Nghiên cứu ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ căn cước công dân vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng
12/07/2022 3.426 lượt xem
Tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 06) đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu, triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ căn cước công dân (CCCD) vào các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...).
 
Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06

Quyết định số 06 đề ra mục tiêu tổng quát: Ứng dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ CCCD gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 05 nhóm tiện ích như sau: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2022 - 2023 như sau: Nghiên cứu quy định của pháp luật đảm bảo pháp lý để triển khai thực hiện ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử vào công tác chuyển đổi số, góp phần xây dựng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nghiên cứu, triển khai thí điểm việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống định danh và xác thực điện tử; nghiên cứu mở rộng việc ứng dụng hệ thống trong các giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ CCCD gắn chíp điện tử; triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...) và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác; phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...

Ngày 18/02/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký Quyết định số 171/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06 (Quyết định số 171/QĐ-NHNN).
 

Nội dung của Kế hoạch bao gồm: Xây dựng hoàn thiện thể chế; kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ dịch vụ công và các nghiệp vụ của NHNN; kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho CSDL quốc gia về dân cư…

Kế hoạch triển khai đặt ra các nhiệm vụ tương ứng để đạt mục tiêu đề ra, cụ thể:

Về xây dựng hoàn thiện thể chế: Phối hợp với Bộ Công an trong quá trình xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn về điều kiện kỹ thuật, cách thức kết nối, khai thác thông tin trên thẻ CCCD gắn chíp trong việc định danh, xác thực khách hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT); xây dựng văn bản, chính sách, quy định, hướng dẫn làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai kết nối CSDL quốc gia về dân cư, ứng dụng thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID trong nghiệp vụ ngân hàng.

Về kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ dịch vụ công và các nghiệp vụ của NHNN: Tích hợp với các dịch vụ công của NHNN; kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền; kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư liên quan đến nghiệp vụ thông tin tín dụng.

Về kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội: (i) Ứng dụng xác thực người dân qua thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID khi cung cấp dịch vụ ngân hàng: Phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an triển khai thử nghiệm giải pháp xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID tại một số TCTD trong một số nghiệp vụ, giao dịch ngân hàng như: Xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; xác thực, định danh khách hàng từ xa qua mạng Internet (eKYC) để mở tài khoản cũng như thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử, ngân hàng số; xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM, thay thế thẻ ATM do ngân hàng phát hành; tự động nhập liệu các thông tin cá nhân cần thiết trong quá trình giao dịch để tiến tới làm sạch, chính xác CSDL khách hàng,…; triển khai mở rộng giải pháp xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID cho các tổ chức trong ngành Ngân hàng; (ii) Kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng: Phối hợp với C06 - Bộ Công an nghiên cứu, triển khai thử nghiệm kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng như: Định danh và xác thực điện tử khách hàng; làm sạch cơ sở dữ liệu khách hàng của TCTD; khai thác thông tin cá nhân của khách hàng (thuế, bảo hiểm xã hội,…) để đánh giá khách hàng trong việc cho vay tín chấp và các loại hình cho vay khác; khai thác CSDL dân cư phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền của TCTD; triển khai mở rộng kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ công tác định danh, xác thực điện tử khách hàng và các nghiệp vụ ngân hàng khác cho các tổ chức trong ngành Ngân hàng…

Hiện nay, NHNN đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng phương án để các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể khai thác CSDL quốc gia về dân cư, CSDL CCCD, thẻ CCCD gắn chíp phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đặt ra tại Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06, trong đó phối hợp chặt chẽ với C06 - Bộ Công an để các ngân hàng có thể triển khai rộng rãi việc xác thực khách hàng thông qua thẻ CCCD gắn chíp, ứng dụng phần mềm VNEID, khai thác hiệu quả CSDL quốc gia về dân cư, CSDL CCCD vào hoạt động ngân hàng, giúp đem đến trải nghiệm thuận tiện và an toàn nhất cho người dân khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Nộp tiền, rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chíp: Tiện lợi và bảo mật

Gần đây, một số ngân hàng đang phối hợp với Bộ Công an để thử nghiệm giải pháp triển khai xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp để thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại ATM và hướng tới ứng dụng triển khai rộng rãi các tính năng trên chíp thẻ CCCD, khai thác thông tin CSDL quốc gia về dân cư trong các nghiệp vụ ngân hàng.

