Nghiên cứu ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ căn cước công dân vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng
12/07/2022 3.095 lượt xem
Tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 06) đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu, triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ căn cước công dân (CCCD) vào các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...).
 
Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06

Quyết định số 06 đề ra mục tiêu tổng quát: Ứng dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ CCCD gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 05 nhóm tiện ích như sau: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2022 - 2023 như sau: Nghiên cứu quy định của pháp luật đảm bảo pháp lý để triển khai thực hiện ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử vào công tác chuyển đổi số, góp phần xây dựng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nghiên cứu, triển khai thí điểm việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống định danh và xác thực điện tử; nghiên cứu mở rộng việc ứng dụng hệ thống trong các giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ CCCD gắn chíp điện tử; triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...) và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác; phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...

Ngày 18/02/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký Quyết định số 171/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06 (Quyết định số 171/QĐ-NHNN).
 

Nội dung của Kế hoạch bao gồm: Xây dựng hoàn thiện thể chế; kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ dịch vụ công và các nghiệp vụ của NHNN; kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho CSDL quốc gia về dân cư…

Kế hoạch triển khai đặt ra các nhiệm vụ tương ứng để đạt mục tiêu đề ra, cụ thể:

Về xây dựng hoàn thiện thể chế: Phối hợp với Bộ Công an trong quá trình xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn về điều kiện kỹ thuật, cách thức kết nối, khai thác thông tin trên thẻ CCCD gắn chíp trong việc định danh, xác thực khách hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT); xây dựng văn bản, chính sách, quy định, hướng dẫn làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai kết nối CSDL quốc gia về dân cư, ứng dụng thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID trong nghiệp vụ ngân hàng.

Về kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ dịch vụ công và các nghiệp vụ của NHNN: Tích hợp với các dịch vụ công của NHNN; kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư trong việc quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền; kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư liên quan đến nghiệp vụ thông tin tín dụng.

Về kết nối CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội: (i) Ứng dụng xác thực người dân qua thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID khi cung cấp dịch vụ ngân hàng: Phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an triển khai thử nghiệm giải pháp xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID tại một số TCTD trong một số nghiệp vụ, giao dịch ngân hàng như: Xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; xác thực, định danh khách hàng từ xa qua mạng Internet (eKYC) để mở tài khoản cũng như thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử, ngân hàng số; xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM, thay thế thẻ ATM do ngân hàng phát hành; tự động nhập liệu các thông tin cá nhân cần thiết trong quá trình giao dịch để tiến tới làm sạch, chính xác CSDL khách hàng,…; triển khai mở rộng giải pháp xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng phần mềm VNEID cho các tổ chức trong ngành Ngân hàng; (ii) Kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng: Phối hợp với C06 - Bộ Công an nghiên cứu, triển khai thử nghiệm kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng như: Định danh và xác thực điện tử khách hàng; làm sạch cơ sở dữ liệu khách hàng của TCTD; khai thác thông tin cá nhân của khách hàng (thuế, bảo hiểm xã hội,…) để đánh giá khách hàng trong việc cho vay tín chấp và các loại hình cho vay khác; khai thác CSDL dân cư phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền của TCTD; triển khai mở rộng kết nối, khai thác CSDL quốc gia về dân cư phục vụ công tác định danh, xác thực điện tử khách hàng và các nghiệp vụ ngân hàng khác cho các tổ chức trong ngành Ngân hàng…

Hiện nay, NHNN đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng phương án để các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể khai thác CSDL quốc gia về dân cư, CSDL CCCD, thẻ CCCD gắn chíp phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đặt ra tại Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06, trong đó phối hợp chặt chẽ với C06 - Bộ Công an để các ngân hàng có thể triển khai rộng rãi việc xác thực khách hàng thông qua thẻ CCCD gắn chíp, ứng dụng phần mềm VNEID, khai thác hiệu quả CSDL quốc gia về dân cư, CSDL CCCD vào hoạt động ngân hàng, giúp đem đến trải nghiệm thuận tiện và an toàn nhất cho người dân khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).

