Vĩnh Phúc: Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững
09/12/2022 2.317 lượt xem
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có 09 huyện, thành phố, 136 xã, phường, thị trấn; toàn tỉnh có 345.719 hộ dân với 1.231.000 người, 07 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 4%.

Thành tựu 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Tín dụng chính sách là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động hiện nay. Tín dụng chính sách có thể được đánh giá là điểm sáng và là một trong những “trụ cột” của hệ thống các chính sách giảm nghèo của Việt Nam, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và những đặc thù riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) khác với các tổ chức tín dụng khác tại địa phương.
 

 
Cán bộ NHCSXH huyện Vĩnh Tường giải ngân tiền vay cho người nghèo
tại xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

 
Trong 20 năm qua, mô hình tổ chức của NHCSXH được quan tâm hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và có hiệu quả; huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách. Mô hình tổ chức của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay gồm bộ máy quản trị là Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh, cấp huyện và bộ máy điều hành tác nghiệp là chi nhánh NHCSXH tỉnh và 08 phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thành phố. Đến nay, bộ máy quản trị tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc gồm 238 thành viên với 12 thành viên cấp tỉnh và 226 thành viên cấp huyện; bộ máy điều hành tác nghiệp gồm 125 người… được bố trí, sắp xếp phù hợp với nhu cầu công việc phát sinh thực tế tại từng huyện, thành phố. Cán bộ NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc luôn nỗ lực vượt qua khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhiệm vụ được giao, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát với dân, luôn tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với phương châm“thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. Đồng thời, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc có mạng lưới 2.244 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đang hoạt động hiệu quả tại 1.225 thôn, khu dân cư, tổ dân phố trực thuộc quản lý của 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với tổng số 78.145 hộ gia đình là thành viên (chiếm 23% tổng số hộ gia đình toàn tỉnh).

Với mô hình tổ chức đặc thù, riêng có, trong 20 năm qua, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã nâng số chương trình tín dụng từ 03 chương trình cho vay từ năm 2002 (hộ nghèo, giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên) lên 15 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi. Giai đoạn 2002 - 2022, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã cho vay trên 10.500 tỷ đồng với trên 516.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến ngày 30/11/2022, tổng dư nợ trên địa bàn đạt 3.671 tỷ đồng (tăng 3.548 tỷ đồng (gấp gần 30 lần) so với năm 2002); tốc độ tăng bình quân hằng năm 18,45% với 79.029 khách hàng còn dư nợ (dư nợ bình quân là 46,5 triệu đồng/khách hàng, tăng 43 triệu đồng/khách hàng so với năm 2002). Tổng dư nợ ủy thác cho vay qua 04 tổ chức chính trị - xã hội của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc là 3.527 tỷ đồng với 78.145 khách hàng đang vay vốn (chiếm 99,44% tổng dư nợ tín dụng chính sách đang triển khai thực hiện tại Chi nhánh). Phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác đã thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị các cấp để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ, của địa phương đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp các đối tượng chính sách biết sử dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Đến ngày 30/11/2022, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% thôn, xóm, tổ dân phố của xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời, giúp cho 148.223 hộ nghèo, 26.835 hộ cận nghèo, 16.978 hộ mới thoát nghèo được vay vốn, góp phần giúp cho 68.533 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 131.591 lao động, giúp cho 70.406 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính; hỗ trợ xây mới và cải tạo 339.117 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng 5.038 ngôi nhà cho hộ nghèo; giúp cho 3.384 lượt người lao động được doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc,... Vốn tín dụng chính sách đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng; do đó, đã từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách còn giúp các doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, giúp doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn vượt qua khó khăn, ổn định và khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Về nguồn vốn, đến ngày 30/11/2022, tổng nguồn vốn hoạt động tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đạt khoảng 3.700 tỷ đồng (tăng 3.570 tỷ đồng (gấp 28,33 lần) so với năm 2002); tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 18,2%. Trong đó: Nguồn vốn được điều chuyển từ Trung ương đạt khoảng 2.392 tỷ đồng (tăng 2.265 tỷ đồng (gấp 17,94 lần) so với thời điểm năm 2002); nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường được Trung ương cấp bù lãi suất đạt khoảng 690 tỷ đồng (tăng 690 tỷ đồng so với thời điểm mới đi vào hoạt động); nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đạt khoảng 618 tỷ đồng (chiếm 17,38% tổng nguồn vốn). Nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng tăng trưởng đã ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương, nhất là sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện ủy thác qua NHCSXH đã thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm, ưu tiên, cân đối, bố trí ngân sách, chuyển 495 tỷ đồng ủy thác sang NHCSXH tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đã cân đối ngân sách, chuyển 44 tỷ đồng ủy thác sang NHCSXH huyện, thành phố để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu hằng năm của huyện, thành phố về giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập 136 điểm giao dịch tại 136 xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện, thành phố. Đây là các “trụ sở lưu động” của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc. Các điểm giao dịch đều được bố trí trong khuôn viên Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, thực hiện giao dịch vào ngày, giờ cố định hằng tháng (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật). Các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi và danh sách khách hàng đang vay vốn cũng như các thông tin về điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn của từng chương trình cho vay của NHCSXH đều được niêm yết công khai tại Bảng thông tin tín dụng chính sách. Khách hàng giao dịch trực tiếp với NHCSXH để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ dưới sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền cấp xã đã giúp cho việc tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ được thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách.

Bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ trong thời gian tới

Qua 20 năm triển khai thực hiện, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trong thời gian tiếp theo tại tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Một là, những kết quả đạt được trong triển khai tín dụng chính sách xã hội trước hết là do Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách phù hợp; sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, sự tham gia trách nhiệm của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã trong tổ chức vận hành hoạt động tín dụng chính sách xã hội, sự vào cuộc của trưởng thôn, xóm, tổ trưởng tổ dân phố trong việc phổ biến, triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, công tác giám sát tổ TK&VV, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên thành công trong công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hai là, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tín dụng chính sách xã hội; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.  

Ba là, hoạt động của NHCSXH luôn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp; cần tiếp tục tăng cường vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, của NHCSXH Việt Nam; Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp, NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị, điều chỉnh cơ chế liên quan phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Bốn là, việc triển khai sáng tạo, xây dựng và tổ chức thực hiện thành công mô hình tổ chức, phương thức hoạt động tín dụng chính sách phù hợp với điều kiện thực tế đã góp phần huy động được sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đó, cần tập trung quan tâm phát huy vai trò và sức mạnh của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong việc thực hiện các công việc trong quy trình cho vay vốn, quan tâm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, công tác giám sát các hoạt động vay vốn tín dụng chính sách; đồng thời, phối hợp lồng ghép chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn thêm cho hộ vay về cách thức làm ăn, các mô hình sản xuất chăn nuôi hiệu quả cao... giúp hộ vay sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hơn. Song song với đó, phải thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban quản lý các tổ TK&VV, đảm bảo đội ngũ Ban quản lý tổ TK&VV giỏi nghiệp vụ, năng nổ, nhiệt tình, công tâm, có trách nhiệm cao với công việc.

Năm là, công tác kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo tín dụng chính sách được thực hiện đúng quy định, được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình thực hiện. Để đạt được điều này, việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phải được quan tâm thực hiện đồng bộ thông qua nhiều hình thức, phải được triển khai nghiêm túc, thường xuyên và có hiệu quả, tránh hình thức.

Sáu là, công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả triển khai tín dụng chính sách xã hội tại mỗi địa phương. Chính vì vậy, phải quan tâm làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu và tiếp cận được với chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, của tỉnh về tín dụng chính sách xã hội.