Theo đó, nhiều ATM tại Hà Nội đã được trang bị thêm tính năng mới là nộp tiền, rút tiền nhanh chóng bằng thẻ CCCD gắn chíp mà không cần phải sử dụng đến thẻ ATM của ngân hàng. Thao tác rất đơn giản, chỉ cần chọn giao dịch không dùng thẻ, chọn CCCD gắn chíp, sau đó nhìn thẳng vào camera để nhận diện khuôn mặt. Mọi giao dịch gửi hay rút tiền sau đó diễn ra bình thường như với thẻ ATM ngân hàng.

Một số ngân hàng (như BIDV, Vietinbank…) đã phối hợp với Trung tâm RAR (Bộ Công an) triển khai thí điểm xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chíp tại ATM ở một số chi nhánh ngân hàng khu vực Hà Nội, Quảng Ninh. Người dân chuẩn bị thẻ CCCD gắn chíp và đến bất kỳ ATM của ngân hàng đang thí điểm thực hiện rút tiền mặt bằng CCCD gắn chíp.

Việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng với nhiều tiện ích như nộp, rút tiền tại máy ATM và chuyển tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Người dân rút tiền bằng CCCD phải đặt mặt sau của thẻ (nơi tích hợp chíp bảo mật) lên "mắt đọc" tại cây ATM. Sau đó, thiết bị này thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân rồi đối sánh dữ liệu sinh trắc đã lưu trên chíp. Cuối cùng, nếu hai trường dữ liệu trùng khớp thì người dân thực hiện các thao tác như sử dụng thẻ ATM truyền thống để rút tiền.

BIDV là một trong năm ngân hàng đang triển khai thí điểm chương trình. Ngân hàng này cho biết hiện triển khai chấp nhận CCCD chíp trên kênh giao dịch tự động tại 09 điểm trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Trong thời gian tới, BIDV sẽ triển khai mở rộng trên toàn hệ thống và trên ứng dụng BIDV SmartBanking để gia tăng trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng CCCD gắn chíp trong giao dịch ngân hàng. Sử dụng CCCD gắn chíp để xác thực thông tin trên máy giao dịch tự động BIDV, giao dịch nộp, rút tiền không cần sử dụng thẻ, chuyển khoản chỉ trong thời gian hai phút. Việc rút tiền bằng CCCD gắn chíp không phát sinh chi phí mới so với rút tiền bằng thẻ ATM.

Theo Vietinbank, các khách hàng mới chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang CCCD có gắn chíp, nhưng chưa cập nhật thông tin với ngân hàng vẫn có thể thực hiện giao dịch rút tiền bình thường.

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) cũng cho biết triển khai nộp, rút tiền mặt bằng CCCD tại hệ thống ngân hàng tự động Digimi+. Theo đó, khách hàng của Ngân hàng TMCP Bản Việt hoàn toàn có thể nộp/rút tiền mặt bằng CCCD hoặc thẻ (ATM/tín dụng) tại hệ thống ngân hàng tự động Digimi+ của Ngân hàng. Đối với rút tiền mặt, hạn mức là 10 triệu đồng/giao dịch và tối đa 100 triệu đồng/ngày.

Với việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử, người dân có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng với nhiều tiện ích như nộp, rút tiền tại ATM và cũng có thể chuyển tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Bằng công nghệ xác thực khách hàng thông qua dữ liệu sinh trắc học kết nối trực tiếp với dữ liệu công dân quốc gia, việc sử dụng CCCD có gắn chíp sẽ giúp khách hàng giảm thiểu mọi nguy cơ giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn tối đa trong các giao dịch tài chính. 

Việc triển khai giải pháp xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp để thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại ATM mà không cần thẻ ngân hàng không những là một sản phẩm công nghệ mới mà có thể gọi là “giải pháp mới” của các ngân hàng để xác thực khách hàng tại ATM (giải pháp cũ là xác thực thông qua thẻ ngân hàng và nhập mã PIN).