Nộp tiền, rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chíp: Tiện lợi và bảo mật

Gần đây, một số ngân hàng đang phối hợp với Bộ Công an để thử nghiệm giải pháp triển khai xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp để thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại ATM và hướng tới ứng dụng triển khai rộng rãi các tính năng trên chíp thẻ CCCD, khai thác thông tin CSDL quốc gia về dân cư trong các nghiệp vụ ngân hàng.

Theo đó, nhiều ATM tại Hà Nội đã được trang bị thêm tính năng mới là nộp tiền, rút tiền nhanh chóng bằng thẻ CCCD gắn chíp mà không cần phải sử dụng đến thẻ ATM của ngân hàng. Thao tác rất đơn giản, chỉ cần chọn giao dịch không dùng thẻ, chọn CCCD gắn chíp, sau đó nhìn thẳng vào camera để nhận diện khuôn mặt. Mọi giao dịch gửi hay rút tiền sau đó diễn ra bình thường như với thẻ ATM ngân hàng.

Một số ngân hàng (như BIDV, Vietinbank…) đã phối hợp với Trung tâm RAR (Bộ Công an) triển khai thí điểm xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chíp tại ATM ở một số chi nhánh ngân hàng khu vực Hà Nội, Quảng Ninh. Người dân chuẩn bị thẻ CCCD gắn chíp và đến bất kỳ ATM của ngân hàng đang thí điểm thực hiện rút tiền mặt bằng CCCD gắn chíp.

Việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng với nhiều tiện ích như nộp, rút tiền tại máy ATM và chuyển tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Người dân rút tiền bằng CCCD phải đặt mặt sau của thẻ (nơi tích hợp chíp bảo mật) lên "mắt đọc" tại cây ATM. Sau đó, thiết bị này thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân rồi đối sánh dữ liệu sinh trắc đã lưu trên chíp. Cuối cùng, nếu hai trường dữ liệu trùng khớp thì người dân thực hiện các thao tác như sử dụng thẻ ATM truyền thống để rút tiền.

BIDV là một trong năm ngân hàng đang triển khai thí điểm chương trình. Ngân hàng này cho biết hiện triển khai chấp nhận CCCD chíp trên kênh giao dịch tự động tại 09 điểm trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Trong thời gian tới, BIDV sẽ triển khai mở rộng trên toàn hệ thống và trên ứng dụng BIDV SmartBanking để gia tăng trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng CCCD gắn chíp trong giao dịch ngân hàng. Sử dụng CCCD gắn chíp để xác thực thông tin trên máy giao dịch tự động BIDV, giao dịch nộp, rút tiền không cần sử dụng thẻ, chuyển khoản chỉ trong thời gian hai phút. Việc rút tiền bằng CCCD gắn chíp không phát sinh chi phí mới so với rút tiền bằng thẻ ATM.

Theo Vietinbank, các khách hàng mới chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang CCCD có gắn chíp, nhưng chưa cập nhật thông tin với ngân hàng vẫn có thể thực hiện giao dịch rút tiền bình thường.

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) cũng cho biết triển khai nộp, rút tiền mặt bằng CCCD tại hệ thống ngân hàng tự động Digimi+. Theo đó, khách hàng của Ngân hàng TMCP Bản Việt hoàn toàn có thể nộp/rút tiền mặt bằng CCCD hoặc thẻ (ATM/tín dụng) tại hệ thống ngân hàng tự động Digimi+ của Ngân hàng. Đối với rút tiền mặt, hạn mức là 10 triệu đồng/giao dịch và tối đa 100 triệu đồng/ngày.