Trong thời gian tiếp theo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục điều hành hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn có hiệu quả, đảm bảo cung cấp dịch vụ tới 100% người nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 8 - 10%, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%, hiệu suất sử dụng vốn đạt 99%, tỷ lệ nợ xấu dưới 0,17%; hằng năm 100% các xã, phường, thị trấn xếp loại chất lượng tín dụng đạt từ khá trở lên, trong đó có trên 98% số xã, phường, thị trấn xếp loại tốt; 100% phòng giao dịch NHCSXH huyện xếp loại chất lượng hoạt động tín dụng đạt loại tốt.

Bên cạnh đó, đảm bảo chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn để chuyển tải kịp thời, có hiệu quả, chất lượng vốn tín dụng chính sách xã hội đến các đối tượng thụ hưởng, phấn đấu không để phát sinh tổ xếp loại trung bình, tổ xếp loại yếu, tổ hoạt động không hiệu quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra các biện pháp, giải pháp để tổ chức thực hiện, trọng tâm là:

Một là, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nhất là vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn. Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH tại các huyện, thành phố.

Hai là, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để tập trung nguồn lực cho NHCSXH thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội; chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục rà soát nguồn vốn tín dụng có nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển giao hoặc ủy thác vào một đầu mối để thực hiện là NHCSXH để quản lý cho vay theo một phương thức thống nhất. Hằng năm, quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH tỉnh, huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, gắn việc chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH với việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm trên địa bàn, nhất là việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững và xây dựng nông thôn mới nâng cao của tỉnh.

Ba là, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo vốn tín dụng chính sách được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Tổ chức giải ngân kịp thời vốn thu hồi và vốn được bổ sung, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng được giao hằng năm và tập trung đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. Gắn việc triển khai tín dụng chính sách với chủ trương, định hướng của địa phương về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn; tập trung ưu tiên vốn đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cũng như quan tâm đầu tư vốn tín dụng chính sách cho các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thu hút nhiều lao động, phát triển làng nghề,... trên địa bàn.

Bốn là, duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay, chất lượng các tổ TK&VV, chất lượng hoạt động của các Điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy trình, quy định. Quan tâm phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong quản lý và sử dụng vốn vay để nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội.

Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát trong tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của NHCSXH, của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, đảm bảo chất lượng, tránh hình thức; đồng thời, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, vai trò giám sát của toàn dân đối với hoạt động tín dụng chính sách nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót, tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội.

Sáu là, thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ của NHCSXH và các cán bộ tham gia quản lý, triển khai tín dụng chính sách xã hội về chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát, phát hiện, phòng ngừa rủi ro, hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ hiện đại, thực hiện tốt “Kế hoạch chuyển đổi số của NHCSXH đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.
 