Triển khai giải pháp này, người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chíp để xác thực danh tính bằng cách đặt thẻ CCCD trên thiết bị đọc thẻ được tích hợp tại ATM và lựa chọn phương thức xác thực bằng khuôn mặt hoặc vân tay. Sau khi thực hiện xác thực thành công, khách hàng có thể lựa chọn tài khoản thẻ hiển thị tại ATM và nhập mã PIN để thực hiện các giao dịch rút tiền, hoặc chuyển tiền tương tự như khi sử dụng thẻ ngân hàng tại ATM.

Về độ an toàn, bảo mật, có thể thấy, việc xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp tại ATM đã đem lại sự tiện lợi cho người dân khi không cần phải sử dụng thẻ ngân hàng để thực hiện giao dịch. Ngoài ra, quy trình xác thực khách hàng hoàn toàn được giữ nguyên như quy trình giao dịch bằng thẻ ngân hàng và thêm bước xác thực khách hàng thông qua so khớp yếu tố sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay) với thông tin về sinh trắc học được lưu trữ trên chíp thẻ CCCD, qua đó loại trừ được trường hợp sử dụng thẻ không chính chủ.

Về thiết bị đọc thẻ chíp CCCD của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc C06, Bộ Công an cho biết, thiết bị này không lưu giữ thông tin của công dân (mà chỉ đọc chíp thẻ CCCD và so khớp yếu tố sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay) với thông tin về sinh trắc học được lưu trữ trên chíp thẻ CCCD khi sử dụng ATM. Do đó, việc khách hàng thực hiện các giao dịch trên ATM bằng thẻ CCCD có gắn chíp vẫn đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân không bị lộ, lọt.

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) cho biết, thẻ CCCD được nghiên cứu, xây dựng và thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn bảo mật của quốc tế đối với thẻ ID. Đây là thẻ được áp dụng theo những tiêu chuẩn chung nhất của thế giới, đồng thời sử dụng kỹ thuật cao. Trên thẻ CCCD gắn chíp được sử dụng những quy tắc bảo mật của Việt Nam, cụ thể là Ban Cơ yếu Chính phủ. Do đó, CCCD gắn chíp đã bảo đảm tính bảo mật của hai hình thức (tiêu chuẩn bảo mật thế giới và tiêu chuẩn bảo mật của Việt Nam). Thẻ CCCD gắn chíp hiện nay sẵn sàng để tích hợp các thẻ khác, như thẻ ngân hàng và những thẻ thông minh khác.

Trước đây, nếu như bị mất thẻ ATM mà bị lộ mật khẩu, đối tượng hoàn toàn có thể sử dụng thẻ để rút tiền, hiện nay sử dụng thẻ CCCD gắn chíp để rút tiền, nếu thẻ bị mất, các đối tượng khác dù có thẻ trong tay cũng không thể sử dụng để rút tiền, vì thông tin trên chíp bảo mật phải được đối sánh và đảm bảo trùng khớp thông tin của chủ thẻ.

Về việc nhân rộng mô hình, theo NHNN, dự kiến mô hình xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chíp tại ATM của một số ngân hàng (Vietinbank, BIDV...) sẽ kết thúc vào đầu tháng 8/2022. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá, tổng kết quá trình triển khai thí điểm và việc hoàn thiện hành lang pháp lý về định danh và xác thực điện tử. Hiện nay, NHNN đã đề nghị Bộ Công an nghiên cứu quy định, hướng dẫn về điều kiện kỹ thuật, cách thức kết nối, khai thác thông tin trên thẻ CCCD gắn chíp trong việc định danh, xác thực khách hàng tại các ngân hàng để tạo thuận lợi cho việc nhân rộng mô hình một cách hiệu quả, an toàn.
 

Để rút tiền tại ATM bằng CCCD gắn chíp, khách hàng thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng lựa chọn chức năng rút tiền không dùng thẻ tại màn hình của ATM.

Bước 2: Khách hàng nhấn chọn rút tiền bằng CCCD.  

Bước 3: Khách hàng đặt thẻ CCCD lên đầu đọc thẻ và nhìn trực tiếp vào camera giao dịch của máy ATM, nhấn tiếp tục để xác nhận thực hiện thao tác.