Với việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử, người dân có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng với nhiều tiện ích như nộp, rút tiền tại ATM và cũng có thể chuyển tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Bằng công nghệ xác thực khách hàng thông qua dữ liệu sinh trắc học kết nối trực tiếp với dữ liệu công dân quốc gia, việc sử dụng CCCD có gắn chíp sẽ giúp khách hàng giảm thiểu mọi nguy cơ giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn tối đa trong các giao dịch tài chính. 

Việc triển khai giải pháp xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp để thực hiện giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại ATM mà không cần thẻ ngân hàng không những là một sản phẩm công nghệ mới mà có thể gọi là “giải pháp mới” của các ngân hàng để xác thực khách hàng tại ATM (giải pháp cũ là xác thực thông qua thẻ ngân hàng và nhập mã PIN).

Triển khai giải pháp này, người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chíp để xác thực danh tính bằng cách đặt thẻ CCCD trên thiết bị đọc thẻ được tích hợp tại ATM và lựa chọn phương thức xác thực bằng khuôn mặt hoặc vân tay. Sau khi thực hiện xác thực thành công, khách hàng có thể lựa chọn tài khoản thẻ hiển thị tại ATM và nhập mã PIN để thực hiện các giao dịch rút tiền, hoặc chuyển tiền tương tự như khi sử dụng thẻ ngân hàng tại ATM.

Về độ an toàn, bảo mật, có thể thấy, việc xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp tại ATM đã đem lại sự tiện lợi cho người dân khi không cần phải sử dụng thẻ ngân hàng để thực hiện giao dịch. Ngoài ra, quy trình xác thực khách hàng hoàn toàn được giữ nguyên như quy trình giao dịch bằng thẻ ngân hàng và thêm bước xác thực khách hàng thông qua so khớp yếu tố sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay) với thông tin về sinh trắc học được lưu trữ trên chíp thẻ CCCD, qua đó loại trừ được trường hợp sử dụng thẻ không chính chủ.

Về thiết bị đọc thẻ chíp CCCD của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc C06, Bộ Công an cho biết, thiết bị này không lưu giữ thông tin của công dân (mà chỉ đọc chíp thẻ CCCD và so khớp yếu tố sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay) với thông tin về sinh trắc học được lưu trữ trên chíp thẻ CCCD khi sử dụng ATM. Do đó, việc khách hàng thực hiện các giao dịch trên ATM bằng thẻ CCCD có gắn chíp vẫn đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân không bị lộ, lọt.

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) cho biết, thẻ CCCD được nghiên cứu, xây dựng và thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn bảo mật của quốc tế đối với thẻ ID. Đây là thẻ được áp dụng theo những tiêu chuẩn chung nhất của thế giới, đồng thời sử dụng kỹ thuật cao. Trên thẻ CCCD gắn chíp được sử dụng những quy tắc bảo mật của Việt Nam, cụ thể là Ban Cơ yếu Chính phủ. Do đó, CCCD gắn chíp đã bảo đảm tính bảo mật của hai hình thức (tiêu chuẩn bảo mật thế giới và tiêu chuẩn bảo mật của Việt Nam). Thẻ CCCD gắn chíp hiện nay sẵn sàng để tích hợp các thẻ khác, như thẻ ngân hàng và những thẻ thông minh khác.

Trước đây, nếu như bị mất thẻ ATM mà bị lộ mật khẩu, đối tượng hoàn toàn có thể sử dụng thẻ để rút tiền, hiện nay sử dụng thẻ CCCD gắn chíp để rút tiền, nếu thẻ bị mất, các đối tượng khác dù có thẻ trong tay cũng không thể sử dụng để rút tiền, vì thông tin trên chíp bảo mật phải được đối sánh và đảm bảo trùng khớp thông tin của chủ thẻ.

