoc-dan-dau-ve-chinh-phu-dien-tu-1233738.html).
 
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/11/2017, Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh phê duyệt trong Quyết định số 6179/QĐ-UBND với tầm nhìn “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị”. 
 
5. Vị thế của Việt Nam trên bản đồ Fintech thế giới
 
Theo thống kê của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, nếu như vào năm 2016, Việt Nam mới chỉ có khoảng 40 công ty fintech thì đến cuối tháng 6/2019, số lượng đã lên đến hơn 150 công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, hiện có có 37 doanh nghiệp hoạt động trong mảng thanh toán và ví điện tử (chiếm 25% tổng số công ty Fintech) , P2P Lending - Cho vay ngang hàng có 25 công ty (17%), mảng blockchain, tiền kỹ thuật số và chuyển tiền với 22 công ty (15%). Các doanh nghiệp Fintech còn lại hoạt động trên các lĩnh vực khác như internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn.  Theo ước tính, trong số 150 các công ty Fintech Việt Nam thì có khoảng 70% là công ty khởi nghiệp.
 
Lần đầu tiên đầu tiên được công bố vào tháng 12/2019, Báo cáo xếp hạng chỉ số Fintech các đô thị toàn cầu đã xếp hạng các hệ sinh thái fintech của hơn 230 đô thị của 65 quốc gia với 7.000 công ty fintech đang hoạt động. Global Fintech Index tính điểm xếp hạng dựa trên dữ liệu của hàng ngàn công ty Fintech đã đăng ký, kết hợp với dữ liệu về cơ sở hạ tầng kinh doanh địa phương và chất lượng hệ sinh thái Fintech, cũng như nguồn dữ liệu từ các đối tác bao gồm StartupBlink, Crunchbase và SEMrush.
 
Theo xếp hạng của Findexable 2020, Việt Nam xếp đứng thứ 51 trong tổng số 65 quốc gia được chọn xếp hạng (bảng 1). Các chi tiết khác trong Findexable 2020 cũng cho thấy, 8 trong 20 các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới không nằm trong danh sách 20 trung tâm Fintech (fintech hub) hàng đầu thế giới. Báo cáo Findexable 2020 đánh giá Việt Nam là một điểm đến có mức độ tăng trưởng Fintech cao trong vài năm qua,  với những tín hiệu ban đầu khá tốt cho một hệ sinh thái Fintech địa phương.
Theo báo cáo của The Global Fintech Index 2020, tính đến cuối năm 2018, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực Fintech của Việt Nam đạt 96,6 triệu USD. Các lĩnh vực thế mạnh áp dụng Fintech của Việt Nam bao gồm: thanh toán điện tử và tín dụng ngân hàng. Một số công ty hàng đầu của Việt Nam có ứng dụng Fintech như MoMo, Tima, Finhay… So với các quốc gia trong top 10 được xếp hạng theo Findexable 2020 (bảng 2), các lĩnh vực thế mạnh trong hoạt động Fintech ở Việt Nam còn khá hạn chế, chưa đa dạng, nhất là so với các quốc gia trong top 10. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều ứng dụng Fintech trong các hoạt động kinh tế nhưng so về quy mô còn khá nhỏ.
Một điểm lý thú khác trong Findexable 2020 là trong số 100 đô thị fintech hàng đầu, thì gần phân nửa thuộc về các nền kinh tế mới nổi. So sánh trong số 38 quốc gia vùng Châu Á Thái Bình Dương được Findexable 2020 chọn xếp hạng, hai đô thị hàng đầu Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội giữ một vị thế khá “khiêm tốn”, chỉ ở hạng lần lượt là 27 và 30/38. So sánh với 238 đô thị toàn cầu trong mẫu phân tích, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng chỉ giữ thứ hạng lần lượt là 142 và 149. Mặc dù xếp hạng ứng dụng Fintech ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể (xếp hạng thứ 51) nhưng quy mô Fintech của 2 đô thị hàng đầu Việt Nam vẫn còn khá thấp. (Bảng 3)
 

6. Các bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho việc phát triển các trung tâm Fintech và mô hình đô thị thông minh
 
Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Lê Nhật Hạnh (2018) cho thấy, tiềm năng phát triển Fintech ở Việt Nam khá to lớn dưới góc độ cầu, mức độ sẵn có của cơ sở hạ tầng. Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng có một số tiềm năng để trở thành một trung tâm fintech khu vực. Về mảng công nghệ, Việt Nam, đặc biệt là các đô thị hàng đầu như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã sở hữu những nguồn nhân lực cao, có thể tiếp thu sử dụng và phát triển các ứng dụng khoa học công nghệ tài chính tiên tiến. Hệ thống tài chính Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong vòng hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, những vấn đề về khung pháp lý, mức độ giao dịch còn khá nhỏ bé cũng như kiến thức, sự nhận biết của người tiêu dùng về Fintech là những rào cản cho phát triển Fintech nói riêng và tài chính toàn diện nói chung. 
 
Bên cạnh những yếu tố có tính chất nền tảng để hình thành nên một trung tâm fintech như các công  ty khởi nghiệp, các nhà phát triển công nghệ, môi trường thể chế và chính sách, cơ sở khách hàng tài chính kể cả hiện tại và tiềm năng và các tổ chức tài chính - ngân hàng truyền thống, báo cáo Findexable 2020 cũng cung cấp cho chúng ta những góc nhìn và hàm ý khá quan trọng. Hơn phân nửa các trường hợp thành công nằm ở các nền kinh tế mới nổi. Ngay cả những đô thị nhỏ, ở khu vực kém tập trung vẫn có thể có những cú "hích" Fintech mạnh hơn, thành công hơn các trung tâm tài chính vốn dĩ đã có thứ hạng trên lĩnh vực tài chính ngân hàng quốc tế. Vẫn có một sự khác biệt nào đó giữa khái niệm khởi nghiệp (start-up) và Fintech: các trung tâm mạnh về khởi nghiệp chưa hẳn đã là những trung tâm Fintech đạt thứ hạng cao theo theo báo cáo Findexable 2020. 
 
Chúng tôi xin có một số thảo luận và hàm ý đúc kết như sau:
 
- Sự phát triển của thị trường Fintech là một xu thế tất yếu trong các nền kinh tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Các quốc gia, khu vực có lợi thế về hệ thống tài chính vững mạnh cộng với trình độ cao công nghệ thông tin sẽ có nhiều cơ hội “dẫn đầu” trong Fintech.
 
- Fintech có những phát triển vượt bậc tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Singapore… nhưng thị trường, sản phẩm thương mại hóa lại có vai trò đặc biệt quan trọng tại các nền kinh tế đang phát triển đang có nhu cầu thực sự về phát triển tài chính toàn diện.
 
- Đa phần các đầu tư Fintech là các đầu tư mạo hiểm (venture investment) với quy mô đầu tư khá lớn, trong khi môi trường đầu tư nói chung ở Việt Nam chưa đủ sức “hấp dẫn” cho dòng vốn này. 
 
- Về thị trường Fintech: Không nhất thiết phải là một trung tâm tài chính hàng đầu khu vực mới có thể là trung tâm Fintech hay mô hình đô thị thông minh. Vấn đề là làm sao chúng ta nhận diện được thị trường “ngách” của Fintech phù hợp với năng lực cạnh tranh của chúng ta.
 
- Khung pháp lý và các chính sách, thể chế cho phát triển Fintech là một yêu cầu cấp bách, đặc biệt là khung pháp lý và thể chế lý thử nghiệm (regulatory sandbox).
 
Tài liệu tham khảo:
- Findexable (2019). The Global Fintech Index 2020
- Kalra, D. (2019).  Impact of Digitization on Smart Living: A Case of Dubai.  International Journal of Business & Applied Sciences Vol. 8 No. 3, pp. 31-36 
- Le Thanh Tam, Le Nhat Hanh (2018). “Fintech for Promoting Financial Inclusion in Vietnam: Fact Findings and Policy Implications”. Business and Social Sciences Journal, Vol 3, issue 1, pp 12-20.
- Mehrotra (2019). “Financial Inclusion Through FinTech - A Case of Lost Focus”. 2019 International Conference on Automation, Computational and Technology Management (ICACTM) Amity University.
- Mehrotra, A. (2019). “Financial Inclusion Through FinTech - A Case of Lost Focus”. 2019 International Conference on Automation, Computational and Technology Management (ICACTM).
- Musabegovic (2019),  Influence of financial technology (Fintech) on financial industry. Economics of Agriculture, Year 66, No. 4, 2019, (pp. 1003-1021).