Bước 4: Sau khi xác thực thành công, khách hàng nhập PIN thẻ tương ứng với tài khoản cần rút tiền.   

Bước 5: Khách hàng chọn hoặc nhập số tiền cần rút trên màn hình ATM.

Bước 6: ATM trả tiền & biên lai (nếu có) cho khách hàng và kết thúc giao dịch.
 

Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Quyết định số 171/QĐ-NHNN ngày 18/02/2022 của Thống đốc NHNN Ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
 
Thùy Linh
NHNN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
Neural Network, Deep Learning và các ứng dụng trong cuộc sống
20/09/2023 231 lượt xem
Trong thế giới công nghệ hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mạng thần kinh (Neural Network) là một phương thức trong lĩnh vực AI, được sử dụng để hỗ trợ máy tính xử lí dữ liệu theo cách lấy cảm hứng từ bộ não con người.
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu bảo vệ quyền riêng tư hỗ trợ các nền tảng chia sẻ thông tin khách hàng
16/09/2023 811 lượt xem
Từ trước đến nay, các ngân hàng thường rất vất vả trong việc phát hiện các giao dịch bất hợp pháp trong vô số giao dịch mà họ xử lí hằng ngày.
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
Ngăn chặn các ứng dụng chứa mã độc và phần mềm độc hại tấn công tài khoản ngân hàng
13/09/2023 939 lượt xem
Ngoài các chiêu trò lừa đảo mạo danh tin nhắn, website ngân hàng, mạo danh cán bộ ngân hàng, thuế, công an... nhằm chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của khách hàng, tội phạm công nghệ còn có nhiều chiêu trò tinh vi, phức tạp như tấn công ứng dụng ngân hàng trên di động bằng mã độc, phần mềm độc hại.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp
08/09/2023 1.520 lượt xem
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự “sống còn”, phát triển của các ngân hàng. Trong thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số ngân hàng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Thách thức và một số giải pháp khắc phục
03/09/2023 1.861 lượt xem
Hội nhập quốc tế đang dần trở thành một xu hướng tất yếu của các ngân hàng, mang đến cho ngành Ngân hàng nhiều cơ hội chuyển mình nhưng cũng đặt ra không ít các thách thức.
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong giải quyết thủ tục cho vay
31/08/2023 1.975 lượt xem
Nguồn dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) sẽ là “mỏ vàng” để các tổ chức tín dụng (TCTD) xác minh nhân thân khách hàng và tra cứu các thông tin để đánh giá khả năng trả nợ (như thông tin về đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội...), từ đó có thể đẩy nhanh quá trình giải quyết thủ tục, tiết kiệm chi phí, có thêm điều kiện để ngân hàng giảm lãi vay tiêu dùng, kích thích người dân vay phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần giảm tín dụng đen.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
23/08/2023 0 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
Ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng: Nâng cao kĩ năng cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số
15/08/2023 2.926 lượt xem
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, các thủ đoạn lừa đảo tài chính ngày càng tinh vi trong khi người tiêu dùng còn chưa kịp cập nhật hết các thủ đoạn. Kẻ gian chủ yếu đánh vào lòng tham hoặc sự lo lắng, sợ hãi của người dùng. Để hạn chế rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính, bên cạnh tăng cường các biện pháp về an toàn thông tin, đầu tư công nghệ bảo mật của ngành Ngân hàng, quan trọng nhất vẫn là nhận thức và sự cảnh giác của người dùng.
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam
11/08/2023 3.832 lượt xem
Từ khởi điểm là lĩnh vực có quy mô nhỏ, lẻ mang nhiều tiềm năng ứng dụng, đến nay thị trường công nghệ tài chính (Fintech) đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát triển lĩnh vực tài chính trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo Fintech Asean 2022, sự bùng nổ và kéo dài của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 - 2021 cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine cũng như việc nâng mức lãi suất cơ sở liên tục trong những năm qua để chống lạm phát đã tác động lớn đến các nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh tốc độ số hóa. Không nằm ngoài xu hướng chung, ngành Fintech của Việt Nam cũng đang trên đà phát triển.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại
07/08/2023 3.895 lượt xem
Nghiên cứu này xem xét vai trò của các yếu tố chất lượng trí tuệ nhân tạo (AI) - Chatbot (Chatbot AI) và nhận thức của người dùng Chatbot AI tại bốn ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
Machine Learning trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
26/07/2023 4.552 lượt xem
Học máy (Machine Learning - ML) cho phép máy tính hành xử và học hỏi giống như con người và cải thiện hơn nữa khả năng học tập của chúng thông qua dữ liệu, đầu vào dưới dạng tương tác và quan sát trong thế giới thực. Nghiên cứu ML là một phần của nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), cung cấp kiến thức cho máy tính thông qua các tương tác trong thế giới thực, cuối cùng cho phép máy tính thích ứng với các cài đặt mới.
Đẩy mạnh tăng trưởng và tiến bộ công nghệ của Việt Nam lên tầm cao mới: Bài học kinh nghiệm từ Singapore
Đẩy mạnh tăng trưởng và tiến bộ công nghệ của Việt Nam lên tầm cao mới: Bài học kinh nghiệm từ Singapore
26/07/2023 4.869 lượt xem
Nhân dịp Việt Nam và Singapore kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại về mối quan hệ đối tác đáng chú ý giữa hai quốc gia và tìm kiếm những con đường để tăng cường hợp tác.
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
Xây dựng, phát triển dữ liệu số - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng
19/07/2023 5.437 lượt xem
Năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số và vấn đề xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra giá trị mới. Thời gian tới, việc nâng cấp, hiện đại hóa các hạ tầng thông tin dùng chung, hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng là rất quan trọng.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
12/07/2023 4.740 lượt xem
Đảm bảo an toàn cho các hệ thống công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của ngành Ngân hàng. Đặc biệt, an toàn tài khoản thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu khách hàng luôn được các ngân hàng quan tâm.
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
Cổng giao diện lập trình ứng dụng cho ngành công nghệ tài chính
03/07/2023 5.981 lượt xem
Cùng với sự tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (Fintech), ngành Ngân hàng đang chứng kiến những thay đổi đáng kể thông qua việc áp dụng mô hình kinh doanh ngân hàng mở. Để áp dụng những thay đổi này, các ngân hàng đã phối hợp với Fintech để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo dành cho khách hàng.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