Về việc nhân rộng mô hình, theo NHNN, dự kiến mô hình xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chíp tại ATM của một số ngân hàng (Vietinbank, BIDV...) sẽ kết thúc vào đầu tháng 8/2022. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình sẽ phụ thuộc vào kết quả đánh giá, tổng kết quá trình triển khai thí điểm và việc hoàn thiện hành lang pháp lý về định danh và xác thực điện tử. Hiện nay, NHNN đã đề nghị Bộ Công an nghiên cứu quy định, hướng dẫn về điều kiện kỹ thuật, cách thức kết nối, khai thác thông tin trên thẻ CCCD gắn chíp trong việc định danh, xác thực khách hàng tại các ngân hàng để tạo thuận lợi cho việc nhân rộng mô hình một cách hiệu quả, an toàn.
 

Để rút tiền tại ATM bằng CCCD gắn chíp, khách hàng thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng lựa chọn chức năng rút tiền không dùng thẻ tại màn hình của ATM.

Bước 2: Khách hàng nhấn chọn rút tiền bằng CCCD.  

Bước 3: Khách hàng đặt thẻ CCCD lên đầu đọc thẻ và nhìn trực tiếp vào camera giao dịch của máy ATM, nhấn tiếp tục để xác nhận thực hiện thao tác.

Bước 4: Sau khi xác thực thành công, khách hàng nhập PIN thẻ tương ứng với tài khoản cần rút tiền.   

Bước 5: Khách hàng chọn hoặc nhập số tiền cần rút trên màn hình ATM.

Bước 6: ATM trả tiền & biên lai (nếu có) cho khách hàng và kết thúc giao dịch.
 

Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Quyết định số 171/QĐ-NHNN ngày 18/02/2022 của Thống đốc NHNN Ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
 