Minh Tú Hoàng
NHNN
Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Đóng lại ok
Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập
Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
25/04/2024 121 lượt xem
Tín dụng chính sách xã hội là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời cũng là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới. Đây là chính sách hết sức thiết thực, hiệu quả, đã thực sự đi vào cuộc sống và được người dân đồng tình ủng hộ.
Agribank - Ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực đầu tư phát triển kinh tế “Tam nông”
Agribank - Ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực đầu tư phát triển kinh tế “Tam nông”
25/04/2024 230 lượt xem
Với hành trình 36 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn đồng hành cùng nền kinh tế của đất nước, vượt qua bao gian khó, không ngừng trưởng thành, khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
Tạo lập nguồn vốn qua kênh tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
19/04/2024 384 lượt xem
Tỉnh Long An là địa phương có vị trí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cùng với đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An cũng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hưng Yên: Phát huy vai trò trụ cột giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương
09/04/2024 926 lượt xem
Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hôm nay đã là địa danh nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả, nơi cung cấp cây giống, cây cảnh ra toàn quốc và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng.
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
29/03/2024 1.599 lượt xem
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong đó, việc quản lí và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán luôn được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Quảng Trị chú trọng, quan tâm chỉ đạo sát sao.
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế đất nước
26/03/2024 1.832 lượt xem
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã nỗ lực quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng ngành Ngân hàng thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Phát huy lực lượng và tiềm năng của thế hệ trẻ từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
25/03/2024 1.827 lượt xem
Đảng ta xác định “thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kì mới...
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
Tín dụng chính sách: Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ
12/03/2024 2.507 lượt xem
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ; ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết, chính sách, pháp luật, nghị định...
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị dành nhiều ưu đãi hỗ trợ các đối tượng hưởng chính sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
11/03/2024 2.772 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt và Công văn số 123/UBND-KGVX ngày 08/01/2024 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị về tăng cường thực hiện chi trả ASXH không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh...
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
27/02/2024 2.613 lượt xem
Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
26/02/2024 3.993 lượt xem
Qua hơn 20 năm hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách...
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
Tổ vay vốn - cầu nối gắn kết giữa Agribank và khách hàng
26/02/2024 2.793 lượt xem
Thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
Tăng cường xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền
19/02/2024 2.616 lượt xem
Xây dựng khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện công tác PCRT ở Việt Nam. Trong năm 2023, nhiều văn bản hướng dẫn Luật PCRT năm 2022 được ban hành, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức báo cáo triển khai hiệu quả công tác PCRT.
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
Phát triển tín dụng xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả, thách thức và một số khuyến nghị
16/02/2024 2.836 lượt xem
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đổi mới hoạt động, tích cực chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động
14/02/2024 2.133 lượt xem
Năm 2023 là năm ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) với các hoạt động, sự kiện nổi bật kỷ niệm 30 năm thành lập và đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Giá vàngXem chi tiết

GIÁ VÀNG - XEM THEO NGÀY

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81.000

83.500

Vàng SJC 5c

81.000

83.520

Vàng nhẫn 9999

74.200

76.100

Vàng nữ trang 9999

74.000

75.300


Ngoại tệXem chi tiết
TỶ GIÁ - XEM THEO NGÀY 
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,145 25,485 26,411 27,860 30,670 31,974 159.56 168.87
BIDV 25,185 25,485 26,528 27,748 30,697 31,977 159.6 168
VietinBank 25,160 25,485 26,651 27,946 31,096 32,106 161.07 169.02
Agribank 25,180 25,485 26,599 27,900 30,846 32,001 160.64 168.67
Eximbank 25,160 25,485 26,632 27,531 30,915 31,959 161.35 166.79
ACB 25,190 25,485 26,768 27,476 31,178 31,876 161.53 166.97
Sacombank 25,250 25,485 26,880 27,440 31,315 31,817 162.5 167.51
Techcombank 25,228 25,485 26,523 27,869 30,720 32,037 157.83 170.27
LPBank 24,943 25,485 26,344 27,844 31,044 31,948 159.37 170.59
DongA Bank 25,250 25,485 26,760 27,440 31,070 31,920 159.80 166.90
(Cập nhật trong ngày)
Lãi SuấtXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày)
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
1,60
1,60
1,90
2,90
2,90
4,60
4,70
BIDV
0,10
-
-
-
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,70
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
1,70
1,70
2,00
3,00
3,00
4,70
4,80
ACB
0,01
0,50
0,50
0,50
2,30
2,40
2,60
3,50
3,70
4,50
4,50
Sacombank
-
0,50
0,50
0,50
2,10
2,30
2,50
3,50
3,60
4,50
4,80
Techcombank
0,10
-
-
-
2,20
2,20
2,30
3,40
3,45
4,40
4,40
LPBank
0.20
0,20
0,20
0,20
1,80
1,80
2,10
3,20
3,20
5,00
5,30
DongA Bank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,30
3,30
3,30
4,30
4,50
4,80
5,00
Agribank
0,20
-
-
-
1,60
1,60
1,90
3,00
3,00
4,70
4,70
Eximbank
0,50
0,50
0,50
0,50
3,00
3,20
3,30
3,80
3,80
4,80
5,10

Liên kết website
Bình chọn trực tuyến
Nội dung website có hữu ích với bạn không?