68.600

69.300

Vàng SJC 5c

68.500

69.320

Vàng nhẫn 9999

57.050

58.000

Vàng nữ trang 9999

56.900

57.700


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 24,125 24,495 25,317 26,733 29,360 30,610 160.52 169.95
BIDV 24,180 24,480 25,512 26,712 29,514 30,597 161.34 169.69
VietinBank 24,083 24,503 25,582 26,717 29,748 30,758 161.29 169.24
Agribank 24,140 24,480 25,574 26,287 29,616 30,459 162.17 166.20
Eximbank 24,070 24,490 25,588 26,312 29,657 30,496 162 166.59
ACB 24,140 24,490 25,671 26,315 29,881 30,508 161.79 167.01
Sacombank 24,125 24,485 25,732 26,400 29,927 30,449 162.05 168.63
Techcombank 24,169 24,520 25,380 26,714 29,359 30,663 157.97 170.26
LPBank 24,190 24,750 25,584 26,917 29,886 30,820 160.55 172.08
DongA Bank 24,170 24,470 25,690 26,280 29,790 30,520 160.2 166.9
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
BIDV
0,10
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Cake by VPBank
0,40
-
-
-
4,75
4,75
4,75
7,0
7,10
7,3
6,00
ACB
0,05
0,50
0,50
0,50
3,40
3,50
3,60
5,10
5,30
5,30
5,40
Sacombank
-
-
-
-
3,50
3,60
3,70
5,30
5,60
6,00
6,30
Techcombank
0,10
-
-
-
3,50
3,50
3,70
4,90
4,95
5,50
5,50
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
4,35
4,35
4,35
5,50
5,50
6,30
6,60
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,50
4,50
4,50
6,20
6,30
6,55
6,75
Agribank
0,20
-
-
-
3,00
3,00
3,50
4,50
4,50
5,50
5,50
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
4,00
4,00
4,00
5,00
5,30
5,50
5,80

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?