Thùy Linh
NHNN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Chuyển đổi số - Nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang
Chuyển đổi số - Nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng tỉnh Tuyên Quang
26/05/2023 166 lượt xem
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Với chi phí thấp, bảo đảm an toàn, đồng bộ, thống nhất và phạm vi rộng, ngân hàng số là xu thế tất yếu, dần thay thế mô hình ngân hàng truyền thống và đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng chuyển đổi toàn diện mô hình hoạt động. Cuộc đua mang tên “công nghệ số” ngày càng khốc liệt trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Nhận diện Deepfake - Công nghệ trí tuệ nhân tạo giả mạo và cách phòng ngừa
Nhận diện Deepfake - Công nghệ trí tuệ nhân tạo giả mạo và cách phòng ngừa
17/05/2023 618 lượt xem
Thời gian gần đây, các hình thức giả danh để lừa tiền có xu hướng gia tăng, có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là hành vi bị lừa đảo bằng Facebook, xâm nhập vào tài khoản cá nhân Facebook của người dùng ngày càng nhiều. Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn rất tinh vi.
Ổn định hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
Ổn định hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số
13/05/2023 1.130 lượt xem
Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã tác động rất lớn đến đời sống của mỗi cá nhân trên phạm vi toàn cầu, phát sinh các rủi ro xã hội và có ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt động ngân hàng. Do không thể giao dịch trực tiếp, khách hàng phải thông qua Internet để thực hiện các giao dịch của mình. Internet tạo ra nhiều kênh để người tiêu dùng tham gia giao dịch, tương tác với ngân hàng và sử dụng tiện lợi các dịch vụ tài chính.
Vai trò của khoa học dữ liệu và dữ liệu lớn trong nền kinh tế kĩ thuật số
Vai trò của khoa học dữ liệu và dữ liệu lớn trong nền kinh tế kĩ thuật số
11/05/2023 958 lượt xem
Trong thời đại “chuyển đổi kĩ thuật số” hiện nay, mọi thứ đang thay đổi rất nhanh, mục đích chính của những thay đổi này là nhắm vào người tiêu dùng “kĩ thuật số”. Các thiết bị như máy tính, điện thoại và nhiều công nghệ khác có mặt ở khắp mọi nơi do giá thành ngày càng rẻ, khả năng di động và xử lí nhanh chóng. Các sản phẩm chất lượng, nhiều chức năng được thiết kế ngày càng tối ưu theo sở thích của khách hàng.
Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số - Thực trạng và một số kiến nghị
Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số - Thực trạng và một số kiến nghị
09/05/2023 991 lượt xem
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tạo ra những thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, nổi bật là việc xây dựng và phát triển các dịch vụ ngân hàng số. Việc ứng dụng công nghệ số góp phần thay đổi dịch vụ, doanh thu và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Ứng dụng phân tích truyền thông xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ứng dụng phân tích truyền thông xã hội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
30/04/2023 1.639 lượt xem
Hiện nay, tập dữ liệu lớn được tạo ra từ các nền tảng truyền thông xã hội dẫn đến việc tăng đáng kể nhu cầu sử dụng ứng dụng phân tích truyền thông xã hội (Social Media Analytics - SMA) trong hoạt động kinh doanh. Các chiến lược SMA đã đem lại tác động tích cực cho nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm tiếp thị, phân tích, đánh giá rủi ro, khả năng cạnh tranh, thiết kế các sản phẩm, dịch vụ, xếp hạng tín nhiệm và chính sách khách hàng.
Ngân hàng số: Sự thay đổi mô hình trong nền tài chính hiện đại
Ngân hàng số: Sự thay đổi mô hình trong nền tài chính hiện đại
27/04/2023 1.588 lượt xem
Hiện nay, ngân hàng số (Digital Banking) đang là một xu hướng thịnh hành mà các ngân hàng, công ty công nghệ thông tin (CNTT), các chuyên gia, nhà quản lí hết sức quan tâm. Ngân hàng số có thực sự là tương lai, có thể thay thế các ngân hàng truyền thống trong thị trường, chuyển chúng sang một vị thế “thị trường ngách”? Những mối đe dọa chủ yếu mà chuyển đổi số có thể mang lại cho lĩnh vực ngân hàng là gì?
Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Thúc đẩy số hóa ngân hàng, phát triển kinh tế số
Kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Thúc đẩy số hóa ngân hàng, phát triển kinh tế số
25/04/2023 1.544 lượt xem
Việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) với các đơn vị trong ngành Ngân hàng, kết nối với doanh nghiệp sẽ góp phần giúp các ngân hàng phát triển hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, bảo đảm an toàn hoạt động và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó thúc đẩy quá trình số hóa ngành Ngân hàng, hướng đến nền kinh tế số.
Ngăn chặn tin nhắn giả mạo ngân hàng - Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao
Ngăn chặn tin nhắn giả mạo ngân hàng - Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao
13/04/2023 1.937 lượt xem
Theo chuyên gia công nghệ, phương thức phát tán tin nhắn mạo danh SMS Brandname (gồm SMS quảng cáo và SMS chăm sóc khách hàng) của ngân hàng không mới nhưng rất khó ngăn chặn. Nguy hiểm ở chỗ, tin nhắn giả Brandname không khác gì tin nhắn thật, khiến điện thoại tự động xếp chung với các tin nhắn thật, người dùng rất khó phân biệt.
Chiến lược của ngân hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ tài chính
Chiến lược của ngân hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ tài chính
24/03/2023 3.651 lượt xem
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vẫn sẽ là xu thế trong tương lai, sự thâm nhập của Fintech vào lĩnh vực ngân hàng được dự báo sẽ diễn ra ngày càng nhanh chóng và sâu rộng hơn. Để không bị bỏ lại phía sau, các ngân hàng cần sớm hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thích ứng với các điều kiện mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của sinh viên
22/03/2023 3.704 lượt xem
Dịch vụ ngân hàng số là dịch vụ ngân hàng sử dụng các thiết bị thông minh, cho phép khách hàng cá nhân thực hiện các giao dịch tài chính, phi tài chính và các tiện ích nâng cao do ngân hàng cung cấp. Cụ thể, nền tảng số này không chỉ thỏa mãn tất cả nhu cầu tài chính của khách hàng (mở tài khoản, thanh toán, mở thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh...) mà còn kết nối rộng khắp với các hệ sinh thái lớn, như tiêu dùng, giải trí, đầu tư... Ngân hàng số là bước phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử.
Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
17/03/2023 15.065 lượt xem
Từ tháng 11/2022, sự xuất hiện của một ứng dụng mới có tên gọi Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer) - một Chatbot được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế giới do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển làm giới công nghệ trên toàn thế giới quan tâm và đã thu hút số lượng lớn người dùng.
Đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch tài chính - ngân hàng trên nền tảng số
Đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch tài chính - ngân hàng trên nền tảng số
14/03/2023 3.394 lượt xem
Gần đây, xuất hiện hiện tượng nhóm đối tượng xấu, hoạt động có tổ chức gọi điện, nhắn tin lừa đảo người dân về dịch vụ rút tiền từ hạn mức thẻ tín dụng với mức phí cạnh tranh hoặc miễn phí để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Không những thế, các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản vẫn diễn ra ngày một tinh vi, không ít người dân đã “sập bẫy”.
Phát triển năng lực số cho nhân lực ngành Ngân hàng trong bối cảnh  cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số
Phát triển năng lực số cho nhân lực ngành Ngân hàng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số
03/03/2023 4.235 lượt xem
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và chuyển đổi số là thực tiễn tất yếu, đưa kinh tế - xã hội phát triển, đem đến cho con người một cuộc sống mới, tốt hơn.
Một số dự báo an ninh mạng trong năm 2023
Một số dự báo an ninh mạng trong năm 2023
01/02/2023 4.514 lượt xem
Theo nghiên cứu của các chuyên gia bảo mật, bất ổn chính trị thế giới năm 2022 dẫn đến những thay đổi sẽ tác động đến an ninh mạng trong nhiều năm tới. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tấn công tinh vi, các tổ chức cần nhanh chóng chuyển từ cách tiếp cận phản ứng sang chủ động bảo vệ an ninh mạng trong kỷ nguyên số.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