PGS., TS. Trương Quang Thông
ThS. Phan Thanh Bình


Theo Tạp chí Ngân hàng số 13/2020
 
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao hiệu quả quản lý gian lận số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
24/04/2024 243 lượt xem
Thời gian qua, quá trình số hóa diễn ra liên tục và mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đã mang lại những lợi ích đáng kể cho sự ổn định của khu vực tài chính nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nhờ quá trình này mà các tổ chức tài chính có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, ngân hàng với chi phí thấp hơn, giúp nâng cao trải nghiệm và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, tăng cường minh bạch trong giao dịch tài chính và phản ứng nhanh chóng với các cuộc khủng hoảng.
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng  phát triển trong thời đại 4.0
Chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp - định hướng phát triển trong thời đại 4.0
23/04/2024 244 lượt xem
Dữ liệu đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Việc chia sẻ dữ liệu mở ra những cơ hội mới, tạo thêm nhiều giá trị, đồng thời góp phần bồi đắp kho dữ liệu hiện có, khai phá tiềm năng tối ưu hóa và đổi mới mô hình kinh doanh.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đám bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
19/04/2024 0 lượt xem
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
Thực hiện tăng trưởng xanh - Tiền đề cho phát triển bền vững của Việt Nam
12/04/2024 1.066 lượt xem
Phát triển bền vững đang là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai, theo đó tăng trưởng xanh với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu này.
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam
10/04/2024 1.106 lượt xem
Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam...
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
05/04/2024 1.376 lượt xem
Nghiên cứu trình bày về tầm quan trọng của ESG (Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị) trong quá trình phát triển bền vững của ngân hàng, thực tiễn triển khai các hoạt động về ESG, các kết quả đạt được và thách thức, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai ESG trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tác động của minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
03/04/2024 1.254 lượt xem
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của tính minh bạch và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
02/04/2024 1.153 lượt xem
Bài viết dựa trên cơ sở tổng quan về giám sát tài chính, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học và khuyến nghị đối với công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Kinh nghiệm thực thi chính sách tài chính khí hậu trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
01/04/2024 1.153 lượt xem
Một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đó là việc thiếu nguồn lực tài chính để ứng phó với biến đổi khí hậu, hay còn gọi là tài chính khí hậu...
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Xây dựng Sổ tay kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
28/03/2024 1.231 lượt xem
Để nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHNN phù hợp thông lệ quốc tế và các quy định về kiểm toán nội bộ của Việt Nam, một trong những yêu cầu hiện nay là nghiên cứu, rà soát, ban hành Sổ tay Kiểm toán nội bộ NHNN nhằm tập hợp, hệ thống hóa các quy định chung về kiểm toán nội bộ của NHNN.
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nâng cao chất lượng Chatbot chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
25/03/2024 1.632 lượt xem
Trong kỉ nguyên số, Chatbot đóng vai trò vô cùng quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước
22/03/2024 2.382 lượt xem
Trong thị trường kinh tế, giao dịch phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị các loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá).
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
Văn hóa số và lộ trình xây dựng
11/03/2024 2.618 lượt xem
Hiện nay, quyết liệt chuyển đổi số, tạo dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, tạo ra nền tảng phát triển bán lẻ, tăng doanh thu dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng là xu hướng chủ đạo của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Nhìn từ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay
07/03/2024 3.688 lượt xem
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình. Song, những khó khăn nội tại và thách thức bên ngoài của nền kinh tế làm cho nguy cơ Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là có thể.
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
Động lực và kì vọng mới cho tương lai
07/03/2024 2.476 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia; thăm chính thức Australia và New Zealand từ ngày 05 - 11/3/2024 theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?