66.450

67.070

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

66.450

67.050

Vàng SJC 5c

66.450

67.070

Vàng nhẫn 9999

55.750

56.700

Vàng nữ trang 9999

55.600

56.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23,270 23,640 24,575 25,951 28,261 29,466 163.78 173.39
BIDV 23,320 23,620 24,752 25,940 28,372 29,619 164.31 173.07
VietinBank 23,235 23,655 24,821 25,956 28,606 29,616 164.85 172.8
Agribank 23,270 23,635 24,830 25,832 28,510 29,336 165.92 172.71
Eximbank 23,250 23,630 24,854 25,531 28,548 29,326 165.67 170.18
ACB 23,200 23,700 24,861 25,488 28,689 29,295 165.51 169.86
Sacombank 23,280 23,685 25,018 25,532 28,788 29,304 166.23 171.78
Techcombank 23,310 23,655 24,609 25,935 28,217 29,502 161.45 173.73
LPBank 23,300 23,900 24,794 26,122 28,725 29,665 164.18 175.63
DongA Bank 23,330 23,660 24,880 25,550 28,610 29,320 163.5 170.7
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
0,50
0,50
0,50
4,60
4,70
4,80
6,40
6,60
6,80
6,90
Sacombank
-
-
-
-
5,30
5,40
5,50
7,30
7,40
7,60
7,90
Techcombank
0,10
-
-
-
5,40
5,40
5,40
7,10
7,10
7,10
7,10
LPBank
-
0,20
0,20
0,20
5,00
5,00
5,00
7,30
7,30
7,70
8,00
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
5,50
5,50
5,50
7,90
7,95
8,00
8,30
Agribank
0,30
-
-
-
4,60
4,60
5,10
5,80
5,80
7,20
7,00
Eximbank
0,20
0,50
0,50
0,50
5,50
5,50
5,50
6,30
6,60
7,10
7,50

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?